Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo bao giờ đến hồi kết?
(tiếp theo)
2- Thái độ của Nhà nước đối với UBĐK
Ở Việt Nam, Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và duy nhất đối với mọi vấn đề của xã hội, vì vậy, tổ chức của UBĐKCG cũng không thể đứng ngoài sự lãnh đạo này.
Ngay từ khi vừa mới ra đời, vấn đề tôn giáo đã được Đảng chú ý khi thành lập hội “Phản đế đồng minh” ngày 18-11-1930. Nhiều tổ chức quần chúng như "Thanh niên cứu quốc hội”,”Nông dân cứu quốc hội”… lần lượt ra đời. Các tổ chức tập hợp tín đồ các tôn giáo theo kháng chiến hình thành muộn hơn. Mãi đến nghị quyết của hội nghị Đảng cộng sản Đông dương ngày 14,15-8-1945 trong mục 8 mới ghi: “Mở rộng Việt nam Công giáo Cứu quốc hội. Cố cảm hóa quần chúng các hội Phật thày, Cao đài” .
Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời thì "Hội Việt nam Công giáo cứu quốc" cũng được thành lập. Đây là tổ chức trực thuộc Mặt trận Việt Minh. Nhà nước cũng đã vận động một số Giám mục Việt nam tham gia tổ chức này nhân lễ tấn phong Giám mục Lễ Hữu Từ ngày 28-10-1945. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi thấy một phái đoàn cao cấp của Chính phủ do các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp dẫn đầu về đây tham dự. Rất may, ông Nguyễn Mạnh Hà được du học ở Pháp về (do bố vợ của ông thân Nguyễn ái Quốc nên ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ kinh tế của chính phủ Việt Minh) nhưng ông đã rất tỉnh táo vì không muốn giáo hội bị chia rẽ. Bởi vậy, ông Hà đã tham mưu cho Đức cha Lê Hữu Từ (Phát Diệm), Đức cha Hồ Ngọc Cẩn (Bùi Chu) lập ra Liên đoàn Công giáo Việt nam- một tổ chức Công giáo Tiến hành. Điều lệ của Liên đoàn được cả Tòa thánh lẫn chính phủ Việt Minh chuẩn y và cho phép hoạt động. Thế nhưng, rõ ràng, khi không nắm được quyền điều hành thì Nhà nước cũng cho nó im lặng luôn. Bằng chứng là tờ báoLiên đoàn do ông Nguyễn Đình Đầu phụ trách dù đã được cấp phép ngày 26-3-1946 đã chết yểu vì không ra được số nào.
Dĩ nhiên, Nhà nước không chịu thất bại nhất là sau biến cố hàng triệu người di cư năm 1954 vào Nam. Đầu năm 1955, Ban Bí thư Trung ương ra Thông tư số 1/TT-TW do ông Nguyễn Duy Trinh ký hướng dẫn thành lập Ủy ban Liên lạc Công giáo trong đó ghi rõ mục đích là “Tranh thủ rộng rãi các giáo sĩ và giáo dân; Làm cơ sở vững chắc cho các phần tử yêu nước tiến bộ trong công giáo” . Trên cơ sở Thông tư này mà ủy ban liên lạc đã ra đời vào tháng 3-1955 tại Hà Nội. Có một số người vẫn phê bình, hình như giáo hội quá lo xa về ủy ban này vì sợ mô hình công giáo tự trị như Trung Quốc. Chúng tôi thì có đầy đủ tài liệu để nói rằng sự lo lắng ấy là có cơ sở. Bằng chứng là Nhà nước đã cho các linh mục Võ Thành Trinh, Vũ Xuân Kỷ, Hồ Thành Biên đi Trung Quốc, Ba Lan để học tập cách làm.
