VATICAN – Các viên chức Tòa Thánh nói rằng không nên treo cổ cựu lãnh đạo Iraqi là Saddam Hussein dù rằng ông đã phạm tội chống lại nhân loại vì mạng sống con người là thánh thiện.

ĐHY Renato Martino, chủ tịch Hội Đồn Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình nói rằng “thi hành bản án treo cổ Saddam là một hành động trả thù không biện minh được”.

Hồng Y Martinô nói tiếp rằng: "đối với tôi, -- phạt một tội phạm bằng một tội ác khác – có nghĩa là chúng ta hãy còn trong vòng đòi ‘mắt trả mắt, răng trả răng’. Bất hạnh thay, Iraq là một trong một số quốc gia hãy còn chưa bãi bỏ án tử hình”.

Hồng Y Martino 3 năm trước đây đã làm cho chính phủ Hoa Kỳ tức giận khi ngài tuyên bố quân đội Hoa Kỳ đã hành xử đối với Saddam giống như đối xử với‘con bò’ khi mà quân đội Mỹ bắt được Saddam.

LM Michele Simone thuộc Dòng Tên, là phó giám đốc tờ đặc san Civilta Cattolica nói rằng phản đối hình phạt chết cho Saddam không có nghĩa là chấp nhận những gì mà ông này đã làm.

Trên đài phát thanh Radio Vatican, LM Simone nói: "Chắc chắn tìnht rạng tại Iraq sẽ không giải quyết gì được bằng bản án chết của Saddam. Nhiều người Công giáo, và chính tôi đây, chống lại án tử hình, đó là vấn đề nguyên tắc”.

LM Simone nói tiếp rằng: “ngay cả trong tình trạng như Iraq, thực tế nơi mà có hàng trăm người bị chết mỗi ngày, thêm một cái chết cũng không giúp gì cả”.

Liên Hiệp Châu Âu hơi dè dặt trong phản ứng của mình, phản ánh lập trường của nhiều nước Châu Âu chống hình phạt tử hình. Liên Hiệp tuyên bố: “chống lại hình phạt tử hình trong mọi trường hợp và dưới mọi tình huống, và như vậy trong trường hợp này cũng không nên thi hành bản án tử hình”.

Nhóm Nhân Quyền Quốc Tế phản ứng mạnh cho rằng: “Tòa Án không phải là không thiên vị, Tòa án đã không theo những bước đầy đủ để bảo đảm an ninh cho luật sư biện hộ và những nhân chứng”.

Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Anh Quốc cho rằng quyết định này củng cố chính quyền Iraq mới: “Trong một nghĩa nào đó đây là biểu hiện cuối cùng của nền tự trị Iraq. Họ là chủ nhân về định mệnh của mình, Họ đã đưa ra quyết định hôm nay như là những người kiểm soát định mệnh củqa mình, vì thế tôi nghĩ mọi người chúng ta phải tôn trọng quyết định của họ”.

Bản án tử hình Sadam được chính quyền Hoa Kỳ hào hứng đón nhận, vì Hoa Kỳ là bảo chính cho vụ xét xử này.

TT Bush không phát biểu quan điểm thẳng về bản án, nhưng nói rằng: “Vụ xử Saddam Hussein là mốc điểm trong nỗ lực của dân tộc Iraq thay thế luật của kẻ độc tài bằng lý lẽ của luật pháp. Đậy là một thành tựu lớn hơn cho nền dân chủ mới chớm nở của Iraq và chính quyền lập hiến”.

Phát ngôn viên Tony Snow của Tòa Bạch Ốc gọi “đây là ngày tốt cho dân Iraq”.

Về phía đảng Dân Chủ thì dè dặt trong lời phát biểu, dân biểu lãnh tụ khối Dân chủ tại Quốc Hội là Harry Reid tuyên bố: “Dân Iraq đổi nhà độc tài lấy sự hỗn loạn. Chẳng cách chọn lựa nào như trên có thể chấp nhận được, nhất là khi quân đội của chúng ta bị kẹt ở giữa”.

Thủ tướng Iraq là Nuri al-Maliki nói về Hussein rằng “ông ta đối diện với những gì đáng đời ông ta”.