VATICAN -- Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời ca ngợi trên đây trong buổi tiếp kiến hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 12-9-2007.
Vì Đức Thánh Cha vừa mới công du mục vụ nước Áo về, nên trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các tâm tình và kinh nghiệm của ngài. Đức Thánh Cha cảm tạ Chúa và bầy tỏ vui mừng vì đã có thể đến viếng thăm và hành hương nước Áo, là quốc gia nằm sát quê sinh của ngài, nhận dịp mừng kỷ niệm 850 năm đền thánh Đức Bà Mariazell, là trung tâm thánh mẫu quan trọng nhất nước Áo, cũng được tín hữu Hungari và các quốc gia láng giềng sùng kính. Khẩu hiệu chuyến viếng thăm mục vụ và hành hương là ”Nhìn lên Chúa Kitô”: đến gặp gỡ Mẹ Maria là Đấng chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu.
Chương trình chuyến viếng thăm bắt đầu với lễ nghi kính viếng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm, rồi công trường Do thái để tưởng niệm cuộc diệt chủng các anh chị em Do thái. Tiếp đến là chào thăm tổng thống Cộng Hòa Áo và gặp gỡ ngoại giao đoàn. Đề cập đến các cuộc gặp gỡ cần thiết này ĐTC nói: ”Đây là những dịp qúy báu, trong đó Người Kế Vị Thánh Phêrô có thể khích lệ hàng lãnh đạo các quốc gia luôn chú ý đến nền hòa bình và sự phát triển kinh tế xã hội đích thực. Đặc biệt khi nhìn vào Âu châu, tôi đã tái lập lại lời khuyến khích tiếp tục tiến trình hiệp nhất âu châu, dựa trên các gía trị được gợi hứng từ gia tài kitô chung. Ngoài ra, Mariazell là một trong các biểu tượng găp gỡ giữa các dân tộc âu châu chung quanh lòng tin kitô. Làm sao mà quên đươc rằng Âu châu đã là đại lục có truyền thống tư tưởng kết hiệp giữa lòng tin, lý trí và tỉnh cảm? Các triết gia nổi tiếng, kể cả những vị không có lòng tin, cũng đã thừa nhận vai trò nòng cốt của Kitô giáo trong việc duy trì cho lương tâm ngày nay khỏi rơi vào các lệch lạc duy hư vô hay qúa khích”.
Tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm chuyến viếng thăm mục vụ hành hương tại Áo, Đức Thánh Cha đề cập tới thánh lễ dâng tại đền thánh Đức Bà Mariazell sáng thứ 7 mùng 8 tháng 9, lễ Sinh Nhật Đức Mẹ. Gốc gác đền thánh này bắt đầu vào năm 1157, khi một tu sĩ biển đức thuộc đan viện thánh Lambrecht gần đó được sai đến rao giảng tại đây và được tượng Đức Mẹ mà
người mang theo cứu giúp. Căn phòng nhỏ, nơi tu sĩ đặt tượng Đức Mẹ, sau đó trở thành nơi hành hương và một đền thánh được xây lên kính ”Đức Mẹ Ban Ơn”, cũng gọi là ”Mẹ Cả của nước Áo”. Đức Thánh Cha nói ngài khâm phục lòng tin của hàng chục ngàn tín hữu chịu mưa lạnh sốt sắng tham dự thánh lễ kỷ niệm. Khẩu hiệu mà Hội Đồng Giám Mục Áo đã chọn cho cho lộ trình chuẩn bị mừng kỷ niệm này là ”Nhìn lên Chúa Kitô”. Mọi người đã chiêm ngưỡng bức tượng Đức Mẹ tay chỉ Chúa Giêsu và Chúa Hài Đồng trên canh tay Mẹ với đôi tay giang rộng. Nhìn Chúa Giêsu với đôi mắt của Mẹ Maria có nghĩa là găp gỡ Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đã làm người và chết trên thập gía cho chúng ta.
Sau thánh lễ đã có lễ nghi sai các thành viên hội đồng mục vụ ra đi về các giáo xứ toàn nước. Qua cử chỉ này Đức Thánh Cha đã phó thác cho Mẹ Maria mạng lưới các giáo xứ phục vụ sự hiệp thông và sứ mệnh truyền giáo. Tại đền thánh Đức Bà Mariazell Đức Thánh Cha cũng đã chủ sự buổi hát Kinh Chiều với các linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh. Với các hạn hẹp của mình và chính trong sự đơn sơ khiếm tốn, họ là lớp người cố gắng cống hiến cho mọi người một phản ánh lòng tốt và vẻ đẹp của Thiên Chúa, bằng cách theo Chúa Giêsu trên con đường khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời, là ba lời khấn có ý nghĩa kitô học, trong tương quan với giáo hội chứ không phải trong chiều kích duy cá nhân.