Từ năm 1951 đến năm 1955, chính Hồ Chí Minh đã viết rất nhiều bài báo ký nhiều bút danh khác nhau để khen ngợi tổ chức “Hòa bình Chúa Kito” (một tổ chức Công giáo do Nhà nước lập) của Ba Lan và Công giáo “Tam tự” của Trung Quốc. Điển hình như các bài “Công giáo và chủ nghĩa xã hội” (báo Nhân dân ngày 27-9-1955, ký C.B); “Tự do tín ngưỡng” (Báo Nhân dân ngày 27-12-1951, ký tên M.H); “Công giáo Trung Quốc’ (Báo Nhân dân ngày 11-11-1955, ký tên C.B); “Những lời thắm thiết” (Báo Nhân dân ngày 27-1-1955, ký tên C.B)… Trong bài “Tổ quốc độc lập, tôn giáo mới tự do”, Hồ Chí Minh viết: “Từ tháng 7 năm ngoái, giáo dân Trung Quốc bắt đầu cuộc vận động “tự trị, tự dưỡng, tự truyền”, nghĩa là giáo dân tự cai quản lẫn nhau, không cần cha cố người ngoại quốc; các cha cố Trung Quốc tự làm ăn không nhờ vả ai; giáo dân tự tuyên truyền đạo Chúa” . Bài báo kết luận: “Ỏ nước ta, đồng bào công giáo đều yêu nước và hăng hái tham gia kháng chiến. Gương sáng của giáo dân Trung Quốc càng làm cho đồng bào công giáo Việt Nam thêm tin tưởng và quyết tâm” (1).
Chỉ thị 160/CT-TW của Ban Bí thư do ông Lê Văn Lương ký ngày 29-5-1968 còn nói rõ hơn: “Đồng thời kiên trì và khôn khéo giáo dục giáo dân ý thức tích cực tự giác, đấu tranh chống bọn phản động và xây dựng một giáo hội yêu nước” .
Như vậy chủ trương xây dựng một "Giáo hội yêu nước" theo mô hình Trung Quốc rất rõ ràng mà hạt nhân bắt đầu từ Ủy ban Liên lạc Công giáo. Dĩ nhiên, mong ước này không thành hiện thực vì tinh thần hiệp thông rất cao của giáo sĩ, giáo dân Việt Nam đã lan tỏa sang cả mấy linh mục nòng cốt ủy ban liên lạc lúc đó.
Đầu những năm 80, do ảnh hưởng từ phong trào dân chủ ở châu Âu nên cũng hình thành những tư tưởng đòi đa nguyên, đa đảng như ông Trần Xuân Bách- ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ông này bị cách chức và để dẹp bớt hậu họa, người ta cũng cho các đảng Dân chủ, Xã hội “kết thúc sứ mệnh” bình phong. Người ta cũng đã bàn đến việc kết thúc vai trò của Ủy ban Liên lạc Công giáo. Thế nhưng, do có ý kiến là nếu giải thể thì mắc mưu Vatican nên Nhà nước lại cố duy trì song cho đổi tên khác theo kiểu tân trang “bình mới, rượu cũ”. Vì vậy, tháng 11-1983, "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước" đã ra đời. Do có nhiều người phê phán, có phải yêu nước là độc quyền của mấy vị trong ủy ban nên nó lại được đổi tên lần nữa là UBĐKCGVN từ tháng 10-1990 và mau chóng được Chính phủ phê duyệt qua công văn 180/TG-CP ký ngày 22-5-1991.
Là đứa con cưng của Nhà nước nên Nhà nước hết sức chăm bẵm ủy ban này. Bất kỳ Đại hội nào, đều có sự hiện diện của đủ các lãnh đạo cao cấp từ Tổng Bí thư, Thủ tướng đến Chủ tịch nước, Chủ tịch MTTQVN. Vậy mà Đại hội của các Giám Mục Việt Nam lại không có được ưu ái đó. Có Đại hội như Đại hội 8 (năm 2001), không biết có phải vì không hài lòng với việc bầu GM Nguyễn Văn Hòa là Chủ tịch hay không mà các Giám mục chỉ được ông Phạm Thế Duyệt- Chủ tịch MTTQ tiếp.
