Lễ Các Thánh Nam Nữ:
Cuối cùng, chỉ có một điều duy nhất mới đáng kể là trở nên một Vị Thánh
Một trong những cuốn tiểu thuyết nổi danh nhất của Graham Greene, nhà văn người Anh, là cuốn «Sức mạnh và sự huy hoàng». Người ta cũng có thể đặt tên cho cuốn tiểu thuyết là «Vị Linh Mục rượu.» Vì cuốn sách truyện đề cập đến một vị Linh mục rất thích uống rượu, và bên cạnh đó còn kèm theo một số vấn đề thiếu tích cực khác nữa.
Đại ý câu chuyện là như thế này: Số là ở Méc-xi-cô, vào thời bắt đạo, tất cả mọi hình thức giữ đạo và hành đạo công khai đều bị nghiêm cấm. Các vị Linh mục đều bị bắt bớ và bị sát hại, nếu như họ không chấp nhận bỏ đạo. Nhân vật chính của cuốn truyện – một Linh mục còn trẻ và đầy háo thắng – cương quyết ở lại sống trong vùng, bất chấp lệnh cấm của nhà nước. Trước hết, các giáo dân đơn sơ trong các thôn xóm rất sung sướng gặp được ngài, vì có ngài họ sẽ được xem Lễ, được chịu các phép Bí tích và con cái của họ sinh ra cũng được rửa tội, v.v…Tất cả các giáo dân đều kính trọng vị Linh mục. Nhưng rồi sự an ninh cho vị Linh mục mỗi ngày mỗi bị đe dọa thêm. Suốt bao năm trời công an nhà nước luôn rình rập để bắt được ngài, và vì thế cũng bao năm trời vị Linh mục phải sống lẩn tránh hết chỗ này sang chỗ kia. Ngài thi hành công việc mục vụ trong một tình trạng hết sức cheo leo nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đồng thời chính sự can đảm của ngài đã động viên được các giáo dân rất nhiều trong việc giữ đạo. Tất cả họ rất vui mừng là trong một thời buổi vô cùng khó khăn mà họ vẫn có được một Linh mục săn sóc phần linh hồn, mặc dù vị Linh mục đến với họ luôn xông nặc mùi rượu mạnh và còn thiếu nhiều phẩm chất của một vị lãnh đạo tinh thần. Bà con giáo dân trong các họ đạo cũng từ từ bớt kính trọng ngài hơn. Vì thế, tình trạng an ninh của ngài càng trở nên phức tạp thêm, khi chính quyền đặt phần thưởng cho những ai bắt nộp vị Linh mục.
Thế là có một kẻ ngoại kiều, vì lòng ham tiền, nên đã kiếm dịp bẫy lừa ngài. Từ vùng đất đầy nguy hiểm mà vị Linh mục đã bỏ trốn, anh ta đến nói dối là muốn mời ngài đi xức dầu cho một bệnh nhân đang hấp hối. Tuy biết đó là một miền đất đầy nguy hiểm cho mình, nhưng vị «Linh mục rượu» - như người trong miền đó hay gọi ngài - vẫn can đảm ra đi, vì lương tâm mục vụ đòi ngài phải hy sinh. Và thế là ngài bị rơi vào tay kẻ thù. Ít ngày sau đó ngài bị bắn chết thảm thương. Vị Linh mục chết là vì ngài muốn làm tròn bổn phận Linh mục của mình.
Thực ra, vị «Linh mục rượu» tuy không phải là một người thánh thiện gương mẫu, nhưng ngài đã không hề thiếu trách nhiệm mục vụ đối với xứ đạo của mình. Vào buổi sáng trước khi bị xử bắn, vị Linh mục đã quỳ gục đầu trong một góc nhà tù và lòng đầy ăn năn hối hận cầu nguyện: «Lạy Chúa, con chỉ là một kẻ xấu xa, chẳng ra gì cả. Con chẳng giúp được điều gì tốt lành cho ai cả!» Và Grahma Greene còn phụ họa thêm: Vị Linh mục cảm thấy vô cùng thất vọng, vì ông sắp phải ra trước mặt Chúa với hai bàn tay không. Giờ đây ông ta mới biết được rằng : Cuối cùng, chỉ có một điều duy nhất mới đáng kể, là trở nên một Vị Thánh. Và câu truyện đã được kết thúc ở đó.
