Vài Gợi Ý Suy Niệm trong Tuần Cấm Phòng của ÐTC Beneđitô XVI và Giáo Triều tại Vatican (Bài 2).
Chúng ta tiếp tục theo dõi những gợi ý Suy Niệm của Ðức Hồng Y Biffi, dành cho ÐTC Beneđitô XVI và giáo triều Roma, trong tuần phòng Mùa Chay, đang diễn ra tại Vatican.
Nội dung chính của những gợi ý suy niệm trong ngày thứ Ba 27 tháng 2 năm 2007, có thể được tóm gọn lại như sau: Chúa Kitô và công cuộc cứu rỗi Người đã thực hiện, làm cho kitô giáo có được đặc sắc mới mẻ riêng của nó trong lịch sử nhân loại.
Các tông đồ đã gặp được Ðấng đã thay đổi mọi sự. Sau biến cố Phục Sinh, các tông đồ bị bắt buộc phải đọc lại tất cả mọi chi tiết cuộc đời của Chúa Kitô. Các ngài quy phục và nhìn nhận rằng mình đã bước vào gặp gỡ với Ðấng Thần Linh vượt trên mọi hữu thể.
Sau đó trong bài suy niệm thứ hai vào chiều thứ Ba, 27 tháng 2 năm 2007, Ðức Hồng Y lưu ý thêm rằng: việc tin vào giá trị duy nhất và cần thiết của Thập Giá, có thể làm cho người kitô chúng ta bị hiểu lầm như là những kẻ hẹp hòi, không thể cảm thông với những gì bên ngoài thế giới kitô giáo. Một lần nữa, Ðức Hồng Y quả quyết xác tín rằng: lý thuyết phát triển con người nào tách rời ra khỏi sự hiểu biết Chúa Kitô, hoặc được hoạch định trong sự đối nghịch với đức tin kitô, thì sẽ dẫn đến một xă hội bất nhân nghịch lại con người. Ðây là bài học bi thảm của thế kỷ XX vừa qua.
"Kitô giáo không thể nào bị rụt gọn lại, chỉ còn như là một "hệ thống tổng hợp các giá trị" mà thôi. Ngược lại, cần xác tín rằng trung tâm của đời sống kitô là cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô... Sẽ đến thời trong đó người ta cố giải thích sự cứu rỗi chỉ còn như là một loạt những giá trị... Quả thật, ngày nay, đang có nguy hiểm con người chỉ tuân giữ một kitô giáo mà không còn có Chúa Giêsu nữa, không còn có Thập Giá và Sự Phục Sinh của Chúa nữa."
Ðức Hồng Y Giacomô Biffi, trong những gợi ý suy niệm cho ngày thứ Ba, 27 tháng 2 năm 2007, đã mượn những tư tưởng của một triết gia người Nga, sống vào thời cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, triết gia Vladimir Solovev, để giải bày những suy niệm của mình về nguy hiểm mà giáo hội công giáo đang gặp phải.
Ðức Hồng Y Biffi giải thích tiếp như sau: nếu những người kitô giới hạn mình để chỉ nói về các giá trị có chung giữa mọi người, thì họ sẽ được chấp nhận dễ dàng hơn trong các chương trình truyền hình và trong các cuộc toạ đàm. Nhưng, làm như vậy, người kitô đi đến việc cắt bỏ đi Chúa Giêsu, cắt bỏ thực tại đáng khâm phục là biến cố Chúa Phục Sinh. Ðây là nguy hiểm mà người kitô đang gặp phải trong thời đại hôm nay. Con Thiên Chúa không thể nào chỉ được diễn dịch ra trong một loạt những dự án tốt, hoà hợp với tâm thức trần tục nổi bật trong thời sự lúc này mà thôi.
Tuy nhiên, nói như thế, không có nghĩa là chối bỏ hay kết án các giá trị. Các giá trị cần được chú ý phân định nghiêm chỉnh. Có những giá trị tuyệt đối như Chân, Thiện, Mỹ. Ai nhìn nhận những giá trị tuyệt đối này, thì yêu thích chúng và đồng thời cũng yêu mến Chúa Kitô, cho dù họ chưa biết Chúa Kitô là ai, bởi vì Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.
Và có những giá trị tương đối, như tình liên đới, lòng mộ mến hoà bình, sự tôn trọng thiên nhiên. Nếu những giá trị tương đối này mà được tuyệt đối hoá, thì chúng sẽ trói buộc con người "cúi mình thờ lạy" chúng, và trở nên những chướng ngại vật trên con đường cứu rỗi, vừa chống lại lời rao giảng về biến cố cứu rỗi.
Ðức Hồng Y kết luận rằng nếu người kitô làm tan mất đi biến cố cứu rỗi, để được mang tiếng là có thái độ cởi mở với thế giới và để đối thoại với mọi người, thì người kitô đó trở thành vật cản trở mối tương quan cá nhân với Chúa Giêsu và đặt mình vào phe của kẻ phản-kitô.