Nhà nước cũng giành nhiều Huân chương tặng cho ủy ban và nhiều lãnh đạo ủy ban một cách hào phóng như Huân chương độc lập hạng nhất năm 1983, huân chương HCM năm 2005 và rất nhiều huân chương cho các địa phương, cho các linh mục. Thậm chí linh mục Nguyễn Tấn Khóa chẳng có công trạng gì. Chính ông khoe với mấy linh mục ở Đà Nẵng rằng, không tặng huân chương thì ông bỏ ủy ban. Vậy là Nhà nước vội vã ký tặng khi Lm Khóa chưa kịp kê khai thành tích cá nhân. Mặc dù đây là điều kiện tối thiểu để xem xét.
Nhà nước cũng bao cấp nhân sự, tài chính cho tổ chức này. Khi mới thành lập, ủy ban trực thuộc Ban bí thư Trung ương. Khi Ban dân vận Trung ương thành lập (3-1976), ủy ban trực thuộc Ban dân vận và luôn cử một vị Phó ban tôn giáo của Ban dân vận về làm Chánh văn phòng ủy ban như ông Lâm Văn Cách. Từ năm 1986, khi ông Vũ Quang vừa phụ trách Ban dân vận vừa là Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thì ủy ban lại thuộc Ban tôn giáo. Thường xuyên có một cán bộ Ban tôn giáo sang làm Bí thư chi bộ của ủy ban. Có lúc cả ông Phạm Văn Khâm sau này là Quyền Trưởng ban tôn giáo chính phủ cũng kiêm luôn làm văn phòng ỦBĐKCG. Từ năm 1995, sợ mang tiếng là “cánh tay cuả Đảng”, nên mấy linh mục ở ủy ban đề nghị đưa sang trực thuộc Mặt trận TQVN. Và bây giờ, Mặt trận lại cử một ông Phó ban dân tộc tôn giáo Nguyễn Văn Công sang làm Chánh văn phòng UBĐK. Văn phòng ủy ban và tờ báo "Người công giáo VN" chỉ có mươi người nhưng nơi nào cũng có một chi bộ Đảng và ông Bí thư được cơ cấu là Đảng ủy viên khối Mặt trận. Tiêu chuẩn về đây không cần phải là người công giáo. Nếu công giáo phải là đảng viên. Có một người viết báo lâu năm, viết rất tốt quê ở Bùi Chu, đã tốt nghiệp đại học, quen biết nhiều linh mục nhưng xin về báo Người công giáo VN không được vì không phải là đảng viên, sợ Vatican cài cắm vào vì anh này học chủng viện ra.
Cài cắm như vậy, mà xem chừng Nhà nước vẫn chưa yên tâm. Theo lời linh mục Nguyễn Tấn Khóa nói với mấy linh mục Đà Nẵng thì ông Nhà nước cũng chẳng tin “các cụ” mặc dù lúc nào cũng nói “mọi việc do các cụ quyết cả”. Bằng chứng là các cụ muốn giới thiệu ai đâu có được và muốn thay ai cũng vậy. Ông Đàm Quang Vinh- vẫn theo lời linh mục Khóa là Thư ký văn phòng nhưng quanh năm chẳng làm nổi một báo cáo ra hồn. Năm nào báo cáo cũng giống nhau chỉ khác nhau năm tháng. Số liệu nào cũng hàng tỷ đồng lại dính vào chuyện bất minh tài chính. Mấy “cụ” bực lắm muốn tống trả cho Mặt trận mà từ đời cụ Ái, cụ Từ đến cụ Khóa cũng chịu vì nghe nói là người của công an cài vào để theo dõi các cụ. Bây giờ ông Vinh lại được cất nhắc là Phó văn phòng kiêm chủ tài khoản ủy ban rồi.
