Ngày 17-10 và ngày 20-10 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Hà Nội và Saigon lần lượt tổ chức lễ khai trương Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đương đại (TTNCTG). Việc thành lập các Trung tâm này nằm trong nỗ lực mở rộng thêm ngành học thiết thân với xã hội, đồng thời góp phần nâng tầm đại học nước nhà. Hai Trung tâm này sớm hình thành một phần cũng là nhờ sự yểm trợ tài chánh của Tổ Chức Công Giáo MISSIO và sự góp công tích cực của GSTS Trần Văn Đoàn.
Trong buổi lễ tại Hànội, ngoài lãnh đạo Trường Đại học và Ban Giám đốc Trung tâm, còn có sự hiện diện của Ông Nguyễn Hữu Oanh, Phó Ban Tôn giáo Chính phủ, Ông Nguyễn Hồng Dưong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo. Phía các tôn giáo, có sự hiện diện của đại diện Phật Giáo, Tin Lành và Công giáo. Trong số các đại diện Công Giáo thì có: Tân giám mục Đặng Đức Ngân, Giáo phận Lạng Sơn và Lm Nguyễn Văn Diễm, Phó Giám đốc Đại chủng viện Hà Nội.
Trong buổi lễ tại Saigon, có sự hiện diện của Ông Hồ Minh Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Tôn giáo Chính phủ, Ông Phan Xuân Biên, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ông Trần Ngọc Bảo, Phó ban Tôn giáo Thành phố cùng một học giả, nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học và viện nghiên cứu. Ngoài ra, trong cả hai buổi lễ khai trương tại Hànội và tại Saigon, đều có mặt Đức Ông Nguyễn Văn Tài, đài Veritas-Asia; GSTS Nguyễn Thái Hợp, linh mục dòng Đa Minh và GSTS Trần Văn Đoàn, Chủ tịch Liên Đoàn các Triết Gia Á Châu.
Trong các phát biểu của mình, đại diện các tôn giáo đều hân hoan đón nhân ra đời của hai Trung tâm này và nói lên tinh thần sẵn sàng hợp tác. Phía Công giáo, Giám mục Đặng Đức Ngân (Hà Nội) và Đức Ông Nguyễn Văn Tài (TP.HCM) cho rằng đây là một bước đột phá chứa đựng nhiều hy vọng cho việc đối thọai sâu sắc hơn giữa Công giáo và Nhà Nước nói riêng và giữa các tôn giáo nói chung, nhằm xây dựng một xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp.
Tại cả hai buổi lễ, Giáo sư Richards Brosse, Đại diện MWI, nêu lên những thách đố của kỷ nguyên tòan cầu và gợi ý nghiên cứu về vai trò của tôn giáo theo viễn ảnh của “học thuyết ba chức năng” (La théorie de la trifonctionnalité hay La théorie des trois fonctions) của triết gia Pháp, Georges Dumézil. Ba chức năng này gồm các chức năng tư tế, chiến đấu và sản xuất (fonctions: sacerdotale, guerrière, productrice). Trong lịch sử, mọi xã hội đều được đặt trên thế quân bình của ba chức năng này, nghĩa là hai chức năng ‘bảo vệ và xây dựng quốc gia’ luôn được kết hợp với đạo đức tôn giáo. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, mà chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế, liệu tôn giáo còn giữ một chức năng chính yếu ngang bằng với hai chức năng bảo vệ và xây dựng xã hội chăng? Sự ra đời của Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Việt Nam hy vọng sẽ trả lại cho tôn giáo vai trò căn bản đó trong tiến trình hội nhập với thế giới.
Về phần mình, Bà Anette Meuthrath, đại diện MISSIO, đã tặng mỗi Trung tâm một cây nến. Bà nói lên rằng trên quê hương bà, để đánh dấu một biến cố quan trọng, người ta đốt lên một ngọn nến. Cây nến mà bà tặng được kết hợp bằng nhiều màu khác nhau, và khi đốt lên các màu ấy sẽ hòa hợp với nhau mà biến thành ánh sáng. Đó cũng là lời chúc của bà cho hai Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo Việt Nam.
Cả hai Trung tâm (Hà Nội và Saigon) đều đối tác với Viện Nghiên cứu Tôn giáo Missionwissenschaft Institute (MWI), Đức quốc, Tổ chức MISSIO (Đức) và Đại học Quốc gia Đài Loan (TNU). Trong quá trình buổi lễ, Ban Giám đốc của hai Trung tâm đã ký kết văn bản hợp tác với MWI về yểm trợ tài chính và về trao đổi nghiên cứu. Để cụ thể hóa văn bản hợp tác này, trong số 8 thành viên của Hội đồng Khoa học của TTNCTG, thuộc Trường Đại học KHXH&NV - TPHCM, thì phía Công giáo có ba vị là Tiến sĩ Richards Brosse; GSTS Nguyễn Thái Hợp O.P, và GSTS Trần Văn Đoàn.
