Chủ đề "Hiệp thông giữa các cộng đoàn"
LINZ, Áo quốc - Mùa hè đến, mang theo những tia nắng làm cho tiết trời trở nên ấm áp và dễ chịu. Những cánh rừng xanh tươi, trăm hoa đua nở khoe sắc quyến rũ; những chú ong chị bướm rời khỏi tổ của mình để thưởng thức hương và hút mật. Phía trên cao, các chú chim đang líu lo ca hót những bản nhạc thật du dương, làm cho khung cảnh vốn hiền hòa xinh đẹp lại càng thêm lãng mạng.
Xem hình ảnh
Cũng thế, theo truyền thống tốt đẹp, mỗi độ hè về, anh chị em công giáo Việt Nam tại thành phố Linz (Áo Quốc) hành hương kính Đức Mẹ Maria, đây cũng là dịp các thành viên trong cộng đoàn gặp gỡ, giao lưu và sống chung với nhau trong sự che chở của Mẹ hiền Maria. Năm nay, lần đầu tiên cuộc hành hương được mở rộng với sự tham dự mọi người công giáo Việt Nam trên khắp Áo Quốc, dưới sự hướng dẫn của linh mục Matthias Hoàng Vinh, thuộc dòng Augustinô.
14 giờ ngày 10.07.09, Những đoàn người ở khắp mọi miền Áo Quốc, từ Linz, Vienna, Salzburg, Tirol,… và có cả một số anh chị em từ München, Đức Quốc cùng về giáo xứ Tattendorf trong niềm hân hoan. Làng Tattendorf vốn nhỏ bé và yên tĩnh, hôm nay bỗng trở nên nhộn nhịp hơn, vui hơn. Người dân bản xứ niềm nở chào thăm và đón tiếp chúng tôi trong tình thương mến. Các cụ ông cụ bà, các anh chị, các bạn trẻ và các em thiếu nhi tay bắt mặt mừng thân mật và vui vẻ, cứ tưởng như tất cả đã quen biết nhau từ lâu lắm rồi; mà đúng vậy, tất cả chúng tôi người Việt Nam, là anh chị em với nhau trong cùng một dạ Âu Cơ, và hơn thế nữa chúng tôi là con của Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội.
Sau đó mọi người cùng nhau dựng trại. Những thao tác thật nhanh nhẹn, chỉ trong chốc lát đã hình thành một vườn trại với nhiều kiều dáng và màu sắc khác nhau thật phong phú.
17 giờ 30 phút, cộng đoàn hiệp thông kính Đức Mẹ Maria qua tràng chuỗi mân côi và cao điểm là thánh lễ sau đó. Sau thánh lễ, cộng đoàn dùng cơm tối chung với nhau bên ngọn lửa ấm áp. Ngọn lửa này cũng chính là nơi anh chị em giao lưu, ca hát và nhảy múa thật vui vẻ. Vì tâm đầu ý hợp nên mãi đến khuya, 1 giờ sáng hôm sau, chúng tôi mới chia tay đi nghỉ đêm. Căn lều nhỏ bé hôm nay là mái ấm cho mỗi người, mỗi gia đình; khu vườn nhỏ bé trở nên một mái nhà chung cho tất cả mọi người.
9 giờ ngày 11.07.09, cộng đoàn sinh hoạt chung với nhau, trong khoảnh khắc này chúng tôi học hỏi về chủ đề "Hiệp Thông Giữa Các Cộng Đoàn". Vì hiệp thông giữa các cộng đoàn thật là quí giá và khẩn thiết cho mỗi người chúng ta. Một Giáo Hội không chỉ giới hạn nơi cộng đoàn mình sinh hoạt mà còn nới rộng và liên kết với các cộng đoàn khác để tạo nên một Giáo Hội Chúa Kitô phổ quát. Đề tài cũng chính là mối quan tâm của các vị chủ chăn, và cũng chính là mục tiêu mục vụ của Giáo Hội. Nó sẽ được triển khai một cách sâu rộng hơn vào buổi chiều cùng ngày.