Thưa các bạn, dĩ nhiên, một người mà không đủ can đảm để bỏ được chứng nghiện rượu thì không thể là một Vị Thánh được. Nhưng vị linh mục đó đã vì lương tâm trách nhiệm của mình mà đã mang họa vào thân và đã chết như một vị tử đạo can trường. Và một điều chắc chắn là Giáo Hội cũng sẽ không bao giờ phong thánh cho một Vị Thánh kỳ cục như thế được. Nhưng tác giả cuốn tiểu thuyết thì lại đã làm chuyện đó, ông đã phong thánh cho vị Linh mục và có lẽ một số người trong chúng ta cũng sẵn sàng làm chuyện đó nữa, chúng ta sẽ phong thánh cho vị Linh mục, bởi vì chúng ta cảm thấy vị tử đạo đặc biệt này rất có thiện cảm. Và biết đâu chính Giáo Hội cũng sẽ phong thánh cho Vị Thánh kỳ cục này?
Ở đây, có lẽ chúng ta cũng cần tự hỏi : Phải chăng chúng ta nghĩ rằng các Thánh Nhân chỉ là những người như Đức Trinh Nữ Maria, như Phan-xi-cô Assisi, Martin de Tours, Martin Porres, Padre Piô, hay Mẹ Têrêxa Calcutta, v.v…mà thôi, nghĩa là chỉ tất cả những vị đã được ghi tên trong sổ bộ của Giáo Hội và chúng ta kính nhớ trong suốt năm phụng vụ? Phải chăng chính Giáo Hội trong ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ đã không muốn kính nhớ cả các vị «Thánh kỳ cục» nữa, những người đã và có lẽ sẽ không bao giờ được một vị Giáo Hoàng nào phong thánh cho cả, những người mà suốt cả đời chẳng bao giờ làm nổi được một phép lạ và cuộc đời tư của họ cũng chẳng có dấu hiệu gì có thể được gọi là đặc biệt thánh thiện hay hoàn hảo cả? Phải chăng chính Giáo Hội trong ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ lại không muốn kính nhớ tất cả những người đã từng sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường như mọi người khác, cũng đã sai phạm nhiều lầm lỗi và thiếu sót, nhưng đồng thời cũng là những người đã sử dụng các khả năng sức lực mà Chúa đã ban cho mình để góp phần xây đắp xã hội, đã tìm cách thực thi trong cuộc sống mình ít là một vài điềm nào đó trong Tin Mừng Đức Kitô?
Vâng, trong ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta kính nhớ tất cả những anh chị em của chúng ta đã đạt tới đích cuộc sống mình, những người đã chiến đấu tốt trong một cuộc chiến đầy nghiệt ngã, đã hoàn thành tốt cuộc chạy đua của mình và đã giữ vững được đức tin vào Đức Kitô. Và chắc hẳn trong số những anh chị em được kính nhớ này, có cả:
• Người phụ nữ trong bao năm trời dài đằng đẵng đã tận tình vui vẻ săn sóc cơm nước thuốc thang cho ông bố/mẹ chồng đau yếu bệnh hoạn, mà không một lời trách mắng xúc phạm;
• Người đàn ông đã can đảm chấp nhận căn bệnh nguy tử, bất trị của mình để vâng theo ý Chúa, chứ không hề mở miệng lẩm bẩm kêu ca hay phàn nàn «trời cao đất thấp» gì cả;
• Người thiếu phụ trẻ đã luôn can đảm và kiên quyết chống lại tất cả mọi áp lực đến từ mọi phía bắt nàng phải ra tay giết hại thai nhi mà nàng đang cưu mang trong lòng;
• Người đàn ông mà trong suốt cuộc sống chỉ gặp thất bại thu thiệt đắng cay, tuy nhiên vẫn không bao giờ chán nản buông xuôi;
• Những người thanh niên thiếu nữ, dù luôn phải đối mặt với bao quyến rủ mời mọc của thói đời trụy lạc, vẫn trung thành giữ vững đức tin Kitô giáo của mình và luôn biết phó thác tin tưởng nơi Chúa;
• Và sau cùng, cả người đàn bà mà suốt đời phải vất vả thức khuya dậy sớm phục vụ người khác, để cốt sao có được miếng cơm manh áo về nuôi sống con cái và gia đình, v.v…!
