NHÌN VỀ QUÁ KHỨ ĐỂ THẲNG TIẾN TƯƠNG LAI
"Các bạn sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, khắp vùng Gieđêa lẫn Samari, và trải dài đến tận cùng trái đất" (Cv 1:8).
Lời khai mào trong Tông đồ công vụ định hướng rõ nét sứ mạng thừa sai của Giáo Hội tiên khởi: Phaolô trở thành tông dân ngọai. Phêrô giã từ Giêrusalem để tiếp tục dựng nền Giáo Hội giữa kinh thành Roma chói sáng nhất thời bấy giờ. Tôma vượt núi băng đồi đến tận Ấn Độ, và theo vài sử sách, có thể đã ngấp nghé Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Các tông đồ còn lại cũng mỗi người một phương rao truyền Tin mừng cứu độ. Hầu hết các tông đồ truyền giáo tiên khởi kết thúc sứ vụ truyền giáo của mình với án tử để minh chứng sứ điệp Tin mừng cứu độ.
Công cuộc Tin Mừng hóa tại Việt Nam thuở đầu không rõ nét lắm trong sử sách, có thể từ rất sớm vào những thế kỷ đầu, cũng có thể khai mào với sự có mặt của linh mục Antonio de Feria tại Cửa Hàn (thuộc Đàng Trong) năm 1535, hoặc linh mục Gaspar de Santa Cruz tại Cửa Cần Cạo, Hà Tiên (lúc đó chưa thuộc về Việt Nam) năm 1550. Tuy nhiên, điểm nóng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam vẫn là máu đào và nước mắt, không khác chi các tông đồ truyền giáo tiên khởi, và cũng tương tự như nhiều vùng truyền giáo khác trên thế giới.
Bài viết sau đây không nhìn những biến cố quá khứ bằng nhãn giới lịch sử, cũng không bước lui để phê phán minh định. Với khóe nhìn người đang tin chúng ta cùng khởi đi từ những bất đồng và chống đối của quá khứ để xây dựng một môi trường truyền giáo hữu hiệu cho Giáo Hội công giáo Việt Nam hiện tại và mai ngày.
Từ những bất đồng và chống đối.. .
Lần giở lại những trang sử khai sinh Giáo Hội công giáo tại Việt Nam, ta dễ dàng hiểu truyền giáo theo nghĩa các giáo sĩ tu sĩ phương tây lặn lội đến các quốc gia phương đông, nỗ lực khuyến dụ họ lãnh nhận Phép Rửa gia nhập Kitô giáo. Trong một số trường hợp họ cũng truyền bá nền văn minh phương tây với những kiến thức khoa học hiện đại. Nhà tóan học và thiên văn học Jean Baptis Sebatien Pices (Bồ), Francoi de Lima (Bồ), Joseph Neugebeaur (Đức), nhà y học Jean Sibert (Tiệp), Charles Slamenski (Hung), Jean Koffler (Tiệp), Jean de Luereio (Bồ).. . là những giáo sĩ đã có thời gian giúp chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Linh mục Đắc Lộ cùng các giáo sĩ Francesco de Pina, Chrisforo Borri, Gaspar D'Amaral, Antoine de Barbosa.. . đã đưa hệ thống chữ cái La Tin vào Việt Nam góp phần sáng tạo ra tiếng Việt hiện tại. Tuy nhiên, mục tiêu chính yếu vẫn là "cứu rỗi các linh hồn" và thiết lập cộng đồng Giáo Hội Công Giáo địa phương tại những vùng đất mới.
Theo nghĩa đó, truyền giáo là trao ban, phân phát những phong phú siêu nhiên lẫn nền văn minh xã hội phương tây cho phương đông. Và các quốc gia này, trong số có Việt Nam, ngửa tay nhận lãnh như một ân huệ nhưng không.
Một lá thư giáo dân Việt Nam gửi Đức Giáo Hòang Urbano XIII (dĩ nhiên với sự cố vấn của các nhà truyền giáo phương tây) đồng tình với quan điểm trên:
Chúng con, giáo dân Annam cùng bái qùy của tạ Thiên Chúa tối cao, van nài Đức Thánh Cha từ phương Tây, nước Ý, sai phái các nhà truyền giáo đến phương Đông để dạy dỗ chúng con, những thụ tạo sống động. Thực quá hạnh phúc và may mắn cho chúng con có được các nhà truyền giáo ghé đến xứ Annam và rao giảng tôn giáo Thánh thiện của Đức Giêsu Kitô ...
Trong hướng nhìn lịch sử, điều đó cũng thật dễ hiểu. Trước tiên, các nhà truyền giáo hầu hết thoát thai từ thời đại mạo hiểm đi tìm vùng đất mới với những thông tin thiếu sót về các dân tộc Á đông kèm theo khoé nhìn thành kiến văn hoá. Dước mắt xã hội phương Tây, các quốc gia Á đông đều lạc hậu, với những niềm tin dị đoan phi lý trí và phản khoa học. Nhiều thuyết lý còn cho rằng các dân tộc Á đông dù xuất hiện rất lâu đời vẫn sống thời sơ khai, tôn thờ ngẫu tượng, và đi tìm nét thanh thiêng nơi các thụ tạo thiên nhiên. Kế đến, Kitô giáo phương Tây ảnh hưởng bởi niềm kiêu hãnh thời Trung cổ luôn cho mình ở thế thượng phong, khó có thể rộng mở để nhìn và đối thoại với các nền tôn giáo khác, đặc biệt các nền tôn giáo xa lại phương Đông. Sau cùng, công cuộc truyền giáo khởi đi từ phương Tây gắn bó chặn chẽ với chủ nghĩa thực dân đang săn tìm nguồn tài nguyên mới nơi những vùng đất xa lạ. Sách sử ghi nhận Giáo hoàng Alexandre VI (1492-1503) đã chính thức "khuyên các vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đừng để chuyến viễn chinh nào không có các thừa sai Tin mừng". Còn vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng xin Giáo hoàng chúc lành cho công cuộc chinh phục các vùng đất mới nằm ở Đông và Tây quần đảo Axores (trên Đại tây dương).
Trong khi đó, lịch sử Việt Nam đang tự khẳng định chinh mình với hơn bốn ngàn năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam đã có những khoé nhìn và niềm tin tôn giáo riêng ngay trước khi Kitô giáo phát sinh. Những hình tượng chim khắc hoạ trên Trống Đồng Đông Sơn khoảng thế kỷ III đến thế kỷ I trước công nguyên được xem là những hình tượng tôn giáo. Vào thời Trung Quốc đô hộ (111 BC - 939 AD) Khổng giáo, Lão giáo, và Phật giáo theo chân tiến vào Việt Nam, thấm nhiễm và hoà trộn để trở thành văn hoá và lối sống Việt Nam đến độ lằn phân ranh giữa tôn giáo và lề thói xã hội đô khi trở thành mờ nhạt. Có những giai đoạn Phật giáo đã trở thành quốc giáo và là thước đo chuẩn mực cho mọi hoạt động văn hoá, văn minh và đạo đức xã hội, như thời đại nhà Lý (1010-1225).
Khi đến với dân tộc Việt Nam bằng ngôn ngữ xa lại, văn hoá khác biệt, kiểu sống riêng, đường lối suy tư cũng không phù hợp, các nhà truyền giáo phương tây hẳn đã nhận ra mình đang đối diện với một thực tại mới với những phạm trù khuôn mẫu riêng. Các ngài ý thức và can đảm chấp nhận bất đồng và mâu thuẩn hiện diện suốt hành trình truyền giáo của mình. Qua từng trang sử, ta phải cảm phục tinh thần quả cảm và nhiệt tâm tông đồ của các nhà truyền giáo phương tây tiên khởi. Bất chấp mọi khó khăn ngăn trở, các ngài cố bám trụ từng thôn làng, đi vào lòng dân bằng tấm lòng không biên giới của Đức Kitô. Rất tiếc, với lối nhìn "trên-xuống" thành kiến của nền văn minh phương tây, kèm theo niềm tin độc tôn "Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ", những cuộc đối thoại liên tôn giáo dường như không có chân đứng, và nhiều quan điểm văn hoá được nhìn dưới góc cạnh mê tín và lạc đạo. Bất đồng chuyển thành chống đối, tẩy chay, và sau cùng là những cuộc tàn sát đầy thương tâm.