12 giờ 30 phút, thánh lễ trọng thể được cử hành tại Giáo xứ Maria Lanzendorf - được dâng kính cho Đức Mẹ Maria sầu bi - do linh mục Matthias Hoàng Vinh chủ tế. Trong bài giảng, linh mục chủ tế chia sẻ về mầu nhiệm đau khổ. Vì mỗi người đều cất lên tiếng khóc khi chào đời, gặp nhiều khó khăn vất vả và thử thách trong cuộc sống, và sẽ vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc nuối và khóc thương của người khác. Tất cả dường như được dệt bởi những giọt lệ vui buồn và hạnh phúc. Mẹ Maria là chứng nhân và cũng là nhân chứng của sự đau khổ. Mẹ đồng hành với con Mẹ - là Chúa Giêsu - từ lúc chào đời nơi hang đá nghèo hèn và lạnh lẽo, đến những nơi Con Mẹ đi loan báo ơn cứu độ và cao điểm là cuộc thương khó, cái chết nhục nhã trên thập giá và sự phục sinh vinh quang. Mẹ Maira không cất cho chúng ta khỏi đau khổ, nhưng Mẹ dạy cho chúng ta biết giá trị của đau khổ. Có trải qua đau khổ mới đón nhận được ơn cứu độ.
Sau thánh lễ, cộng đoàn được hướng dẫn tham quan ngôi thánh đường nổi tiếng này do thánh vương Leopold xây dựng năm 1669.
Sau đó chúng tôi trở về Tattendrof dùng cơm trưa. Rồi sinh hoạt chung với nhau để đào sâu hơn về đề tài "Hiệp Thông Giữa Các Cộng Đoàn", mà sáng nay đã đề cập đến. Trước tiên linh mục Matthias Hoàng Vinh nhấn mạnh rằng: tha nhân chính là yếu tố làm nên cuộc đời ta, vì "không ai là một hòn đảo" biệt lập. Một Thiên Chúa duy nhất nhưng Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần là hình ảnh của một gia đình, một công đoàn.
Vợ chồng cần có nhau, con cái có ông bà, cha mẹ và anh chị em. Rộng lớn hơn, cộng đoàn được hình thành qua sự hiệp thông và hiệp nhất trong thương yêu giữa các phần tử lại với nhau. Giáo hội là thân thể và Đức Kitô là đầu của thân thể ấy. Nghĩa là tất cả chúng ta là một trong Đức Kitô.
Kế đến chúng tôi chia ra thành từng nhóm nhỏ để thảo luận. Các tổ đã chia sẻ với nhau một cách chân thành, cởi mở và thẳng thắng, làm sao để giúp cho cá nhân và cộng đoàn được thăng tiến trong sự hiệp nhất yêu thương. Cộng đoàn được hình thành từ các cá nhân, và để có một cộng đoàn hiệp nhất thì mỗi người, trước tiên phải tu chỉnh chính mình, bỏ đi những ý riêng để đón nhận ý chung, cảm thông với người khác và giúp những người còn tự ti mặc cảm hội nhập với cộng đoàn trong tình tương thân tương ái. Mỗi người đóng góp, hay nói cách khác là cho đi những gì mình có thể, tất cả để làm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân.
Như Lão Tử dạy:
"Đài cao chín tầng
khởi từ nhúm đất con.
Đi xa ngàn dặm,
khởi đầu một bước chân."
Hay:
"Giải kỳ phân
Tỏa kỳ nhuệ
Hòa kỳ quang
Đồng kỳ trần."
Giải kỳ phân là xoá bỏ những ngăn cách. Tỏa kỳ nhuệ nghĩa là mỗi người phải học biết và cố gắng gọt bỏ những thói hư tật xấu, tích ích kỷ, để làm tỏa sáng ra những gì là tinh anh, thiện hảo. Hòa kỳ quang là mọi người cùng kết hợp, cộng tác và trao ban cho nhau những gì là tốt đẹp nhất, sáng ngời nhất của chính mình. Đồng kỳ trần nghĩa là mỗi người trong chúng ta nên nhớ và phải hiểu mình là những con người mang kiếp bụi trần như nhau. Điều đó được Đức Giêsu dạy và chứng minh một cách hùng hồn qua cuộc đời của Ngài, mà thánh Phaolo tông đồ đã thuật lại trong thư gởi tín hữu thành Philipphê: "Đức Giê-su Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa" (Phil 2, 6-11).
Khổng Tử cũng dạy rằng: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân", nghĩa là những gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình cũng đừng làm cho người ta. Điều này thật đúng, bởi như thế chúng ta sẽ không gieo rắc những tiếng xấu, những điều bất hạnh cho anh chị em của mình. Một cách tích cực hơn, Đức Giêsu cho chúng ta một khuôn vàng thước ngọc để xây dựng cộng đoàn trong tình thương và hiệp nhất: "Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta" (Mt 7, 12).
