Linh Mục Nhạc Sĩ Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh (1912-1971)
Cha Chính, Tổng Đại Diện, Giáo Phận Hà Nội
Bối Cảnh U Ám Thời Chinh Chiến Đầu Thập Niên 1950 tại vùng Đồng Văn, Phủ Lý, Hà Nam Bắc Phần Việt Nam
1. Đã từ lâu người cựu chủng sinh họ Đỗ tiểu chủng viện Piô XII Hà Nội đã cố tập trung tài liệu để viết về Linh mục Nguyễn Văn Vinh, người cha linh hướng thánh thiện, một vị anh hùng tử đạo kính yêu, đầy kiêu hùng của bản thân cậu, của nhiều người, và của Giáo Hội Việt Nam,.
Đoạn đường cậu di chuyển từ Tiểu chủng viện Thánh Phêrô Hoàng Nguyên, trong vùng Cộng Sản chiếm đóng sang vùng tề (quốc gia không Cộng Sản) sau những ngày hè có nhiều xáo trộn đặc biệt. Hoàng Nguyên thuộc Quận Phú Xuyên, Tỉnh Hà Đông. Tình hình này diễn biến từ tháng Năm đến Tháng Tám năm 1952.
Khu chủng viện và nhiều làng xóm chung quanh đó thuộc Quận Phú Xuyên và Huyện Duy Tiên, Hà Nam đã nằm trong vùng kiểm soát của quân du kích Cộng sản, sau một thời gian ở trong vùng tề của quân đội Liên Hiệp Pháp. Trong lúc rời chủng viện Hoàng Nguyên về làng Hòa Khê, nơi sinh nhau cắt rốn của mình, dưới bộ đồ trắng cậu phải đi vội như chạy, trên đường đá bên kia con sông đào Hòa Khê. Mắt cậu như như dán chặt, trông chừng chiếc máy bay do thám bà già liên tục cứ xà thấp xuống quan sát toàn khu vực.
2. Về đến nhà, cậu chủng sinh thấy Mẹ và hai chú em trai đang vùi đầu chuẩn bị các thứ đồ đạc, thức ăn cho cậu rời làng Hòa Khê. Đạn móc chiê ùng oàng bắn loạn vào vườn, chẻ nát bụi tre làng, bên cạnh nhà. Mẹ vội giục giã con đi sớm ngay vào Đồng Văn để tránh nguy hiểm, không kịp ngó lại những kỷ niệm thời thơ ấu trong thửa vườn đầy luyến thương. Ngay chiều sâm sẩm tối hôm ấy, mẹ con cậu âm thầm mang vào Đồng Văn cho Cha cậu đã chạy vào đó từ trước. Họ khẩn trương chuẩn bị cho cuộc di chuyển của toàn thể gia đình cậu tản cư lên Hà Nội.
Tuy chậm chân thoát ly làng lên thành thị cải thiện cuộc sống gia đình, nhưng đó là cơ hội bắt buộc vì hoàn cảnh chiến tranh, gia đình cậu phải đi, dù tương lai ra sao. Cậu cùng mẹ đầy âu lo vội tìm, đi theo các lối khuất giữa các ruộng ngô khoai hay các bờ ruộng nhô cao khô ráo. Mẹ con cũng đã tới được nơi căn nhà cha cậu tản cư và tạm ngụ cùng với anh Truyền, Phổ đã đi từ trước, và anh Nguyễn. Anh này là con trai con ông Cửu Hoàn, anh ruột cha cậu mà cậu thường gọi là Bác Hoàn.
Đó là một gian nhà lợp vội bằng tre rơm rạ, trống trải mà người ta cất lên và cho thuê ở trạm Đồng Văn, bên vệ đường quốc lộ số 1, đã bị quân du kích Cộng Sản đào nát ở nhiều chỗ theo chữ chi, để “tiêu thổ kháng chiến chống Pháp”. Ban ngày ngoài đường ai nấy đều nhốn nháo, kẻ đi lên người đi xuống, chạy trốn cảnh chiền tranh. Cậu, như con thiêu thân, say mùi thuốc pháo và hơi xăng xe ô tô Ngựa Bay và nhiều hãng khác, chạy trên quốc lộ. Ban đêm, súng móc chiê từ Bót Cống Nhật Tựu gần Sổ Nghệ hay phía sau làng Động Linh, bắn ùng oàng vào các làng bị chiếm đóng nằm hai bên đường quốc lộ số một.
Các toán lính đi tuần ban đêm trên đường trước mái nhà tranh sơ sài mà người ta ngủ bên trong. Qua những khe hở qua phên liếp tre đan, dưới ánh đèn điện vàng khè leo lét, hầu như cả nhà từ bên trong, ai cũng đều ngó xem những toán lính từ đâu trên xe tải nhà binh đổ xuống. Họ đi tuần ngay bên ngoài mặt đường. Người ta nơm nớp lo sợ khi có nhiều tiếng súng lớn nhỏ nổ ran, chung quanh đồn gần đó, khua tan đêm ngủ không tròn giấc.
Từ trạm ga Đồng Văn, một hôm anh Truyền và cậu đi xe đạp trên đường số một đã bị đào chằng chịt, hạn chế việc di chuyển của quân đội Liên Hiệp Pháp và những chuyến ô tô của dân buôn. Hai anh em xuống thăm chị Hợi ở làng Kẻ Sở (Hồng Phú), rồi vòng lên huyện lỵ Phủ Lý vào thăm gia đình anh chị Xã Hòa. Gia đình này đã từ làng Thủy Trú rủ gia đình ông bà Hàn Tịch cùng tản cư xuống đây. Bà Hàn Tịch là chị ruột của Lý Phẩm, và hai cô chú ấy đều là em họ hai cậu
Ở Nam Định, anh Doanh đã phải bỏ nghề dân quân tự vệ tại các bốt (postes) trong các làng vừa bị quân kháng chiến chiếm đóng, để tham gia quân đội Liên Hiệp Pháp, khi vùng tề bị đánh phá chiếm đóng. Anh đang lái xe Jeep cho một viên sĩ quan Pháp, nhưng chuẩn bị đào ngũ để mang gia đình và con cháu tản cư lên Hà Nội. Anh kiếm thuê một miếng đất ở phố Đội Cấn, Khu Ngọc Hà, Hà Nội để nuôi sống gia đình trong những ngày chạy loạn lên Hà Nội.
Đi Hà Nội Lần Đầu Tiên
Cậu đi Hà Nội trước để kịp gia nhập chủng viện. Cha cậu, anh Truyền, anh Phổ và anh Nguyễn trù liệu thu xếp chuyển lên Hà Nội sau. Cha cậu sẽ đến cư ngụ tại số 78 Phố Đội Cấn Khu Ngọc Hà, Hà Nội, chung nhau mở hiệu thuốc Bắc, người góp công kẻ góp của, với cha con ông bà Dần. Ông bà này người thuộc giáo xứ Chằm hạ, mới trúng sổ xố nên có đủ tiền mua nhà ở Hà Nội.
Còn gia đình anh Ngoạn, Nguyễn tạm trú tại nhà anh Ba Khoa, thuê tại gần khu Thái Hà Ấp, cùng với anh Truyền, Phổ, hai anh ruột lớn của cậu. Khi cha cậu lên cư ngụ ở Phố Đội Cấn, ông mở cửa hiệu thuốc làm Đại Lý Nhà Thuốc Đông Hoa để kiếm tiền sống qua ngày.
Khi cha cậu ổn định tại đây, thì mẹ cậu, chị Hợi, anh Truyền, Phổ cũng đến thăm cha cậu tại Hà Nội. Chị ở chơi Hà Nội mấy ngày thăm cha mẹ, các em, rồi trở lại Hồng Phú. Anh Phổ ở lại Hà Nội, học nghề may với anh Ba Khoa, còn mẹ lại đi đi về về nhiều lần sau mới lừa quân du kích trong làng bỏ nhà hẳn đi lên Hà Nội với hai em Trang và Dzong.
Gia Nhập Tiểu Chủng Viện Piô XII Hà Nội Sau Hè 1952
Trong bối cảnh ly tán của những người thân trong gia đình, cậu chủng sinh đã chuyển trước lên cư ngụ Quần Ngựa, gia nhập tiểu chủng viện Piô XII, lúc đó đặt cơ sở tại Trường Lacordaire mà chủng viện tiếp quản từ các linh mục thừa sai Paris. Trước đó các thừa sai này (cụ thể là Linh Mục Paul Seitz Kim coi Cô Nhi Viện Thị Xã Kitô Vương, về sau chuyển đến Gò Đống Đa, lối đi xuống thị xã Hà Đông) tiếp nhận từ các linh mục dòng Đaminh chi tỉnh Lyon tại Việt Nam. Cô Nhi Viện vừa tản cư từ cơ sở tại Sơn Tây về Hà Nội.
Thụ Huấn với Linh mục Nguyễn Văn Vinh, cha giáo Pháp Văn và Âm Nhạc
Từ đó, cậu theo học, được xếp vào lớp Đệ Thất, lớp nhỏ nhất trong chủng việc khi đó và từ đó biết chút ít về Linh mục Nguyễn Văn Vinh. Lúc ấy Linh mục mới ở Pháp trở về sau mười mấy năm du học tại Pháp. Ngoài LM Vinh, con có một số linh mục mới từ bên Pháp về nước: LM Lê Văn Lý, Đình Lưu Nhân, Trần Trinh Khiết. Về sau, khi chủng viện vào Nam, thì có thêm các Linh mục Nguyễn Ngọc Oánh, Nguyễn Minh Thông, và Phạm Hân Quynh.
Như cậu nghe biết, ngài sinh tại làng Ngọc Lũ, Nam Định, chưa có tư liệu để biết ngày sinh tháng năm sinh của ngài, nhưng chắc là sấp xỉ cùng tuổi với linh mục Lê Văn Lý (1913-1992). Ngọc Lũ là một làng quê gần núi Đọi Đệp, hay Đọi Sơn, gốc gác nổi tiếng của Trống Đồng Ngọc Lũ, một trong những nôi văn hóa truyền thống của dân Việt.
Đó cũng là nơi xuất phát nhiều dòng tín hữu tử vì đạo trong thời kỳ cấm đạo (1771-1885). Trong thời gian du học tại Pháp Linh mục Nguyễn Văn Vinh đã gia nhập dòng Biển Đức. Nhưng khi về Hà Nội, cậu chỉ biết Linh mục là một giáo sỹ thuộc địa phận Hà Nội. Linh mục say mê và rất giỏi Violon. Tôi nghe nói là Linh mục đỗ đầu trong các thí sinh trúng tuyển kỳ thi vĩ cầm (violonistes lauréats) ở Conservatoire National Supérieur de Musique de Paris.
[Mấy Hàng Tiểu Sử Linh Mục Nhạc Sĩ Gioan Tẩy Giả La San Nguyễn Văn Vinh (1912-1971)
[Chú Thích Đặc Biệt: Chị Trần Thị Hường, cựu ca viên thuộc Ca Đoàn Nhà Thờ Lớn Hà Nội thời Linh Mục Nguyễn Văn Vinh bị bắt lâm cảnh tù tội, từ Hà Nội, đã đánh máy những trang tài liệu liên quan đến cha Vinh. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Bích sưu tập và công bố tài liệu này trong cuốn “Nhân Vật Công Giáo Việt Nam Thế Kỷ XVIII – XIX – XX” (Xuất bản tại Sàigòn năm 2006, lưu hành nội bộ, 710 trang,) chuyển sang Hoa Kỳ qua internet cho người viết. Nếu không có cách làm việc thời điện tử không gian hiện đại tận tụy này, người viết không thể bổ sung những chi tiết này theo cách trình bày của mình. Xin cảm ơn ba vị: chi Trần thị Hường, ÔÔ Lê Ngọc Bích và Cao Kỳ Hương và những ai đã có công sưu tập tài liệu liến quan đến cha Vinh. Xin Ngài cầu bầu cho mỗi người trước nhan thánh Chúa phục sinh muon đời]
Linh mục Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại quê nội, ở làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Định
Thân phụ Linh mục là Ông Giuse Nguyễn Văn Nhi, quê Ngọc Lũ, gia nhập giáo hội Công giáo khi lập gia đình với cô Maria Hoàng Thị Mùi, người làng Vân Đồn, xã Vân Hồng, huyện Thái Thủy, tỉnh Thái Bình (nay thuộc giáo phận Thái Bình).