Một số nhà truyền giáo vượt ngoài qũy đạo trên với khoé nhìn rộng mở hơn. Linh mục Đắc Lộ có lần đã phải thốt lên:
"Tôi không thể giấu hai điều làm chúng tôi không hài lòng khi qua khu vực này. Theo tôi đó là việc làm cho người lương dân không muốn vào đạo ta. Tôi cũng thấy khó xử. Người ta tỏ ra rất tôn trọng và muốn trốn lương dân, thế nhưng khi đã rửa tội cho họ rồi thì người ta không thèm nhìn tới họ nữa. Hơn nữa khi họ trở lại, người ta bắt họ phải cởi y phục xứ sở, y phục của tất cả những người lương dân. Không thể tưởng tượng được, lương dân rất bất bình. Tôi không hiểu tại sao mà người ta lại đò cái điều mà Chúa chúng ta không đòi hỏi. Đó là điều làm họ tránh xa phép Rửa và Thiên đàng. Đối với tôi, tôi biết rằng, ở Trung Quốc, tôi đã cực lực phải đói những kẻ bắt giáo dân tân tòng phải cắt tóc. Họ có thói để tóc dài như tóc đàn bà, nếu không, họ không được tự do đi lại trong xứ hay đến thăm các nhà dòng. Tôi đã bảo những kẻ ấy rằng Phúc âm bắt họ gạt bỏ các sai lầm khỏi tâm trí, chứ không phải mớ tóc trên đầu".
Chỉ dẫn của Toà thánh cho các giáo sĩ khi truyền giáo ở phương đông xuất bản năm 1659 nêu rõ:
"Các thừa sai phải được huấn luyện theo luật bác ái Tin mừng, biết thích nghi với phong tục và tính tình người khác.. . Hãy rao giảng cho tín hữu bổn phận trung thành với chính quyền.. . Đừng đưa vào nước họ đất nước của mình mà là đức tin. Đức tin này không làm khai trừ hay làm tổn thương những nghi lễ hay tập tục của bất cứ dân tộc nào cả".
Thế nhưng máu vẫn đổ và những đạo luật cấm đạo vẫn liên tục được đưa ra trải dài từ chúa Trịnh Đàng Ngoài, chúa Nguyễn Đàng Trong đến thời Tây Sơn, Văn Thân, rồi Cần Vương. Hàng trăm, hàng ngàn anh hùng tử đạo gục ngã minh chứng một miền bất khuất vào Tin mừng cứu độ, đồng thời cũng minh chứng một thiếu sót nào đó trong nền tảng truyền giáo học kitô giáo.
Dẫu sao, Kitô giáo cũng đã được dựng nền trên dải đất quê hương Việt Nam và lịch sử đang minh chứng sự triển nở và trưởng thành của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Kitô giáo cũng đâm rễ sâu vào nếp sống thường nhật qua nhiều câu ca dao tục ngữ:
Lễ Rosa (7/10) thì tra hạt bí
Lễ Các Thánh (1/11) thì đánh bí ra
Lễ Các Thánh gánh mạ đi gieo
Lễ Sinh Nhật giật mạ đi cấy
Lễ Ba vua chết cua chết cá
Lễ Nến Tết đến sau lưng
Hoặc gắn liền cuộc sống với nền đạo đức luân lý Kitô Giáo:
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau
Đạo đức là đạo chúa mèo
Tay cầm tràng hạt tay khèo cá rô.. .
... Hướng Tới Luồng Khí Mới
Thập niên 1960 với Vatican II đã thổi luồng khí mới cho Giáo Hội Công Giáo toàn cầu với khẩu hiệu "canh tân" và "đổi thay". Vatican II (1962-1965) tạo bước ngoặt cho Giáo Hội khi khẳng định lại chính mình và chuyển biến thái đội nghi hoặc, chống đối trải dài bao thế kỷ thành cuộc đối thoại đồng hành. Giáo Hội trở thành "lữ hành", nhiệt thành lắng nghe và học hỏi từ thế giới hiện đại, rộng cửa đón chào mọi khuynh hướng khác biệt, mọi niềm tin tôn giáo, mọi nền văn hoá bản xứ.
Nền thần học thừa sai được khai triển rõ nét trong Ad Gentes dựa trên những Hiến chế căn bản của Vatican II: Lumen Gentium và Gaudium et Spec. Ngoài ra, các tài liệu khác của Vatican II cũng cùng liên kết tạo nên cuộc cách mạng nền thần học thừa sai: Nostra Aetate (Tuyên ngôn về các tôn giáo không Kitô giáo), Dignitatis Humanae (Tông huấn về tự do tôn giáo), Unitatis Redintegratio (Tông huấn về đại kết).
Trước tiên Lumen Gentium tái xác quyết sứ mạng thừa sai của Giáo Hội là "loan báo và thiết dựng giữa mọi dân tộc Vương quốc Đức Kitô và Thiên Chúa" (số 5). Như thế, truyền giáo không chỉ là gầy dựng một cơ cấu Giáo Hội tại địa phương nhưng là giao mầm Tin mừng tình yêu bao la của Thiên Chúa cho nhân loại. Truyền giáo càng không là "bành trướng" một chủ nghĩa Giáo Hội công giáo Roma, những là xây dựng "Vương quốc Đức Kitô và Thiên Chúa".
Ad Gentes mở hướng đi mới cho truyền giáo, không bắt nguồn từ lệnh lên đường trong Mt 28:19: "Hãy đi khắp bốn phương.. ." nhưng từ chính Ba Ngôi Thiên Chúa (AG 2). Thay vì phân biệt "bên lương" "bên đạo", Giáo Hội công nhận Thánh Thần đã và đang hoạt động mạnh mẽ nơi mọi dân tộc trước khi các nhà truyền giáo xuất hiện. Thay vì "cứu rỗi các linh hồn", Giáo Hội muốn phát triển cho người toàn diện với trọn vẹn nhân tính chính mình. Ơn cứu độ không chỉ dành riêng cho linh hồn, nhưng là toàn diện mọi góc cạnh người cụ thể, giái phóng chúng ta khỏi mọi tha hoá và phi nhân. Ơn cứu độ không hiểu đơn giản là "thiên đàng" hay niềm hạnh phúc mai hậu. Ơn cứu độ cần được đâm rễ và triển nở ngay trong cuộc sống hiện tại hoà nhịp với mọi thực tại trần thế.
Tiếp nối Ad Gentes, Đức Phaolo 6 trong Tông thư Evangelii Nuntiandi còn nhấn mạnh thừa sai là "chứng tá" hơn là một loại hoạt động. Qua bao đời, ai cũng hiểu truyền giáo là đi loan báo giáo lý Đức Kitô, xây dựng nhà thờ và trường học, lập trạm xá, thiết dự làng cùi.. . Không! Thừa sai chính là tỏ ra bạn là ai. "Ý nghĩa đầu tiên của tin mừng là làm chứng một cuộc sống kitô hữu chân thực.. . Người hôm nay thích lắng nghe các chứng nhân hơn là giáo viên. Nếu họ có lắng nghe các bậc thầy, cũng chỉ là những người đó đang là chứng nhân" (Evangelii Nuntiandi, 41).
Đức Gioan Phaolo 2 đạt kỷ lục với nhiều chuyến đi khắp thế giới, lưu truyền sứ điệp của Thiên Chúa cho "mọi dân tộc, mọi quan niệm ý thức hệ, mọi người thiện hảo" trên toàn thế giới với một "thái độ truyền giáo" thích hợp. Đó là lòng kính trọng "những gì nội tại trong chính bản chất người". Trong chuyến công du tại thành phố Mexico ngày 6 tháng 5 năm 1990, ngài khẳng định: "Thiên Chúa, chủ của lịch sử và định mệnh người, đã muốn ngôi vị giáo hoàng của tôi trở thành giáo hoàng lữ hành tin mừng hoá, đi cùng đường cuối phố, đem đến mọi dân tộc sứ điệp của cứu độ". Dự nền trên Dignitatis Humanae, Đức Gioan Phaolo 2 xác quyết hoạt động truyền giáo của Giáo Hội phải bắt nguồn từ "lòng kính trọng nhân vị, từ trí tuệ con người, ý chí người, lương tâm người, và tự do của mọi người".
Một trong những chuyển đổi lớn trong nền thần học Vatican II là Giáo Hội không còn được xem như chiếc nôi cứu độ duy nhất trên thế giới (LG, 16). Thực thế, các cuộc đối thoại liên tôn giáo đang trở thành chiều kích toàn diện của tin mừng hoá. Hạn từ "tin mừng hoá" đang ngày càng được sử dụng thường xuyên hơn từ ngữ "truyền giáo". Vatican II rất thường xuyên sử dụng hạn từ "Tin Mừng" (157) lần, "Tin Mừng hoá" (31 lần).
Để xác định hướng đi, Giáo Hội đang định nghĩa lại chính mình và tự khẳng định mình rõ nét và chính xác hơn. Giáo Hội học Vatican II đưa ra hai hình ảnh sắc nét về chính mình: Giáo Hội - Dân Thiên Chúa và Giáo Hội - Thân Mình Đức Kitô. Kế đến, hướng về người anh em và thế giới bên ngoài, Giáo Hội không mang sứ mạng thừa sai, nhưng chính Giáo Hội là thừa sai.