Nhưng để có thể cho, mỗi người cần phải có, vì có mới cho được. Muốn có, cần phải kín múc nơi các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể. Nơi ấy chúng ta sẽ đón nhận được sức mạnh nội tại và tình yêu vị tha, hầu chúng ta có thể vượt qua những trở ngại mà hân hoan phục vụ và xây dựng cộng đoàn một cách tốt nhất. Một cộng đoàn yêu thương là một Giáo hội hiệp nhất giữa các cộng đoàn trong Chúa Kitô.
Một chi tiết đã làm cho tôi thật cảm động - mà có lẽ các thành viên tham dự cũng cảm nhận được điều đó - tôi xin được phép chia sẻ ra đây, bởi tôi nhận ra đó là ân sủng vĩ đại mà Chúa đã thương ban cho cộng đoàn qua từ mẫu Maria. Một thành viên trình bày tổng kết cuộc thảo luận của nhóm mình cho cả cộng đoàn, sau đó nói về cảm nghĩ của mình và cuối cùng lên tiếng xin lỗi một thành viên khác - trong cộng đoàn mình phục vụ - trước cả tập thể. Hai người thật xúc động ôm nhau hoà giải trong dòng lệ. Hành động này không chỉ đã làm rơi nước mắt của hai thành viên mà còn làm cho tất cả mọi người nghẹn ngào!
Cao điểm của cuộc hành hương là đêm lửa trại. Mặt trời vừa khuất bóng sau những rặng núi, ngọn lửa trại được bừng cháy và bừng cháy lên mỗi lúc mỗi cao. Ngọn lửa sáng đã xua tan màn đêm vừa ập xuống, ngọn lửa đem lại hơi ấm cho từng người. Những bài hát câu hò, những điệu múa, những trò chơi sinh hoạt đã kéo chúng tôi lại gần hơn, sát nhau hơn và cái nắm tay như sưởi ấm con tim yêu thương của mỗi người. Như bài hát chủ đề Nổi Lửa Lên Nối Vòng Tay Lớn của nhạc sĩ Lê Đức Hùng: "Nổi lửa lên nối vòng tay lớn,… nổi lửa lên xua tan đêm đen, nổi lửa lên xua tan ngăn cách, … nối anh em xa xôi lại gần, nối anh em yêu thương đầy tràn,… nổi lửa lên xua tan ngại ngần. Nổi lửa lên cho tim hơi ấm. Nổi lửa lên nối liền con tim, nổi lửa lên nối lòng yêu tin, nối thêm xa yêu thương đồng loại, nối con tim ai đang lạc loài!"
9 giờ ngày 12.07.09, chúng tôi và cộng đồng người bản xứ cùng tham dự thánh lễ Chúa nhật chung với nhau, những bản thánh ca được kết hợp bởi hai dòng nhạc Áo - Việt. Điều này cũng nói lên tình hiệp thông giữa cồng đồng người Áo và người Việt trên mảnh đất hiền hòa và giữa lòng Giáo hội hiệp nhất yêu thương.
Những ngày hành hương kính Từ Mẫu Maria đã kết thúc, ngọn lửa trại cũng đã tàn, nhưng ánh sáng của ngọn lửa vẫn mãi soi trong tim mỗi người chúng tôi. Trước phút chia tay, chúng tôi ngồi lại với nhau trong tình thân ái. Mỗi người như muốn được gần nhau lâu hơn, bịn rịn với những cái bắt tay, những nụ hôn mà không nói lên lời. Trong giờ phút sâu lắng này không ai muốn nói lên hai chữ chia tay… Nhưng chúng tôi cũng phải tạm chia tay để về lại với đời thường, mang theo những bài học mới đã được đón nhận. Chúng tôi sẽ kể cho mọi người nghe những khảnh khắc ý nghĩa này và tin rằng những điều kỳ diệu của hôm nay sẽ là những điều tốt đẹp cho ngài mai. „Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây. Niềm hăng say còn chưa phai, đường trường sông núi hẹn mai ta xum vầy… Còn trong ta tình bao la.. Rồi suy tư lời đêm qua, dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về“. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại vào mùa hè năm sau.
