Thánh Phanxicô sinh tại Umbrian, thành phố Assisi vào năm 1182. Cha ngài là Pietro di Bernadone, một thương gia giàu có. Khi còn trẻ tuổi, Phanxicô ham vui chơi và mơ mộng trở thành anh hùng nên đã gia nhập đội binh đi đánh xứ kế cận Perugia. Bị bắt cầm tù và chính trong tù Phanxicô được biến đổi và hướng cuộc sống trở về với Thiên Chúa.
Phanxicô là con nhà giàu nên sống hoang phí và sợ hãi các bệnh tật. Một ngày kia khi đang đi ngựa qua vùng quê thì ngài gặp một người phong cùi. Ngài liền xuống ngựa cho người cùi chiếc áo choàng và do một cảm xúc thiêng liêng thúc đẩy ngài liền ôm hôn người cùi. Từ lúc đó trở đi Phanxicô đổi hẳn cuộc sống, từ bỏ hoàn toàn những giá trị gia đình và thế tục là tiền bạc và danh vọng.
Khi cầu nguyện trước thánh gía trong nhà thờ Thánh Damiano đổ nát, Phanxicô nghe tiếng vọng nói với mình: “Phanxicô hãy tu sửa lại nhà thờ của Ta, như ngươi thấy đó, nhà thờ đã đổ nát và hoang tàn.” Phanxicô hiểu là phải sửa sang lại nơi thờ tự, nhưng sau này Phanxicô còn thấu hiểu là sứ mệnh của mình còn thuộc về lãnh vực tinh thần theo ơn gọi là sống đúng như tinh thần Phúc Âm, sống nghèo khó theo như hình ảnh Chúa đã sống.
Để có tiền sửa nhà thờ, Phanxicô đã dùng tiền bạc của người cha giàu có. Ông này nổi giận xin Đức Giám mục sở tại xét xử. Phanxicô nhìn nhận lỗi của mình và trả lại tiền bạc cùng cổi bỏ tất cả áo quần đẹp đẽ đắt tiền trả lại cho cha mình. Đức Giám mục phải lấy một bộ áo người nghèo mặc cho Phanxicô. Từ đó Phanxicô thay đổi hoàn toàn từ tinh thần đến vật chất.
Người thanh niên giàu có nay sống trong các túp lều nghèo nàn, phục vụ người nghèo, làm việc lao động với hai bàn tay, rao giảng Tin Mừng làm cho một số người trong thành Assisi nhạo báng. Tuy vậy có một số thanh niên đi theo Poverello, họ trở thành nòng cốt cho Dòng Anh Em Nghèo khó. Có một thiếu nữ xinh đẹp Clare of Assisi, nữa đêm trốn ra khỏi lâu đài đến xin tu hành dâng mình cho Chúa. Thánh Phanxicô đã cắt tóc cho Clara đưa Bà vào sống trong cuộc đời nghèo khó và hiến dâng Bà lên Thiên Chúa.
Cọng đòan nhỏ bé càng ngày càng lớn rộng. Năm 1210 họ đến Roma và được Đức Giáo Hoàng Innocent III phê chuẩn. Một số các vị cố vấn của Đức Giáo Hoàng khuyến cáo là lối sống nghèo nàn của nhà Dòng không thực tiển. Nhưng Đức Giáo Hoàng nhận thấy phong trào này sẽ mang lại một sức mạnh tinh thần và luân lý cho Giáo Hội.
Phanxicô không để lại nhiều bài viết, nhưng lối sống chứa đựng một sứ điệp nên có nhiều truyền thuyết được thêu dệt chung quanh vị thánh này. Những tín hiệu đó phát ra một niềm vui tự nhiên và xinh đẹp. Phanxicô gọi sự nghèo khó là “Người vợ yêu quí, xinh đẹp mỹ miều nhất trần gian.”. Phanxicô còn khuyến khích đồng bạn vui mừng đón nhân mọi sự khinh khi và nhạo báng như cùng Chúa vác Thánh gía. Mọi sự khốn khó vì Chúa sẽ mang lại một niềm vui viên mãn.
Đàng sau những “ngông cuồng”, Phanxicô đã đặt ra những thách đố cho Giáo Hội và xã hội thời bây giờ. Phanxicô đã chọn một Giáo Hôi của người nghèo. Giữa lúc có những tranh chấp và chiến tranh Thập Tự quân, Phanxicô là người bất bạo động đứng ra hòa giải và tìm mọi cách chuộc lại những tù binh.
Phanxicô có một cái nhìn thật khác biệt về các tạo vật. Mọi tạo vật đều được Thiên Chúa tạo dưng nên với tất cả lòng yêu thương trìu mến. Phanxicô đã đặt bài ca “Ca tụng tạo vật” hát những lời ngợi khen “Anh Mặt trời”, Chị Mặt trăng, cho đến gọi sự chết là Chị.” Đối với thánh Phanxicô mối tương quan giữa sự vật và tất cả mọi người đều bình đẳng trong một vũ trụ nhân sinh quan hòa hợp.
Với mối kết hiệp thâm sâu và lòng yêu mến Chúa đến cao độ nên đến năm 1224, khi đang cầu nguyện thì Phanxicô nhận được những “dấu thánh” trên tay và chân. Trong những năm cuối đời Phanxicô chịu đựng đau đớn thể xác quá độ, nhưng tinh thần có một niềm vui khôn tả đến nổi Phanxicô “ vui mừng Chào đón Chị Chết đến”. Phanxicô xin anh em trong Dòng hãy để mình nằm dưới đất trong bộ áo quần cũ kỷ nghèo nàn và nói với các Anh em : “Tôi đã hoàn tất phần của tôi.” Và nói tiếp: “Xin Chúa hướng dẫn và giúp anh em làm phần của mình.” và từ từ lià khỏi cuộc đời trong an bình. Đó là ngày 3 tháng 10 năm 1226.