Như thế, hoạt động truyền giáo không là thực hiện lời mời "Hãy đi rao giảng cho các dân tộc" của Đức Giêsu, nhưng chính là chân tính của Giáo Hội với tư cách dân Thiên Chúa và thân mình Đức Kitô. Isaia đã phác hoạ mô hình mới bằng hình ảnh cụ thể: "Hãy nới rộng căn lều của bạn, và các vải lều căng rộng ra; đừng cuộn lại; hãy nối dài các dây lều và đóng chắc các cọc lều" (Is 54:2). Qua hình ảnh trên, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cũng như từng cộng đoàn Dân Chúa địa phương và từng thành viên trong Giáo Hội xác định chân tính chính mình bằng thái độ nối vòng tay lớn đến mọi người mọi dân tộc để cùng hình thành một Dân Thiên Chúa, một Thân mình Đức Kitô, một sứ mạng thừa sai.
Nếu hình ảnh của Giáo Hội phổ quát là Dân Thiên Chúa, là thân mình Đức Kitô, là thừa sai, vậy công cuộc truyền giáo của Giáo Hội sẽ ra sao và đi về đâu? Cùng với nền Giáo Hội học mới của Vatican, thiết tưởng cũng nên thiết dựng một mô hình mới với những định hướng mới cho hoạt động truyền giáo trong Giáo Hội hôm nay, cụ thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Và Đi Tìm Mô Hình Mới
Thánh đố lớn lao hôm nay của các Giáo Hội công giáo địa phương là làm sao đem tin mừng Đức Giêsu Kitô cho người địa phương mình hoà nhịp với nét sống và lối suy nghĩa thời đại thiên niên kỷ mới. Thật không dễ dàng và đơn giản!
Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Taipei năm 1974 đề ra đường hướng tin mừng hoá cho các dân tộc Á châu qua cuộc đối thoại ba chiều: với các dân tộc đói nghèo trong vùng, với các nền văn hoá đa dạng phong phú, và với các tôn giáo trụ cột tại Á châu. Theo đó, tin mừng hoá tại Á châu phải đẩy mạnh công bình xã hội, phải sẵn sàn để hội nhập văn hoá, và rộng mở trong cuộc đối thoại liên tôn giáo. Tháng 10, 2006 vừa qua tại Chiang Mai, Thái Lan, Đại hội Truyền giáo Á châu thiết tha muốn đem "Chúa Giêsu Á Châu" đến với "các dân tộc Á châu". Từ thuở đầu, hầu hết các Giáo Hội công giáo Á châu tiếp nhận Tin mừng từ các nhà truyền giáo phương tây, dù muốn dù không, đã và đang bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá văn minh Âu Tây. Ta hiểu Tin mừng cứu độ và Vương quốc Thiên Chúa không hề có biên cương và vượt trên mọi ranh giới dân tộc chủng tộc. Thế nhưng làm sao để gương mặt Giêsu khả ái và sứ điệp của Ngài thâm nhập vào nếp sống người dân Việt không hề bị ngăn trở bởi làn da khác nhau, hay chiếc mũi dài quá khổ của Đức Giêsu Kitô?
Nhìn lại chính mình, Giáo Hội công giáo Việt Nam dựng nền trên dải đất này hơn 500 năm qua. Giòng máu các anh hùng tử đạo hôm xưa bồi bổ các mầm sống đức tin lớn mạnh lớn mãi. Hôm nay, 26 giáo phận xem như phủ khắp các tỉnh thành, và vươn dài đến các buôn làng dân tộc thiểu số miền núi hẻo lánh. Tuy nhiên, con số Kitô hữu Việt Nam vẫn chỉ là thành phần thiểu số khiêm tốn, 7.04% so với dân số toàn quốc. Một mô hình thừa sai mới cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thiết tưởng cần xây nền cho ba ý niệm cốt lõi của Vatican II sau:
a) Hoạt động truyền giáo là trách nhiệm của toàn Giáo Hội:
Nếu Giáo Hội chính là thừa sai, công cuộc này không thể dành riêng cho một số nhỏ giáo sĩ, tu sĩ, và các dòng tu. Mọi người tín hữu khi lãnh nhận Phép rửa cùng chia sẻ trách nhiệm truyền giáo. Lumen Gentium khẳng định qua Phép Rửa, mọi người tin liên kết thành thân mình Đức Kitô và hình thành nên Dân Thiên Chúa. Mọi kitô hữu cùng sẻ chia chức năng tư tế, tiên tri, vương giả của Đức Kitô; nghĩa là cùng lãnh nhận vai trò thừa sai trong Giáo Hội và trên toàn thế giới. Người giáo dân, do chính bản chất ơn gọi của mình, tìm kiếm nước Thiên Chúa bằng cách hội nhập vào các lãnh vực trần thế và xoay chuyển chúng theo kế hoạch Thiên Chúa (số 31).
Theo báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2006, hàng Giáo phẩm có 30 Giám mục đang hoạt động, 3.404 linh mục triều và dòng, và hơn 14.000 tu sĩ nam nữ. Nếu công cuộc truyền giáo chỉ dựa trên những con số trên, hơn 99% nhà truyền giáo dân đầy tiềm năng đang bị lãng phí vô ích.
Vai trò người giáo dân đã được tái khẳng định qua nhiều tài liệu Vatican II. Giáo lý Giáo Hội còn xác quyết tín hữu giáo dân là "tuyến đầu của đời sống giáo hội". Qua họ, Giáo Hội trở thành nguyên lý sống động của xã hội. Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với chủ đề "Sống đạo hôm nay" đẩy mạnh công cuộc dấn thân mục vụ vào môi trường giáo xứ, mời người tín hữu nhập cuộc đem Tin Vui cứu độ thâm nhập đến mọi hang cùng ngõ hẻm, tới với những người bên bờ vực cuộc đời, những người "nghèo kiến thức, nghèo vật chất, nghèo tình thương, nghèo niềm hy vọng.. .".
Nếu người tín hữu Việt Nam nhập cuộc thừa sai khi vẫn đèo bồng mặc cảm "kẻ bề dưới" trước làng giáo phẩm, giáo sĩ, chỉ biết cuối đầu nhận lệnh và làm theo; và nếu tâm thức người giáo dân là chu toàn kinh kệ, bí tích, đôi khi tham gia vài hội đoàn để phục vụ nhà thờ nhà thánh; làm sao những chức năng tư tế, tiên trí, vương giả của người giáo dân có thể hướng về xã hội đời thường với khoé nhìn thừa sai để trở thành "cánh tay nối dài" của Đức Kitô.
Xin được trở về với lời mời gọi khẩn thiết trong Thư Mục vụ năm 2006 của Hội đồng Giám mục Việt Nam:
Vì thế chúng tôi kêu gọi các giáo xứ hãy chăm lo tổ chức những sinh hoạt giáo dục theo từng lứa tuổi, nhằm giúp cho mọi thành phần Dân Chúa, cách riêng là giới trẻ, phát huy được những giá trị Kitô giáo trong đời thường.
Giáo xứ sẽ trở thành môi trường thuận lợi thúc đẩy cộng đoàn Dân Chúa thể hiện những giá trị Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội trong cuộc sống xã hội và mọi sinh hoạt nghề nghiệp.
Cộng đoàn giáo xứ cần quan tâm đến những lĩnh vực mục vụ mới như chăm lo cho anh chị em di dân, cho những nạn nhân của các tệ nạn xã hội, những người bơ vơ hoặc bị bỏ rơi. Chính lòng yêu thương phục vụ chăm lo cho những anh chị em này làm vang lên tại mỗi địa phương sứ điệp đại đồng của Tin Mừng Chúa Kitô.
b) Truyền giáo là "Tin Mừng hoá" và đồng thời "được Tin Mừng hoá":
Truyền giáo không thể được hiểu theo nghĩa một chiều: "đem Chúa đến cho dân ngoại". Thiên Chúa đang có đó và ơn cứu độ đã và đang hoạt động nơi mọi dân tộc không trừ ai. Nhà truyền giáo không chỉ "trở thành Đức Kitô cho người anh em", nhưng cần mở cõi lòng để nhận ra Đức Kitô đang hiện diện và tác động nơi người anh em.
Dụ ngôn người Samari (Lc 10:29-37) có thể là một khai phá rõ nét cho quan điểm "đồng hành thừa sai" này: Hai nhân vật "đạo gốc" với đủ vai vế trong đạo, vị linh mục và thầy tư tế, đang dong duổi trên đường dương thế, chứng kiến một khách bộ hành nằm vắt vưởng bên đường, bị cướp, bị lột trần, bị đánh đập, đang dở sống dở chết. Cả hai cùng tận mắt giáp mặt. Cả hai cùng né tránh tiếp tục hành trình. Người thứ ba cũng cùng lộ trình, một người Samari ngoại quốc và ngoại đạo, thường bị những người "có đạo" khinh khi tẩy chay. Cùng một hiện cảnh nhưng người "vô đạo" đã có những tâm tình và hành động khác hẳn: tiếp cận người hấp hối, xoa dịu những nỗi đau, vực dậy từ vùng đất bụi nhơ nhớp, và sắp xếp một tổ ấm giúp người bị nạn hồi phục. Tất cả do nguồn tài nguyên riêng mình và phát xuất từ chính nhịp đập con tim của người được xem là "vô đạo". Đức Giêsu kết thúc dụ ngôn với lòng nhắn gửi: "Hãy đi và làm như thế".