Linz, 12.07.2009
LINZ, Áo quốc - Mùa hè đến, mang theo những tia nắng làm cho tiết trời trở nên ấm áp và dễ chịu. Những cánh rừng xanh tươi, trăm hoa đua nở khoe sắc quyến rũ; những chú ong chị bướm rời khỏi tổ của mình để thưởng thức hương và hút mật. Phía trên cao, các chú chim đang líu lo ca hót những bản nhạc thật du dương, làm cho khung cảnh vốn hiền hòa xinh đẹp lại càng thêm lãng mạng.
Xem hình ảnh
Cũng thế, theo truyền thống tốt đẹp, mỗi độ hè về, anh chị em công giáo Việt Nam tại thành phố Linz (Áo Quốc) hành hương kính Đức Mẹ Maria, đây cũng là dịp các thành viên trong cộng đoàn gặp gỡ, giao lưu và sống chung với nhau trong sự che chở của Mẹ hiền Maria. Năm nay, lần đầu tiên cuộc hành hương được mở rộng với sự tham dự mọi người công giáo Việt Nam trên khắp Áo Quốc, dưới sự hướng dẫn của linh mục Matthias Hoàng Vinh, thuộc dòng Augustinô.
14 giờ ngày 10.07.09, Những đoàn người ở khắp mọi miền Áo Quốc, từ Linz, Vienna, Salzburg, Tirol,… và có cả một số anh chị em từ München, Đức Quốc cùng về giáo xứ Tattendorf trong niềm hân hoan. Làng Tattendorf vốn nhỏ bé và yên tĩnh, hôm nay bỗng trở nên nhộn nhịp hơn, vui hơn. Người dân bản xứ niềm nở chào thăm và đón tiếp chúng tôi trong tình thương mến. Các cụ ông cụ bà, các anh chị, các bạn trẻ và các em thiếu nhi tay bắt mặt mừng thân mật và vui vẻ, cứ tưởng như tất cả đã quen biết nhau từ lâu lắm rồi; mà đúng vậy, tất cả chúng tôi người Việt Nam, là anh chị em với nhau trong cùng một dạ Âu Cơ, và hơn thế nữa chúng tôi là con của Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội.
Sau đó mọi người cùng nhau dựng trại. Những thao tác thật nhanh nhẹn, chỉ trong chốc lát đã hình thành một vườn trại với nhiều kiều dáng và màu sắc khác nhau thật phong phú.
17 giờ 30 phút, cộng đoàn hiệp thông kính Đức Mẹ Maria qua tràng chuỗi mân côi và cao điểm là thánh lễ sau đó. Sau thánh lễ, cộng đoàn dùng cơm tối chung với nhau bên ngọn lửa ấm áp. Ngọn lửa này cũng chính là nơi anh chị em giao lưu, ca hát và nhảy múa thật vui vẻ. Vì tâm đầu ý hợp nên mãi đến khuya, 1 giờ sáng hôm sau, chúng tôi mới chia tay đi nghỉ đêm. Căn lều nhỏ bé hôm nay là mái ấm cho mỗi người, mỗi gia đình; khu vườn nhỏ bé trở nên một mái nhà chung cho tất cả mọi người.
9 giờ ngày 11.07.09, cộng đoàn sinh hoạt chung với nhau, trong khoảnh khắc này chúng tôi học hỏi về chủ đề "Hiệp Thông Giữa Các Cộng Đoàn". Vì hiệp thông giữa các cộng đoàn thật là quí giá và khẩn thiết cho mỗi người chúng ta. Một Giáo Hội không chỉ giới hạn nơi cộng đoàn mình sinh hoạt mà còn nới rộng và liên kết với các cộng đoàn khác để tạo nên một Giáo Hội Chúa Kitô phổ quát. Đề tài cũng chính là mối quan tâm của các vị chủ chăn, và cũng chính là mục tiêu mục vụ của Giáo Hội. Nó sẽ được triển khai một cách sâu rộng hơn vào buổi chiều cùng ngày.