Alexandre Solschenizyn, nhà văn hào người Nga, đã trình bày về hoàn cảnh của một vị «nữ thánh» như thế và đã nêu lên những công tác phục vụ của bà đối với các đồng loại như sau: «Bị chính cả người chồng của mình hiểu lầm, bị bỏ rơi, bà phải đau lòng chứng kiến tận mắt 6 đứa con nhắm mắt lìa đời, nhưng bà đã không đánh mất bản chất hay thương cứu giúp người của mình. Bà thật là một người buồn cười và khờ dại, vì cứ hy sinh vất vả làm việc giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi gì cả. Vào cuối đời, bà chẳng dành dụm cho mình được gì cả…, ngoài một con cừu trông bẩn thỉu, một con mèo què quặt, những cây giả làm bằng cao su… Chúng tôi đã sống bên cạnh bà và không hề biết được rằng bà là một người công chính, đến nỗi giá như không có bà thì chính cái thôn làng bé nhỏ đã không thể tồn tại được. Và cả thành phố này. Và cả toàn thể đất nước chúng tôi cũng đã không thể tồn tại được.»
Bởi vậy, có lẽ là một ý kiến hay và cần thiết, nếu thỉnh thoảng chúng ta cũng biết nghiêm chỉnh suy tư về gương sống của những con người vô danh và tầm thường như thế - những người có lẽ hằng ngày đang sống bên cạnh chúng ta - hơn là chỉ đưa mắt cung kính chiêm ngưỡng Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục hay một vài vị truyền giáo nào đó như những vị thánh nhân. Vâng, một ngày nào đó, khi chính chúng ta trở về bên Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên gặp mặt được những «Vị Thánh» đã từng ngồi chung ghế với chúng ta ở trường học, ở nhà thờ hay là những bà con láng giềng quen thân của chúng ta.
Và có lẽ chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trong vô số đoàn người đông đúc không thể đếm hết được đang được chiêm ngắm thánh nhan Thiên Chúa và đang vui hưởng hạnh phúc Thiên đàng với Chư Thánh, chúng ta sẽ gặp gỡ được những người mà chúng ta không bao giờ ngờ rằng đó lại là những Vị Thánh thực sự. Vâng, Thiên Chúa không hề hỏi ý kiến chúng ta về người này kẻ nọ mà Người muốn thu nhận vào hàng ngũ các Thánh Nhân của Người.
Vậy, trong ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ chúng ta cần phải xác tín rằng:
• Trước hết, các Thánh từng là những người hoàn toàn bình thường như anh và tôi, như tất cả chúng ta.
• Các Thánh không phải là những người khi sinh ra đã là thánh, nhưng qua suốt cuộc sống mình họ đã luôn nỗ lực để trở nên thánh, và chính ngay bản thân họ họ cũng không hề biết được hay tự cho mìn h là thánh thiện.
• Các Thánh không phải là những người đã làm tốt được tất cả mọi sự trong cuộc sống mình, nhưng chỉ một số nào đó thôi.
Nói tắt, như họ đã có thể trở nên thánh như thế nào, thì tất cả chúng ta cũng đều hoàn toàn có được may mắn - và có bổn phận – làm được như thế.
Vâng, cuối cùng, chỉ có một điều duy nhất mới đáng kể là trở nên một Vị Thánh!