"Hãy đi và làm như thế" chính là mệt lệnh truyền giáo. Ẩn sâu dưới mệnh lệnh là một đường hướng linh đạo: Đối kháng với con tim khô cháy, với thái độ nhân bản dửng dưng, với nét cao ngạo của giới "đạo gốc" là xoa dầu, bóp thuốc, là vực dậy, đỡ nâng, là sẻ chia phần sống chính mình để nuôi sống người anh em. Ai ngờ đâu linh đạo truyền giáo này lại phát xuất từ một nhật vật "vô đạo", một người Samari.
Giáo Hội Công giáo Việt Nam với mấy trăm năm lịch sử dẫu sao cũng vẫn chỉ là tôn giáo sinh sau đẻ muộn trên phần đất này. Và Kitô giáo dưới cặp mắt hầu hết người dân Việt hôm nay vẫn đâu có phảng phất nét ngoại lai Ây Tây. Chúng ta can đảm đối diện với thách đối trên không bằng nét phân biệt bên lương - bên đạo, nhưng cùng với Vatican II nhập cuộc hội nhập văn hoá và rộng mở với những đối thoại liên tôn.
c) Truyền giáo gắn liền với con người toàn diện:
Truyền giáo hướng tới con người toàn diện bao gồm tâm linh, tinh thần, cũng như mọi góc cạnh của cuộc sống xã hội, kinh tế, chính trị. Khi được định nghĩa Giáo Hội như muối, nhưng men trong đời, Giáo Hội trở thành bạn đồng hành với xã hội, sẻ chia thân phận trần thế với thế giới (GS 40).
Nói đến tin mừng hoá người tín hữu thường hình dung ra một lớp giáo lý tân tòng hoặc ai đó đi gõ cửa từng nhà loan báo cho mọi người nếu họ không chấp nhận Đức Giêsu sẽ bị xuống hoả ngục đời đời. Quả là một "tin mừng hoá" phản Tin mừng! Tin mừng hoá hiểu đơn giản là "loan báo một Tin Vui". Tin Vui đây không gì khác hơn là tình yêu hiến tặng nhưng không của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Kitô giáo không là một hợp những điều phải tin, những quy luật phải tuân hành. Kitô giáo không xác quyết một chân lý nhưng là một nhân vật: Đức Giêsu Zazaret và Tin Vui Ngài loan báo: một tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa cho từng người chúng ta.
Trong thông điệp đầu tiên của Đức Gioan Phaolo 2, Redemptor Hominis, ngài khẳng định "Chúng ta không thể đối diện với 'con người trừu tượng', nhưng là những nhân vật có thật, cụ thể, con người lịch sử". Nếu Đức Kitô mang ơn cứu độ đến từng cá nhân cá biệt, vai trò thừa sai của Giáo Hội cũng phải đi vào từng cuộc sống cá biệt với một người sống riêng biệt của họ.
Trở về với đất nước và con người Việt nam chúng ta phải chân nhận những đặc tính chuyên biệt của riêng mình:
- Việt Nam chiếm diện tích hơn 300.000 cây số vuông, nhỏ hơn cả một tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam. Nhưng với dân số hơn 80 triệu và mật độ 240 người trên 1 cây số vuông, Việt Nam sếp hạng hai về dân số và hạng ba về mật độ trong vùng Đông Nam Á, sau Philippines và Singgapore là hai quốc gia về vượt trội về đô thị hoá.
- Việt Nam là một dân tộc rất trẻ, hơn 60% dân số dưới 25 tuổi. Tỷ lệ này gấp đôi Nhật, Hong Kông, Singapore, và là con số ước mơ tại các nước tư bản phương tây. Trình độ giáo dục so với vài thập niên gần đây được nâng cao đáng kể.
- Các nước Đông Nam Á đều đa sắc tộc. Riêng Việt Nam lại được xem là khá thuần chủng với hơn 85% người Việt. Sau bao cuộc đô hộ và chiến tranh, Việt Nam vẫn giữ được bản sắc văn hoá riêng mình, hơn nữa, được nâng cao nhờ thu lượm tinh hoa của các dân tộc khác.
- Việt Nam đang trên đà phát triển và rộng mở với thế giới toàn cầu: gia nhập ASEAN và Khối Hợp tác kinh tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) năm 1995, và mới được chính thức gia nhập WTO tháng 11, 2006. Nền kinh tế thị trường tăng trưởng mạnh với mức độ 19%/năm.
- Không như nhiều người lầm tưởng, mô hình thôn làng vẫn là khung cảnh sinh hoạt của 80% dân chúng là yếu tố nền tảng cho sự cố kết của dân tộc Việt.
- Óc tín ngưỡng của người Việt thể hiện trên mọi lãnh vực cuộc sống, chú trọng nền đạo đức nhân bản. Quang niệm đông phương không cho phép thách đố trời, như phục tùng và mềm dẻo khuôn mình theo để tồn tại.
Thư Mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1982 đã khẳng định: "Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, với người Công giáo không những là tình cảm tự nhiên phải có mà là đòi buộc của Phúc Âm". Trong nếp sống cụ thể, làm sao để hàng giáo phẩm cũng như từng người giáo dân thể hiện linh đạo thừa sai vào từng ngóc ngách con người Việt Nam cụ thể và toàn diện?
Báo cáo của Ủy ban Bác ái Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam 2006 đang gióng lên tiếng chuông thức tỉnh tâm thức truyền giáo của Giáo Hội Công giáo Việt Nam hiện tại:
... Các giáo phận chưa quan tâm mất đến sinh hoạt xã hội vì đời sống đạo của nhiều linh mục, tu sĩ lẫn giáo dân thường tập trung vào nghi lễ, phụng vụ, kinh nguyện nên hoạt động của ban BAXH giáo phận chưa rõ nét.
Trong 26 giáo phận, chỉ có vài giáo phận có họat động xã hội tích cực lo cho người nghèo khổ, tàn tật, di dân và tệ nạn xã hội.. .. Khi UB.BAXH trung ương mở các khóa huấn luyện về tổ chức, quản lý, công tác xã hội, giáo dục giới trẻ, khuyết tật,.. . những người này thấy các khóa học đó không cần thiết nên không gửi người tới học. Hầu hết họ chỉ muốn những gì cụ thể như UB/BAXH cung cấp tài chính cho họ xây trường học, mở lớp đào tạo nghề, xây dựng công trình nước sạch, làm cầu đường, cấp phát học bổng cho học sinh nghèo,.. . Nhưng những việc đó vượt ngòai đường hướng và khả năng của Ủy ban.
Lần giở từng trang báo, lắng nghe từng bản tin mỗi ngày, những người có chút tâm tư với đất nước, dân tộc không khỏi khắc khoải bần thần khi tệ nạn xã hội gia tăng, mái ấm gia đình đang nát tan do ảnh hưởng nền kinh tế tiêu thụ, giới trẻ thác loạn và băng hoại do những khủng hoảng thời kỳ đổi mới và mởrộng. Ai sẽ là người khai mào cuộc xây dựng từ hoang tàn đổ nát nếu không là các Kitô hữu với tâm thức truyền giáo, sẵn sàng đưa Chúa Giêsu nhập cuộc xã hội Việt Nam.
Hãy lắng nghe tâm sự của một cô gái trên báo Thanh Niên tháng 12 vừa qua:
Mười tám tuổi, tôi đã nếm trải đủ mùi vị của đời. Tôi từng là một kiều nữ danh tiếng tại một vũ trường có thể gọi là cao cấp trong thành phố, ban ngày thì cặp kèo những qúi tử, còn ban đêm thì đốt tương lai trong các động lắc, trong tiếng nhạc quay cuồng. Cha mẹ tôi là những thương gia thành đạt, họ có thể chu cấp cho tôi bất cứ thứ gì mà tôi muốn, nhưng cái điều mà tôi cần thì bố mẹ tôi chẳng bao giờ đáp ứng được. Họ chẳng bao giờ hỏi chuyện học hành, bè bạn của tôi ra sao. Bao giờ cũng chỉ là tiền với tiền và những cuộc cãi vã giữa họ.
Và một vấn nạn được nêu lên thay cho lời kết:
Nếu 26 giáo phận với gần 2000 cộng đoàn giáo xứ trên toàn đất nước Việt Nam chỉ thu mình trong một số sinh hoạt nội bộ, chủ yếu là phụng vụ bí tích và giảng dạy giáo lý, nhường những công tác xã hội cho một số Ủy ban cấp cao trong giáo phận, hoặc tệ hơn, "của Caesar xin trả về cho Caesar", sứ mệnh thừa sai của Giáo Hội sẽ đi về đâu?