Thân mẫu Hoàng Thị Mùi đã từng một thời đi tu dòng Cát Minh Hà Nội, nhưng rồi đã chuyển hướng ơn gọi để sống đời giáo dân bình thường. Hai ông bà sinh được 3 người con, trong đó Nguyễn Văn Vinh là anh cả của hai người em nữa. Hai người sau này mất sớm. Ông bà Nhi nhận hai người con nuôi thay hai người con đẻ đã sớm về với Chúa.
Ông Nhi vốn tính hiền lành đạo đức. Ông bị ngã, nằm liệt giường suốt mấy năm trời, rồi qua đời ngày 16/4/1937. Thân mẫu nhanh nhẹn, thông mình, tháo vát vui vẻ. Một điều hiếm có vào thời gian đó đối với nhiều người, nhất là giới bình dân ở thôn quê, bà nói tiếng Pháp trôi chảy và học được nghề Y Dược, nhờ được học hỏi về kiến thức chuyên môn Y Dược trong Tu Viện Cát Minh ở Hà Nội thời còn là tu sinh. Nhờ vậy, không những bà có thể nuôi sống cả gia đình mà còn giúp ích bà con lối xóm trong làng.
Thầy Nguyễn Văn Vinh đi tu làm linh mục. Đó là niềm hãnh diện lớn lao cho bà. Nhưng khi thầy Vinh đi du học bên Tây xa cách vời vợi, thì bà càng thương nhớ con, và chắc buồn khổ nhiều lắm, đến nỗi dần dần bị lao tâm khổ tứ và bà cụ qua đời, rồi đến ngày 22/5/1941, con trai không được gặp mẹ.
Đi Tu, Gia Nhập Tràng Latinh Hoàng Nguyên Giáo Phận Hà Nội
Cậu Nguyễn Văn Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, lanh lẹ, lại có năng khiều âm nhạc, hội họa, thơ ca, có giọng hát đáng chú ý, lôi cuốn mọi người nghe. Trong xứ đạo Ngọc Lũ ai cũng cảm mến cậu thiếu niên này, nhất là cha xứ Dépaulis Hương. Cha thừa sai Dépaulis sẵn lòng bảo trợ cậu Vinh lên học Trường Puginier do các tu huynh dòng La San điều khiển tại Hà Nội. Vừa chăm, vừa ngoan, câu Vinh sớm lập được nhiều thành tích học tập tốt đẹp:
Các văn bằng cậu lần lượt đoạt được là:
« Études Primaires Élémentaires » (Sơ Học Yếu Lược, ngày 19/8/1927)
« Études Primaires Franco-Indigènes (Tiểu Học Pháp Nam, năm sau, ngày 20/5/1928)
Thế là cậu Vinh nhanh chóng được nhận vào học lớp Sáu, lớp đầu cuủ chương trình giáo dục đào tạo linh mục niên khóa 1937-1928, trong nhà tràng latinh (tiểu chủng viện) Hoàng Nguyên, nay thuộc Huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây,Giáo Phận Hà Nội.
Được Chọn Đi Du Học Pháp. Thụ Phong Linh Mục
Năm 1930, cùng với phái đoàn các thừa sai Pháp mà cha Dépaulis là một thành viên, thầy Nguyễn Văn Vinh và một số thầy khác, như Trần Trinh Khiết… được đi du học Pháp và cho vào học trường Đức Bà Kresler thuộc thị xã St Pol de Léon, tỉnh Finistère, miền Bretagne ở Tây Bắc Pháp. Đến năm 1934, thầy Vinh cùng một số thầy khác được chuyển lên học tại Paris và đỗ Tú Tài Pháp khóa ngày 29/6/1935.
Sau đó, thầy GB Vinh được học tiếp Đại Chủng Viện Xuân Bích, tại Issy-les-Moulineaux, Paris
Vào các năm 1937-1938-1939 tại chủng viện Paris, thầy Vinh lần lượt lĩnh nhận thừa tác vụ các chức nhỏ.
Qua năm 1940, năm thứ hai trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, có nhiều biến cố làm chuyển động nước Pháp mạnh mẽ. Thủ đô Paris của Pháp bị các lực lượng Đức Quốc Xã đe dọa rồi chiếm đóng. Dân chúng phải di tản đi khắp nơi tùy hoàn cảnh.
Lúc đó, toàn bộ Đại Chủng Viện Xuân Bích cũng phải chạy xuống Limoges, cách Paris chừng 375 cây số về hướng Nam. Tại đây, ngày 20/6/1940, Giám Mục Giáo Phận Limoges là Rastouil làm chủ lễ tấn phong linh mục cho thầy GB Nguyễn Văn Vinh và các thầy khác như Trần Trinh Khiết, Delabi, Delia…
Trong tình hình chiến tranh đang diễn ra khốc liệt, các tân linh mục Việt Nam phải ở lại Pháp, tiếp tục học tập. Trong lúc các linh mục sinh viên khác theo học các ngành như Toán (Đinh Lưu Nhân), Triết (Trần Trinh Khiết, Nguyễn Huy Mai) Ngữ học (Lê Văn Lý)…, Cha GB Nguyễn Văn Vinh ghi danh học Văn Khoa - Triết ở Đại Học Sorbonne. Cha còn theo khoa Âm Nhạc tại Nhạc Viện Quốc Gia Pháp về môn Sáng tác và Hòa âm. Về nhạc cụ, cha chuyên về Violon va Piano.
Trong thời gian học Đại Học, để có thù lao sinh sống và đi học thêm, các cha đều nhận làm tuyên úy cho nhiều cơ sở khác nhau. Cha Vinh nhận làm tuyên úy cho Đan Viện Cát Minh tại Pressi-Robinson, vùng ngoại ô Paris
Gia Nhập Dòng Biển Đức - Hồi Hương Về Hà Nội
Sau khi tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân Văn Triết tại đại học Sorbonne, Paris, đồng thời tốt nghiệp Bộ Môn Hòa Âm và Violon tại Nhạc Viện Quốc Gia Pháp (Conservatoire National de Paris), cha Vinh chuẩn bị làm luận án Tiến Sĩ về khoa Tâm Lý Trẻ Em, nhưng rồi cha bỏ ngang công trình này để theo một nguyện vọng khác. Cha gia nhập dòng Biển Đức tại đan viện St Marie ở số 5 Rue de la Source, Paris XVI (người ta thường gọi là các “tu sĩ La Pierre-qui-vire”).
Đây là cuộc chuyển hướng ơn gọi quan trọng trong quá trình tu trì của Linh Mục Nguyễn Văn Vinh. Ngài muốn trở thành một tu sĩ dưới tu phục dòng Biển Đức khi về nươc, với lý tưởng Biển Đức.
Ngài dự trù lập một Đan Viện tại Việt Nam để truyền bá Tin Mừng theo tinh thần thánh tổ phụ Biển Đức, đậm đà bản sắc văn hóa Á Đông. Thế chiến II đã bắt đầu thì nay đến hồi kết thúc với chiến thằng thuộc về phe Đồng minh do Hoa Kỳ đứng đầu, khuất phục phe Trục Đức- Ý- Nhật có xu hướng phát xít.
Nước Việt Nam Mới Độc Lập.
Thế là đất nước Việt Nam chuyển sang khúc quặt mới: chế độ dân chủ cộng hòa độc lập, các tân linh mục có hy vọng hồi hương theo nguyện ước mới. Trong số những thanh niên đầy nhiệt huyết và hăm hở ấy, trên chiếc tàu Cap Varella từ Pháp về Việt Nam, có mặt các linh mục Đinh Lưu Nhân, Trần Trinh Khiết, Nguyễn Huy Mai, Nguyễn Văn Vinh, Lê Văn Lý, Nguyễn Quốc Bồng. Tàu cập bến Sàigòn đêm 14 rạng sáng ngày 15/8/1947, nhả xuống một số người và hàng hóa, rồi lại nhổ neo tiếp tục cuộc hải trình trực chỉ bến cảng Hải Phòng.
Cuộc Thành Lập Đan Viện Biển Đức Việt Nam Của Linh Mục Nguyễn Văn Vinh Không Có Kết Quả.
Sau 17 năm du học về nước, các tân linh mục giáo phận Hà Nội sẵn sàng về nước phục vụ. Giám Mục François Chaize Thịnh, (1935-1949), Đại diện Tông tòa Giáo Phận Hà Nội, giao phó nhiệm vụ đầu tiên cho Linh Mục Nguyễn Văn Vinh là làm chính xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội và dậy Kinh Thánh, âm nhạc cho các chủng sinh Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội trong thời gian từ 1947 đến 1950 dưới tu phục tu sĩ dòng Biển Đức.
Cũng chính trong thời gian này, Linh Mục Nguyễn Văn Vinh xúc tiến thành lập một Đan Viện Biển Đức với sắc thái Á Đông theo ước nguyện từ thời gian ở Pháp trước đây đến nay. Cha vẫn mặc tu phục và để triều thiên vành tóc kiểu Biển Đức. Với giấy giới thiệu của Đức Viện Phụ St Marie ở Pháp, cha Vinh đã trình bày dự án và ý định lập dòng Biển Đức lên các cấp giáo quyền, rồi lặng lẽ chờ đợi. Nhưng trải qua thời gian khá lâu dài, người ta đoán là công việc không xong qua một số dấu chỉ biều hiện bên ngoài như, cha mặc tu phục linh mục triều bình thường, bỏ tu phục Biển Đức và không còn để triều thiên vành tóc trên đầu.
Không ai hay biết những điều gì đã xảy ra giúp giải thích chuỗi diễn biến làm thành lý do khiến dự án đó bất thành. Về phần cha Vinh, ngài vẫn giữ thái độ thanh bình, an nhiên, trầm tĩnh, hoàn toàn im lặng.
Người ta chỉ biết rằng Đan Viện Biển Đức Việt Nam đầu tiên đã được khai sinh ngày 10/6/1940 tại Thiên An Huế. Linh mục Bề Trên là Paul Romain Guillaume (1900+1982), cũng là tu sĩ xuất thân từ Đan Viện la Pierre-qui-vire ở Pháp (1)
Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Piô XII Hà Nội
Khi quản nhiệm giáo xứ, đã có biến cố quan hệ giữa cha Nguyễn Văn Vinh, Linh Mục Chính xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội, với tướng De Lattre de Tassigny về việc sắp xếp chỗ ngồi trong nhà thờ Hà Nội trở nên căng thẳng, nhân lễ cầu hồn cho Trung Úy Bernard De Lattre de Tassigny, con trai độc nhất của Tường De Lattre bi tử trận.
Giám Mục Hà Nội Trịnh Như Khuê thấy thế, liền đề nghị cha Vinh thôi giữ chức chính xứ nhà thờ lớn và thuyên chuyển cha về làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Piô XII ở số 35 Đường Hoàng Hoa Thám, thủ đô Hà Nội. Cha phụ trách các bộ môn tiếng Anh, tiếng Pháp, Âm Nhạc và Triết, Cha cũng giảng dậy tại Trung học Chu Văn An và Đại Học Hà Nội.
