Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam và 10 điều nghịch lí
Lần đầu tiên người Công giáo Việt Nam được thưởng thức và đi sâu vào cuộc họp 27 và 28-2-2008 tại thủ đô Hà Nội của 20 người của UBĐKCGVN được mệnh danh là „tiếng nói chung của người Công giáo Việt Nam„ và những gì họ bàn thảo được đúc kết thành „thao thức chung của người Công giáo Việt Nam trước vận hội mới“ . Tác giả Thiên Sứ đã hé mở cánh cửa sự thật của UBĐKCGVN cho người đọc hiểu về họ đôi chút. Nhóm người của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam tự xưng mình đại diện cho hơn 6 triệu tín hữu công giáo đang sinh sống trên toàn giải đất Việt Nam. Nếu so sánh con số tỉ lệ như thế thì họ "to lớn” lắm, bởi vì so với đảng cộng sản Việt Nam thì họ vẫn hơn nhiều, hơn 3 lần con số đảng viên cộng sản.
10 điều nghịch lí của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam
- Nghịch lí 1: Trong số 20 người tham dự cuộc họp có vị là linh mục và dòng tu. Họ đã thề hứa 3 điều khấn trước mặt bề trên: vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh. Có vị cả 3 điều đấy chẳng giữ chu đáo đúng luật được điều nào cả. Cộng thêm giáo luật công giáo cấm các tu sĩ tham gia đảng phái chính trị vì điều này làm cho việc công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu có thể bị lệch lạc và chỉ phục vụ cho một mưu đồ chính trị.
- Nghịch lí 2: Danh từ Đoàn Kết đã đặt sai mục tiêu vì cho thấy manh nha "chia rẽ" trong chính nhóm của họ. Kèn cựa, quan liêu, tham quyền danh lợi để "có xe riêng, người lái xe riêng". Qua 2 bài viết về Tòa Khâm Sứ Hà Nội họ đang đổ mọi tội lên đầu linh mục cán bộ Trương Bá Cần. Cơ hội giành dựt quyền của nhau chăng?
- Nghịch lí 3: Chủ trương tờ báo để rao giảng Tin Mừng công bố lời Chúa, nhưng các vị học giả viết bài lại không phải là người tín hữu. Bởi thế báo đạo nhưng luôn đăng tải chuyện ngoài đời. Quái gở hơn, báo đạo lại chống đạo với những bài viết mới đây của linh mục cán bộ Trương Bá Cần rồi còn chủ ý gây thêm chia rẽ hận thù giữa Công giáo và Phật giáo nữa.
- Nghịch lí 4: Thay vì cổ vũ cho tinh thần đối thoại "tốt đạo - đẹp đời" nhưng UBĐKCGVN lại gây ra biết bao nhiều rào cản giữa giáo hội và nhà nước cộng sản. Lẽ thiệt thòi từ 1975 luôn nằm về phía giáo hội và người công giáo, kể cả dẫn đến việc tù tội cho những giáo dân, giám mục, linh mục và tu sĩ bị oan.
- Nghịch lí 5: Họ tự xưng là cơ quan ngôn luận của người Công giáo Việt Nam nhưng những vi phạm nghiêm trọng đến tự do tôn giáo trong dịp lễ giáng sinh 2007 tại Sơn La và Hòa Bình, họ lại cố ý không thông tải tin tức cho 6 triệu người đồng đạo khác biết đến.
- Nghịch lí 6: Đoàn kết và yêu thương luôn là sức mạnh của người tín hữu, nhưng nhìn được điều thiện hảo này nơi UBĐKCGVN thì như là việc mò kim đáy biển vậy.
- Nghịch lí 7: UBĐKCGVN không sống bằng sức lực phục vụ tâm linh, nhưng bằng đồng tiền đóng thuế của 80 triệu dân Việt Nam. Một số tiền không nhỏ của người dân để nhóm bé xíu này tha hồ phung phí. Dĩ nhiên người phát tiền có quyền lèo lái họ.