Hẹn gặp lại Quý vị và các bạn trong các bài kế tiếp.
Chúng ta tiếp tục theo dõi những gợi ý Suy Niệm của Ðức Hồng Y Biffi, dành cho ÐTC Beneđitô XVI và giáo triều Roma, trong tuần phòng Mùa Chay, đang diễn ra tại Vatican.
Nội dung chính của những gợi ý suy niệm trong ngày thứ Ba 27 tháng 2 năm 2007, có thể được tóm gọn lại như sau: Chúa Kitô và công cuộc cứu rỗi Người đã thực hiện, làm cho kitô giáo có được đặc sắc mới mẻ riêng của nó trong lịch sử nhân loại.
Các tông đồ đã gặp được Ðấng đã thay đổi mọi sự. Sau biến cố Phục Sinh, các tông đồ bị bắt buộc phải đọc lại tất cả mọi chi tiết cuộc đời của Chúa Kitô. Các ngài quy phục và nhìn nhận rằng mình đã bước vào gặp gỡ với Ðấng Thần Linh vượt trên mọi hữu thể.
Sau đó trong bài suy niệm thứ hai vào chiều thứ Ba, 27 tháng 2 năm 2007, Ðức Hồng Y lưu ý thêm rằng: việc tin vào giá trị duy nhất và cần thiết của Thập Giá, có thể làm cho người kitô chúng ta bị hiểu lầm như là những kẻ hẹp hòi, không thể cảm thông với những gì bên ngoài thế giới kitô giáo. Một lần nữa, Ðức Hồng Y quả quyết xác tín rằng: lý thuyết phát triển con người nào tách rời ra khỏi sự hiểu biết Chúa Kitô, hoặc được hoạch định trong sự đối nghịch với đức tin kitô, thì sẽ dẫn đến một xă hội bất nhân nghịch lại con người. Ðây là bài học bi thảm của thế kỷ XX vừa qua.
"Kitô giáo không thể nào bị rụt gọn lại, chỉ còn như là một "hệ thống tổng hợp các giá trị" mà thôi. Ngược lại, cần xác tín rằng trung tâm của đời sống kitô là cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô... Sẽ đến thời trong đó người ta cố giải thích sự cứu rỗi chỉ còn như là một loạt những giá trị... Quả thật, ngày nay, đang có nguy hiểm con người chỉ tuân giữ một kitô giáo mà không còn có Chúa Giêsu nữa, không còn có Thập Giá và Sự Phục Sinh của Chúa nữa."
Ðức Hồng Y Giacomô Biffi, trong những gợi ý suy niệm cho ngày thứ Ba, 27 tháng 2 năm 2007, đã mượn những tư tưởng của một triết gia người Nga, sống vào thời cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, triết gia Vladimir Solovev, để giải bày những suy niệm của mình về nguy hiểm mà giáo hội công giáo đang gặp phải.
Ðức Hồng Y Biffi giải thích tiếp như sau: nếu những người kitô giới hạn mình để chỉ nói về các giá trị có chung giữa mọi người, thì họ sẽ được chấp nhận dễ dàng hơn trong các chương trình truyền hình và trong các cuộc toạ đàm. Nhưng, làm như vậy, người kitô đi đến việc cắt bỏ đi Chúa Giêsu, cắt bỏ thực tại đáng khâm phục là biến cố Chúa Phục Sinh. Ðây là nguy hiểm mà người kitô đang gặp phải trong thời đại hôm nay. Con Thiên Chúa không thể nào chỉ được diễn dịch ra trong một loạt những dự án tốt, hoà hợp với tâm thức trần tục nổi bật trong thời sự lúc này mà thôi.
Tuy nhiên, nói như thế, không có nghĩa là chối bỏ hay kết án các giá trị. Các giá trị cần được chú ý phân định nghiêm chỉnh. Có những giá trị tuyệt đối như Chân, Thiện, Mỹ. Ai nhìn nhận những giá trị tuyệt đối này, thì yêu thích chúng và đồng thời cũng yêu mến Chúa Kitô, cho dù họ chưa biết Chúa Kitô là ai, bởi vì Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.
Và có những giá trị tương đối, như tình liên đới, lòng mộ mến hoà bình, sự tôn trọng thiên nhiên. Nếu những giá trị tương đối này mà được tuyệt đối hoá, thì chúng sẽ trói buộc con người "cúi mình thờ lạy" chúng, và trở nên những chướng ngại vật trên con đường cứu rỗi, vừa chống lại lời rao giảng về biến cố cứu rỗi.
Ðức Hồng Y kết luận rằng nếu người kitô làm tan mất đi biến cố cứu rỗi, để được mang tiếng là có thái độ cởi mở với thế giới và để đối thoại với mọi người, thì người kitô đó trở thành vật cản trở mối tương quan cá nhân với Chúa Giêsu và đặt mình vào phe của kẻ phản-kitô.
Hẹn gặp lại Quý vị và các bạn trong các bài kế tiếp.