Cha Vinh đến phục vụ tại Tiểu chủng viện Piô XII Hà Nội từ 1950 đến 1954. Năm 1954 chủng viện di cư vào Nam. Linh mục Nguyễn Huy Mai được trao nhiệm vụ hướng dẫn các chủng sinh tiếu chủng viện và đại chủng viện Hà Nội di cư vào Nam cùng với giáo ban liên hệ. Còn cha Nguyễn Văn Vinh vẫn ở lại cùng sống với giáo phận, với giáo dân trong hoàn cảnhdưới chế độ mới của Giáo hội, của Đất Nước.
Giám Mục Trịnh Như Khuê bổ nhiệm cha Nguyễn Văn Vinh làm cha chính, Tổng Đại Diện, giáo phận thay thế cha chính Nguyễn Huy Mai đã vào Nam với chủng sinh. Ở cương vị cha Chính giáo phận, cha Vinh tích cực hướng dẫn giáo dân sống đạo trong bối cảnh chính trị, xã hội mới của đất nước với bao khó khăn nhiều mặt. Giám Mục Trịnh Như Khuê ùy thác cho cha Tổng Đại Diện hâu như mọi việc giao dịnh với giới chức phần đời. Cha Tổng Đại Diện mới rất hăng say lo chu đáo mọi việc trong giáo phận. Ngài tổ chức các lớp giáo lý cho giáo dân, qui tụ thanh niên nam nữ tham gia các sinh hoạt sôi nổi trong giáo xứ. Cha tổ chức các cuộc rước kiệu, các buổi lễ lớn trong Giáo phận, đặc biệt là cuộc rước kiệu Thánh Thể năm 1958 mà nhiều người nay còn nhớ rõ.
Định Mệnh Chuyển Hướng Bắt Đầu Từ Tổ Chức Lễ Giáng Sinh Năm 1958
Cuối năm 1958, để chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh, các thanh niên nam nữ thuộc Giáo xứ Nhà Thờ Lớn tấp nập nhộn nhịp đến tham gia trang hoàng nhà thờ, treo đèn, kết hoa… trước nhà thờ. Trong đám thanh niên lui tới, có một số người lạ mặt đến đòi tham gia việc trang trí, nhưng khi đó Cha chính xứ bấy giờ là linh mục Trịnh Văn Căn tỏ ra không đồng ý để những người lạ mặt đó tham gia. Giáo dân nghe tin, kéo đến trước quảng trường Nhà Thờ lớn rất đông, cũng đồng ý với cha chính xứ, không chịu để cho những người lạ mặt đó lo trang trí chuẩn bị ễ Giáng Sinh. Hai bên giằng co, cãi nhau, tranh giảnh nhau, căng thẳng tột độ. Cha Tổng Đại Diện Nguyễn Văn Vinh xuất hiện can thiệp. Thế là mưu đồ dấu mặt thành công !
Người nghiên cứu nhận thấy chắc chắn có chính quyền được thời cho một số người của mình dấu mặt nhúng tay trà trộn vào và có hành động du côn như ngày nay bản kịch đó mới được diễn lại trong vụ giáo xứ Đồng Mùi ở Giáo Phận Vinh.
Thế là ngay sau lễ giáng sinh năm 1958, hai linh mục Trịnh Văn Căn, Nguyễn Văn Vinh và một số giáo dân được cơ quan an ninh hỏi thăm tới thẩm vấn và được đem ra Tòa công khai xét xử về « Vụ Noel 1958 ».
Đến ngày 31/1/1959 tòa án nhân dân Hà Nội được triệu tập nhanh chóng mở nagy Phiên Tòa công khai phân xử các linh mục Trinh Văn Căn, Nguyễn Văn Vinh và 3 giáo dân.
Một Bản An Khuất Tất Dấy Bất Công
Hầu như ai cũng có thể đoán được kết quả của cuộc phân xử được dàn dựng giành phần thắng về phía chính quyền, Tòa đã tuyên án:
Cha Trịnh Văn Căn, người chịu trách nhiệm tổ chức Lễ Noel năm 1958: 12 tháng tù treo để dằn mặt.
Các anh Đáng, Chính và Nhiều tức Tuyên và Đỗ Văn Đức bị phạt cảnh cáo.
Nhưng người chính được nhắm tới để khủng bố tinh thần các vị lãnh đạo giáo hội và cộng đoàn dân Chúa Hà Nội là Linh Mục Tổng Đại Diện Linh mục Nguyễn Văn Vinh vì biến cố đó bị xét xử lãnh 18 tháng tù ngồi với tội danh:
« Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rồi trị an, có tính vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân ».
Từ 18 Tháng Thành 12 Năm Tù, Chết Rục Xương
Từ khi bị bắt giao giải đi từ không ai biết chuyện gì đaả xảy ra cho Linh Mục Nguyễn Văn Vinh. Chính quyền Tòa Án Cộng Sàn cố bịt tất cả những nguồn tin sau đó và bí mật đối xứ với một tù nhân không có quyền tự do kháng cáo một bản án đã được dàn dựng bất công.
Người ta nói rằng ngay khi lãnh nhận bản án 18 tháng tù ngồi, cha Vinh vẫn giữ thái độ an nhiên…không tỏ ra buồn bực, tức giận hay oán hận.
Vẫn nghe nói đầu tiên cha Vinh bị giam giữ ở nhà tù Hỏa lò. Mãi cha mới bị chuyển lên trại tù Yên Bái… để cuối cùng bị kiên giam và biệt giam suốt 12 năm kết thúc đời tù tội oan nghiệt.
Trại Tù Cổng Trời Xã Quyết Tiến, tỉnh Hà Giang
Cha đã trải qua cuộc sống 59 năm nơi trần thế và qua đới tại Trại Tù Cổng Trời. Nhà tù này nổi tiếng là một trại trừng giới có biệt danh « Cổng Trời », thuộc xã Quyết Tiến, huyện Quan Ba, tỉnh Hà Tuyên « Hà Giang – Tuyên Quang », cách biên giới Trung Quốc chừng 10 cây số đường chim bay. Trại Tù ác nghiệt này sở dĩ có tên là Cổng Trời, vì mấy lý do sau:
Tù nhân bị đưa lên trại này thường không có mấy ai hy vọng trở về… mà gửi xác nơi này
Trại này nằm ở độ cao hơn 2000 mét trên mặt biển, cao gầnchạm Trời, âm u lạnh lẽo, chẳng khác gì cảnh âm ti địa ngục, chung sống với ác thần. « Cổng Trời » chính là nơi dành riêng cho các tù nhân có án tử tội.
Cha Nguyễn Văn Vinh vĩnh viễn không về nữa, gửi nắm xương tàn nơi núi rừng xã Quyết Tiến quanh quẩn trại « Cổng Trời ». Mãi một năm sau khi cha lìa đời, Giám Mục Trinh Như Khuê và Linh mục Nguyễn Tùng Cương, « Giám Mục Hải Phòng 1979 », được chính quyền Hà Nội mới đến thông báo cho biết tình trạng của cha chính Vinh:
« Ông Vinh đã chết. Cấm không được làm lễ áo trắng và áo đỏ cho ông Vinh »
Người sau được biết cha GB Nguyễn Văn Vinh chết ngày 18/2/1971. Số mộ: 05; Nghĩa địa số: 02. Khu A, Trại Quyết Tiến, Hà Giang,
Linh mục GB Nguyễn Văn Vinh sống được 59 năm trên trần thế, được chia ra như sau: trong 31 năm làm Linh mục, thì suốt 12 năm cuối đời sống nghiệt ngã xỉ nhục nhưng anh hùng trong cảnh tù đầy cho đến chết.
Sự Nghiệp Linh Mục Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Vinh Với Am Nhạc Công Giáo Viẹt Nam
Sinh Viên Tốt Nghiệp Khoa Âm Nhạc Tại Conservatoire Natioanl De Paris, Pháp.
Năm 1930, như ta biết, Giám Mục Gendreau Đông (1892-1935), Giám mục Giáo Phận Hà Nội gửi mấy đại chủng sinh đầu tiên của Giáo Phận đi du học Pháp. Đó là các thầy Trần Trinh Khiết, Nguyễn Văn Vinh, Đinh Lưu Nhân và Lê Văn Lý. Ở Pháp, riêng thầy Nguyễn Văn Vinh ghi danh học thêm bộ môn âm nhạc tại Nhạc Viện Quốc Gia Pháp và đã tốt nghiệp về Bộ Môn sáng tác, Hòa Âm và chuyên về nhạc khí Violon và Piano. Được biết ngón đàn Violon của cha Vinh thật là tuyệt diệu, quyến rũ lòng người như mê hồn chốn thiên thai:
« Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”
(Nguyễn Du: Truyện Kiều)
Bài ca Bất Hủ: De Profundis - Ở Dưới Vực Sâu
Với tinh thần say mê và năng khiều âm nhạc vượt trội hơn người, cha Nguyễn Văn Vinh đã để lại nhiều tác phẩm tôn giáo, đóng góp nhiều vào nền Thánh Nhạc Công giáo Việt Nam. Trong buổi lễ “Cầu Cho Quốc Thái Dân An” do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Paris tổ chức nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do Hồ Chuí Minh cầm đầu, sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946, cha Vinh sáng tác bản Thánh Ca “Ở Dưới Vực Sâu”, Bài này được trình diễn trong buổi lễ trang trọng rất xúc động, rất sâu lắng tinh thần đạo giáo …
Bài này là bản dịch cha lấy ý từ trong Thánh Vịnh 129, Kinh Thánh Cựu Ước. Theo nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên, bài há này có Điệp Khúc Bốn Bè, uy linh, thấm nhiễm, khoan thai, giàu âm sắc, rung động, cao cả:
Lời độc tấu:
Thân lạy Gia Vi
Đã trở thành đáp ca:
Ở Dưới Vực Sâu, tôi kêu cùng Chúa
Xin Chúa thỉnh nhời. Chúa hãy lắng tai nghe
Tiếng tôi van u u u
Chúa mà chấp tội, thời ai vững được u u u
Song ở nơi Chúa, rộng lòng thứ tha,
để người cung phung u u u u,
Sau những nốt trầm bên dưới thì tới những giọng ca bay bổng, thánh thót:
Tôi đợi Gia Vi, hồn tôi trông đợi
Ở Nhời Người hứa u u u
Quả là hồn tôi, xót mong đợi Chúa
Hơn người tuần phiên, đợi trông rạng sáng.
