NAM ĐỊNH -- Bầu trời thành phố Nam Định hôm nay không mây nhưng lại không sáng lắm. Thời tiết thành phố Nam Định hôm nay cũng không rét nhưng lại không ấm lắm. Những sắc thái ấy như tiên báo bầu khí của buổi lễ hôm nay, tổ chức tại quảng trường trước nhà thờ Nam Định : hoành tráng nhưng không loè loẹt, tưng bừng nhưng không náo nhiệt, vui tươi nhưng không cợt nhã.
Thật vậy, đây không phải là buổi lễ tấn phong một giám mục ở đỉnh cao trí tuệ hay lễ truyền chức một linh mục ở giữa tuổi thanh xuân. Mà đây là buổi lễ mừng 90 năm đại thọ (1918-2007) và 60 năm phục vụ trong tư cách linh mục (1948-2007) của đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên giám mục phụ tá của giáo phận Hà Nội. Tức là lễ mừng một cuộc đời đã xế bóng, một thời gian hoạt động đã gần xong. Thế nên, mọi trang trí, tiếng nhạc, giọng ca, lời giảng, chúc mừng, tiệc bàn, cả các khách tham dự… đều được giữ ở mức chừng mực. Chẳng hạn, lời dẫn lễ của ban tổ chức, lời chào mừng của đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, tổng giám mục giáo phận Hà Nội, bài giảng của đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng, lời chúc mừng của cha Laurensô Chu Văn Minh, đại diện các linh mục và cộng đoàn phụng vụ… không hề có những câu những chữ những ý những tứ thái quá. Thậm chí, chúng còn được làm dịu đi nhờ những mẩu chuyện vui do đức cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang, giám mục giáo phận Thái Bình, tường thuật, trước khi kết thúc thánh lễ.
Tất cả như mời gọi mọi người – kể cả những kẻ thô lỗ hay vô tâm nhất – hãy dừng lại mọi tiếng cười tiếng nói bên ngoài để xem lại bộ phim dài 90 năm, trong đó có 60 năm đặc biệt, của đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng, từ một thanh niên đi tu vào những năm bước vào thế chiến đến những năm làm linh mục trong giai đoạn đất nước kháng chiến chống Pháp, những năm làm việc tại Toà Giám Mục Hà Nội, những năm quay trở lại làm cha xứ Nam Định trong thời kì chống Mỹ và “bao cấp”, những năm làm giáo sư đại chủng viện Hà Nội, rồi làm giám mục phụ tá Hà Nội khi đất nước bắt đầu bước vào thời mở cửa, sau cùng trở về an dưỡng tại giáo xứ đầu tiên của đời phục vụ (Nam Định). Muốn hiểu hết những gì còn giấu bên dưới các nếp gấp của những thước phim ấy, có lẽ cần đọc lại hai tập sách mang tựa đề “Những câu chuyện về một thời” do chính đức cha biên tập và phát hành trong nội bộ vào hai năm 2006-2007.
Xuyên suốt tất cả bộ phim hay những tập sách ấy là thái độ căn bản của đức cha trước mọi biến cố lịch sử, đó là cần mẫn và chăm chỉ làm việc như của một con kiến cần mẫn và chăm chỉ tha mọi sự về xây dựng tổ của mình : Cần mẫn và chăm chỉ làm việc để sống ơn gọi, để nuôi dưỡng đức tin của giáo dân, để bảo vệ Giáo Hội, để xây dựng đất nước… Thái độ ấy, Phủ Quốc Vụ Khanh của Toà Thánh gọi là thái độ bình an và vui tươi của một tôi tớ, kể cả khi phải dấn thân vào những công việc cam go để truyền bá đức tin (Thư chúc mừng của đức giáo hoàng Beneđictô XVI, do Phủ Quốc Vụ Khanh biên soạn và truyền đạt, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2007). Đó chắc hẳn là thái độ rất đúng với Tin Mừng và rất hợp với thời đại, Thế nên, cũng trong chính lá thư ấy, đức giáo hoàng – thông qua Phủ Quốc Vụ Khanh – mời gọi đức cha hãy tiếp tục sống trong thời gian còn lại của ngài :”Đức Thánh Cha cầu mong Đức Cha, mặc dù sức lực giới hạn, vẫn tiếp tục sống đời giám mục phục vụ anh em mình, đặc biệt qua lời cầu nguyện, trong tâm tình bình an và vui tươi của Người Tôi Tớ, đã từng xả thân trong những công tác cam go để rao giảng Phúc Âm”.