Về kinh phí, hiện nay mỗi ủy ban cấp tỉnh được cấp từ 30 đến 150 triệu đồng /năm. (Cả nước có 39 ủy ban). Ủy ban Bắc Giang nói rủ nhau đi tham quan nơi này nơi kia cũng không hết tiền. T.p Hồ Chí Minh cấp Quận huyện cũng được cấp tiền. Mỗi vị Chủ tịch được lương tháng từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Các linh mục được từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Ngoài ra còn được bồi dưỡng các kỳ họp. Chủ tịch UBĐK cơ cấu là Phó Chủ tịch MTTQ Trung ương được chế độ như Bộ trưởng. Linh mục Khóa được cấp xe biển xanh 31A, lái xe, xăng xe, nhà nước chịu hết. Các vị còn được khám chữa bệnh như cán bộ cao cấp miễn phí. Linh mục Nguyễn Đức Hiệp (Bùi Chu) mổ tim mất chừng 500 triệu cũng Nhà nước chịu. Nhà nước bù lỗ cho Báo Người công giáo VN mỗi năm 600 triệu đồng… Một ông nhà báo công giáo đã tính rằng, mỗi năm nhà nước phải chi cho UBĐK chừng gần 5 tỷ đồng. Số tiền này nếu để mua 500 tấn gạo để cứu đói hay làm 1000 ngôi Nhà Tình Thương thì tốt biết bao.
Khi sống, các linh mục lãnh đạo ủy ban được ưu ái mỗi năm mấy chuyến máy bay vu vi từ Bắc vào Nam. Đi thăm thú nơi đâu hay về quê, cứ bảo là có xe đưa đón cả tháng cũng được. Đi họp Quốc hội thì có người phục vụ, thứ bảy, chủ nhật lại xe đưa về quê làm lễ. Còn nếu chết thì tang lễ cấp cao, quàn xác ở dinh Thống nhất, nhà tang lễ quốc gia và có đủ vòng hoa của các nguyên thủ nhà nước đến viếng.
Vì yêu quý ủy ban như vậy nên Nhà nước hết sức bảo vệ ủy ban. Ai chống ủy ban đồng nghĩa với chống Nhà nước. Vì vậy linh mục Phạm Hân Quynh chống ủy ban liên lạc liền bị quản thúc suốt từ năm 1960 đến năm 1988. Tại Huế, năm 1983, khi các linh mục đồng ký tên bất tín nhiệm linh mục Nguyễn Kim Bính- người đã tham gia UBĐK, sau đó Đức TGM Nguyễn Kim Điền đã “treo chén” linh mục này. Một số người cho đây là lý do đã dẫn đến những căng thẳng với chính quyền mà Ngài đã phải viết những bức trối thư để lại như thế này: “Khi tôi bị bắt rồi, thì xin anh chị em đừng ai tin lời khai nào, dù có kèm theo chữ ký mà người ta kể là của chính tôi. Giờ đây chỉ còn việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tiếp tục cầu nguyện cho tôi được trung thành với Chuá và Hội thánh cho đến hơi thở cuối cùng” (Thư ngày 19-10-1985).
Theo một số linh mục ở Huế, cả cái chết đau đớn của Ngài tại bệnh viện Sài Gòn tháng 6-1988 cũng là một dấu hỏi lớn mà có mấy người đang cất công lần mò để tìm ra sự thật.
Hai GS Pháp là C. Prudhomme và J.F. Zonr đã nhận xét rằng: “Việc thành lập UBĐKCG ở Hà Nội… một tổ chức liên hiệp của những người công giáo yêu nước có thể được coi như một giai đoạn mới của chính sách kiểm soát của chính phủ và nhằm sáp nhập đạo công giáo vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” (2).
(Còn nữa)
Chú thích:
1- Đen trắng rõ ràng, Nxb Sự thật 1952, tr34
2- Histoire du Christianisme, tập 13, Desclec, Paris 2000, tr.672.