Sáng Chúa Nhật mùng 9 tháng 9 Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ trong nhà thờ chính tòa thánh Stephano của thủ đô Vienne, và giảng về ý nghĩa và giá trị ngày Chúa Nhật, để ủng hộ phong trào ”Liên minh bảo vệ ngày Chúa Nhật tự do”. Thuộc phong trào này cũng có nhiều nhóm không kitô. Như là những người tin Chúa, kitô hữu có các lý do sâu xa, giúp sống Ngày của Chúa như giáo hội dậy: ”Không có ngày Chúa Nhật chúng tôi không sống được”. Đây là lời các kitô hữu thành Abitene bên Thổ Nhĩ Kỳ, đã nói với quan tòa, khi bị bắt đang khi cử hành thánh lễ hồi năm 304, và bị điệu ra xét xử. Áp dụng cho ngày nay Đức Thánh Cha nói: ” Cả chúng ta là các kitô hữu của năm hai ngàn, chúng ta cũng không thể sống, mà không có ngày Chúa Nhật, là ngày trao ban ý nghĩa cho công việc làm và sự nghỉ ngơi, nó thời sự hóa ý nghĩa của việc tạo dựng và ơn cứu chuộc, nó diễn tả giá trị của sự tư do và việc phuc vụ tha nhân... tất cả những điều đó là ngày Chúa Nhật: hơn là một điều luật rất nhiều! Nếu các dân tộc có nền văn minh cổ xưa kitô từ bỏ ý nghĩa này và để cho ngày Chúa Nhật bị giản lược vào ngày cuối tuần hay dịp tìm lợi nhuận trần tục và buôn bán thương mại, thì điều này có nghĩa là họ đã quyết định từ chối nền văn minh của mình rồi.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã thăm đan viện Heiligenkreuz của các tu sĩ Xitô hiện diện tại đây từ 874 năm qua. Bên cạnh đan viện cũng có trường cao học triết và thần học mới được tước hiệu ”giáo hoàng”. Nói chuyện với các tu sĩ, Đức Thánh Cha đã đề cao giá trị của lời cầu nguyện như là việc chúc tụng và thờ lậy Thiên Chúa vì vẻ đẹp và lòng lành vô cùng của Chúa. Không được phép đặt để bất cừ gì trước nhiệm vụ chúc tụng ấy. Cùng với giờ làm việc và nghỉ ngơi, toàn cuộc sống của các tu sĩ tóm gọn trong việc phụng tự và hướng về Thiên Chúa. Việc học thần học không thể bị tách rời khỏi cuộc sống thiêng liêng và lời cầu nguyện, như thánh Bernard thành Clairveaux, tổ phụ dòng Xitô, đã dậy.
Cuộc gặp gỡ sau cùng trong chuyến viếng thăm là thế giới của những người thiện nguyện, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau dấn thân phục vụ tha nhân trong cộng đoàn giáo hội cũng như trong cộng đoàn dân sự. Thiện nguyện không chỉ là ”làm”, mà trước hết là một kiểu sống phát xuất từ con tim, từ thái độ biết ơn đối với sự sống và thúc đẩy phải ”trả lại” và chia sẻ với tha nhân các ơn đã nhận lãnh. Với cuộc gặp gỡ này Đức Thánh Cha đã muốn khích lệ nền văn hóa thiện nguyện. Nó không phải là việc can thiệp thay thế cho nhà nước và các cơ cấu công cộng, nhưng như là một sự hiện diện bổ túc và luôn cần thiết để duy trì sống động sự chú ý đối với các người rốt hết và thăng tiến một kiểu chú ý tới từng người trong việc trợ giúp. Đức Thánh Cha đã không quên cám ơn các giới chức đạo đời và tất cả những ai đã góp phần làm cho chuyến viếng thăm hành hương tại Áo được trôi chảy tốt đẹp.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungari, Tchèques, Croat, Sloveni và tiếng Ý. Chào đông đảo các ban trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới ngài nói thứ bẩy tuần vừa qua Giáo Hội đã mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, và hôm nay mừng Danh Thánh Đức Mẹ. Ngài xin Mẹ Thiên Chúa đồng hành với mọi người trong năm phung vụ, hướng dẫn người trẻ trên con đường ngày càng gằn bó hơn với Tin Mừng của Chúa. Đức Thánh Cha xin Mẹ khích lệ các anh chị em đau yếu biết thanh thản đón nhận ý Chúa, và giúp các cặp vợ chồng mới cưới biết xây dựng cuộc sống gia đình theo mẫu gương của Thánh Gia Nagiarét xưa kia.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho moi người.
