Một cuộc điều tra do trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Trung tâm đào tạo cán bộ y tế TP Hồ Chí Minh đồng tổ chức đã đi đến kết luận là 26% nữ sinh trung học và 16% nam sinh trung học có những biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Bác sỹ Trương Trọng Hoàng, một trong những tác giả của cuộc điều tra cho biết rằng con số thống kê được dựa vào một số tiêu chuẩn, triệu chứng của biểu hiện trầm cảm.
Hai dấu hiệu chính là hay nóng nẩy một cách bất thường vô cớ, mất hết mọi hứng thú, các dấu hiệu phụ như là cảm giác buồn rầu hoặc là mệt mỏi chỉ muốn ngồi yên không làm gì.
Bác sỹ Hoàng cho biết cuộc điều tra này được tiến hành với gần 800 em học sinh tại 27 trường phổ thông trung học trong nội thành TP Hồ Chí Minh.
Một con số không phải là nhiều, nhưng cũng không hẳn là ít so với các cuộc điều tra xã hội ở Việt Nam.
Nguyên nhân của căn bệnh này thì nhiều, nhưng theo giáo sư Lâm Xuân Ðiền, giám đốc Trung tâm Sức khỏe tâm thần thành phố, thì có khả năng phần nhiều là do áp lực trong chuyện học hành và gia đình.
Ông Điền nói rằng nguyên nhân là do áp lực từ bản thân hoặc từ trong gia đình. Các em học nhiều quá nên căng thẳng, đặt mục tiêu quá cao nhưng đạt không được, rồi cả nguyên nhân về tâm lý, bản thân nữa. Nguyên nhân về sinh học là các chất về thần kinh bị rối loạn.
Theo một số nhà sư phạm thì lỗi không phải là ở chương trình phổ thông quá nặng. Thầy Nguyễn Ðắc Dụng, hiệu trưởng trường phổ thông Trần Ðại Nghĩa, quận 1, TP Hồ Chí Minh nói theo ông thì
chương trình học không phải nặng quá nhưng mà do cách học và cách dậy của một số thầy cô nữa.
Thầy Dụng còn cho biết thêm là đáng ra nên dậy cho các em phương pháp tự học nhưng một số thầy cô lại dồn vào bắt các em phải học thuộc lòng, bắt các em phải vận dụng tri thức của mình quá nhiều.
Thế nhưng, một điều mà dư luận ngày càng hay nhắc tới là chuyện áp lực phải học lên trên, phải đỗ đạt cao, đã khiến đa số học sinh nay không thấy yên tâm khi chỉ học chính khóa.
Các em đổ xô đi học thêm ngoài giờ học chính thức. Có em học sinh nói học thêm còn nhiều hơn học chính khóa ở trường, "Bình thường học chính khóa thì không sao nhưng đến khi học thêm ca 2 ca 3 thì mới cảm thấy mệt mỏi."
Trong xã hội Việt Nam thường bệnh trầm cảm không được coi là một bệnh. Nhất là khi nó lại được biểu hiện ở lứa tuổi thiếu niên.
Vì chưa được chú ý đúng mức nên việc điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm ở Việt Nam cũng chưa được phát triển.
Thế nhưng chi tiết sau đây có thể khiến các bậc cha mẹ giật mình: có tới 3% các em được hỏi trong cuộc điều tra ở trên, đã có các hành vi tự gây thương tổn.
Bác sỹ Trương Trọng Hoàng nói các em học sinh có các hành vi như phóng xe nhanh, dùng dao rạch vào tai, uống thuốc ngủ hoặc uống các loại thuốc quá liều, đập đầu vào tường. Tức là các hành vi gây thương tổn cho bản thân.
Tự tử cũng là một cách hủy hoại bản thân nhưng không phải em nào bị trầm cảm cũng dẫn đến điều đó.
Giáo sư Lâm Xuân Ðiền nói rằng việc nghiên cứu căn bệnh này mới chỉ được tiến hành trên một số khía cạnh chứ không được toàn diện, và cũng mới chỉ diễn ra trong bệnh viện chứ chưa được mang ra phổ biến ngoài cộng đồng.