(tiếp theo)
2- Thái độ của Nhà nước đối với UBĐK
Ở Việt Nam, Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và duy nhất đối với mọi vấn đề của xã hội, vì vậy, tổ chức của UBĐKCG cũng không thể đứng ngoài sự lãnh đạo này.
Ngay từ khi vừa mới ra đời, vấn đề tôn giáo đã được Đảng chú ý khi thành lập hội “Phản đế đồng minh” ngày 18-11-1930. Nhiều tổ chức quần chúng như "Thanh niên cứu quốc hội”,”Nông dân cứu quốc hội”… lần lượt ra đời. Các tổ chức tập hợp tín đồ các tôn giáo theo kháng chiến hình thành muộn hơn. Mãi đến nghị quyết của hội nghị Đảng cộng sản Đông dương ngày 14,15-8-1945 trong mục 8 mới ghi: “Mở rộng Việt nam Công giáo Cứu quốc hội. Cố cảm hóa quần chúng các hội Phật thày, Cao đài” .
Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời thì "Hội Việt nam Công giáo cứu quốc" cũng được thành lập. Đây là tổ chức trực thuộc Mặt trận Việt Minh. Nhà nước cũng đã vận động một số Giám mục Việt nam tham gia tổ chức này nhân lễ tấn phong Giám mục Lễ Hữu Từ ngày 28-10-1945. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi thấy một phái đoàn cao cấp của Chính phủ do các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp dẫn đầu về đây tham dự. Rất may, ông Nguyễn Mạnh Hà được du học ở Pháp về (do bố vợ của ông thân Nguyễn ái Quốc nên ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ kinh tế của chính phủ Việt Minh) nhưng ông đã rất tỉnh táo vì không muốn giáo hội bị chia rẽ. Bởi vậy, ông Hà đã tham mưu cho Đức cha Lê Hữu Từ (Phát Diệm), Đức cha Hồ Ngọc Cẩn (Bùi Chu) lập ra Liên đoàn Công giáo Việt nam- một tổ chức Công giáo Tiến hành. Điều lệ của Liên đoàn được cả Tòa thánh lẫn chính phủ Việt Minh chuẩn y và cho phép hoạt động. Thế nhưng, rõ ràng, khi không nắm được quyền điều hành thì Nhà nước cũng cho nó im lặng luôn. Bằng chứng là tờ báoLiên đoàn do ông Nguyễn Đình Đầu phụ trách dù đã được cấp phép ngày 26-3-1946 đã chết yểu vì không ra được số nào.
Dĩ nhiên, Nhà nước không chịu thất bại nhất là sau biến cố hàng triệu người di cư năm 1954 vào Nam. Đầu năm 1955, Ban Bí thư Trung ương ra Thông tư số 1/TT-TW do ông Nguyễn Duy Trinh ký hướng dẫn thành lập Ủy ban Liên lạc Công giáo trong đó ghi rõ mục đích là “Tranh thủ rộng rãi các giáo sĩ và giáo dân; Làm cơ sở vững chắc cho các phần tử yêu nước tiến bộ trong công giáo” . Trên cơ sở Thông tư này mà ủy ban liên lạc đã ra đời vào tháng 3-1955 tại Hà Nội. Có một số người vẫn phê bình, hình như giáo hội quá lo xa về ủy ban này vì sợ mô hình công giáo tự trị như Trung Quốc. Chúng tôi thì có đầy đủ tài liệu để nói rằng sự lo lắng ấy là có cơ sở. Bằng chứng là Nhà nước đã cho các linh mục Võ Thành Trinh, Vũ Xuân Kỷ, Hồ Thành Biên đi Trung Quốc, Ba Lan để học tập cách làm.