- Nghịch lí 8: Các điều sai trái của UBĐKCGVN không được các đấng bản quyền hoặc bề trên phê phán, trong một thời gian quá dài với 33 năm nay (bằng tuổi đời của Chúa Giêsu). Giáo hội Việt Nam không chỉ thắp nến đòi hỏi công lý, nhưng còn phải can đảm tuyên bố sự thật cũng như lên án về UBĐKCGVN. Giáo hội hãy noi gương Đức giám mục Phanxicô X. Nguyễn Văn Sang đã vạch ra những sai trái của linh mục Phạm Văn Tuyên (Thái Bình). Nguyên văn của đức cha Thái Bình vào ngày 01-3-2008: "Trong bản văn có nói tới đại biểu đại diện cho miền Bắc dự họp, cụ thể là Lm Phạm Văn Tuyên (Thái Bình). Tôi (Đức cha Sang) xin cải chính là: Lm Phạm Văn Tuyên đi họp không do tôi cử đi hay được phép và tôi cũng không hay biết việc đi dự họp này diễn ra ngày nào và ở đâu? Do đó, không nên hiểu Lm Phạm Văn Tuyên là đại biểu của giáo phận Thái Bình đi họp, hay được giám mục giáo phận đề cử hoặc cho phép. Thực ra, Lm Phạm Văn Tuyên tham dự cuộc họp với tư cách cá nhân. Thế nên tất cả những lần Lm Tuyên đi họp hay phát biểu trước đây, cũng không phải với tư cách là đại biểu của giáo phận Thái Bình. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở với Lm Tuyên rằng: tôi không chịu trách nhiệm hoàn toàn về tư cách đại biểu, những lời phát biểu… trong các hội nghị như thế. (Ví dụ: Có lần linh mục phát biểu rằng: Nếu UBĐK can thiệp xin lại các đất đai quanh nhà xứ Hưng Yên thì sẽ thành lập trụ sở của UBĐK tại nhà thờ này…).“ Đây là lời nói sự thật duy nhất từ 33 năm nay của một vị cao cấp trong Hội đồng Giám mục Việt Nam về UBĐKCGVN. Xin các giám mục khác hãy mạnh dạn noi theo vì thời điểm công bố sự thật đã đến rồi!
- Nghịch lí 9: UBĐKCGVN với con số 20 người đi họp và đủ khả năng lũng đoạn giáo hội Việt Nam thì đúng là một nghịch lí ngạo ngược. Giáo hội Việt Nam với 6 triệu thành viên (gần 5% dân số VN) không đủ khả năng, nhân lực, trí lực, tài lực để tự đại diện cho chính mình chăng?
- Nghịch lí 10: Linh mục cán bộ Trương Bá Cần không ngờ suốt đời mình trung thành phục vụ đảng cộng sản Việt Nam lại có ngày kết chung như thế. Linh mục Cần "cáo ốm“ không đi họp ngày 27 và 28-2-2008, theo cách nhìn về chính trị là bị "đảo chánh". Nếu đúng như vậy, ông ta đã mất tất cả (về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Lần đầu tiên người Công giáo Việt Nam được thưởng thức và đi sâu vào cuộc họp 27 và 28-2-2008 tại thủ đô Hà Nội của 20 người của UBĐKCGVN được mệnh danh là „tiếng nói chung của người Công giáo Việt Nam„ và những gì họ bàn thảo được đúc kết thành „thao thức chung của người Công giáo Việt Nam trước vận hội mới“ . Tác giả Thiên Sứ đã hé mở cánh cửa sự thật của UBĐKCGVN cho người đọc hiểu về họ đôi chút. Nhóm người của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam tự xưng mình đại diện cho hơn 6 triệu tín hữu công giáo đang sinh sống trên toàn giải đất Việt Nam. Nếu so sánh con số tỉ lệ như thế thì họ "to lớn” lắm, bởi vì so với đảng cộng sản Việt Nam thì họ vẫn hơn nhiều, hơn 3 lần con số đảng viên cộng sản.
10 điều nghịch lí của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam
- Nghịch lí 1: Trong số 20 người tham dự cuộc họp có vị là linh mục và dòng tu. Họ đã thề hứa 3 điều khấn trước mặt bề trên: vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh. Có vị cả 3 điều đấy chẳng giữ chu đáo đúng luật được điều nào cả. Cộng thêm giáo luật công giáo cấm các tu sĩ tham gia đảng phái chính trị vì điều này làm cho việc công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu có thể bị lệch lạc và chỉ phục vụ cho một mưu đồ chính trị.
- Nghịch lí 2: Danh từ Đoàn Kết đã đặt sai mục tiêu vì cho thấy manh nha "chia rẽ" trong chính nhóm của họ. Kèn cựa, quan liêu, tham quyền danh lợi để "có xe riêng, người lái xe riêng". Qua 2 bài viết về Tòa Khâm Sứ Hà Nội họ đang đổ mọi tội lên đầu linh mục cán bộ Trương Bá Cần. Cơ hội giành dựt quyền của nhau chăng?
- Nghịch lí 3: Chủ trương tờ báo để rao giảng Tin Mừng công bố lời Chúa, nhưng các vị học giả viết bài lại không phải là người tín hữu. Bởi thế báo đạo nhưng luôn đăng tải chuyện ngoài đời. Quái gở hơn, báo đạo lại chống đạo với những bài viết mới đây của linh mục cán bộ Trương Bá Cần rồi còn chủ ý gây thêm chia rẽ hận thù giữa Công giáo và Phật giáo nữa.