Thật vậy, đây không phải là buổi lễ tấn phong một giám mục ở đỉnh cao trí tuệ hay lễ truyền chức một linh mục ở giữa tuổi thanh xuân. Mà đây là buổi lễ mừng 90 năm đại thọ (1918-2007) và 60 năm phục vụ trong tư cách linh mục (1948-2007) của đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên giám mục phụ tá của giáo phận Hà Nội. Tức là lễ mừng một cuộc đời đã xế bóng, một thời gian hoạt động đã gần xong. Thế nên, mọi trang trí, tiếng nhạc, giọng ca, lời giảng, chúc mừng, tiệc bàn, cả các khách tham dự… đều được giữ ở mức chừng mực. Chẳng hạn, lời dẫn lễ của ban tổ chức, lời chào mừng của đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, tổng giám mục giáo phận Hà Nội, bài giảng của đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng, lời chúc mừng của cha Laurensô Chu Văn Minh, đại diện các linh mục và cộng đoàn phụng vụ… không hề có những câu những chữ những ý những tứ thái quá. Thậm chí, chúng còn được làm dịu đi nhờ những mẩu chuyện vui do đức cha Phanxicô Nguyễn Văn Sang, giám mục giáo phận Thái Bình, tường thuật, trước khi kết thúc thánh lễ.
Tất cả như mời gọi mọi người – kể cả những kẻ thô lỗ hay vô tâm nhất – hãy dừng lại mọi tiếng cười tiếng nói bên ngoài để xem lại bộ phim dài 90 năm, trong đó có 60 năm đặc biệt, của đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng, từ một thanh niên đi tu vào những năm bước vào thế chiến đến những năm làm linh mục trong giai đoạn đất nước kháng chiến chống Pháp, những năm làm việc tại Toà Giám Mục Hà Nội, những năm quay trở lại làm cha xứ Nam Định trong thời kì chống Mỹ và “bao cấp”, những năm làm giáo sư đại chủng viện Hà Nội, rồi làm giám mục phụ tá Hà Nội khi đất nước bắt đầu bước vào thời mở cửa, sau cùng trở về an dưỡng tại giáo xứ đầu tiên của đời phục vụ (Nam Định). Muốn hiểu hết những gì còn giấu bên dưới các nếp gấp của những thước phim ấy, có lẽ cần đọc lại hai tập sách mang tựa đề “Những câu chuyện về một thời” do chính đức cha biên tập và phát hành trong nội bộ vào hai năm 2006-2007.
Xuyên suốt tất cả bộ phim hay những tập sách ấy là thái độ căn bản của đức cha trước mọi biến cố lịch sử, đó là cần mẫn và chăm chỉ làm việc như của một con kiến cần mẫn và chăm chỉ tha mọi sự về xây dựng tổ của mình : Cần mẫn và chăm chỉ làm việc để sống ơn gọi, để nuôi dưỡng đức tin của giáo dân, để bảo vệ Giáo Hội, để xây dựng đất nước… Thái độ ấy, Phủ Quốc Vụ Khanh của Toà Thánh gọi là thái độ bình an và vui tươi của một tôi tớ, kể cả khi phải dấn thân vào những công việc cam go để truyền bá đức tin (Thư chúc mừng của đức giáo hoàng Beneđictô XVI, do Phủ Quốc Vụ Khanh biên soạn và truyền đạt, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2007). Đó chắc hẳn là thái độ rất đúng với Tin Mừng và rất hợp với thời đại, Thế nên, cũng trong chính lá thư ấy, đức giáo hoàng – thông qua Phủ Quốc Vụ Khanh – mời gọi đức cha hãy tiếp tục sống trong thời gian còn lại của ngài :”Đức Thánh Cha cầu mong Đức Cha, mặc dù sức lực giới hạn, vẫn tiếp tục sống đời giám mục phục vụ anh em mình, đặc biệt qua lời cầu nguyện, trong tâm tình bình an và vui tươi của Người Tôi Tớ, đã từng xả thân trong những công tác cam go để rao giảng Phúc Âm”.