Từ năm 1951 đến năm 1955, chính Hồ Chí Minh đã viết rất nhiều bài báo ký nhiều bút danh khác nhau để khen ngợi tổ chức “Hòa bình Chúa Kito” (một tổ chức Công giáo do Nhà nước lập) của Ba Lan và Công giáo “Tam tự” của Trung Quốc. Điển hình như các bài “Công giáo và chủ nghĩa xã hội” (báo Nhân dân ngày 27-9-1955, ký C.B); “Tự do tín ngưỡng” (Báo Nhân dân ngày 27-12-1951, ký tên M.H); “Công giáo Trung Quốc’ (Báo Nhân dân ngày 11-11-1955, ký tên C.B); “Những lời thắm thiết” (Báo Nhân dân ngày 27-1-1955, ký tên C.B)… Trong bài “Tổ quốc độc lập, tôn giáo mới tự do”, Hồ Chí Minh viết: “Từ tháng 7 năm ngoái, giáo dân Trung Quốc bắt đầu cuộc vận động “tự trị, tự dưỡng, tự truyền”, nghĩa là giáo dân tự cai quản lẫn nhau, không cần cha cố người ngoại quốc; các cha cố Trung Quốc tự làm ăn không nhờ vả ai; giáo dân tự tuyên truyền đạo Chúa” . Bài báo kết luận: “Ỏ nước ta, đồng bào công giáo đều yêu nước và hăng hái tham gia kháng chiến. Gương sáng của giáo dân Trung Quốc càng làm cho đồng bào công giáo Việt Nam thêm tin tưởng và quyết tâm” (1).
Chỉ thị 160/CT-TW của Ban Bí thư do ông Lê Văn Lương ký ngày 29-5-1968 còn nói rõ hơn: “Đồng thời kiên trì và khôn khéo giáo dục giáo dân ý thức tích cực tự giác, đấu tranh chống bọn phản động và xây dựng một giáo hội yêu nước” .
Như vậy chủ trương xây dựng một "Giáo hội yêu nước" theo mô hình Trung Quốc rất rõ ràng mà hạt nhân bắt đầu từ Ủy ban Liên lạc Công giáo. Dĩ nhiên, mong ước này không thành hiện thực vì tinh thần hiệp thông rất cao của giáo sĩ, giáo dân Việt Nam đã lan tỏa sang cả mấy linh mục nòng cốt ủy ban liên lạc lúc đó.
Đầu những năm 80, do ảnh hưởng từ phong trào dân chủ ở châu Âu nên cũng hình thành những tư tưởng đòi đa nguyên, đa đảng như ông Trần Xuân Bách- ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ông này bị cách chức và để dẹp bớt hậu họa, người ta cũng cho các đảng Dân chủ, Xã hội “kết thúc sứ mệnh” bình phong. Người ta cũng đã bàn đến việc kết thúc vai trò của Ủy ban Liên lạc Công giáo. Thế nhưng, do có ý kiến là nếu giải thể thì mắc mưu Vatican nên Nhà nước lại cố duy trì song cho đổi tên khác theo kiểu tân trang “bình mới, rượu cũ”. Vì vậy, tháng 11-1983, "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước" đã ra đời. Do có nhiều người phê phán, có phải yêu nước là độc quyền của mấy vị trong ủy ban nên nó lại được đổi tên lần nữa là UBĐKCGVN từ tháng 10-1990 và mau chóng được Chính phủ phê duyệt qua công văn 180/TG-CP ký ngày 22-5-1991.
Là đứa con cưng của Nhà nước nên Nhà nước hết sức chăm bẵm ủy ban này. Bất kỳ Đại hội nào, đều có sự hiện diện của đủ các lãnh đạo cao cấp từ Tổng Bí thư, Thủ tướng đến Chủ tịch nước, Chủ tịch MTTQVN. Vậy mà Đại hội của các Giám Mục Việt Nam lại không có được ưu ái đó. Có Đại hội như Đại hội 8 (năm 2001), không biết có phải vì không hài lòng với việc bầu GM Nguyễn Văn Hòa là Chủ tịch hay không mà các Giám mục chỉ được ông Phạm Thế Duyệt- Chủ tịch MTTQ tiếp.