Tới phiên khúc thìâm sắc thật tuyệt vời, lời ngâm rất Việt Nam, nhưng cũng rất độc đáo (…).Đó là ý trong Thánh Vịnh 129 theo diễn dịch của tác giả:
Hỡi Ít-ra-en, trông đợi Gia Vi
Vì tại Gia Vi, có lòng nhân từ
Cũng ví nơi Chúa, thừa ơn cứu chuộc u u u
Người sẽ thân chính, chuộc Ít-ra-en
Khỏi hết tội tình i i
Lạy Chúa, hãy cho các hồn ấy (cho)
Vào chốn nghỉ ngơi muôn đời
Lại được ánh sáng muôn đời chiếu soi (2)
Mỗi Mùa Hoa Sữa Về: Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa Vít Với Thanh Niên Hà Nội
Sau khi hối hương, về Hà Nội, các thanh niên yêu nhạc, say nhạc của Nhà Thờ Lớn Hà Nội biết cha Vinh là người giỏi âm nhạc, lại tỏ ra là người đạo hạnh trầm lắng, đơn sơ, sâu sắc và rất hiền từ. Cha hết sức nhiệt tình giúp đỡ các thanh niên Công giáo Hà Nội khi đó về tài liệu, sách nhạc. Cha còn giúp mở lớp dạy về Hòa Âm. Trong những thanh niên ấy về sau, có người trở thành nhạc sĩ tiếng tăm trong làng nhạc Việt Nam. Dó à nhạc sĩ Hùng Lân…
Điều cầnnói rõ là khi từ Pháp về Hà Nội, cha GB Vinh đã cộng tác với Hùng Lân, soạn ra vở nhạc kích tôn giáo đầu tiên bằng tiếng Việt có nhan đề “Tôn giáo Nhạc Kịch Đa-Vít”, lấy tích truyện trong Kinh Thánh: Đa Vít, một trẻ mục đồng được ân tứ đặc biệt từ Thiên Chúa, đã hạ được gã khổng lồ Go-li-at. Nhạc kịch này được in rônêô với phần Hòa Âm do cha Vinh hợp soạn, đóng góp với Hùng Lân trong nhạc kịch này (3)
“Đêm Thánh Vô Cùng”
Ngoài ra, năm 1952 một ca khúc ngoại quốc, lời Việt rất nổi tiếng và bình dân. Bàì “Đêm Thánh Vô Cùng”, xuất hiện trong tuyển tập “Cung Thánh XI” của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh do Hùng Lân đứng đầu. Bài hát này theo truyền thống kể lại, từng được Linh mục Joseph Mohr và ông Franz Xaver Gruber cùng sáng tác và hát lên lần đầu trong đêm Giáng Sinh 24/12/1818 tại xứ đạo Obendorff nước Áo. Bài này mang tên tiếng Đức là “Stille Nacht, Heilige Nacht” (Đêm tĩnh lặng, đêm thanh bình). Thế là từ đó bản hát giáng sinh này được phổ biến bình dân này rộng khắp các nước… Sang tới Hoa Kỳ, John Freeman Young mau chóng chuyển dịch sang tiếng Anh là “Silent Night, Holy Night”.
Tại Việt Nam, đầu năm 1948, linh mục Nguyễn Văn Vinh dòng Biển Đức từ Pháp về Hà Nội, có mang theo bản nhạc tiếng Đức tặng cho nhóm học trò Hòa Âm, trong đó có Hùng Lân và Nguyễn Việt. Nhưng theo ông Hoàng Văn Sử, em ruột Hùng Lân thì cha Vinh có đem bản nhạc tiếng Đức và tiếng Anh về, và ông Nguyễn Tho, cậu họ của Hùng Lân, đã cùng với Hùng Lân, phỏng dịch từ nguyên tác tiếng Anh (4)
Tiên Báo Định Mệnh Cuộc Đời: Lạy Mừng Thánh Tử Đạo
Có những bài hát chính tay cha Vinh soạn nhạc, hòa âm, phổ nhạc bài thơ của cha Trần Đình Nam phổ biến trong các ca đoàn. Ví dụ bài:
Lạy Mừng Thánh Tử Đạo (Thơ Trần Đình Nam)
Điệu nhạc ở đây khoan thai, chậm rãi, chiêm niệm, độc đáo.Phiên khúc I khá tròn trịa, nhưng tới Phiên khúc 2 thì gồ ghề, nổi song, vấp váp để rồi vươn sáng lên. Đây cũng là những viên ngọc châu bàu còn đang bị cất giấu giũ gìn, nhưng đấy là những tiếng hát như tiên báo định mệnh cuộc đời uy dũng của một v ị anh h ùng tử đạo:.
Năm 1958, nhân cuộc rước kiệu Thánh Thể được tổ chức tại Hà Nội, Cha GB Vinh bấy giờ là Cha Chính (Tổng Đại Diện) giáo phận, đóng góp công lao lớn lao tổ chức và tập luyện các bài Thánh ca, trong đó có bản trường ca bất hủ “Mở Đường Phúc Thật” do chính cha sáng tác.
Để sáng tác trường ca kiệt tác này, cha GB Nguyễn Văn Vinh đã chiêm niệm, suy gẫm, trải nghiệm, sống thực và chuyển dịch thành những dòng nhạc uyển chuyển, phù hợp với nhịp sốngthực tế của con người.
Vì thế, trường ca ‘”Mở Đường Phúc Thật” quả là một bản di chúc quý giá mà cha để lại cho tất cả những ai muốn sống hạnh phúc thật. Đây cũng hiến chương cho tất cả mọi người muốn xây dựng một nền văn minh tình thương thay vì chết chóc hận thù, một thế giới yêu quí` và trân trọng sự sống thay vì bức tử uất hận…
Cha Gioan Tẩy Giả La San Nguyễn Văn Vình đã đi vào cõi Ngàn Thu, nhưng vẫn sống bàng bạc, lẩn khuất đâu đây, gần gũi mọi người chúng ta như bong với hình. Qua gương sống chứng nhân cho lẽ phải, cho công bình, cho tình thương, cho ánh sáng của ngài giữa biết bao ngõ ngách cuộc đời éo le…. Và qua cả những bài Thánh ca diễn dịch Lời Chúa thấm đẫm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Có một người yêu nhạc, giỏi âm nhạc, từ tấm bé khi còn độ tuối tiểu học đã thường hát: “Nguyện xin, nguyện xin Chúa cả mở tay chúc phúc, cho chúng con dung nên, cho chúng con dùng nên những thực phẩm này”. Mọi người bụng đói ăn, nhưng đáp lại “Deo gratias!” rộn ràng. Thế là ăn lấy ăn để vui vẻ như quên chết!
Khi vào chủng viện, cậu đã từng cảm xúc với bài: “Ôi Gia Vê Chúa Chúng Tôi”. Đó là ca khúc của Linh Mục Nguyễn Văn Vinh sáng tác. Người đó phải chăng là “Cao Kỳ Hương” chốn rừng xanh thơ mộng nơi bồng lai tiên cảnh.]
Thừa Sai Dépaulis Hương (1876-1950), Đỡ Đầu Linh Mục Nguyễn Văn Vinh
Joseph, Antoine Dépaulis sinh ngày 27/4/1876, tại giáo xứ Thánh Jean Baptiste, ở Rive-de-Gier, hạt La Loire, giáo phận Lyon. Cậu theo trung học tại TCV Montbrison, rồi lên học triết ở chủng viện Lyon, và ở đó ngày 28/5/1896 thầy chịu phép cắt tóc.
Ngày 4/10/1898 Thầy vào chủng viện thừa sai, chịu các chức nhỏ từ 1899-1901 và thụ phong linh mục ngày 23/6/1901. Ngày 24/7/1901, tân linh mục được lệnh sang truyền giáo ở Địa phận Đại Diện Tông Tòa Tây Bắc Kỳ (Hà Nội), Việt Nam.
Sau thời gian học tiếng Việt, Cha Dépaulis được bài sai đi coi xứ Kẻ Bèo (Đồng Bào, nơi công đoàn mà Thánh Théophane Vénard (Thánh Ven) ẩn trốn, bị bắt và tử đạo, và xứ Kim Bảng, làm phó xứ cho Cha Chalve, đã phụ trách trông coi hai xứ khác.
Năm 1904, GM Hà Nội Gendreau Đông bổ nhiệm ngài làm chính xứ Ngọc Lũ. Chính thời gian ngài quản nhiệm Ngọc Lũ, v à mấy xứ khác lân cận, ngài nhận đỡ đầu cho cậu Nguyễn Văn Vình.
Năm 1920, Linh Mục Dépaulis nhận trách nhiệm làm quản lý Hội Thừa Sài ở Hà Nội. Ngài hết sức tích cực để hoàn thành nhiệm vụ mới. Ngài chuẩn bị các tài nguyên cho tương lai. Ngài điều khiển xây cất trường thử, nhà quản lý và nhà ở mới, hai trường học mới, một cho con trai, một cho con gái trong giáo xứ nhà thờ lớn, một cư xá sinh viên.
Ngài nổi tiếng là một người hăng say hoạt động, có tài quán xuyến công việc xây dựng và tố chức, trong đó có tài âm nhạc. Có thể vì thế thiên tài âm nhạc của ngài đã tác động nhiều đến người con đỡ đầu Nguyễn Văn Vinh.
Năm 1930, hai giám mục Gendreau Đông và Marcou Hành về Pháp, tham dự Đại Hội Hội Thừa Sai Paris. Nhân đó các ngài đem theo 12 chủng sinh Bắc Kỳ cùng đi với các ngài. Linh mục Dépaulis tháp tùng phái đoàn. Linh mục lưu lại Pháp để bồi dưỡng sức khỏe từ tháng 6/1930 đến tháng 3/1931, đồng thời tham gia học hỏi thêm những phương pháp làm tông đồ mới. Trong hai tháng, ngài đã nhiều lần thuyết trình tại các học viện và chủng viện ở Bỉ và Pháp.
Đây là chính thời gian các vị thừa sai miền Bắc chuẩn bị hàng ngũ chủng sinh thành những linh mục đủ tài đức về làm việc cho giáo hội Việt Nam, cụ thể là giáo phận Hà Nội. Về sau trong kế hoạch đó, địa phận Hà Nội có các linh mục Lê Văn Lý, Đinh Lưu Nhân, Trần Trinh Khiết, Nguyễn Huy Mai, Ph ạm Hân Quynh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Minh Thông, Nguyễn Xuân Oánh (Hà Nội), Nguyễn Văn Bồng (Thanh Hóa).
Trở lại Hà Nội, ngài phụ tá cho Linh mục Dronet, chính xứ nhà thờ lớn. Từ năm 1931 đến tháng 12/1935, ngài coi sóc việc xây dựng và trang trí nhà thờ Hàm Long (Đức Bà Các Thánh Tử Đạo), xây một phòng làm việc, một nhà xứ tiện nghi. Về sau ngài đến cư trú đó năm 1934. Ngài hăng hái tồ chức đoàn nghĩa binh thánh thể, xuất bản một bản tin tiếng Việt, và củng cố đoàn hướng đạo đầu tiên của Hà Nội.
Năm 1936, Linh m ục Dépaulis được bổ nhiệm quản trị một giáo xứ mới được xây dựng quanh ngôi nhà nguyện Thánh Antôn khiêm tốn. Chính ngài đã tậu một thửa đất khá rộng để xây dựng một trung tâm giáo xứ với một nhà thờ, một nhà ở, một phòng làm việc và trường học.
Ngài hăng say xây dựng các công trình để qui tụ các tin hữu trong khu vực và giúp đỡ các người nghèo: Quân Binh Thánh Thể, Hội Vinh Sơn, Công Giáo Tiến Hành, các tập thể thanh niên Việt Nam, các trại hè, v.v…Chủ Nhật ngày 7/5/1939, nhà thờ mới Thánh Antôn được khánh thành.
Tháng 3/1940, ngài được bổ nhiệm làm đại diện của các phái đoàn truyền giáo Bắc Kỷ ở Quỹ Brévié. Tổ chức này có mục đích trợ giúp các trẻ em lai, chủ yếu là Pháp Việt, bị bỏ rơi.
Tháng 3/1945. Cha Dépaulis bị chấn động mạnh do biến cố quân sự Nhật đảo chính Pháp. Trong các tháng tiếp theo, khi Việt Minh nổi dậy, ngài phải chịu nhiều cảnh khốn đốn đau khổ do tinh thần ngoan cố của giới thanh niên và do các biến cố xảy ra..
Một thanh niên đã dám dùng tay đánh ngài. Được cha Khuê, người Việt Nam lúc đó làm phụ tá cho ngài, giúp đỡ tận tình, ngài cố gắng chịu đựng và thích ứng. Ngày 19/1/1946, ngài phải lánh nạn, tạm trú ở các văn phòng trong hãng Shell gần đó ít ngày. Sau đó mới có thể gặp lại Phái Đoàn truyền giáo. Từ lúc đó, ngài mất hết khả năng tự chủ và phải từ nhiệm rồi buộc phải hồi hương về Pháp. Có thừa sai Chabert thuộc phái đoàn truyền giáo Hưng Hóa đi theo ngài đến Marseille ngày 4/6/1948. Từ đó ngài được chuyển đến Montbeton.