Vì Đức Thánh Cha vừa mới công du mục vụ nước Áo về, nên trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các tâm tình và kinh nghiệm của ngài. Đức Thánh Cha cảm tạ Chúa và bầy tỏ vui mừng vì đã có thể đến viếng thăm và hành hương nước Áo, là quốc gia nằm sát quê sinh của ngài, nhận dịp mừng kỷ niệm 850 năm đền thánh Đức Bà Mariazell, là trung tâm thánh mẫu quan trọng nhất nước Áo, cũng được tín hữu Hungari và các quốc gia láng giềng sùng kính. Khẩu hiệu chuyến viếng thăm mục vụ và hành hương là ”Nhìn lên Chúa Kitô”: đến gặp gỡ Mẹ Maria là Đấng chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu.
Chương trình chuyến viếng thăm bắt đầu với lễ nghi kính viếng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm, rồi công trường Do thái để tưởng niệm cuộc diệt chủng các anh chị em Do thái. Tiếp đến là chào thăm tổng thống Cộng Hòa Áo và gặp gỡ ngoại giao đoàn. Đề cập đến các cuộc gặp gỡ cần thiết này ĐTC nói: ”Đây là những dịp qúy báu, trong đó Người Kế Vị Thánh Phêrô có thể khích lệ hàng lãnh đạo các quốc gia luôn chú ý đến nền hòa bình và sự phát triển kinh tế xã hội đích thực. Đặc biệt khi nhìn vào Âu châu, tôi đã tái lập lại lời khuyến khích tiếp tục tiến trình hiệp nhất âu châu, dựa trên các gía trị được gợi hứng từ gia tài kitô chung. Ngoài ra, Mariazell là một trong các biểu tượng găp gỡ giữa các dân tộc âu châu chung quanh lòng tin kitô. Làm sao mà quên đươc rằng Âu châu đã là đại lục có truyền thống tư tưởng kết hiệp giữa lòng tin, lý trí và tỉnh cảm? Các triết gia nổi tiếng, kể cả những vị không có lòng tin, cũng đã thừa nhận vai trò nòng cốt của Kitô giáo trong việc duy trì cho lương tâm ngày nay khỏi rơi vào các lệch lạc duy hư vô hay qúa khích”.
Tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm chuyến viếng thăm mục vụ hành hương tại Áo, Đức Thánh Cha đề cập tới thánh lễ dâng tại đền thánh Đức Bà Mariazell sáng thứ 7 mùng 8 tháng 9, lễ Sinh Nhật Đức Mẹ. Gốc gác đền thánh này bắt đầu vào năm 1157, khi một tu sĩ biển đức thuộc đan viện thánh Lambrecht gần đó được sai đến rao giảng tại đây và được tượng Đức Mẹ mà
người mang theo cứu giúp. Căn phòng nhỏ, nơi tu sĩ đặt tượng Đức Mẹ, sau đó trở thành nơi hành hương và một đền thánh được xây lên kính ”Đức Mẹ Ban Ơn”, cũng gọi là ”Mẹ Cả của nước Áo”. Đức Thánh Cha nói ngài khâm phục lòng tin của hàng chục ngàn tín hữu chịu mưa lạnh sốt sắng tham dự thánh lễ kỷ niệm. Khẩu hiệu mà Hội Đồng Giám Mục Áo đã chọn cho cho lộ trình chuẩn bị mừng kỷ niệm này là ”Nhìn lên Chúa Kitô”. Mọi người đã chiêm ngưỡng bức tượng Đức Mẹ tay chỉ Chúa Giêsu và Chúa Hài Đồng trên canh tay Mẹ với đôi tay giang rộng. Nhìn Chúa Giêsu với đôi mắt của Mẹ Maria có nghĩa là găp gỡ Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng đã làm người và chết trên thập gía cho chúng ta.
Sau thánh lễ đã có lễ nghi sai các thành viên hội đồng mục vụ ra đi về các giáo xứ toàn nước. Qua cử chỉ này Đức Thánh Cha đã phó thác cho Mẹ Maria mạng lưới các giáo xứ phục vụ sự hiệp thông và sứ mệnh truyền giáo. Tại đền thánh Đức Bà Mariazell Đức Thánh Cha cũng đã chủ sự buổi hát Kinh Chiều với các linh mục, tu sĩ, phó tế và chủng sinh. Với các hạn hẹp của mình và chính trong sự đơn sơ khiếm tốn, họ là lớp người cố gắng cống hiến cho mọi người một phản ánh lòng tốt và vẻ đẹp của Thiên Chúa, bằng cách theo Chúa Giêsu trên con đường khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời, là ba lời khấn có ý nghĩa kitô học, trong tương quan với giáo hội chứ không phải trong chiều kích duy cá nhân.