Nhà nước cũng giành nhiều Huân chương tặng cho ủy ban và nhiều lãnh đạo ủy ban một cách hào phóng như Huân chương độc lập hạng nhất năm 1983, huân chương HCM năm 2005 và rất nhiều huân chương cho các địa phương, cho các linh mục. Thậm chí linh mục Nguyễn Tấn Khóa chẳng có công trạng gì. Chính ông khoe với mấy linh mục ở Đà Nẵng rằng, không tặng huân chương thì ông bỏ ủy ban. Vậy là Nhà nước vội vã ký tặng khi Lm Khóa chưa kịp kê khai thành tích cá nhân. Mặc dù đây là điều kiện tối thiểu để xem xét.
Nhà nước cũng bao cấp nhân sự, tài chính cho tổ chức này. Khi mới thành lập, ủy ban trực thuộc Ban bí thư Trung ương. Khi Ban dân vận Trung ương thành lập (3-1976), ủy ban trực thuộc Ban dân vận và luôn cử một vị Phó ban tôn giáo của Ban dân vận về làm Chánh văn phòng ủy ban như ông Lâm Văn Cách. Từ năm 1986, khi ông Vũ Quang vừa phụ trách Ban dân vận vừa là Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thì ủy ban lại thuộc Ban tôn giáo. Thường xuyên có một cán bộ Ban tôn giáo sang làm Bí thư chi bộ của ủy ban. Có lúc cả ông Phạm Văn Khâm sau này là Quyền Trưởng ban tôn giáo chính phủ cũng kiêm luôn làm văn phòng ỦBĐKCG. Từ năm 1995, sợ mang tiếng là “cánh tay cuả Đảng”, nên mấy linh mục ở ủy ban đề nghị đưa sang trực thuộc Mặt trận TQVN. Và bây giờ, Mặt trận lại cử một ông Phó ban dân tộc tôn giáo Nguyễn Văn Công sang làm Chánh văn phòng UBĐK. Văn phòng ủy ban và tờ báo "Người công giáo VN" chỉ có mươi người nhưng nơi nào cũng có một chi bộ Đảng và ông Bí thư được cơ cấu là Đảng ủy viên khối Mặt trận. Tiêu chuẩn về đây không cần phải là người công giáo. Nếu công giáo phải là đảng viên. Có một người viết báo lâu năm, viết rất tốt quê ở Bùi Chu, đã tốt nghiệp đại học, quen biết nhiều linh mục nhưng xin về báo Người công giáo VN không được vì không phải là đảng viên, sợ Vatican cài cắm vào vì anh này học chủng viện ra.
Cài cắm như vậy, mà xem chừng Nhà nước vẫn chưa yên tâm. Theo lời linh mục Nguyễn Tấn Khóa nói với mấy linh mục Đà Nẵng thì ông Nhà nước cũng chẳng tin “các cụ” mặc dù lúc nào cũng nói “mọi việc do các cụ quyết cả”. Bằng chứng là các cụ muốn giới thiệu ai đâu có được và muốn thay ai cũng vậy. Ông Đàm Quang Vinh- vẫn theo lời linh mục Khóa là Thư ký văn phòng nhưng quanh năm chẳng làm nổi một báo cáo ra hồn. Năm nào báo cáo cũng giống nhau chỉ khác nhau năm tháng. Số liệu nào cũng hàng tỷ đồng lại dính vào chuyện bất minh tài chính. Mấy “cụ” bực lắm muốn tống trả cho Mặt trận mà từ đời cụ Ái, cụ Từ đến cụ Khóa cũng chịu vì nghe nói là người của công an cài vào để theo dõi các cụ. Bây giờ ông Vinh lại được cất nhắc là Phó văn phòng kiêm chủ tài khoản ủy ban rồi.