Một trong những niềm vui cuối cùng của ngài là Giám Mục Trịnh Như Khuê đến thăm Ngài. Linh mục Khuê, phó xứ cho ngài trước kia, bây giờ được bổ nhiệm Giám Mục Hà Nội. Linh mục Hương Dépaulis chết tại Montbéon, sau nhiều đau đớn kéo dài ngày 3/12/1950
Vài Kỷ Niệm Thâm Tình Với Linh Mục Nguyễn Văn Vinh
Giảng dậy, linh hướng
Hai kỷ niệm nhớ nhất mà tôi có cho đến nay khi được thu huấn Pháp Văn với linh mục ở TCV Piô XII Quần Ngựa, đường Hoàng Hoa Thám, Quận Hoàn Long, Hà Nội. Ngài thường kể truyện khi ngài ngồi trên Métro đi đến mỗi buổi sáng sớm dâng thành lễ ở một nhà thờ nào đó tại Paris, nhiều hành khách cứ tưởng ngài là một phụ nữ nên đã liên tục chào Bonjour Madame, dù họ có thể gặp ngài nhiều lần. Linh mục Nguyễn Văn Vinh có dáng dấp bề ngoài một người dễ thương, yểu điệu, hay faire la petite bouche. Nhưng ẩn dấu trong con người đó ngài lại bộc lộ một tính tình cương nghị sắt đá!
Kỷ niệm khác, cậu chọn ngài làm cha linh hướng. Khi còn nhỏ, cứ mỗi lần lên phòng ngài bàn việc linh hồn, thì ngài hay đùa nghịch. Có ai đó cho biết ngài giỏi vĩ cầm, nhưng câu chưa được chính ngài kéo vĩ cầm cho nghe riêng trong phòng ngài. Cậu thích nhõng nhẽo, thường chui rúc vào dưới áo soutane như con chó cún nhỏ bé dễ thương. Thế rồi khi hết giờ, trước khi ra về, ngài thường cho một hộp sữa đặc có đường mà người ta gửi biếu ngài từ bên Pháp. Mỗi lần có sữa như thế, cậu thường mang về và tối mở ra mút sữa một mình khoái trá bên trong màn.
Cha giáo âm nhạc
Ngài qui tụ một số anh em giỏi nhạc như Nguyễn Văn Hòa (GM Hòa Nha Trang), Nguyễn Văn Đồng (Đồng Bi ton, linh muc tại Cần Thơ), Nguyễn Văn Lệ (Titus Lệ, Nhạc Sĩ Nguyễn Hải Ánh), Vũ Kim Hường (Hường Khé Khò), Vũ Hùng Tôn (Tôn, cháu cha Lai, gốc Thanh Hóa) để huấn luyện và giúp ngài tập hát chung cho chủng sinh.
Tôi nhớ nhất là những bài “De Profundis”, “Lạy Cha”, “Jam Albae sunt ad Messem”, “Bravo, Bravo!!!”… mà ngài tập cho ca đoàn chủng viện Piô XII hát trong thánh lễ hay các dịp lễ tân. Về sau, khi sang Hoa Kỳ, từ cuối năm 2003, tôi còn thấy những bài đó được thế hệ Vũ Hùng Tôn phổ biến cho nhiều ca đoàn ở hải ngoại, như ở Seattle bang Washington, như ở Ca Đoàn Giáo Xứ La Vang, Cincinnati, bang Kentucky.
Ngôi nhà và thửa đất tại Ngọc Lũ, quê hương Linh mục Nguyễn Văn Vinh
Khi Địa phận Hà Nội cho các chủng sinh di cư vào Nam, từ khoảng 14/7/1954, trong số các linh mục được chỉ định vào đi theo chủng viện, theo hiểu biết của người viết, có các Linh mục Đinh Lưu Nhân và Nguyễn Văn Vinh, nhưng cả hai vị đều xin ở lại.
Ở địa phận Hà Nội theo nhận xét của một cựu chủng sinh Hà Nội (Nguyễn Văn Lục), Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê có cái may mắn là qui tụ được một số Linh mục trí thức như các linh mục trên. Họ đều là trí thức du học, có thể là bậc thầy của đám bốn tên sau này ở Sàigòn, mà nhiều người gọi tên là “tứ nhân bang”. Nhưng họ có lý tưởng vững chắc, đạo hạnh, can đảm, hy sinh, tuân phục mặc dầu bị bách hại. Trong số bốn vị trên, Lm Vinh chết trong tù ở trại Cổng Trời, Lm Thông 27 năm tù, hai lần lên Cổng Trời, được thả ra và chết sau đó vài năm. Lm Quynh, Oánh, đều bị quản thúc trên 20 năm.
Trường Hợp Cha Chính Vinh bị bắt giam Như đ ược đồn thổi
Định Mệnh Khởi Dầu chuyển hướng mạnh mẽ Từ Việc Tổ Chức Lễ Giáng Sinh Năm 1958. Cuối năm 1958 trong những ngày chuẩn bị Lễ Giáng Sinh. Thanh niên nam nữ tấp nập trang hoàng nhà thờ, treo đèn kết hoa…
Bỗng đâu xuất hiện những người không rõ xuất xứ, đòi phải cho họ cũng được tự do treo đèn, kết hoa trước nhà thờ. Khi đã có nhiều tiền lệ sau này, thì người ta hiểu được đó là một mưu chước « ném đá dấu tay » của lực lượng do cơ quan an ninh gây ra để có cớ can thiệp, bắt bớ, xứ án, trù dập Công giáo
Cha Chính bấy giờ là LM Trịnh Văn Căn không đồng ý để cho những người lạ mặt tham gia trang trí… Giáo dân nghe tin, kéo đến trước quảng trường nhà thờ lớn đông nghịt và không chịu để những người lạ mặt kia tham gia trang trí… Hai bên giằng co cãi nhau, tranh giành nhau, chủ tình gây xung đột căng thẳng tột độ. LM Tổng Đại Diện Nguyễn Văn Vinh xuất hiện can thiệp. Thế là bẫy đã sập…
Sau đó hai LM Nguyễn Văn Vinh và Trịnh Văn Căn và một số giáo dân được cơ quan an ninh gọi tới thẩm vấn biến cố được gọi là « Vụ Noel 1958 ».
Ngày 31/1/1959, Tòa Án Thành Phố Hà Nội có lý do để mở phiên tòa, công khai xét xử các LM Trịnh Văn Căn, Nguyễn Văn Vinh và ba giáo dân: Tòa tuyên án LM Trịnh Văn Căn 12 tháng tù treo, LM Nguyễn Văn Vinh 18 tháng tù ngồi.
Từ sau đó năm 1959, người ta chỉ nghe nói nơi đầu tiên cha Vinh bị giam là nhà tù Hỏa Lò. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngài được giải giao, giam giữ tại trại Yên Bái… Cuộc đời tù tội kéo dài suốt 12 năm dòng dã cho đến khi kết thúc đời của LM Vinh tại Trại Tù Cổng Trời. Nhà tù có tên Cổng Trời này thuộc xã Quyết Tiến, Huyện Quan Ba tỉnh Hà Tuyên (Hà Giang - Tuyên Quang) cách biên giới Trung Quốc chừng 10 cây số đường chim bay.
Cha Nguyễn Văn Vinh đã không về nữa, nắm xương tàn gửi lại nơi núi rừng Qyuết Tiến, trại Cổng Trời. Mãi một năm sau, Giám Mục Trịnh Như Khuê mới được chính quyền Hà Nội đến thông báo cho biết: « Ông Vinh đã chết ». Cha GB Nguyễn Văn Vinh đã chết ngày 18/2/1971.
LM GB Nguyễn Văn Vinh sống được 59 năm trên trần thế, trong đó có 31 năm là Linh Mục của Chúa, nhưng 12 năm sống trong tù đầy cho đến ngày chết.
Cha đã để lại nhiều tác phẩm âm nhạc tôn giáo, đóng góp nhiều công lao cho thánh nhạc Việt Nam như bản thánh ca Ở Dưới Vực Sâu. Bài này là bản dịch thánh vịnh 129 của Cha. Diệp khúc bốn bè, rất uy linh, rất nhiễm thấm, giàn âm thanh rất rung.
Bên Ngoài Sắc Lệnh 234/SL ngày 14/6/1955
Chắc chắn trường hợp LM Nguyễn Văn Vinh bị bắt diễn ra trong khung cảnh khoảng năm 1959, tất cả các trường theo sắc lệnh 234, các tôn giáo đều có quyền mở trường tư thục do tư nhân điều khiển.
[Sắc lệnh 234 đầu tiên về Tôn giáo do Hồ Chí Minh ký ngày 14-6-1955. Ngày 11-6-1964, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Thông tư số 60-TTg yêu cầu thi hành chính sách tôn giáo theo Sắc lệnh 234
- Điều 3: “Các nhà tu hành ngoại quốc mà Chính phủ ViệtNam Dân chủ Cộng hoà cho phép, thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam.....”,
- Ðiều 5. “Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình.”
- Điều 9: “Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường tư thục phải dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ. Ngoài giờ dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ có thể dạy thêm giáo lý cho những học sinh nào muốn học”.
- Điều 13: “Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo”,]
Nhưng nhà nước Cộng Sản chỉ thị cho tất cả các trường học, dù công hay tư, đều phải treo ảnh Hồ Chí Minh trong lớp. Trước giờ học cả lớp đều phải chảo cờ đỏ sao vàng, hát bài tiến quân ca bấy giờ được chọn làm quốc ca.
Chỉ thị của nhà nước được lệnh phải đọc công khai trong nhà trường và nhà thờ. Trung thành với tinh thần sắc lệnh tôn giáo về qui chế tư thục, Linh mục Nguyễn Văn Vinh, với tư cách là cha chính (tồng đại diện) địa phận Hà Nội, chính xứ nhà thờ lớn Hà Nội, đã không cho công bố sắc lệnh này ở nhà thờ, không tháo gỡ thánh giá và treo ảnh lãnh tụ, không chào cờ đỏ sao vàng, thay thế.
Cụ thể là ngài không áp dụng chỉ thị trên cho trường giáo xứ Nhà thờ lớn Hà nội là trường Dũng Lạc.
Lúc đó ngài còn đang được mời dậy La tinh cho các sinh viên ở Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội. Khi Chu Ân Lai, Thủ Tướng Trung Hoa đến thăm Hà Nội, ông thấy Linh mục Nguyễn Văn Vinh còn tiếp tục được mời giảng dậy tại Đại Học. Ông liền nói với phái đoàn tháp tùng ông:
“Giờ này mà còn có linh mục được mời giảng dậy Đại Học à!”
Thế là một ngày nọ linh mục Nguyễn Văn Vinh bị bắt dẫn đi, bị xét xử theo một luật rừng. Ngài bị đem tống giam vào nhà Hỏa Lò Hà Nội, một nhà tù khét tiếng độc ác tại Hà Nội, vỉ bất tuân thượng lệnh!
Mưu Đồ Thật Ẩn Dấu Sau Mọi Lời Hay Ý Đẹp
Dần dà nghe nói linh mục bị dẫn giải đem giam ở nhiều trại giam, trước khi đến Trại Tù Cổng Trời. Nhiều nhân vật khí khái đã từng bị kiên giam và biệt giam cho đến chết, mà không tự phản bội chính mình và lý tưởng của mình. Nào là thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, nhà văn Vũ Thư Hiên, Nhà văn Nguyễn Hữu Đang. Rất nhiều linh mục đã bị kiên giam và biệt giam nhiều năm trong chin tầng địa ngục Cổng Trời này.