(Nguồn: Bản tin Hiệp Thông của HĐGMVN, số 38, tháng 12,2006)
"Các bạn sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, khắp vùng Gieđêa lẫn Samari, và trải dài đến tận cùng trái đất" (Cv 1:8).
Lời khai mào trong Tông đồ công vụ định hướng rõ nét sứ mạng thừa sai của Giáo Hội tiên khởi: Phaolô trở thành tông dân ngọai. Phêrô giã từ Giêrusalem để tiếp tục dựng nền Giáo Hội giữa kinh thành Roma chói sáng nhất thời bấy giờ. Tôma vượt núi băng đồi đến tận Ấn Độ, và theo vài sử sách, có thể đã ngấp nghé Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Các tông đồ còn lại cũng mỗi người một phương rao truyền Tin mừng cứu độ. Hầu hết các tông đồ truyền giáo tiên khởi kết thúc sứ vụ truyền giáo của mình với án tử để minh chứng sứ điệp Tin mừng cứu độ.
Công cuộc Tin Mừng hóa tại Việt Nam thuở đầu không rõ nét lắm trong sử sách, có thể từ rất sớm vào những thế kỷ đầu, cũng có thể khai mào với sự có mặt của linh mục Antonio de Feria tại Cửa Hàn (thuộc Đàng Trong) năm 1535, hoặc linh mục Gaspar de Santa Cruz tại Cửa Cần Cạo, Hà Tiên (lúc đó chưa thuộc về Việt Nam) năm 1550. Tuy nhiên, điểm nóng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam vẫn là máu đào và nước mắt, không khác chi các tông đồ truyền giáo tiên khởi, và cũng tương tự như nhiều vùng truyền giáo khác trên thế giới.
Bài viết sau đây không nhìn những biến cố quá khứ bằng nhãn giới lịch sử, cũng không bước lui để phê phán minh định. Với khóe nhìn người đang tin chúng ta cùng khởi đi từ những bất đồng và chống đối của quá khứ để xây dựng một môi trường truyền giáo hữu hiệu cho Giáo Hội công giáo Việt Nam hiện tại và mai ngày.
Từ những bất đồng và chống đối.. .
Lần giở lại những trang sử khai sinh Giáo Hội công giáo tại Việt Nam, ta dễ dàng hiểu truyền giáo theo nghĩa các giáo sĩ tu sĩ phương tây lặn lội đến các quốc gia phương đông, nỗ lực khuyến dụ họ lãnh nhận Phép Rửa gia nhập Kitô giáo. Trong một số trường hợp họ cũng truyền bá nền văn minh phương tây với những kiến thức khoa học hiện đại. Nhà tóan học và thiên văn học Jean Baptis Sebatien Pices (Bồ), Francoi de Lima (Bồ), Joseph Neugebeaur (Đức), nhà y học Jean Sibert (Tiệp), Charles Slamenski (Hung), Jean Koffler (Tiệp), Jean de Luereio (Bồ).. . là những giáo sĩ đã có thời gian giúp chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Linh mục Đắc Lộ cùng các giáo sĩ Francesco de Pina, Chrisforo Borri, Gaspar D'Amaral, Antoine de Barbosa.. . đã đưa hệ thống chữ cái La Tin vào Việt Nam góp phần sáng tạo ra tiếng Việt hiện tại. Tuy nhiên, mục tiêu chính yếu vẫn là "cứu rỗi các linh hồn" và thiết lập cộng đồng Giáo Hội Công Giáo địa phương tại những vùng đất mới.
Theo nghĩa đó, truyền giáo là trao ban, phân phát những phong phú siêu nhiên lẫn nền văn minh xã hội phương tây cho phương đông. Và các quốc gia này, trong số có Việt Nam, ngửa tay nhận lãnh như một ân huệ nhưng không.
Một lá thư giáo dân Việt Nam gửi Đức Giáo Hòang Urbano XIII (dĩ nhiên với sự cố vấn của các nhà truyền giáo phương tây) đồng tình với quan điểm trên:
Chúng con, giáo dân Annam cùng bái qùy của tạ Thiên Chúa tối cao, van nài Đức Thánh Cha từ phương Tây, nước Ý, sai phái các nhà truyền giáo đến phương Đông để dạy dỗ chúng con, những thụ tạo sống động. Thực quá hạnh phúc và may mắn cho chúng con có được các nhà truyền giáo ghé đến xứ Annam và rao giảng tôn giáo Thánh thiện của Đức Giêsu Kitô ...
Trong hướng nhìn lịch sử, điều đó cũng thật dễ hiểu. Trước tiên, các nhà truyền giáo hầu hết thoát thai từ thời đại mạo hiểm đi tìm vùng đất mới với những thông tin thiếu sót về các dân tộc Á đông kèm theo khoé nhìn thành kiến văn hoá. Dước mắt xã hội phương Tây, các quốc gia Á đông đều lạc hậu, với những niềm tin dị đoan phi lý trí và phản khoa học. Nhiều thuyết lý còn cho rằng các dân tộc Á đông dù xuất hiện rất lâu đời vẫn sống thời sơ khai, tôn thờ ngẫu tượng, và đi tìm nét thanh thiêng nơi các thụ tạo thiên nhiên. Kế đến, Kitô giáo phương Tây ảnh hưởng bởi niềm kiêu hãnh thời Trung cổ luôn cho mình ở thế thượng phong, khó có thể rộng mở để nhìn và đối thoại với các nền tôn giáo khác, đặc biệt các nền tôn giáo xa lại phương Đông. Sau cùng, công cuộc truyền giáo khởi đi từ phương Tây gắn bó chặn chẽ với chủ nghĩa thực dân đang săn tìm nguồn tài nguyên mới nơi những vùng đất xa lạ. Sách sử ghi nhận Giáo hoàng Alexandre VI (1492-1503) đã chính thức "khuyên các vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đừng để chuyến viễn chinh nào không có các thừa sai Tin mừng". Còn vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng xin Giáo hoàng chúc lành cho công cuộc chinh phục các vùng đất mới nằm ở Đông và Tây quần đảo Axores (trên Đại tây dương).
Trong khi đó, lịch sử Việt Nam đang tự khẳng định chinh mình với hơn bốn ngàn năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam đã có những khoé nhìn và niềm tin tôn giáo riêng ngay trước khi Kitô giáo phát sinh. Những hình tượng chim khắc hoạ trên Trống Đồng Đông Sơn khoảng thế kỷ III đến thế kỷ I trước công nguyên được xem là những hình tượng tôn giáo. Vào thời Trung Quốc đô hộ (111 BC - 939 AD) Khổng giáo, Lão giáo, và Phật giáo theo chân tiến vào Việt Nam, thấm nhiễm và hoà trộn để trở thành văn hoá và lối sống Việt Nam đến độ lằn phân ranh giữa tôn giáo và lề thói xã hội đô khi trở thành mờ nhạt. Có những giai đoạn Phật giáo đã trở thành quốc giáo và là thước đo chuẩn mực cho mọi hoạt động văn hoá, văn minh và đạo đức xã hội, như thời đại nhà Lý (1010-1225).
Khi đến với dân tộc Việt Nam bằng ngôn ngữ xa lại, văn hoá khác biệt, kiểu sống riêng, đường lối suy tư cũng không phù hợp, các nhà truyền giáo phương tây hẳn đã nhận ra mình đang đối diện với một thực tại mới với những phạm trù khuôn mẫu riêng. Các ngài ý thức và can đảm chấp nhận bất đồng và mâu thuẩn hiện diện suốt hành trình truyền giáo của mình. Qua từng trang sử, ta phải cảm phục tinh thần quả cảm và nhiệt tâm tông đồ của các nhà truyền giáo phương tây tiên khởi. Bất chấp mọi khó khăn ngăn trở, các ngài cố bám trụ từng thôn làng, đi vào lòng dân bằng tấm lòng không biên giới của Đức Kitô. Rất tiếc, với lối nhìn "trên-xuống" thành kiến của nền văn minh phương tây, kèm theo niềm tin độc tôn "Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ", những cuộc đối thoại liên tôn giáo dường như không có chân đứng, và nhiều quan điểm văn hoá được nhìn dưới góc cạnh mê tín và lạc đạo. Bất đồng chuyển thành chống đối, tẩy chay, và sau cùng là những cuộc tàn sát đầy thương tâm.