Về kinh phí, hiện nay mỗi ủy ban cấp tỉnh được cấp từ 30 đến 150 triệu đồng /năm. (Cả nước có 39 ủy ban). Ủy ban Bắc Giang nói rủ nhau đi tham quan nơi này nơi kia cũng không hết tiền. T.p Hồ Chí Minh cấp Quận huyện cũng được cấp tiền. Mỗi vị Chủ tịch được lương tháng từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Các linh mục được từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Ngoài ra còn được bồi dưỡng các kỳ họp. Chủ tịch UBĐK cơ cấu là Phó Chủ tịch MTTQ Trung ương được chế độ như Bộ trưởng. Linh mục Khóa được cấp xe biển xanh 31A, lái xe, xăng xe, nhà nước chịu hết. Các vị còn được khám chữa bệnh như cán bộ cao cấp miễn phí. Linh mục Nguyễn Đức Hiệp (Bùi Chu) mổ tim mất chừng 500 triệu cũng Nhà nước chịu. Nhà nước bù lỗ cho Báo Người công giáo VN mỗi năm 600 triệu đồng… Một ông nhà báo công giáo đã tính rằng, mỗi năm nhà nước phải chi cho UBĐK chừng gần 5 tỷ đồng. Số tiền này nếu để mua 500 tấn gạo để cứu đói hay làm 1000 ngôi Nhà Tình Thương thì tốt biết bao.
Khi sống, các linh mục lãnh đạo ủy ban được ưu ái mỗi năm mấy chuyến máy bay vu vi từ Bắc vào Nam. Đi thăm thú nơi đâu hay về quê, cứ bảo là có xe đưa đón cả tháng cũng được. Đi họp Quốc hội thì có người phục vụ, thứ bảy, chủ nhật lại xe đưa về quê làm lễ. Còn nếu chết thì tang lễ cấp cao, quàn xác ở dinh Thống nhất, nhà tang lễ quốc gia và có đủ vòng hoa của các nguyên thủ nhà nước đến viếng.
Vì yêu quý ủy ban như vậy nên Nhà nước hết sức bảo vệ ủy ban. Ai chống ủy ban đồng nghĩa với chống Nhà nước. Vì vậy linh mục Phạm Hân Quynh chống ủy ban liên lạc liền bị quản thúc suốt từ năm 1960 đến năm 1988. Tại Huế, năm 1983, khi các linh mục đồng ký tên bất tín nhiệm linh mục Nguyễn Kim Bính- người đã tham gia UBĐK, sau đó Đức TGM Nguyễn Kim Điền đã “treo chén” linh mục này. Một số người cho đây là lý do đã dẫn đến những căng thẳng với chính quyền mà Ngài đã phải viết những bức trối thư để lại như thế này: “Khi tôi bị bắt rồi, thì xin anh chị em đừng ai tin lời khai nào, dù có kèm theo chữ ký mà người ta kể là của chính tôi. Giờ đây chỉ còn việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tiếp tục cầu nguyện cho tôi được trung thành với Chuá và Hội thánh cho đến hơi thở cuối cùng” (Thư ngày 19-10-1985).
Theo một số linh mục ở Huế, cả cái chết đau đớn của Ngài tại bệnh viện Sài Gòn tháng 6-1988 cũng là một dấu hỏi lớn mà có mấy người đang cất công lần mò để tìm ra sự thật.
Hai GS Pháp là C. Prudhomme và J.F. Zonr đã nhận xét rằng: “Việc thành lập UBĐKCG ở Hà Nội… một tổ chức liên hiệp của những người công giáo yêu nước có thể được coi như một giai đoạn mới của chính sách kiểm soát của chính phủ và nhằm sáp nhập đạo công giáo vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” (2).
(Còn nữa)
Chú thích:
1- Đen trắng rõ ràng, Nxb Sự thật 1952, tr34
2- Histoire du Christianisme, tập 13, Desclec, Paris 2000, tr.672.