Theo chứng từ của một người tù (Kiều Duy Vĩnh) tại Cổng Trời, thì thành phần tù nhân phần lớn là vì lý do bách hại Công giáo:
“Tôi xin nhắc lại: Tôi không theo đạo Thiên Chúa, và điều ấy có thể đã làm cho tôi sống được đến hôm nay, năm 1994. Vì những người Cộng Sản căm những người theo đạo Thiên Chúa nhất nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào họ.
Thứ nhất là các đấng bậc trong Giáo Hội, rồi đến các tu sĩ cả nam lẫn nữ. (Tôi đã gặp hai bà sơ bị bắt vào xà lim). rồi đến các chánh trương, trùm trưởng, cả đến hội trống hội kèn cũng bị bắt đi tù hàng loạt.
Tôi trông họ hiền lành, ngơ ngơ nói năng chẳng rõ họ mắc tội gì mà bị hành hạ đến như vậy: Họ có mỗi một tội là tin vào Chúa Jê Su. Thế thôi.
Còn tôi, chả hiểu làm sao, tôi thiếu đức tin đó, và điều đó đã cứu tôi sống. Nói thế không có nghĩa là tất cả mọi người công giáo đi tù đều chết hết đâu. Còn chứ. còn anh Thi, anh Thọ, chị Diệp những người trong vụ nổi loạn ở Ba Làng Thanh Hóa năm 1954, còn Nguyễn Công "Cửa" tức Môn, ngư dân vượt biển, còn Nguyễn Hữu Bổn người thôn Vạn Lộc Nam Lộc Nam Đàn...
Tôi có nghe nói lại là khi đọc lệnh tha anh Thi, anh không chịu ra khỏi tù, họ phải lôi anh ra, anh mới chịu ra.
Ngay cả giáo dân họ cũng kiên cường như vậy, thảo nào mà những người Cộng Sản đặt họ lại hàng đầu để tàn sát họ, tiêu diệt họ.
Cho đến hôm nay năm 1994, tôi vẫn mong mỏi gặp lại vài người còn sót lại trong số 72 người đầu tiên lên Cổng Trời mà vẫn chưa gặp lại ai, ngoài 1 người Cộng Sản là anh Nguyễn Hữu Đang.”
Một Hình Ảnh Về Trại Cổng Trời, Nơi Linh Mục Nguyễn Văn Vinh Bỏ Xác Lìa Đời
Có nhiều người tù còn sống ghi chép lại trại tù này. Trong “Đêm Giữa Ban Ngày", Vũ Thư Hiên hồi ức về Trại Cổng Trời như sau.
Cổng Trời là một trại giam ở xa tít mù tắp mãi tận Hà Giang, bên kia Mù Cang Chải, giáp giới Trung Quốc. Cổng Trời đi vào huyền thoại, là nỗi kinh hoàng của người tù. Những ai đã từng sống ở Cổng Trời thậm chí không muốn kể về nó, không phải vì sợ bị công an trừng phạt (nghiêm cấm nói đến bí mật của các trại), mà còn vì sợ người nghe nghĩ mình bịa đặt.
Hình như Tôn Thất Tần đã ở cái trại kinh khủng đó, nhưng ông ngậm tăm. Những người tù nói rằng ai đã lên Cổng Trời mà còn về được coi như sống lần thứ hai....Chế độ giam giữ ở đây rất khe khắt. Hơi một tí là bị “khóa cánh tiên”, bị “hạ huyệt”, còn nếu bị “cùm hộp” thì coi như đời đi tong.
Vũ Thư Hiên đã mô tả ba lối hành hạ “Khóa cánh tiên, Hạ huyệt và Cùm hộp” trong cuốn hồi ký của ông, mà thú nhận chỉ mới được thấy cảnh người bị "khóa cánh tiên" (có người chỉ chịu được vài phút là ngất xỉu, có người chịu được hàng giờ như thi sĩ Nguyễn Chí Thiện,) còn hai lối giết người kinh khủng kia ông chưa được thấy chỉ nghe kể lại.
Một nhân chứng ở trại Cổng Trời cho biết là Linh mục Nguyễn Văn Vinh qua đời vào khoảng năm 1970. Tù nhân trong trại được lệnh đem xác cha đào hố chôn ở một khoảnh rừng gần đó. Về sau, người làng Ngọc Lũ đã tìm cách đào nấm mồ chôn xác ngài. Người ta thu lượm được một phần mùn di cốt và mảnh y phục mà ngài mang khi qua đời, rồi đem về, bảo quản, tôn sùng tại Nhà Thờ Ngọc Lũ, chung với số phận các tiền nhân tử đạo Việt Nam, như đã nói
Một Hình ảnh Khác Về Trại Tù Cổng Trời, Qua Ngói Bút Của Một Số Cựu Tù Nhân Sống Sót Ghi Chép Lai.
Tổ chức ở Nhà Tù Cổng Trời ở miền Bắc Việt Nam, nơi giam giữ LM Nguyễn Văn Vinh, nhiều LM khác và nhiều thành phần khẳng khái bị khép vào tội lật đổ hay âm mưu lật đồ chế độ. Hầu hết tù nhân là những chính trị phạm ngoan cường, những linh mục tu sĩ hay
Chỉ duy nhất một lần một người tù hình sự cho anh em biết là ở đó có hầm đá, quan tài đá và chôn một người chết ở đó được thỉ thêm một cân lòng trâu. Thế thôi. Không còn biết gì hơn nữa.
Nhưng Khu A, Khu B, Khu C thì có tù nhân biết rõ vì đã lần lượt bị giam ở ở cả ba khu này.
Khu A thì (tính đến 1967) chết gần hết chỉ còn tù nhân Kiều Duy Vịnh và Trần Huy Liệu người Cầu Giát, Quỳnh Lưu. Khu B thì chết ít hơn, Khu C thì phần lớn còn sống trở về.
Đấy là chỉ tính từ thập kỷ 70 trở về sau. Còn 72 người tù đầu tiên lên trại Cổng Trời năm 1960 thì vào khoảng năm 1997, tù nhân họ Kiều chỉ còn gặp lại một mình Nguyễ¬n Hữu Đang, người bị kết án là cầm đầu Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm mà thôi. Như thế là trong số 70 người tù kia chẳng còn ai cả.
Coi sóc cả ba khu là một Phó Giám Thị, tù nhân họ Kiều không còn nhớ tên, chỉ nhớ tên đó là xuất thân ở Đức Thọ, Hà Tĩnh cùng quê với cố Hoàng (có hai con trai sinh đôi là Song, Toàn).
Người ta thấy Phó Giám thị như một Quỷ Sứ Đen Đủi hiện hình, lác bạch như mắt này chửi mắt kia, mồm méo sệch. Vì thân tàn ma rại như thế mà bọn Công Sản mới dùng vào việc này bất nhân này. Lúc nào hắn cũng lừ đừ, lầm lủi như ma hiện hình, chợt đến, chợt đi, như muốn rình mò chộp giựt một cái gì đó. Hắn nhìn ai cũng thể như trợn trừng như muốn ăn sống nuốt tươi người ta. Cố Hoàng bảo: "Tôi biết hắn lắm mà. Hắn giết nhiều người lắm đó." Tuy đồng hương, nhưng hắn không hé răng với cố Hoàng bao giờ cả.
Một Mẩu Sinh Hoạt Trong Nhà Lao: “Nhất Nhật Tại Tù, Thiên Thu Tại Ngoại”
Quỷ mắt lác chợt đến, đâm xông vào buồng, sộc vào tận ngóc ngách nhìn soi mói, sờ nắn nếu có gì nghi ngờ, có thể chui ngay xuống gầm sàn nằm, để móc ra một cái gì đó.
Có một lần khi mới lên, tù nhân Trần Huy Liệu thấy hắn vào buồng bèn thắc mắc:
"... Thưa ông."
"Gì?"
"Ăn uống ở đây kém quá, ông cho biết tiêu chuẩn của chúng tôi được như thế nào?"
"Cái gì. Tiêu chuẩn à. Các anh không có tiêu chuẩn gì hết. Cho thế nào ăn thế."
Xong,Phó Giám Thị đi tiếp. Đến lượt Chánh Giám Thị Vũ Đình Nhân nói về số phận của tù nhân. Thế là mọi sự đều đã rõ rang, các tù nhân đành cam chịu.
Mỗi Khu có chế độ đối xử riêng:
Khu A: Hưởng đồng loạt: 12 Kg sắn cộng gạo một tháng, được ngồi chơi trong buồng giam không phải làm gì cả. Cứ ở trong kiên giam suốt ngày đêm. Không được viết thư, không được nhận thư, không sách, không báo, không một mẩu giấy, không một cái bút.
Khu B: Ăn 13 kg 5 đến 15 Kg sắn cộng gạo một tháng. Được ra ngoài hè nhà đan lát, chẻ tăm làm việc vặt. Sáu tháng được viết thư một lần và được nhận thư.
Khu C: Ăn 15 Kg đến 18 Kg sắn cộng gạo một tháng. Được lao động ở sân trại: đánh đá xây trại, xây nhà, thợ mộc thợ nề biết gì làm nấy. Ba tháng viết thư một lần. Được mua thêm sắn, khoai, rong diềng, thịt trâu ăn thêm. Được coi là những tù nhân có phần nào đã chịu cải tạo. Được đối xử khá hơn Khu A và Khu B, tuy vẫn ở trong bốn tường rào và vẫn chịu sự kiểm soát ngặt nghèo.
Nhưng tất cả đều không được gặp người nhà và không được nhận tiếp tế, thăm nuôi.
Theo tù nhân họ Kiều đã nói ở trên: Khu C có một lần được mua sắn về luộc ăn. Say sắn chết mất năm người.
Đầu năm 1965 thì tù nhân họ Kiều được sang Khu C và đến năm 1965 thì anh được về suôi tại Phú Sơn 4, Thái Nguyên.
Ngày Tết Nhâm Dần 1961 tại Cổng Trời
Với cái Tết đầu tiên ở Cổng Trời năm Nhâm Dần 1961, anh được hưởng một cái Tết đặc biệt nhất trong đời anh.
Tết ở Các Trại Dưới.
(Trại Ngọc, Yên Bái; trại Da Thịnh, Tuyên Quang; Phong Quang, Lao Kay; Tân Lập, Phú Thọ; Tân Sơn, Lạng Sơn; và Vĩnh Quang, Vĩnh Phúc... )
Cứ lúc đói là anh Trần Huy Liệu nói chuyện với tù nhân họ Kiều về Cầu Giát Quỳnh Lưu Nghệ An, quê anh về thịt trâu, thịt bò, thịt me (bê), thịt lợn, thịt nghé rồi cá chim, cá thu, cá ngừ, cá dưa, cá cơm, cá cháo. Đời tù vui đáo để là thế mà cũng buồn đến não lòng.
Đầu óc anh thật đơn giản nhưng vô cùng tốt lành. Có lần đứng ở cửa sổ nhìn ra sân trại, anh quay lại bảo với tù họ Kiều: "Chiều nay ăn 'chốc tru'."
Tù họ Kiều ngớ người ra không hiểu, anh nhắc lại: "Chốc" là đầu, "tru" là trâu: đầu trâu.
Anh rất méo mó nghề nghiệp, giảng cho tù họ Kiều biết: "Đừng tưởng 'chốc tru' là toàn xương đâu. Khối thịt ra đấy. Bỏ sừng đi. Còn lại hai phần ba là thịt đấy."
Tù họ Kiều bảo: "Hai phần ba là xương thì có."
Anh cãi: "Cậu đếch biết gì, này lưỡi này tai, này mồm này má, này óc; xương không bao nhiêu đâu."
Và anh nói đúng sự thật, vừ nói xong vừa nuốt nước bọt làm tù họ Kiều thèm lây.