Trong buổi lễ tại Hànội, ngoài lãnh đạo Trường Đại học và Ban Giám đốc Trung tâm, còn có sự hiện diện của Ông Nguyễn Hữu Oanh, Phó Ban Tôn giáo Chính phủ, Ông Nguyễn Hồng Dưong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo. Phía các tôn giáo, có sự hiện diện của đại diện Phật Giáo, Tin Lành và Công giáo. Trong số các đại diện Công Giáo thì có: Tân giám mục Đặng Đức Ngân, Giáo phận Lạng Sơn và Lm Nguyễn Văn Diễm, Phó Giám đốc Đại chủng viện Hà Nội.
Trong buổi lễ tại Saigon, có sự hiện diện của Ông Hồ Minh Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Tôn giáo Chính phủ, Ông Phan Xuân Biên, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ông Trần Ngọc Bảo, Phó ban Tôn giáo Thành phố cùng một học giả, nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học và viện nghiên cứu. Ngoài ra, trong cả hai buổi lễ khai trương tại Hànội và tại Saigon, đều có mặt Đức Ông Nguyễn Văn Tài, đài Veritas-Asia; GSTS Nguyễn Thái Hợp, linh mục dòng Đa Minh và GSTS Trần Văn Đoàn, Chủ tịch Liên Đoàn các Triết Gia Á Châu.
Trong các phát biểu của mình, đại diện các tôn giáo đều hân hoan đón nhân ra đời của hai Trung tâm này và nói lên tinh thần sẵn sàng hợp tác. Phía Công giáo, Giám mục Đặng Đức Ngân (Hà Nội) và Đức Ông Nguyễn Văn Tài (TP.HCM) cho rằng đây là một bước đột phá chứa đựng nhiều hy vọng cho việc đối thọai sâu sắc hơn giữa Công giáo và Nhà Nước nói riêng và giữa các tôn giáo nói chung, nhằm xây dựng một xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp.
Tại cả hai buổi lễ, Giáo sư Richards Brosse, Đại diện MWI, nêu lên những thách đố của kỷ nguyên tòan cầu và gợi ý nghiên cứu về vai trò của tôn giáo theo viễn ảnh của “học thuyết ba chức năng” (La théorie de la trifonctionnalité hay La théorie des trois fonctions) của triết gia Pháp, Georges Dumézil. Ba chức năng này gồm các chức năng tư tế, chiến đấu và sản xuất (fonctions: sacerdotale, guerrière, productrice). Trong lịch sử, mọi xã hội đều được đặt trên thế quân bình của ba chức năng này, nghĩa là hai chức năng ‘bảo vệ và xây dựng quốc gia’ luôn được kết hợp với đạo đức tôn giáo. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, mà chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế, liệu tôn giáo còn giữ một chức năng chính yếu ngang bằng với hai chức năng bảo vệ và xây dựng xã hội chăng? Sự ra đời của Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Việt Nam hy vọng sẽ trả lại cho tôn giáo vai trò căn bản đó trong tiến trình hội nhập với thế giới.
Về phần mình, Bà Anette Meuthrath, đại diện MISSIO, đã tặng mỗi Trung tâm một cây nến. Bà nói lên rằng trên quê hương bà, để đánh dấu một biến cố quan trọng, người ta đốt lên một ngọn nến. Cây nến mà bà tặng được kết hợp bằng nhiều màu khác nhau, và khi đốt lên các màu ấy sẽ hòa hợp với nhau mà biến thành ánh sáng. Đó cũng là lời chúc của bà cho hai Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo Việt Nam.
Cả hai Trung tâm (Hà Nội và Saigon) đều đối tác với Viện Nghiên cứu Tôn giáo Missionwissenschaft Institute (MWI), Đức quốc, Tổ chức MISSIO (Đức) và Đại học Quốc gia Đài Loan (TNU). Trong quá trình buổi lễ, Ban Giám đốc của hai Trung tâm đã ký kết văn bản hợp tác với MWI về yểm trợ tài chính và về trao đổi nghiên cứu. Để cụ thể hóa văn bản hợp tác này, trong số 8 thành viên của Hội đồng Khoa học của TTNCTG, thuộc Trường Đại học KHXH&NV - TPHCM, thì phía Công giáo có ba vị là Tiến sĩ Richards Brosse; GSTS Nguyễn Thái Hợp O.P, và GSTS Trần Văn Đoàn.