Phanxicô là con nhà giàu nên sống hoang phí và sợ hãi các bệnh tật. Một ngày kia khi đang đi ngựa qua vùng quê thì ngài gặp một người phong cùi. Ngài liền xuống ngựa cho người cùi chiếc áo choàng và do một cảm xúc thiêng liêng thúc đẩy ngài liền ôm hôn người cùi. Từ lúc đó trở đi Phanxicô đổi hẳn cuộc sống, từ bỏ hoàn toàn những giá trị gia đình và thế tục là tiền bạc và danh vọng.
Khi cầu nguyện trước thánh gía trong nhà thờ Thánh Damiano đổ nát, Phanxicô nghe tiếng vọng nói với mình: “Phanxicô hãy tu sửa lại nhà thờ của Ta, như ngươi thấy đó, nhà thờ đã đổ nát và hoang tàn.” Phanxicô hiểu là phải sửa sang lại nơi thờ tự, nhưng sau này Phanxicô còn thấu hiểu là sứ mệnh của mình còn thuộc về lãnh vực tinh thần theo ơn gọi là sống đúng như tinh thần Phúc Âm, sống nghèo khó theo như hình ảnh Chúa đã sống.
Để có tiền sửa nhà thờ, Phanxicô đã dùng tiền bạc của người cha giàu có. Ông này nổi giận xin Đức Giám mục sở tại xét xử. Phanxicô nhìn nhận lỗi của mình và trả lại tiền bạc cùng cổi bỏ tất cả áo quần đẹp đẽ đắt tiền trả lại cho cha mình. Đức Giám mục phải lấy một bộ áo người nghèo mặc cho Phanxicô. Từ đó Phanxicô thay đổi hoàn toàn từ tinh thần đến vật chất.
Người thanh niên giàu có nay sống trong các túp lều nghèo nàn, phục vụ người nghèo, làm việc lao động với hai bàn tay, rao giảng Tin Mừng làm cho một số người trong thành Assisi nhạo báng. Tuy vậy có một số thanh niên đi theo Poverello, họ trở thành nòng cốt cho Dòng Anh Em Nghèo khó. Có một thiếu nữ xinh đẹp Clare of Assisi, nữa đêm trốn ra khỏi lâu đài đến xin tu hành dâng mình cho Chúa. Thánh Phanxicô đã cắt tóc cho Clara đưa Bà vào sống trong cuộc đời nghèo khó và hiến dâng Bà lên Thiên Chúa.
Cọng đòan nhỏ bé càng ngày càng lớn rộng. Năm 1210 họ đến Roma và được Đức Giáo Hoàng Innocent III phê chuẩn. Một số các vị cố vấn của Đức Giáo Hoàng khuyến cáo là lối sống nghèo nàn của nhà Dòng không thực tiển. Nhưng Đức Giáo Hoàng nhận thấy phong trào này sẽ mang lại một sức mạnh tinh thần và luân lý cho Giáo Hội.
Phanxicô không để lại nhiều bài viết, nhưng lối sống chứa đựng một sứ điệp nên có nhiều truyền thuyết được thêu dệt chung quanh vị thánh này. Những tín hiệu đó phát ra một niềm vui tự nhiên và xinh đẹp. Phanxicô gọi sự nghèo khó là “Người vợ yêu quí, xinh đẹp mỹ miều nhất trần gian.”. Phanxicô còn khuyến khích đồng bạn vui mừng đón nhân mọi sự khinh khi và nhạo báng như cùng Chúa vác Thánh gía. Mọi sự khốn khó vì Chúa sẽ mang lại một niềm vui viên mãn.
Đàng sau những “ngông cuồng”, Phanxicô đã đặt ra những thách đố cho Giáo Hội và xã hội thời bây giờ. Phanxicô đã chọn một Giáo Hôi của người nghèo. Giữa lúc có những tranh chấp và chiến tranh Thập Tự quân, Phanxicô là người bất bạo động đứng ra hòa giải và tìm mọi cách chuộc lại những tù binh.
Phanxicô có một cái nhìn thật khác biệt về các tạo vật. Mọi tạo vật đều được Thiên Chúa tạo dưng nên với tất cả lòng yêu thương trìu mến. Phanxicô đã đặt bài ca “Ca tụng tạo vật” hát những lời ngợi khen “Anh Mặt trời”, Chị Mặt trăng, cho đến gọi sự chết là Chị.” Đối với thánh Phanxicô mối tương quan giữa sự vật và tất cả mọi người đều bình đẳng trong một vũ trụ nhân sinh quan hòa hợp.
Với mối kết hiệp thâm sâu và lòng yêu mến Chúa đến cao độ nên đến năm 1224, khi đang cầu nguyện thì Phanxicô nhận được những “dấu thánh” trên tay và chân. Trong những năm cuối đời Phanxicô chịu đựng đau đớn thể xác quá độ, nhưng tinh thần có một niềm vui khôn tả đến nổi Phanxicô “ vui mừng Chào đón Chị Chết đến”. Phanxicô xin anh em trong Dòng hãy để mình nằm dưới đất trong bộ áo quần cũ kỷ nghèo nàn và nói với các Anh em : “Tôi đã hoàn tất phần của tôi.” Và nói tiếp: “Xin Chúa hướng dẫn và giúp anh em làm phần của mình.” và từ từ lià khỏi cuộc đời trong an bình. Đó là ngày 3 tháng 10 năm 1226.