12 giờ 30 phút, thánh lễ trọng thể được cử hành tại Giáo xứ Maria Lanzendorf - được dâng kính cho Đức Mẹ Maria sầu bi - do linh mục Matthias Hoàng Vinh chủ tế. Trong bài giảng, linh mục chủ tế chia sẻ về mầu nhiệm đau khổ. Vì mỗi người đều cất lên tiếng khóc khi chào đời, gặp nhiều khó khăn vất vả và thử thách trong cuộc sống, và sẽ vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc nuối và khóc thương của người khác. Tất cả dường như được dệt bởi những giọt lệ vui buồn và hạnh phúc. Mẹ Maria là chứng nhân và cũng là nhân chứng của sự đau khổ. Mẹ đồng hành với con Mẹ - là Chúa Giêsu - từ lúc chào đời nơi hang đá nghèo hèn và lạnh lẽo, đến những nơi Con Mẹ đi loan báo ơn cứu độ và cao điểm là cuộc thương khó, cái chết nhục nhã trên thập giá và sự phục sinh vinh quang. Mẹ Maira không cất cho chúng ta khỏi đau khổ, nhưng Mẹ dạy cho chúng ta biết giá trị của đau khổ. Có trải qua đau khổ mới đón nhận được ơn cứu độ.
Sau thánh lễ, cộng đoàn được hướng dẫn tham quan ngôi thánh đường nổi tiếng này do thánh vương Leopold xây dựng năm 1669.
Sau đó chúng tôi trở về Tattendrof dùng cơm trưa. Rồi sinh hoạt chung với nhau để đào sâu hơn về đề tài "Hiệp Thông Giữa Các Cộng Đoàn", mà sáng nay đã đề cập đến. Trước tiên linh mục Matthias Hoàng Vinh nhấn mạnh rằng: tha nhân chính là yếu tố làm nên cuộc đời ta, vì "không ai là một hòn đảo" biệt lập. Một Thiên Chúa duy nhất nhưng Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần là hình ảnh của một gia đình, một công đoàn.
Vợ chồng cần có nhau, con cái có ông bà, cha mẹ và anh chị em. Rộng lớn hơn, cộng đoàn được hình thành qua sự hiệp thông và hiệp nhất trong thương yêu giữa các phần tử lại với nhau. Giáo hội là thân thể và Đức Kitô là đầu của thân thể ấy. Nghĩa là tất cả chúng ta là một trong Đức Kitô.
Kế đến chúng tôi chia ra thành từng nhóm nhỏ để thảo luận. Các tổ đã chia sẻ với nhau một cách chân thành, cởi mở và thẳng thắng, làm sao để giúp cho cá nhân và cộng đoàn được thăng tiến trong sự hiệp nhất yêu thương. Cộng đoàn được hình thành từ các cá nhân, và để có một cộng đoàn hiệp nhất thì mỗi người, trước tiên phải tu chỉnh chính mình, bỏ đi những ý riêng để đón nhận ý chung, cảm thông với người khác và giúp những người còn tự ti mặc cảm hội nhập với cộng đoàn trong tình tương thân tương ái. Mỗi người đóng góp, hay nói cách khác là cho đi những gì mình có thể, tất cả để làm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân.
Như Lão Tử dạy:
"Đài cao chín tầng
khởi từ nhúm đất con.
Đi xa ngàn dặm,
khởi đầu một bước chân."
Hay:
"Giải kỳ phân
Tỏa kỳ nhuệ
Hòa kỳ quang
Đồng kỳ trần."
Giải kỳ phân là xoá bỏ những ngăn cách. Tỏa kỳ nhuệ nghĩa là mỗi người phải học biết và cố gắng gọt bỏ những thói hư tật xấu, tích ích kỷ, để làm tỏa sáng ra những gì là tinh anh, thiện hảo. Hòa kỳ quang là mọi người cùng kết hợp, cộng tác và trao ban cho nhau những gì là tốt đẹp nhất, sáng ngời nhất của chính mình. Đồng kỳ trần nghĩa là mỗi người trong chúng ta nên nhớ và phải hiểu mình là những con người mang kiếp bụi trần như nhau. Điều đó được Đức Giêsu dạy và chứng minh một cách hùng hồn qua cuộc đời của Ngài, mà thánh Phaolo tông đồ đã thuật lại trong thư gởi tín hữu thành Philipphê: "Đức Giê-su Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa" (Phil 2, 6-11).
Khổng Tử cũng dạy rằng: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân", nghĩa là những gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình cũng đừng làm cho người ta. Điều này thật đúng, bởi như thế chúng ta sẽ không gieo rắc những tiếng xấu, những điều bất hạnh cho anh chị em của mình. Một cách tích cực hơn, Đức Giêsu cho chúng ta một khuôn vàng thước ngọc để xây dựng cộng đoàn trong tình thương và hiệp nhất: "Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta" (Mt 7, 12).