Một số nhà truyền giáo vượt ngoài qũy đạo trên với khoé nhìn rộng mở hơn. Linh mục Đắc Lộ có lần đã phải thốt lên:
"Tôi không thể giấu hai điều làm chúng tôi không hài lòng khi qua khu vực này. Theo tôi đó là việc làm cho người lương dân không muốn vào đạo ta. Tôi cũng thấy khó xử. Người ta tỏ ra rất tôn trọng và muốn trốn lương dân, thế nhưng khi đã rửa tội cho họ rồi thì người ta không thèm nhìn tới họ nữa. Hơn nữa khi họ trở lại, người ta bắt họ phải cởi y phục xứ sở, y phục của tất cả những người lương dân. Không thể tưởng tượng được, lương dân rất bất bình. Tôi không hiểu tại sao mà người ta lại đò cái điều mà Chúa chúng ta không đòi hỏi. Đó là điều làm họ tránh xa phép Rửa và Thiên đàng. Đối với tôi, tôi biết rằng, ở Trung Quốc, tôi đã cực lực phải đói những kẻ bắt giáo dân tân tòng phải cắt tóc. Họ có thói để tóc dài như tóc đàn bà, nếu không, họ không được tự do đi lại trong xứ hay đến thăm các nhà dòng. Tôi đã bảo những kẻ ấy rằng Phúc âm bắt họ gạt bỏ các sai lầm khỏi tâm trí, chứ không phải mớ tóc trên đầu".
Chỉ dẫn của Toà thánh cho các giáo sĩ khi truyền giáo ở phương đông xuất bản năm 1659 nêu rõ:
"Các thừa sai phải được huấn luyện theo luật bác ái Tin mừng, biết thích nghi với phong tục và tính tình người khác.. . Hãy rao giảng cho tín hữu bổn phận trung thành với chính quyền.. . Đừng đưa vào nước họ đất nước của mình mà là đức tin. Đức tin này không làm khai trừ hay làm tổn thương những nghi lễ hay tập tục của bất cứ dân tộc nào cả".
Thế nhưng máu vẫn đổ và những đạo luật cấm đạo vẫn liên tục được đưa ra trải dài từ chúa Trịnh Đàng Ngoài, chúa Nguyễn Đàng Trong đến thời Tây Sơn, Văn Thân, rồi Cần Vương. Hàng trăm, hàng ngàn anh hùng tử đạo gục ngã minh chứng một miền bất khuất vào Tin mừng cứu độ, đồng thời cũng minh chứng một thiếu sót nào đó trong nền tảng truyền giáo học kitô giáo.
Dẫu sao, Kitô giáo cũng đã được dựng nền trên dải đất quê hương Việt Nam và lịch sử đang minh chứng sự triển nở và trưởng thành của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Kitô giáo cũng đâm rễ sâu vào nếp sống thường nhật qua nhiều câu ca dao tục ngữ:
Lễ Rosa (7/10) thì tra hạt bí
Lễ Các Thánh (1/11) thì đánh bí ra
Lễ Các Thánh gánh mạ đi gieo
Lễ Sinh Nhật giật mạ đi cấy
Lễ Ba vua chết cua chết cá
Lễ Nến Tết đến sau lưng
Hoặc gắn liền cuộc sống với nền đạo đức luân lý Kitô Giáo:
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau
Đạo đức là đạo chúa mèo
Tay cầm tràng hạt tay khèo cá rô.. .
... Hướng Tới Luồng Khí Mới
Thập niên 1960 với Vatican II đã thổi luồng khí mới cho Giáo Hội Công Giáo toàn cầu với khẩu hiệu "canh tân" và "đổi thay". Vatican II (1962-1965) tạo bước ngoặt cho Giáo Hội khi khẳng định lại chính mình và chuyển biến thái đội nghi hoặc, chống đối trải dài bao thế kỷ thành cuộc đối thoại đồng hành. Giáo Hội trở thành "lữ hành", nhiệt thành lắng nghe và học hỏi từ thế giới hiện đại, rộng cửa đón chào mọi khuynh hướng khác biệt, mọi niềm tin tôn giáo, mọi nền văn hoá bản xứ.
Nền thần học thừa sai được khai triển rõ nét trong Ad Gentes dựa trên những Hiến chế căn bản của Vatican II: Lumen Gentium và Gaudium et Spec. Ngoài ra, các tài liệu khác của Vatican II cũng cùng liên kết tạo nên cuộc cách mạng nền thần học thừa sai: Nostra Aetate (Tuyên ngôn về các tôn giáo không Kitô giáo), Dignitatis Humanae (Tông huấn về tự do tôn giáo), Unitatis Redintegratio (Tông huấn về đại kết).
Trước tiên Lumen Gentium tái xác quyết sứ mạng thừa sai của Giáo Hội là "loan báo và thiết dựng giữa mọi dân tộc Vương quốc Đức Kitô và Thiên Chúa" (số 5). Như thế, truyền giáo không chỉ là gầy dựng một cơ cấu Giáo Hội tại địa phương nhưng là giao mầm Tin mừng tình yêu bao la của Thiên Chúa cho nhân loại. Truyền giáo càng không là "bành trướng" một chủ nghĩa Giáo Hội công giáo Roma, những là xây dựng "Vương quốc Đức Kitô và Thiên Chúa".
Ad Gentes mở hướng đi mới cho truyền giáo, không bắt nguồn từ lệnh lên đường trong Mt 28:19: "Hãy đi khắp bốn phương.. ." nhưng từ chính Ba Ngôi Thiên Chúa (AG 2). Thay vì phân biệt "bên lương" "bên đạo", Giáo Hội công nhận Thánh Thần đã và đang hoạt động mạnh mẽ nơi mọi dân tộc trước khi các nhà truyền giáo xuất hiện. Thay vì "cứu rỗi các linh hồn", Giáo Hội muốn phát triển cho người toàn diện với trọn vẹn nhân tính chính mình. Ơn cứu độ không chỉ dành riêng cho linh hồn, nhưng là toàn diện mọi góc cạnh người cụ thể, giái phóng chúng ta khỏi mọi tha hoá và phi nhân. Ơn cứu độ không hiểu đơn giản là "thiên đàng" hay niềm hạnh phúc mai hậu. Ơn cứu độ cần được đâm rễ và triển nở ngay trong cuộc sống hiện tại hoà nhịp với mọi thực tại trần thế.
Tiếp nối Ad Gentes, Đức Phaolo 6 trong Tông thư Evangelii Nuntiandi còn nhấn mạnh thừa sai là "chứng tá" hơn là một loại hoạt động. Qua bao đời, ai cũng hiểu truyền giáo là đi loan báo giáo lý Đức Kitô, xây dựng nhà thờ và trường học, lập trạm xá, thiết dự làng cùi.. . Không! Thừa sai chính là tỏ ra bạn là ai. "Ý nghĩa đầu tiên của tin mừng là làm chứng một cuộc sống kitô hữu chân thực.. . Người hôm nay thích lắng nghe các chứng nhân hơn là giáo viên. Nếu họ có lắng nghe các bậc thầy, cũng chỉ là những người đó đang là chứng nhân" (Evangelii Nuntiandi, 41).
Đức Gioan Phaolo 2 đạt kỷ lục với nhiều chuyến đi khắp thế giới, lưu truyền sứ điệp của Thiên Chúa cho "mọi dân tộc, mọi quan niệm ý thức hệ, mọi người thiện hảo" trên toàn thế giới với một "thái độ truyền giáo" thích hợp. Đó là lòng kính trọng "những gì nội tại trong chính bản chất người". Trong chuyến công du tại thành phố Mexico ngày 6 tháng 5 năm 1990, ngài khẳng định: "Thiên Chúa, chủ của lịch sử và định mệnh người, đã muốn ngôi vị giáo hoàng của tôi trở thành giáo hoàng lữ hành tin mừng hoá, đi cùng đường cuối phố, đem đến mọi dân tộc sứ điệp của cứu độ". Dự nền trên Dignitatis Humanae, Đức Gioan Phaolo 2 xác quyết hoạt động truyền giáo của Giáo Hội phải bắt nguồn từ "lòng kính trọng nhân vị, từ trí tuệ con người, ý chí người, lương tâm người, và tự do của mọi người".
Một trong những chuyển đổi lớn trong nền thần học Vatican II là Giáo Hội không còn được xem như chiếc nôi cứu độ duy nhất trên thế giới (LG, 16). Thực thế, các cuộc đối thoại liên tôn giáo đang trở thành chiều kích toàn diện của tin mừng hoá. Hạn từ "tin mừng hoá" đang ngày càng được sử dụng thường xuyên hơn từ ngữ "truyền giáo". Vatican II rất thường xuyên sử dụng hạn từ "Tin Mừng" (157) lần, "Tin Mừng hoá" (31 lần).
Để xác định hướng đi, Giáo Hội đang định nghĩa lại chính mình và tự khẳng định mình rõ nét và chính xác hơn. Giáo Hội học Vatican II đưa ra hai hình ảnh sắc nét về chính mình: Giáo Hội - Dân Thiên Chúa và Giáo Hội - Thân Mình Đức Kitô. Kế đến, hướng về người anh em và thế giới bên ngoài, Giáo Hội không mang sứ mạng thừa sai, nhưng chính Giáo Hội là thừa sai.