Cuối cùng, chỉ có một điều duy nhất mới đáng kể là trở nên một Vị Thánh
Một trong những cuốn tiểu thuyết nổi danh nhất của Graham Greene, nhà văn người Anh, là cuốn «Sức mạnh và sự huy hoàng». Người ta cũng có thể đặt tên cho cuốn tiểu thuyết là «Vị Linh Mục rượu.» Vì cuốn sách truyện đề cập đến một vị Linh mục rất thích uống rượu, và bên cạnh đó còn kèm theo một số vấn đề thiếu tích cực khác nữa.
Đại ý câu chuyện là như thế này: Số là ở Méc-xi-cô, vào thời bắt đạo, tất cả mọi hình thức giữ đạo và hành đạo công khai đều bị nghiêm cấm. Các vị Linh mục đều bị bắt bớ và bị sát hại, nếu như họ không chấp nhận bỏ đạo. Nhân vật chính của cuốn truyện – một Linh mục còn trẻ và đầy háo thắng – cương quyết ở lại sống trong vùng, bất chấp lệnh cấm của nhà nước. Trước hết, các giáo dân đơn sơ trong các thôn xóm rất sung sướng gặp được ngài, vì có ngài họ sẽ được xem Lễ, được chịu các phép Bí tích và con cái của họ sinh ra cũng được rửa tội, v.v…Tất cả các giáo dân đều kính trọng vị Linh mục. Nhưng rồi sự an ninh cho vị Linh mục mỗi ngày mỗi bị đe dọa thêm. Suốt bao năm trời công an nhà nước luôn rình rập để bắt được ngài, và vì thế cũng bao năm trời vị Linh mục phải sống lẩn tránh hết chỗ này sang chỗ kia. Ngài thi hành công việc mục vụ trong một tình trạng hết sức cheo leo nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đồng thời chính sự can đảm của ngài đã động viên được các giáo dân rất nhiều trong việc giữ đạo. Tất cả họ rất vui mừng là trong một thời buổi vô cùng khó khăn mà họ vẫn có được một Linh mục săn sóc phần linh hồn, mặc dù vị Linh mục đến với họ luôn xông nặc mùi rượu mạnh và còn thiếu nhiều phẩm chất của một vị lãnh đạo tinh thần. Bà con giáo dân trong các họ đạo cũng từ từ bớt kính trọng ngài hơn. Vì thế, tình trạng an ninh của ngài càng trở nên phức tạp thêm, khi chính quyền đặt phần thưởng cho những ai bắt nộp vị Linh mục.
Thế là có một kẻ ngoại kiều, vì lòng ham tiền, nên đã kiếm dịp bẫy lừa ngài. Từ vùng đất đầy nguy hiểm mà vị Linh mục đã bỏ trốn, anh ta đến nói dối là muốn mời ngài đi xức dầu cho một bệnh nhân đang hấp hối. Tuy biết đó là một miền đất đầy nguy hiểm cho mình, nhưng vị «Linh mục rượu» - như người trong miền đó hay gọi ngài - vẫn can đảm ra đi, vì lương tâm mục vụ đòi ngài phải hy sinh. Và thế là ngài bị rơi vào tay kẻ thù. Ít ngày sau đó ngài bị bắn chết thảm thương. Vị Linh mục chết là vì ngài muốn làm tròn bổn phận Linh mục của mình.
Thực ra, vị «Linh mục rượu» tuy không phải là một người thánh thiện gương mẫu, nhưng ngài đã không hề thiếu trách nhiệm mục vụ đối với xứ đạo của mình. Vào buổi sáng trước khi bị xử bắn, vị Linh mục đã quỳ gục đầu trong một góc nhà tù và lòng đầy ăn năn hối hận cầu nguyện: «Lạy Chúa, con chỉ là một kẻ xấu xa, chẳng ra gì cả. Con chẳng giúp được điều gì tốt lành cho ai cả!» Và Grahma Greene còn phụ họa thêm: Vị Linh mục cảm thấy vô cùng thất vọng, vì ông sắp phải ra trước mặt Chúa với hai bàn tay không. Giờ đây ông ta mới biết được rằng : Cuối cùng, chỉ có một điều duy nhất mới đáng kể, là trở nên một Vị Thánh. Và câu truyện đã được kết thúc ở đó.