Những tháng rét, các tù nhân ăn sắn độn cơm và ăn lá bắp cải già nấu muối. Tiếu chuẩn nói là 12 kg sắn gạo, nhưng có lẽ chỉ còn độ 9, 10 kg thôi. Tù nhân đi lĩnh gạo ở mậu dịch về làm gì có cân đủ. Về để ở kho, lũ chuột bọ lại xơi hao hụt đi. Ban quản lý trại phân phát cho nhà bếp còn độ 10 kg. Nhà bếp còn giữ lại cháy để nuôi lợn nữa.
Lá bắp cải già đen, nấu trong chảo, hòa thêm muối khiến nước đen sì có vị nồng. Người ngoài trông không dám ăn, nhưng tù nhân ăn ngon lắm. Tù nhân ước mong nhà bếp cho đủ mặn thì tốt quá. Nhưng muối ăn cũng bị hạn chế. Tù nhân thường đổ thêm nước vào canh để cho đồ ăn có vẻ được nhiều hơn.
Và ai húp hết canh rồi, thì mới ăn đến cơm. Những lúc đó tù nhân họ Kiều cứ nghĩ lẩn thẩn, tại sao ở ngoài đời lại phải ăn cơm với thức ăn! Cơm không cũng đã ngon lắm, thế thì cần gì phải có thêm thức ăn nữa.
Cơm ăn nhà bếp đem lên nhà tù rất ít khi còn nóng. Từ nhà bếp lên đến buồng giam, thường người mang cơm phải mất thời gian khoảng hai tiếng đồng hồ. Cơm để trong chảo, rồi xúc ra đổ ra thùng. Sau đó,còn phải cân lại. Cân xong, gánh để ở sân trại. Hôm nào mưa thì để ở hè. Hôm trời rét, cơm canh nguội rất nhanh. Quản Giáo trực lúc đó mới mở cửa từng khu mộ, cho tù nhân ra lấy cơm theo thứ tự.
Khu C trước, rồi Khu B, rồi sau cùng mới đến Khu A. Đến lượt tới Khu A, thì cơm đã nguội ngắt. Đem vào buồng lại phải dằm nát ra để chia đều, cho công bằng. Chia bằng cân tiểu ly tự tạo từng xuất một. Thế là nguội lạnh hết cả. Ăn cơm xong coi như không ăn. Vì ăn vào lại thấy rét thêm. Dường như cơ thể phải tỏa ra năng lượng để hâm nóng cơm canh cho cân bằng với thân nhiệt.
Tù nhân thường phải khoác chăn vào mà ăn, nhưng ăn xong vẫn thấy rét. Đói và rét thường song hành với nhau. Người xưa thường nói: “Cơ hàn thiết thân” là thế. Trong những lúc đói rét đó, tù nhân rất mong Tết đến.
Dù sao chăng nữa, Tết trong các trại tù dưới, bao giờ cũng có bánh chưng. Có khi nhà bếp còn phân phát cả kẹo bánh nữa. Tuy chẳng là bao, nhưng cũng gọi là có thêm. Cũng như bao nhiêu người, mà tù nhân họ Kiều cũng mong Tết đến lắm. Anh thấy thòm thèm một viên kẹo bột dỗ trẻ, như lúc còn thơ ấu.
Tết đến may ra các tù nhân được một bữa no, lại có thêm tí đường. Những ngày lễ Lao Động 1-5, Quốc Khánh 2-9, tù nhân có được ăn thịt trâu, bò, hoặc lợn. Tù hình sự gọi thịt là "mều." Phần ăn có dăm ba miếng thịt, lại thêm mấy miếng lòng, thế là đời tươi rồi.
Tưởng tượng đến những ngày ấy, anh thấy bụng mình đã hơi lưng lửng. Mỗi lần đến Tết, nguyên bữa ăn có cơm, canh, thịt và miếng bánh chưng là anh thấy gần no rồi.
Anh thường luôn nghĩ đến câu:
"Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết."
Anh dồn cả bánh chưng phát chiều 30 Tết, và tất cả kẹo bánh dành cho sáng mồng một. Ăn vội hết cơm canh thịt xong, anh mới bóc xơi cái bánh chưng. Rồi ngoạm hết cái bánh chưng, anh mới tráng miệng nốt chỗ kẹo bánh, liền một lượt. Anh vươn vai đứng dậy, kể như là hết Tết.
Ở các trại dưới, chỉ có hai ngày Tết, chứ không có ba. Vì sáng mồng ba Tết, các tù nhân đã phải đi làm rồi. Đúng là lao động là vinh quang, tay làm hàm nhai, vì “nhàn cư vi bất thiện”.Trong tù, Tết bắt đầu từ chiều 30. Bữa ăn chiều 30 Tết bao giờ cũng có món lòng trâu, lòng lợn, thêm tí thịt thủ, tý mỡ vào canh lá bắp cải già. Vì buồi sáng 30 Tết, trại bận làm thịt lợn, thịt trâu cho Ban Giám Thị, Ban Chỉ Huy bộ đội kịp gói bánh chưng.
Bữa sáng mồng một Tết, tù nhân được ăn thịt hẳn hoi. Chiều lại ăn cơm rau như thường. Sáng ngày mồng hai,tù nhân còn được ăn một bữa thịt nữa. Chiều mồng hai lại ăn rau có thêm nước luộc thịt. Thế là thường tù nhân nào ăn xong, vẫn thấy còn đói.
Tết ở Cổng Trời Năm Nhâm Dần 1961...
Ở Cổng Trời, khií hậu một năm có hai mùa: Mùa nóng bắt đầu từ đầu tháng Năm; mùa rét từ đầu tháng Chín. Thường mùa nóng ngắn hơn hơn mùa rét. Gọi là nóng, nhưng đêm vẫn phải đắp chăn, vì khí lạnh từ núi đá và tường đất tỏa ra.
Tù nhân Nguyễ¬n Hữu Đang sáu tháng tắm một lần. Anh bảo: "Có ai chết vì không tắm đâu. Cậu xem đấy những anh nghiện thuốc phiện cả đời có tắm bao giờ đâu, chả sao hết."
Anh Đang nói chắc nịch, đúng như đinh đóng cột. Những lúc đói rét, cơ hàn thiết thân, tù nhân mới thấm câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đã đói, làm sao mà sạch được! Thấy đói rét, chỉ mới nhúng tay vào nước, ai cũng còn ngại, còn nói gì đến tắm. Đã rách rưới, mà còn muốn thơm. thật là oái ăm, người xưa thật quá khe khắt với thế hệ con cháu.
Tù nhân họ Kiều nửa tháng không dám rửa chân. Vì nếu rửa chân thì cái lạnh cứ dai dẳng bám lấy đôi bàn chân, dường như mấy ngày không ấm lại được. Cả ngày đêm, lúc nào, tù nhân cũng ngồi co ro trên sàn gỗ, có đi đến đâu mà bẩn, phải rửa! Thậm chí, Trần Huy Liệu cả thàng trời không đánh răng rửa mặt. Mắt anh ta đầy dữ, và mồm vêu ra đầy bựa, thật hôi hám.
Chiều 30 Tết hôm ấy,trời rét cắt da, cắt ruột, cắt thịt. Bầu trời ảm đạm xám xịt, chăng đầy mây. Trại tù im ắng như chết. Tù nhân họ Kiều đứng ở cửa sổ, nhìn qua song gỗ lim, thấy Nguyễ¬n Hữu Đang đứng ở sân trại nói với Phó Giám thị trại Quỷ Sứ người Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Anh lắng nghe lõm bõm:
"Thưa ông, theo tục lệ cổ truyền của Việt Nam thì đến chiều 30 Tết, gia đình nào cũng làm mâm cơm cúng gia tiê, và ở các trại dưới tù cũng đều được cải thiện ăn thêm... Mong rằng ông cũng cho anh em chúng tôi..."
Nhưng có tiếng quát cao giọng ngắt lời Nguyễn Hữu Đang.
"Không có gì cho các anh cả. Biết chưa. Cấm không được đòi hỏi, yêu sách lôi thôi gì... Cho thế nào ăn thế..."
Rồi Quỷ Sứ quay ngoắt ra cổng trại. Chiều 30 Tết năm ấy vẫn lá bắp cải già nấu muối đen sì. Không hơn, không kém, mà vẫn như mọi ngày khác!.
Tết Trong Tù Vẫn có thơ
Thơ gắn liền với bàn tính người Việt Nam. Ở trong tù, thơ là một thú tiêu khiển của những người tù.
Hai ngày Tết trôi qua. Đến sáng ngày mồng ba, Cố Hoàng, một tù nhân có nhiều thâm niên, làm một bài thơ vịnh cái Tết đó, rồi đọc cho tù nhân nghe.
Thơ rằng:
Tết đến Nhâm Dần khốn nạn thay
Chiều 30 Tết vẫn ăn chay
Bánh chưng mong đợi thời không có
Thịt lợn vừa tròn ba đốt tay
Buổi sáng mỗi người hai cái kẹo
Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy
Anh em ngao ngán nhìn cơm sắn
Khốn nạn thân tôi đến thế này...
Anh vốn ghét những người làm thơ không hay. Thế nhưng, những người làm thơ không hay, lại rất hay làm thơ. Và đã làm thơ thì thế nào cũng níu kéo chia sẻ với một người nào đó để đọc cho nghe. Anh khổ sở vì phải nghe những bài thơ đó. Hồi nhỏ, anh thấy thầy anh ngồi cùng các vị túc nho hay chữ, lúc trà dư tửu hậu có người lên tiếng đùa cợt nói:
"Ai mà nói dối, thì ăn câu đối cụ Nghè Bản"
Mọi người cười ầm lên.
Anh không rõ cụ Nghè Bản là ai và ở đâu. Nhưng suy ra chắc là câu đối của cụ thối lắm nên mới có câu nói cửa miệng đó.
Nó cũng như câu nói của Trạng thơ Cao Bá Quát:
"Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An."
Đến giờ đây, ở đâu ai cũng làm thơ, thơ hay đến không ngửi được cũng đăng báo, xuất bản thành tập làm khổ người xem, người đọc.
Hình như ở đất nước này, ai ai cũng thích làm thơ. Ngay anh, một người Việt Nam chân chính, anh cũng mắc cái tật ưa làm thơ như ai. Nhưng vì anh là con nhà binh, nên làm thơ chỉ đạt đến trình độ của mấy ông quan võ ngày xưa mà thôi. Nghĩa là:
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đấy
Hoặc:
Chẳng phải voi cũng chẳng phải trâu
Ấy là con chó cắn gâu gâu
Rồi anh đọc cho cố Hoàng nghe. Cố sổ toẹt toàn bộ thơ của anh, bảo chẳng ra làm sao cả. Cố nói chỉ có mỗi một câu nghe được là câu:
Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư,
Tấm thân chìm nổi đến bao giờ
Cố Hoàng rất hay làm thơ và cũng ngâm lại cho anh nghe. Giọng cố ngâm rất hay, cố lấy làm thích thú lắm. Ra cái điều tâm đắc. Nhưng cố hát còn hay hơn nữa. Cố hay hát lại bài ca tụng các Thánh tử vì đạo của Cha Vinh (địa phận Hà Nội).
Nếu không có mẹ, ở nơi lưu đày...
Xin Mẹ hãy nghe lời con kêu van, khấn cầu đau đớn
và...
Dù gươm chém hay đầu rơi
Lòng vàng đá không hề phai...
Làm cho tù nhân họ Kiều thuộc đến tận bây giờ.
Và cũng như bài thơ Tết Nhâm Dần ở trên, cố cứ ngâm nga mãi, tuy rằng bài thơ không hay, nhưng nó lột tả được toàn bộ sự thật đau xót khốn khổ của cái Tết tù năm đó. Vì không có bài thứ hai, nên anh mạn phép chép lại, các vị cũng lượng thứ cho. Vì cái Tết của tù nhân đúng như vậy đó. Chỉ được ăn một bữa, bữa trưa ngày mồng một Tết thôi. Mà đói vàng mắt ra, vì mãi đến tận một giờ chiều mới được ăn.