- Nghịch lí 4: Thay vì cổ vũ cho tinh thần đối thoại "tốt đạo - đẹp đời" nhưng UBĐKCGVN lại gây ra biết bao nhiều rào cản giữa giáo hội và nhà nước cộng sản. Lẽ thiệt thòi từ 1975 luôn nằm về phía giáo hội và người công giáo, kể cả dẫn đến việc tù tội cho những giáo dân, giám mục, linh mục và tu sĩ bị oan.
- Nghịch lí 5: Họ tự xưng là cơ quan ngôn luận của người Công giáo Việt Nam nhưng những vi phạm nghiêm trọng đến tự do tôn giáo trong dịp lễ giáng sinh 2007 tại Sơn La và Hòa Bình, họ lại cố ý không thông tải tin tức cho 6 triệu người đồng đạo khác biết đến.
- Nghịch lí 6: Đoàn kết và yêu thương luôn là sức mạnh của người tín hữu, nhưng nhìn được điều thiện hảo này nơi UBĐKCGVN thì như là việc mò kim đáy biển vậy.
- Nghịch lí 7: UBĐKCGVN không sống bằng sức lực phục vụ tâm linh, nhưng bằng đồng tiền đóng thuế của 80 triệu dân Việt Nam. Một số tiền không nhỏ của người dân để nhóm bé xíu này tha hồ phung phí. Dĩ nhiên người phát tiền có quyền lèo lái họ.
- Nghịch lí 8: Các điều sai trái của UBĐKCGVN không được các đấng bản quyền hoặc bề trên phê phán, trong một thời gian quá dài với 33 năm nay (bằng tuổi đời của Chúa Giêsu). Giáo hội Việt Nam không chỉ thắp nến đòi hỏi công lý, nhưng còn phải can đảm tuyên bố sự thật cũng như lên án về UBĐKCGVN. Giáo hội hãy noi gương Đức giám mục Phanxicô X. Nguyễn Văn Sang đã vạch ra những sai trái của linh mục Phạm Văn Tuyên (Thái Bình). Nguyên văn của đức cha Thái Bình vào ngày 01-3-2008: "Trong bản văn có nói tới đại biểu đại diện cho miền Bắc dự họp, cụ thể là Lm Phạm Văn Tuyên (Thái Bình). Tôi (Đức cha Sang) xin cải chính là: Lm Phạm Văn Tuyên đi họp không do tôi cử đi hay được phép và tôi cũng không hay biết việc đi dự họp này diễn ra ngày nào và ở đâu? Do đó, không nên hiểu Lm Phạm Văn Tuyên là đại biểu của giáo phận Thái Bình đi họp, hay được giám mục giáo phận đề cử hoặc cho phép. Thực ra, Lm Phạm Văn Tuyên tham dự cuộc họp với tư cách cá nhân. Thế nên tất cả những lần Lm Tuyên đi họp hay phát biểu trước đây, cũng không phải với tư cách là đại biểu của giáo phận Thái Bình. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở với Lm Tuyên rằng: tôi không chịu trách nhiệm hoàn toàn về tư cách đại biểu, những lời phát biểu… trong các hội nghị như thế. (Ví dụ: Có lần linh mục phát biểu rằng: Nếu UBĐK can thiệp xin lại các đất đai quanh nhà xứ Hưng Yên thì sẽ thành lập trụ sở của UBĐK tại nhà thờ này…).“ Đây là lời nói sự thật duy nhất từ 33 năm nay của một vị cao cấp trong Hội đồng Giám mục Việt Nam về UBĐKCGVN. Xin các giám mục khác hãy mạnh dạn noi theo vì thời điểm công bố sự thật đã đến rồi!
- Nghịch lí 9: UBĐKCGVN với con số 20 người đi họp và đủ khả năng lũng đoạn giáo hội Việt Nam thì đúng là một nghịch lí ngạo ngược. Giáo hội Việt Nam với 6 triệu thành viên (gần 5% dân số VN) không đủ khả năng, nhân lực, trí lực, tài lực để tự đại diện cho chính mình chăng?
- Nghịch lí 10: Linh mục cán bộ Trương Bá Cần không ngờ suốt đời mình trung thành phục vụ đảng cộng sản Việt Nam lại có ngày kết chung như thế. Linh mục Cần "cáo ốm“ không đi họp ngày 27 và 28-2-2008, theo cách nhìn về chính trị là bị "đảo chánh". Nếu đúng như vậy, ông ta đã mất tất cả (về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).