Thưa các bạn, dĩ nhiên, một người mà không đủ can đảm để bỏ được chứng nghiện rượu thì không thể là một Vị Thánh được. Nhưng vị linh mục đó đã vì lương tâm trách nhiệm của mình mà đã mang họa vào thân và đã chết như một vị tử đạo can trường. Và một điều chắc chắn là Giáo Hội cũng sẽ không bao giờ phong thánh cho một Vị Thánh kỳ cục như thế được. Nhưng tác giả cuốn tiểu thuyết thì lại đã làm chuyện đó, ông đã phong thánh cho vị Linh mục và có lẽ một số người trong chúng ta cũng sẵn sàng làm chuyện đó nữa, chúng ta sẽ phong thánh cho vị Linh mục, bởi vì chúng ta cảm thấy vị tử đạo đặc biệt này rất có thiện cảm. Và biết đâu chính Giáo Hội cũng sẽ phong thánh cho Vị Thánh kỳ cục này?
Ở đây, có lẽ chúng ta cũng cần tự hỏi : Phải chăng chúng ta nghĩ rằng các Thánh Nhân chỉ là những người như Đức Trinh Nữ Maria, như Phan-xi-cô Assisi, Martin de Tours, Martin Porres, Padre Piô, hay Mẹ Têrêxa Calcutta, v.v…mà thôi, nghĩa là chỉ tất cả những vị đã được ghi tên trong sổ bộ của Giáo Hội và chúng ta kính nhớ trong suốt năm phụng vụ? Phải chăng chính Giáo Hội trong ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ đã không muốn kính nhớ cả các vị «Thánh kỳ cục» nữa, những người đã và có lẽ sẽ không bao giờ được một vị Giáo Hoàng nào phong thánh cho cả, những người mà suốt cả đời chẳng bao giờ làm nổi được một phép lạ và cuộc đời tư của họ cũng chẳng có dấu hiệu gì có thể được gọi là đặc biệt thánh thiện hay hoàn hảo cả? Phải chăng chính Giáo Hội trong ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ lại không muốn kính nhớ tất cả những người đã từng sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường như mọi người khác, cũng đã sai phạm nhiều lầm lỗi và thiếu sót, nhưng đồng thời cũng là những người đã sử dụng các khả năng sức lực mà Chúa đã ban cho mình để góp phần xây đắp xã hội, đã tìm cách thực thi trong cuộc sống mình ít là một vài điềm nào đó trong Tin Mừng Đức Kitô?
Vâng, trong ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta kính nhớ tất cả những anh chị em của chúng ta đã đạt tới đích cuộc sống mình, những người đã chiến đấu tốt trong một cuộc chiến đầy nghiệt ngã, đã hoàn thành tốt cuộc chạy đua của mình và đã giữ vững được đức tin vào Đức Kitô. Và chắc hẳn trong số những anh chị em được kính nhớ này, có cả:
• Người phụ nữ trong bao năm trời dài đằng đẵng đã tận tình vui vẻ săn sóc cơm nước thuốc thang cho ông bố/mẹ chồng đau yếu bệnh hoạn, mà không một lời trách mắng xúc phạm;
• Người đàn ông đã can đảm chấp nhận căn bệnh nguy tử, bất trị của mình để vâng theo ý Chúa, chứ không hề mở miệng lẩm bẩm kêu ca hay phàn nàn «trời cao đất thấp» gì cả;
• Người thiếu phụ trẻ đã luôn can đảm và kiên quyết chống lại tất cả mọi áp lực đến từ mọi phía bắt nàng phải ra tay giết hại thai nhi mà nàng đang cưu mang trong lòng;
• Người đàn ông mà trong suốt cuộc sống chỉ gặp thất bại thu thiệt đắng cay, tuy nhiên vẫn không bao giờ chán nản buông xuôi;
• Những người thanh niên thiếu nữ, dù luôn phải đối mặt với bao quyến rủ mời mọc của thói đời trụy lạc, vẫn trung thành giữ vững đức tin Kitô giáo của mình và luôn biết phó thác tin tưởng nơi Chúa;
• Và sau cùng, cả người đàn bà mà suốt đời phải vất vả thức khuya dậy sớm phục vụ người khác, để cốt sao có được miếng cơm manh áo về nuôi sống con cái và gia đình, v.v…!