Như thế, hoạt động truyền giáo không là thực hiện lời mời "Hãy đi rao giảng cho các dân tộc" của Đức Giêsu, nhưng chính là chân tính của Giáo Hội với tư cách dân Thiên Chúa và thân mình Đức Kitô. Isaia đã phác hoạ mô hình mới bằng hình ảnh cụ thể: "Hãy nới rộng căn lều của bạn, và các vải lều căng rộng ra; đừng cuộn lại; hãy nối dài các dây lều và đóng chắc các cọc lều" (Is 54:2). Qua hình ảnh trên, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cũng như từng cộng đoàn Dân Chúa địa phương và từng thành viên trong Giáo Hội xác định chân tính chính mình bằng thái độ nối vòng tay lớn đến mọi người mọi dân tộc để cùng hình thành một Dân Thiên Chúa, một Thân mình Đức Kitô, một sứ mạng thừa sai.
Nếu hình ảnh của Giáo Hội phổ quát là Dân Thiên Chúa, là thân mình Đức Kitô, là thừa sai, vậy công cuộc truyền giáo của Giáo Hội sẽ ra sao và đi về đâu? Cùng với nền Giáo Hội học mới của Vatican, thiết tưởng cũng nên thiết dựng một mô hình mới với những định hướng mới cho hoạt động truyền giáo trong Giáo Hội hôm nay, cụ thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Và Đi Tìm Mô Hình Mới
Thánh đố lớn lao hôm nay của các Giáo Hội công giáo địa phương là làm sao đem tin mừng Đức Giêsu Kitô cho người địa phương mình hoà nhịp với nét sống và lối suy nghĩa thời đại thiên niên kỷ mới. Thật không dễ dàng và đơn giản!
Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Taipei năm 1974 đề ra đường hướng tin mừng hoá cho các dân tộc Á châu qua cuộc đối thoại ba chiều: với các dân tộc đói nghèo trong vùng, với các nền văn hoá đa dạng phong phú, và với các tôn giáo trụ cột tại Á châu. Theo đó, tin mừng hoá tại Á châu phải đẩy mạnh công bình xã hội, phải sẵn sàn để hội nhập văn hoá, và rộng mở trong cuộc đối thoại liên tôn giáo. Tháng 10, 2006 vừa qua tại Chiang Mai, Thái Lan, Đại hội Truyền giáo Á châu thiết tha muốn đem "Chúa Giêsu Á Châu" đến với "các dân tộc Á châu". Từ thuở đầu, hầu hết các Giáo Hội công giáo Á châu tiếp nhận Tin mừng từ các nhà truyền giáo phương tây, dù muốn dù không, đã và đang bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá văn minh Âu Tây. Ta hiểu Tin mừng cứu độ và Vương quốc Thiên Chúa không hề có biên cương và vượt trên mọi ranh giới dân tộc chủng tộc. Thế nhưng làm sao để gương mặt Giêsu khả ái và sứ điệp của Ngài thâm nhập vào nếp sống người dân Việt không hề bị ngăn trở bởi làn da khác nhau, hay chiếc mũi dài quá khổ của Đức Giêsu Kitô?
Nhìn lại chính mình, Giáo Hội công giáo Việt Nam dựng nền trên dải đất này hơn 500 năm qua. Giòng máu các anh hùng tử đạo hôm xưa bồi bổ các mầm sống đức tin lớn mạnh lớn mãi. Hôm nay, 26 giáo phận xem như phủ khắp các tỉnh thành, và vươn dài đến các buôn làng dân tộc thiểu số miền núi hẻo lánh. Tuy nhiên, con số Kitô hữu Việt Nam vẫn chỉ là thành phần thiểu số khiêm tốn, 7.04% so với dân số toàn quốc. Một mô hình thừa sai mới cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thiết tưởng cần xây nền cho ba ý niệm cốt lõi của Vatican II sau:
a) Hoạt động truyền giáo là trách nhiệm của toàn Giáo Hội:
Nếu Giáo Hội chính là thừa sai, công cuộc này không thể dành riêng cho một số nhỏ giáo sĩ, tu sĩ, và các dòng tu. Mọi người tín hữu khi lãnh nhận Phép rửa cùng chia sẻ trách nhiệm truyền giáo. Lumen Gentium khẳng định qua Phép Rửa, mọi người tin liên kết thành thân mình Đức Kitô và hình thành nên Dân Thiên Chúa. Mọi kitô hữu cùng sẻ chia chức năng tư tế, tiên tri, vương giả của Đức Kitô; nghĩa là cùng lãnh nhận vai trò thừa sai trong Giáo Hội và trên toàn thế giới. Người giáo dân, do chính bản chất ơn gọi của mình, tìm kiếm nước Thiên Chúa bằng cách hội nhập vào các lãnh vực trần thế và xoay chuyển chúng theo kế hoạch Thiên Chúa (số 31).
Theo báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2006, hàng Giáo phẩm có 30 Giám mục đang hoạt động, 3.404 linh mục triều và dòng, và hơn 14.000 tu sĩ nam nữ. Nếu công cuộc truyền giáo chỉ dựa trên những con số trên, hơn 99% nhà truyền giáo dân đầy tiềm năng đang bị lãng phí vô ích.
Vai trò người giáo dân đã được tái khẳng định qua nhiều tài liệu Vatican II. Giáo lý Giáo Hội còn xác quyết tín hữu giáo dân là "tuyến đầu của đời sống giáo hội". Qua họ, Giáo Hội trở thành nguyên lý sống động của xã hội. Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với chủ đề "Sống đạo hôm nay" đẩy mạnh công cuộc dấn thân mục vụ vào môi trường giáo xứ, mời người tín hữu nhập cuộc đem Tin Vui cứu độ thâm nhập đến mọi hang cùng ngõ hẻm, tới với những người bên bờ vực cuộc đời, những người "nghèo kiến thức, nghèo vật chất, nghèo tình thương, nghèo niềm hy vọng.. .".
Nếu người tín hữu Việt Nam nhập cuộc thừa sai khi vẫn đèo bồng mặc cảm "kẻ bề dưới" trước làng giáo phẩm, giáo sĩ, chỉ biết cuối đầu nhận lệnh và làm theo; và nếu tâm thức người giáo dân là chu toàn kinh kệ, bí tích, đôi khi tham gia vài hội đoàn để phục vụ nhà thờ nhà thánh; làm sao những chức năng tư tế, tiên trí, vương giả của người giáo dân có thể hướng về xã hội đời thường với khoé nhìn thừa sai để trở thành "cánh tay nối dài" của Đức Kitô.
Xin được trở về với lời mời gọi khẩn thiết trong Thư Mục vụ năm 2006 của Hội đồng Giám mục Việt Nam:
Vì thế chúng tôi kêu gọi các giáo xứ hãy chăm lo tổ chức những sinh hoạt giáo dục theo từng lứa tuổi, nhằm giúp cho mọi thành phần Dân Chúa, cách riêng là giới trẻ, phát huy được những giá trị Kitô giáo trong đời thường.
Giáo xứ sẽ trở thành môi trường thuận lợi thúc đẩy cộng đoàn Dân Chúa thể hiện những giá trị Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội trong cuộc sống xã hội và mọi sinh hoạt nghề nghiệp.
Cộng đoàn giáo xứ cần quan tâm đến những lĩnh vực mục vụ mới như chăm lo cho anh chị em di dân, cho những nạn nhân của các tệ nạn xã hội, những người bơ vơ hoặc bị bỏ rơi. Chính lòng yêu thương phục vụ chăm lo cho những anh chị em này làm vang lên tại mỗi địa phương sứ điệp đại đồng của Tin Mừng Chúa Kitô.
b) Truyền giáo là "Tin Mừng hoá" và đồng thời "được Tin Mừng hoá":
Truyền giáo không thể được hiểu theo nghĩa một chiều: "đem Chúa đến cho dân ngoại". Thiên Chúa đang có đó và ơn cứu độ đã và đang hoạt động nơi mọi dân tộc không trừ ai. Nhà truyền giáo không chỉ "trở thành Đức Kitô cho người anh em", nhưng cần mở cõi lòng để nhận ra Đức Kitô đang hiện diện và tác động nơi người anh em.
Dụ ngôn người Samari (Lc 10:29-37) có thể là một khai phá rõ nét cho quan điểm "đồng hành thừa sai" này: Hai nhân vật "đạo gốc" với đủ vai vế trong đạo, vị linh mục và thầy tư tế, đang dong duổi trên đường dương thế, chứng kiến một khách bộ hành nằm vắt vưởng bên đường, bị cướp, bị lột trần, bị đánh đập, đang dở sống dở chết. Cả hai cùng tận mắt giáp mặt. Cả hai cùng né tránh tiếp tục hành trình. Người thứ ba cũng cùng lộ trình, một người Samari ngoại quốc và ngoại đạo, thường bị những người "có đạo" khinh khi tẩy chay. Cùng một hiện cảnh nhưng người "vô đạo" đã có những tâm tình và hành động khác hẳn: tiếp cận người hấp hối, xoa dịu những nỗi đau, vực dậy từ vùng đất bụi nhơ nhớp, và sắp xếp một tổ ấm giúp người bị nạn hồi phục. Tất cả do nguồn tài nguyên riêng mình và phát xuất từ chính nhịp đập con tim của người được xem là "vô đạo". Đức Giêsu kết thúc dụ ngôn với lòng nhắn gửi: "Hãy đi và làm như thế".