Sáng Chúa Nhật mùng 9 tháng 9 Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ trong nhà thờ chính tòa thánh Stephano của thủ đô Vienne, và giảng về ý nghĩa và giá trị ngày Chúa Nhật, để ủng hộ phong trào ”Liên minh bảo vệ ngày Chúa Nhật tự do”. Thuộc phong trào này cũng có nhiều nhóm không kitô. Như là những người tin Chúa, kitô hữu có các lý do sâu xa, giúp sống Ngày của Chúa như giáo hội dậy: ”Không có ngày Chúa Nhật chúng tôi không sống được”. Đây là lời các kitô hữu thành Abitene bên Thổ Nhĩ Kỳ, đã nói với quan tòa, khi bị bắt đang khi cử hành thánh lễ hồi năm 304, và bị điệu ra xét xử. Áp dụng cho ngày nay Đức Thánh Cha nói: ” Cả chúng ta là các kitô hữu của năm hai ngàn, chúng ta cũng không thể sống, mà không có ngày Chúa Nhật, là ngày trao ban ý nghĩa cho công việc làm và sự nghỉ ngơi, nó thời sự hóa ý nghĩa của việc tạo dựng và ơn cứu chuộc, nó diễn tả giá trị của sự tư do và việc phuc vụ tha nhân... tất cả những điều đó là ngày Chúa Nhật: hơn là một điều luật rất nhiều! Nếu các dân tộc có nền văn minh cổ xưa kitô từ bỏ ý nghĩa này và để cho ngày Chúa Nhật bị giản lược vào ngày cuối tuần hay dịp tìm lợi nhuận trần tục và buôn bán thương mại, thì điều này có nghĩa là họ đã quyết định từ chối nền văn minh của mình rồi.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã thăm đan viện Heiligenkreuz của các tu sĩ Xitô hiện diện tại đây từ 874 năm qua. Bên cạnh đan viện cũng có trường cao học triết và thần học mới được tước hiệu ”giáo hoàng”. Nói chuyện với các tu sĩ, Đức Thánh Cha đã đề cao giá trị của lời cầu nguyện như là việc chúc tụng và thờ lậy Thiên Chúa vì vẻ đẹp và lòng lành vô cùng của Chúa. Không được phép đặt để bất cừ gì trước nhiệm vụ chúc tụng ấy. Cùng với giờ làm việc và nghỉ ngơi, toàn cuộc sống của các tu sĩ tóm gọn trong việc phụng tự và hướng về Thiên Chúa. Việc học thần học không thể bị tách rời khỏi cuộc sống thiêng liêng và lời cầu nguyện, như thánh Bernard thành Clairveaux, tổ phụ dòng Xitô, đã dậy.
Cuộc gặp gỡ sau cùng trong chuyến viếng thăm là thế giới của những người thiện nguyện, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau dấn thân phục vụ tha nhân trong cộng đoàn giáo hội cũng như trong cộng đoàn dân sự. Thiện nguyện không chỉ là ”làm”, mà trước hết là một kiểu sống phát xuất từ con tim, từ thái độ biết ơn đối với sự sống và thúc đẩy phải ”trả lại” và chia sẻ với tha nhân các ơn đã nhận lãnh. Với cuộc gặp gỡ này Đức Thánh Cha đã muốn khích lệ nền văn hóa thiện nguyện. Nó không phải là việc can thiệp thay thế cho nhà nước và các cơ cấu công cộng, nhưng như là một sự hiện diện bổ túc và luôn cần thiết để duy trì sống động sự chú ý đối với các người rốt hết và thăng tiến một kiểu chú ý tới từng người trong việc trợ giúp. Đức Thánh Cha đã không quên cám ơn các giới chức đạo đời và tất cả những ai đã góp phần làm cho chuyến viếng thăm hành hương tại Áo được trôi chảy tốt đẹp.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungari, Tchèques, Croat, Sloveni và tiếng Ý. Chào đông đảo các ban trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới ngài nói thứ bẩy tuần vừa qua Giáo Hội đã mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, và hôm nay mừng Danh Thánh Đức Mẹ. Ngài xin Mẹ Thiên Chúa đồng hành với mọi người trong năm phung vụ, hướng dẫn người trẻ trên con đường ngày càng gằn bó hơn với Tin Mừng của Chúa. Đức Thánh Cha xin Mẹ khích lệ các anh chị em đau yếu biết thanh thản đón nhận ý Chúa, và giúp các cặp vợ chồng mới cưới biết xây dựng cuộc sống gia đình theo mẫu gương của Thánh Gia Nagiarét xưa kia.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho moi người.