Alexandre Solschenizyn, nhà văn hào người Nga, đã trình bày về hoàn cảnh của một vị «nữ thánh» như thế và đã nêu lên những công tác phục vụ của bà đối với các đồng loại như sau: «Bị chính cả người chồng của mình hiểu lầm, bị bỏ rơi, bà phải đau lòng chứng kiến tận mắt 6 đứa con nhắm mắt lìa đời, nhưng bà đã không đánh mất bản chất hay thương cứu giúp người của mình. Bà thật là một người buồn cười và khờ dại, vì cứ hy sinh vất vả làm việc giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi gì cả. Vào cuối đời, bà chẳng dành dụm cho mình được gì cả…, ngoài một con cừu trông bẩn thỉu, một con mèo què quặt, những cây giả làm bằng cao su… Chúng tôi đã sống bên cạnh bà và không hề biết được rằng bà là một người công chính, đến nỗi giá như không có bà thì chính cái thôn làng bé nhỏ đã không thể tồn tại được. Và cả thành phố này. Và cả toàn thể đất nước chúng tôi cũng đã không thể tồn tại được.»
Bởi vậy, có lẽ là một ý kiến hay và cần thiết, nếu thỉnh thoảng chúng ta cũng biết nghiêm chỉnh suy tư về gương sống của những con người vô danh và tầm thường như thế - những người có lẽ hằng ngày đang sống bên cạnh chúng ta - hơn là chỉ đưa mắt cung kính chiêm ngưỡng Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục hay một vài vị truyền giáo nào đó như những vị thánh nhân. Vâng, một ngày nào đó, khi chính chúng ta trở về bên Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên gặp mặt được những «Vị Thánh» đã từng ngồi chung ghế với chúng ta ở trường học, ở nhà thờ hay là những bà con láng giềng quen thân của chúng ta.
Và có lẽ chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trong vô số đoàn người đông đúc không thể đếm hết được đang được chiêm ngắm thánh nhan Thiên Chúa và đang vui hưởng hạnh phúc Thiên đàng với Chư Thánh, chúng ta sẽ gặp gỡ được những người mà chúng ta không bao giờ ngờ rằng đó lại là những Vị Thánh thực sự. Vâng, Thiên Chúa không hề hỏi ý kiến chúng ta về người này kẻ nọ mà Người muốn thu nhận vào hàng ngũ các Thánh Nhân của Người.
Vậy, trong ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ chúng ta cần phải xác tín rằng:
• Trước hết, các Thánh từng là những người hoàn toàn bình thường như anh và tôi, như tất cả chúng ta.
• Các Thánh không phải là những người khi sinh ra đã là thánh, nhưng qua suốt cuộc sống mình họ đã luôn nỗ lực để trở nên thánh, và chính ngay bản thân họ họ cũng không hề biết được hay tự cho mìn h là thánh thiện.
• Các Thánh không phải là những người đã làm tốt được tất cả mọi sự trong cuộc sống mình, nhưng chỉ một số nào đó thôi.
Nói tắt, như họ đã có thể trở nên thánh như thế nào, thì tất cả chúng ta cũng đều hoàn toàn có được may mắn - và có bổn phận – làm được như thế.
Vâng, cuối cùng, chỉ có một điều duy nhất mới đáng kể là trở nên một Vị Thánh!