Và ngay cả ở trong bệnh viện thì người ta cũng mới chỉ điều trị cho những ca mà bệnh đã phát triển tới mức thành bệnh tâm thần dạng nặng như là loạn thần kinh mà thôi. (BBC)
Bác sỹ Trương Trọng Hoàng, một trong những tác giả của cuộc điều tra cho biết rằng con số thống kê được dựa vào một số tiêu chuẩn, triệu chứng của biểu hiện trầm cảm.
Hai dấu hiệu chính là hay nóng nẩy một cách bất thường vô cớ, mất hết mọi hứng thú, các dấu hiệu phụ như là cảm giác buồn rầu hoặc là mệt mỏi chỉ muốn ngồi yên không làm gì.
Bác sỹ Hoàng cho biết cuộc điều tra này được tiến hành với gần 800 em học sinh tại 27 trường phổ thông trung học trong nội thành TP Hồ Chí Minh.
Một con số không phải là nhiều, nhưng cũng không hẳn là ít so với các cuộc điều tra xã hội ở Việt Nam.
Nguyên nhân của căn bệnh này thì nhiều, nhưng theo giáo sư Lâm Xuân Ðiền, giám đốc Trung tâm Sức khỏe tâm thần thành phố, thì có khả năng phần nhiều là do áp lực trong chuyện học hành và gia đình.
Ông Điền nói rằng nguyên nhân là do áp lực từ bản thân hoặc từ trong gia đình. Các em học nhiều quá nên căng thẳng, đặt mục tiêu quá cao nhưng đạt không được, rồi cả nguyên nhân về tâm lý, bản thân nữa. Nguyên nhân về sinh học là các chất về thần kinh bị rối loạn.
Theo một số nhà sư phạm thì lỗi không phải là ở chương trình phổ thông quá nặng. Thầy Nguyễn Ðắc Dụng, hiệu trưởng trường phổ thông Trần Ðại Nghĩa, quận 1, TP Hồ Chí Minh nói theo ông thì
chương trình học không phải nặng quá nhưng mà do cách học và cách dậy của một số thầy cô nữa.
Thầy Dụng còn cho biết thêm là đáng ra nên dậy cho các em phương pháp tự học nhưng một số thầy cô lại dồn vào bắt các em phải học thuộc lòng, bắt các em phải vận dụng tri thức của mình quá nhiều.
Thế nhưng, một điều mà dư luận ngày càng hay nhắc tới là chuyện áp lực phải học lên trên, phải đỗ đạt cao, đã khiến đa số học sinh nay không thấy yên tâm khi chỉ học chính khóa.
Các em đổ xô đi học thêm ngoài giờ học chính thức. Có em học sinh nói học thêm còn nhiều hơn học chính khóa ở trường, "Bình thường học chính khóa thì không sao nhưng đến khi học thêm ca 2 ca 3 thì mới cảm thấy mệt mỏi."
Trong xã hội Việt Nam thường bệnh trầm cảm không được coi là một bệnh. Nhất là khi nó lại được biểu hiện ở lứa tuổi thiếu niên.
Vì chưa được chú ý đúng mức nên việc điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm ở Việt Nam cũng chưa được phát triển.
Thế nhưng chi tiết sau đây có thể khiến các bậc cha mẹ giật mình: có tới 3% các em được hỏi trong cuộc điều tra ở trên, đã có các hành vi tự gây thương tổn.
Bác sỹ Trương Trọng Hoàng nói các em học sinh có các hành vi như phóng xe nhanh, dùng dao rạch vào tai, uống thuốc ngủ hoặc uống các loại thuốc quá liều, đập đầu vào tường. Tức là các hành vi gây thương tổn cho bản thân.
Tự tử cũng là một cách hủy hoại bản thân nhưng không phải em nào bị trầm cảm cũng dẫn đến điều đó.
Giáo sư Lâm Xuân Ðiền nói rằng việc nghiên cứu căn bệnh này mới chỉ được tiến hành trên một số khía cạnh chứ không được toàn diện, và cũng mới chỉ diễn ra trong bệnh viện chứ chưa được mang ra phổ biến ngoài cộng đồng.
Và ngay cả ở trong bệnh viện thì người ta cũng mới chỉ điều trị cho những ca mà bệnh đã phát triển tới mức thành bệnh tâm thần dạng nặng như là loạn thần kinh mà thôi. (BBC)