Nhưng để có thể cho, mỗi người cần phải có, vì có mới cho được. Muốn có, cần phải kín múc nơi các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể. Nơi ấy chúng ta sẽ đón nhận được sức mạnh nội tại và tình yêu vị tha, hầu chúng ta có thể vượt qua những trở ngại mà hân hoan phục vụ và xây dựng cộng đoàn một cách tốt nhất. Một cộng đoàn yêu thương là một Giáo hội hiệp nhất giữa các cộng đoàn trong Chúa Kitô.
Một chi tiết đã làm cho tôi thật cảm động - mà có lẽ các thành viên tham dự cũng cảm nhận được điều đó - tôi xin được phép chia sẻ ra đây, bởi tôi nhận ra đó là ân sủng vĩ đại mà Chúa đã thương ban cho cộng đoàn qua từ mẫu Maria. Một thành viên trình bày tổng kết cuộc thảo luận của nhóm mình cho cả cộng đoàn, sau đó nói về cảm nghĩ của mình và cuối cùng lên tiếng xin lỗi một thành viên khác - trong cộng đoàn mình phục vụ - trước cả tập thể. Hai người thật xúc động ôm nhau hoà giải trong dòng lệ. Hành động này không chỉ đã làm rơi nước mắt của hai thành viên mà còn làm cho tất cả mọi người nghẹn ngào!
Cao điểm của cuộc hành hương là đêm lửa trại. Mặt trời vừa khuất bóng sau những rặng núi, ngọn lửa trại được bừng cháy và bừng cháy lên mỗi lúc mỗi cao. Ngọn lửa sáng đã xua tan màn đêm vừa ập xuống, ngọn lửa đem lại hơi ấm cho từng người. Những bài hát câu hò, những điệu múa, những trò chơi sinh hoạt đã kéo chúng tôi lại gần hơn, sát nhau hơn và cái nắm tay như sưởi ấm con tim yêu thương của mỗi người. Như bài hát chủ đề Nổi Lửa Lên Nối Vòng Tay Lớn của nhạc sĩ Lê Đức Hùng: "Nổi lửa lên nối vòng tay lớn,… nổi lửa lên xua tan đêm đen, nổi lửa lên xua tan ngăn cách, … nối anh em xa xôi lại gần, nối anh em yêu thương đầy tràn,… nổi lửa lên xua tan ngại ngần. Nổi lửa lên cho tim hơi ấm. Nổi lửa lên nối liền con tim, nổi lửa lên nối lòng yêu tin, nối thêm xa yêu thương đồng loại, nối con tim ai đang lạc loài!"
9 giờ ngày 12.07.09, chúng tôi và cộng đồng người bản xứ cùng tham dự thánh lễ Chúa nhật chung với nhau, những bản thánh ca được kết hợp bởi hai dòng nhạc Áo - Việt. Điều này cũng nói lên tình hiệp thông giữa cồng đồng người Áo và người Việt trên mảnh đất hiền hòa và giữa lòng Giáo hội hiệp nhất yêu thương.
Những ngày hành hương kính Từ Mẫu Maria đã kết thúc, ngọn lửa trại cũng đã tàn, nhưng ánh sáng của ngọn lửa vẫn mãi soi trong tim mỗi người chúng tôi. Trước phút chia tay, chúng tôi ngồi lại với nhau trong tình thân ái. Mỗi người như muốn được gần nhau lâu hơn, bịn rịn với những cái bắt tay, những nụ hôn mà không nói lên lời. Trong giờ phút sâu lắng này không ai muốn nói lên hai chữ chia tay… Nhưng chúng tôi cũng phải tạm chia tay để về lại với đời thường, mang theo những bài học mới đã được đón nhận. Chúng tôi sẽ kể cho mọi người nghe những khảnh khắc ý nghĩa này và tin rằng những điều kỳ diệu của hôm nay sẽ là những điều tốt đẹp cho ngài mai. „Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây. Niềm hăng say còn chưa phai, đường trường sông núi hẹn mai ta xum vầy… Còn trong ta tình bao la.. Rồi suy tư lời đêm qua, dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về“. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại vào mùa hè năm sau.
Linz, 12.07.2009