"Hãy đi và làm như thế" chính là mệt lệnh truyền giáo. Ẩn sâu dưới mệnh lệnh là một đường hướng linh đạo: Đối kháng với con tim khô cháy, với thái độ nhân bản dửng dưng, với nét cao ngạo của giới "đạo gốc" là xoa dầu, bóp thuốc, là vực dậy, đỡ nâng, là sẻ chia phần sống chính mình để nuôi sống người anh em. Ai ngờ đâu linh đạo truyền giáo này lại phát xuất từ một nhật vật "vô đạo", một người Samari.
Giáo Hội Công giáo Việt Nam với mấy trăm năm lịch sử dẫu sao cũng vẫn chỉ là tôn giáo sinh sau đẻ muộn trên phần đất này. Và Kitô giáo dưới cặp mắt hầu hết người dân Việt hôm nay vẫn đâu có phảng phất nét ngoại lai Ây Tây. Chúng ta can đảm đối diện với thách đối trên không bằng nét phân biệt bên lương - bên đạo, nhưng cùng với Vatican II nhập cuộc hội nhập văn hoá và rộng mở với những đối thoại liên tôn.
c) Truyền giáo gắn liền với con người toàn diện:
Truyền giáo hướng tới con người toàn diện bao gồm tâm linh, tinh thần, cũng như mọi góc cạnh của cuộc sống xã hội, kinh tế, chính trị. Khi được định nghĩa Giáo Hội như muối, nhưng men trong đời, Giáo Hội trở thành bạn đồng hành với xã hội, sẻ chia thân phận trần thế với thế giới (GS 40).
Nói đến tin mừng hoá người tín hữu thường hình dung ra một lớp giáo lý tân tòng hoặc ai đó đi gõ cửa từng nhà loan báo cho mọi người nếu họ không chấp nhận Đức Giêsu sẽ bị xuống hoả ngục đời đời. Quả là một "tin mừng hoá" phản Tin mừng! Tin mừng hoá hiểu đơn giản là "loan báo một Tin Vui". Tin Vui đây không gì khác hơn là tình yêu hiến tặng nhưng không của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Kitô giáo không là một hợp những điều phải tin, những quy luật phải tuân hành. Kitô giáo không xác quyết một chân lý nhưng là một nhân vật: Đức Giêsu Zazaret và Tin Vui Ngài loan báo: một tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa cho từng người chúng ta.
Trong thông điệp đầu tiên của Đức Gioan Phaolo 2, Redemptor Hominis, ngài khẳng định "Chúng ta không thể đối diện với 'con người trừu tượng', nhưng là những nhân vật có thật, cụ thể, con người lịch sử". Nếu Đức Kitô mang ơn cứu độ đến từng cá nhân cá biệt, vai trò thừa sai của Giáo Hội cũng phải đi vào từng cuộc sống cá biệt với một người sống riêng biệt của họ.
Trở về với đất nước và con người Việt nam chúng ta phải chân nhận những đặc tính chuyên biệt của riêng mình:
- Việt Nam chiếm diện tích hơn 300.000 cây số vuông, nhỏ hơn cả một tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam. Nhưng với dân số hơn 80 triệu và mật độ 240 người trên 1 cây số vuông, Việt Nam sếp hạng hai về dân số và hạng ba về mật độ trong vùng Đông Nam Á, sau Philippines và Singgapore là hai quốc gia về vượt trội về đô thị hoá.
- Việt Nam là một dân tộc rất trẻ, hơn 60% dân số dưới 25 tuổi. Tỷ lệ này gấp đôi Nhật, Hong Kông, Singapore, và là con số ước mơ tại các nước tư bản phương tây. Trình độ giáo dục so với vài thập niên gần đây được nâng cao đáng kể.
- Các nước Đông Nam Á đều đa sắc tộc. Riêng Việt Nam lại được xem là khá thuần chủng với hơn 85% người Việt. Sau bao cuộc đô hộ và chiến tranh, Việt Nam vẫn giữ được bản sắc văn hoá riêng mình, hơn nữa, được nâng cao nhờ thu lượm tinh hoa của các dân tộc khác.
- Việt Nam đang trên đà phát triển và rộng mở với thế giới toàn cầu: gia nhập ASEAN và Khối Hợp tác kinh tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) năm 1995, và mới được chính thức gia nhập WTO tháng 11, 2006. Nền kinh tế thị trường tăng trưởng mạnh với mức độ 19%/năm.
- Không như nhiều người lầm tưởng, mô hình thôn làng vẫn là khung cảnh sinh hoạt của 80% dân chúng là yếu tố nền tảng cho sự cố kết của dân tộc Việt.
- Óc tín ngưỡng của người Việt thể hiện trên mọi lãnh vực cuộc sống, chú trọng nền đạo đức nhân bản. Quang niệm đông phương không cho phép thách đố trời, như phục tùng và mềm dẻo khuôn mình theo để tồn tại.
Thư Mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1982 đã khẳng định: "Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, với người Công giáo không những là tình cảm tự nhiên phải có mà là đòi buộc của Phúc Âm". Trong nếp sống cụ thể, làm sao để hàng giáo phẩm cũng như từng người giáo dân thể hiện linh đạo thừa sai vào từng ngóc ngách con người Việt Nam cụ thể và toàn diện?
Báo cáo của Ủy ban Bác ái Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam 2006 đang gióng lên tiếng chuông thức tỉnh tâm thức truyền giáo của Giáo Hội Công giáo Việt Nam hiện tại:
... Các giáo phận chưa quan tâm mất đến sinh hoạt xã hội vì đời sống đạo của nhiều linh mục, tu sĩ lẫn giáo dân thường tập trung vào nghi lễ, phụng vụ, kinh nguyện nên hoạt động của ban BAXH giáo phận chưa rõ nét.
Trong 26 giáo phận, chỉ có vài giáo phận có họat động xã hội tích cực lo cho người nghèo khổ, tàn tật, di dân và tệ nạn xã hội.. .. Khi UB.BAXH trung ương mở các khóa huấn luyện về tổ chức, quản lý, công tác xã hội, giáo dục giới trẻ, khuyết tật,.. . những người này thấy các khóa học đó không cần thiết nên không gửi người tới học. Hầu hết họ chỉ muốn những gì cụ thể như UB/BAXH cung cấp tài chính cho họ xây trường học, mở lớp đào tạo nghề, xây dựng công trình nước sạch, làm cầu đường, cấp phát học bổng cho học sinh nghèo,.. . Nhưng những việc đó vượt ngòai đường hướng và khả năng của Ủy ban.
Lần giở từng trang báo, lắng nghe từng bản tin mỗi ngày, những người có chút tâm tư với đất nước, dân tộc không khỏi khắc khoải bần thần khi tệ nạn xã hội gia tăng, mái ấm gia đình đang nát tan do ảnh hưởng nền kinh tế tiêu thụ, giới trẻ thác loạn và băng hoại do những khủng hoảng thời kỳ đổi mới và mởrộng. Ai sẽ là người khai mào cuộc xây dựng từ hoang tàn đổ nát nếu không là các Kitô hữu với tâm thức truyền giáo, sẵn sàng đưa Chúa Giêsu nhập cuộc xã hội Việt Nam.
Hãy lắng nghe tâm sự của một cô gái trên báo Thanh Niên tháng 12 vừa qua:
Mười tám tuổi, tôi đã nếm trải đủ mùi vị của đời. Tôi từng là một kiều nữ danh tiếng tại một vũ trường có thể gọi là cao cấp trong thành phố, ban ngày thì cặp kèo những qúi tử, còn ban đêm thì đốt tương lai trong các động lắc, trong tiếng nhạc quay cuồng. Cha mẹ tôi là những thương gia thành đạt, họ có thể chu cấp cho tôi bất cứ thứ gì mà tôi muốn, nhưng cái điều mà tôi cần thì bố mẹ tôi chẳng bao giờ đáp ứng được. Họ chẳng bao giờ hỏi chuyện học hành, bè bạn của tôi ra sao. Bao giờ cũng chỉ là tiền với tiền và những cuộc cãi vã giữa họ.
Và một vấn nạn được nêu lên thay cho lời kết:
Nếu 26 giáo phận với gần 2000 cộng đoàn giáo xứ trên toàn đất nước Việt Nam chỉ thu mình trong một số sinh hoạt nội bộ, chủ yếu là phụng vụ bí tích và giảng dạy giáo lý, nhường những công tác xã hội cho một số Ủy ban cấp cao trong giáo phận, hoặc tệ hơn, "của Caesar xin trả về cho Caesar", sứ mệnh thừa sai của Giáo Hội sẽ đi về đâu?
(Nguồn: Bản tin Hiệp Thông của HĐGMVN, số 38, tháng 12,2006)