GENEVA - Tổng Giám mục Silvano Tomasi, Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại cơ quan của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, đã đưa ra lập khẳng định trên trong bản kiến nghị của mình tại phiên họp thường kỳ lần thứ bảy của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ diễn ra tại thành phố này từ ngày 3 đến 28 tháng 3 vừa qua. Trong bài phát biểu này, Đức Tổng giám mục Silvano Tomasi đã mời gọi các thành viên cùng nghiên cứu một “điểm xuất phát chung” cho vấn đề nhân quyền dựa trên nền tảng nhân vị và phẩm giá.
Tuy nhiên, ngài cũng nhấn mạnh rằng việc chú tâm vào mỗi nhân vị không thể là sự biện minh cho chủ nghĩa cá nhân. Mỗi cá vị không thể trở nên như mình đáng là nếu không có mối tương quan với người khác. Tiến trình tương quan này xuất phát trước tiên từ “gia đình tự nhiên”. Theo TGM Silvano Tomasi, mỗi quyền lợi đều tương ứng với một trách nhiệm, và chúng không thể bị tách rời. Chính trong sự hỗ tương giữa quyền lợi và trách nhiệm và trong việc tìm kiếm thiện ích chung mà các cộng đồng được hình thành và được gìn giữ.
Như thế - vị đại diện Tòa Thánh tiếp tục khẳng đinh - vấn đề hệ tại ở việc cống hiến một môi trường phù hợp, trong đó mỗi cá vị có thể triển nở và không bị kỳ thị. Nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau, tự do tôn giáo vẫn là một biểu tượng cho kiểu môi trường sống này, một môi trường có khả năng nâng đỡ mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Cũng trong dịp này, Đức TGM Silvano Tomasi mời gọi các thành viên cùng bàn thảo dựa trên hai vấn đề chính: 1) Cách thức nào để nguồn gốc của quyền lợi của cá vị, như được thể hiện trong Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền, bảo đảm ích lợi cộng đồng trên thực tế. 2) Cách thức nào để việc tìm kiếm thiện ích chung, bao gồm các quyền lợi kinh tế, văn hóa, dân sự, xã hội..., có thể là mục tiêu của sự phát triển trong quyền con người.
Được biết Ủy Ban Nhân Quyền LHQ trực thuộc Đại Hội Đồng LHQ. Mỗi năm thực hiện ít nhất 3 cuộc họp kéo dài tất cả ít nhất 10 tuần. Nếu có sự yêu cầu của 1/3 số thành viên, có thể triệu tập thêm các cuộc họp ngoại thường. 47 thành viên của Ủy Ban được bầu từ Đại Hội Đồng LHQ, với đa số phiếu tuyệt đối, cho một thời kỳ 3 năm, và không thể được tái bầu nếu đã là thành viên của nhiệm kỳ liên tiếp. Các ứng viên cho Ủy Ban này phải là những quốc gia có những hoạt động dấn thân tự nguyện trong lãnh vực nhân quyền. Ủy Ban có nhiệm vụ hình thành một cơ chế hoạt động hầu có thể giám sát tình hình nhân quyền ở tất cả các quốc gia thành viên LHQ và hoạt động của mọi quốc gia trong lãnh vực nhân quyền.
(Nguồn: Báo Osservatore Romano 5-3-2008 và trang web http://www.eda.admin.ch/eda/it/home/topics/human/humri/humun.html)
Tuy nhiên, ngài cũng nhấn mạnh rằng việc chú tâm vào mỗi nhân vị không thể là sự biện minh cho chủ nghĩa cá nhân. Mỗi cá vị không thể trở nên như mình đáng là nếu không có mối tương quan với người khác. Tiến trình tương quan này xuất phát trước tiên từ “gia đình tự nhiên”. Theo TGM Silvano Tomasi, mỗi quyền lợi đều tương ứng với một trách nhiệm, và chúng không thể bị tách rời. Chính trong sự hỗ tương giữa quyền lợi và trách nhiệm và trong việc tìm kiếm thiện ích chung mà các cộng đồng được hình thành và được gìn giữ.
Như thế - vị đại diện Tòa Thánh tiếp tục khẳng đinh - vấn đề hệ tại ở việc cống hiến một môi trường phù hợp, trong đó mỗi cá vị có thể triển nở và không bị kỳ thị. Nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau, tự do tôn giáo vẫn là một biểu tượng cho kiểu môi trường sống này, một môi trường có khả năng nâng đỡ mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Cũng trong dịp này, Đức TGM Silvano Tomasi mời gọi các thành viên cùng bàn thảo dựa trên hai vấn đề chính: 1) Cách thức nào để nguồn gốc của quyền lợi của cá vị, như được thể hiện trong Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền, bảo đảm ích lợi cộng đồng trên thực tế. 2) Cách thức nào để việc tìm kiếm thiện ích chung, bao gồm các quyền lợi kinh tế, văn hóa, dân sự, xã hội..., có thể là mục tiêu của sự phát triển trong quyền con người.
Được biết Ủy Ban Nhân Quyền LHQ trực thuộc Đại Hội Đồng LHQ. Mỗi năm thực hiện ít nhất 3 cuộc họp kéo dài tất cả ít nhất 10 tuần. Nếu có sự yêu cầu của 1/3 số thành viên, có thể triệu tập thêm các cuộc họp ngoại thường. 47 thành viên của Ủy Ban được bầu từ Đại Hội Đồng LHQ, với đa số phiếu tuyệt đối, cho một thời kỳ 3 năm, và không thể được tái bầu nếu đã là thành viên của nhiệm kỳ liên tiếp. Các ứng viên cho Ủy Ban này phải là những quốc gia có những hoạt động dấn thân tự nguyện trong lãnh vực nhân quyền. Ủy Ban có nhiệm vụ hình thành một cơ chế hoạt động hầu có thể giám sát tình hình nhân quyền ở tất cả các quốc gia thành viên LHQ và hoạt động của mọi quốc gia trong lãnh vực nhân quyền.
(Nguồn: Báo Osservatore Romano 5-3-2008 và trang web http://www.eda.admin.ch/eda/it/home/topics/human/humri/humun.html)