Mọi ngày tù nhân ăn khoảng từ 8 đến 9 giờ sáng. Riêng ngày mồng một Tết, các quan còn bận ăn Tết nên không xuống mở cửa sớm. Mãi đến 10 giờ sáng mới xông đất mở cửa nhà bếp. Thế có nghĩa là ba tiếng đồng hồ sau, một giờ chiều tù nhân mới được ăn cơm sáng.
Mười giờ sáng, mở cửa, phát cho mỗi người hai cái kẹo. Lại đóng ngay cửa lại. Sau khi tù khênh cứt đái ra ngoài đổ, tù nhân lại vào buồng ngồi chờ cơm.
Trong khi chờ đợi, thì thưởng thức hai cái kẹo ăn dỗ trẻ con. Cả lũ tù phải nhịn đói đến một giờ chiều. Đúng như lời trong thơ tả:
Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy
Và ba miếng thịt lớn bằng ba đốt ngón tay, và, của đáng tội, còn được thêm mấy miếng lòng nữa mà cố Hoàng không chép nhét vào trong bài Thơ Đường đó được.
Bài thơ không được hoàn chỉnh lắm và có thể thất niêm thất luật. Nhưng nó đúng, đúng với sự thật đau xót. Tết vẫn ăn cơm độn sắn, đắng ngắt. Nhưng cái kết không có hậu. Khốn nạn thân anh đến thế này thì thật là mệt quá.
Riêng anh, anh vẫn muốn có một happy end, vẫn muốn có Tiên Điền Nguyễn Du vớt nàng Kiều ở sông Tiền đường lên cho tái hồi Kim Trọng, anh vẫn muốn sống và trở về tự do, về nhà cùng mẹ và vợ con anh, nên anh mạn phép cố Hoàng cho anh sửa lại câu cuối. Cố bảo thì sửa đi. Anh sửa thành:
"Ước đến sang năm khác thế này."
Cố gật đầu bảo: "Thôi cũng được."
Thế là bài thơ đó như sau:
Tết đến Nhâm Dần khốn nạn thay
Chiều ba mươi Tết vẫn ăn chay
Bánh chưng mong đợi thời không có
Thịt lợn vừa tròn ba đốt tay
Buổi sáng mỗi người hai cái kẹo
Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy
Anh em ngao ngán nhìn cơm sắn
Ước đến sang năm khác thế này.
Có thể là vì câu thơ cuối, mà cố Hoàng thì nằm lì chôn thân nơi đó, còn tù nhân họ Kiều may mắn trở về để viết lại câu chuyện này hôm nay.
Những Giai Thoại Chung Quanh Tù Nhân Nguyễn Văn Vinh
Vì nhà nước không phổ biến bất kỳ thông tin nào liên quan đền tù nhân, nên có nhiều chuyện đã được đồn thổi Lâu ngày, nhiều câu truyện đó trở thành một thứ giai thoại, không hoàn toàn giống nhau và phản ánh sự thật như đã xảy ra
*Về giai thoại liên quan đến tính tình cương trục của LM Nguyễn Văn Vinh đối với chính quyền Pháp
“Đúng là có chi tiết Cha Chính Vinh xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội không treo cờ TAM TÀI khi tướng De Lattre De Tassigny đến dự lễ Quốc Khánh Pháp tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội như ông nói, Thực ra còn rất nhiều chi tiết về tính CƯƠNG TRỰC va THẲNG THẮN của Ngài mà giáo dân Hà Nội rất kính phục. (From tran huong
* Về những hoạt động tôn giáo của LM Nguyễn Văn Vinh
Năm 1957, Ngài còn tập họp ca đoàn giáo xứ nh: Ca Đoàn Hàm Long, Cửa Bắc, Kẻ Sét…thành lập Dàn Đại Đồng Ca khi rước kiệu Thánh Thể, lễ Mình Máu Chúa, quanh phố Nhà Thờ, Phố Nhà Chung. Ngài còn làm Đài trước vườn hoa Têrêxa Ấn Quán để các đoàn thể chầu Mình Thánh Chúa. Ngài thành lập Dàn Đại Đồng Ca lớn nhất từ trước tới nay, mà cũng là lần chót của ca đoàn nhà thờ của ca đoàn Nhà Thờ Lớn mà tôi biết được đến nay.
Tôi không bao giờ quên được những giờ tập hát của ca đoàn Hà nội và được nghe những tiếng đàn violon và tiếng hát em ai dịu dàng của cha chính Nguyễn Văn Vinh, Xứ Nhà Thờ Lớn của tôi khi Ngài đàn hát du dương, êm ái như lướt trên nhung lụa ấy. Nó đã ăn sâu vào tâm hồn và ký ức của tôi như những kỷ niệm thiêng liêng nhất của tuổi trẻ mà tôi không bao giờ có thể quên được.”
” Tôi không những là cựu ca viên, mà còn là Tông Đồ trong Hội Nghĩa Binh Thánh Thể của xứ Nhà Thờ Lớn từ năm 1952. Năm nay tôi đã 70 tuổi rồi, anh ạ. Tôi kể lại chuyện NHẢM này cho các cụ cựu ca viên trong ca đoàn Nhà Thờ Lớn Hà Nội biết khi chúng tôi họp mặt nhau.
Chúng tôi được vinh dự nghe tiếng VIOLON của cha Nguyễn Văn Vinh, mỗi khi Ngài dạy hát. Tôi cũng không hiểu biết về nhạc. Tôi cũng không biết là thế nào mỗi khi nghe tiếng Violon của Ngài. Song khi nghe tiếng violon của Ngài đã để lại trong tôi những âm thanh êm dịu du dương, hòa lòng mình lên tới đỉnh cao ngây ngất của sự Thánh Thiện, âm thanh đó đã để lại trong tâm hồn,, cho tuởi trẻ của đời tôi những ấn tượng sâu săc Thánh Thiện mà t ôi không bao giờ quên được. Lúc này đây tôi đang ngồi tưởng tượng phút giấy ấy và không cầm được nước mắt khi nghĩ đến Ngài, nghĩ đến người Cha Chánh Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội đãanh dũng hy sinh tại nhà tù Cộng Sản”. ( From tran huong
* Về trường hợp LM Nguyễn Văn Vinh bị bắt giam
“Đọc bài viết về Cha Chính Nguyễn Văn Vinh, Chính xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội, tôi vô cùng xúc động vì được hiểu thêm về cuộc đời của Ngài. …
Tôi là một giáo dân và cựu ca đoàn của Xứ Hà Nội từ năm 1954 đến khi Ngài bị bắt. Là thanh niên của cựu ca đoàn xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Tôi không thể nào quên được những hình ảnh của người Cha nhân tư dịu hiển. Có tiếng nói nhỏ nhẹ. Có giọng hát như lướt trên không trung.
Sau năm 1954 là những ngày giông tố, đau khổ nhất cho tất cả những người Công giáo. Trong bài viết từ sau năm 1954 cho phép tôi được bổ sung 1 chi tiết:
Ngoài việc Ngài không phổ biến chỉ thị cắm cờ đỏ sao vàng và treo ảnh HCM ở trường Dũng Lạc, thì Ngài bị bắt trong trường hợp: Lễ Noel năm 1959, chính quyền bắt ngài treo cờ đỏ sao vàng cùng với cờ Hội Thánh trong nhà thờ chính và trước Quảng Trường Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài đã cương quyết không treo cớ đỏ sao vàng trong nhà thờ cũng như nơi tượng Đức Mẹ trước Quảng Trường.
Sau một hồi tranh cãi, Ngài dũng cảm nói to trước đám đông: “Tự do của các ông thế này (và Ngài xếp hai cổ tay lên nhau)”, ra hiệu Ngài đã sẵn sàng cho chính quyền còng đem đi… và thế là Ngài bị họ tra còng số 8 và điệu đi ngay đêm Noel năm đó…”
Sự kiện LM Nguyễn Văn Vinh không hoàn toàn đúng như ghi nhận của tác giả Lê Ngọc Bích trên kia cả về tình tiết sự việc và thời gian.
Về giai đoạn sống của LM Nguyễn Văn Vinh ở trong tù
“…Tôi vẫn coi Ngài là vị tử đạo. Qua những câu chuyện mà các anh Biệt Kích cùng giam chung với Ngài tại Cổng Trời về việc Ngài bị bức tử như thế nào. Nếu anh liên lạc với anh em Biệt Kích, chắc họ sẽ kể cho anh.
Khi còn ở Sài Gòn tôi có gặp một người biệt kích, anh biết rõ chuyện Ngài bị giết chết như thế nào, rất tiếc hôm nay anh ấy bị bệnh “não”, nên không nhớ gì cả…Tôi chỉ nhớ anh kể lại rằng “Cha Vinh địa phận Hà Nội bị giam chung ở trại Cổng Trời, một hôm có cán bộ Bộ Nội Vụ từ Hà Nội lên gặp cha Vinh để dụ dỗ Ngài. Sau Khi gặp Ngài, ông ta nói rằng Đảng và Chính Phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện anh phải hợp tác với Linh Mục Nguyễn Thế Vịnh (Trưởng Nhóm Linh Mục Công Giáo Yêu Nước). Và nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi… Cha Vinh đã can đảm và khảng khái trả lời: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh, còn tôi có đường lối của tôi, tôi không thể theo ông Vịnh… “ Thế là cha Vinh lại bị đưa vào cùm như trước…Đêm hôm ấy, người ta sai người đến bịt hết các lỗ cửa của căn biệt giam… Sáng hôm sau, tin cha Vinh đã qua đời… Vì nghe kể cũng lâu rồi, nên tôi không nhớ hết các chi tiết …” (From thien vu
Nhưng vẫn nữ tác giả TTH trên kia ghi lại:
“Từ sau khi Ngài đi tủ, tôi còn được nghe một người anh họ ở Thái Bình cùng đi tu với Ngài, kể lại những huyền thoại về Ngài, như: Trong trại tủ, Ngài đấu tranh tuyệt thực. Sau nhiều ngày tuyệt thực, trại và giám thị bắt đầu cho mỗi người ăn. Họ đổ cơm lên máng (như cho heo, cho chó ăn). Ngài vận động anh em không cúí xuống ăn theo kiểu ấy, vi anh em tù cũng là con người… cần được đối xử tử tế…và tất cả mọi người không ăn.
Lại có lần, Lãnh đạo Trung Ương đến thăm trại để thuyết phục Ngài, 1 trong những tên Giám Thị khét tiếng ác ôn kéo Ngài để dằn mặt, Ngài chỉ giơ tay đỡ nhẹ thôi thì tên Giám Thị ngã lăn xuống chân Ngài, cũng như trước mắt các vị lãnh đạo trung ương có mặt tại đó. Lúc đó tât cả tù nhân có mặt tại đó mới biết Ngài có võ…
Từ năm 1954 đến năm 1959 rất nhiều Ca Đoàn Trưởng bị bắt (trong đó có anh An xứ Nhà Thờ Lớn), trùm trưởng, và tất cả những người liên quan đến Giáo Hội đều bị bắt đi tù (kể cả một bà già tên là Bà Mười ngồi bán ảnh trước cửa nhà thờ cũng đều bị bắt) đến khi Ngài bị tù đầy…
Ngài đã can đảm và anh dũng chết trong tù Cộng Sản như các Thánh Tử Vì Đạo xưa. Tôi xin được dâng lời cầu nguyện tới Ngài, và xin Ngài phù hộ cho đoàn chiên, cho xứ Nhà Thờ Lớn nói riêng, cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam nói chun.”
(From tran huong
Tôi tin chắc rằng Ngài đã anh dũng hy sinh và CHẾT trong tù cũng vì những đức tính kiên cường thẳng thắn của Ngài với chính quyền Cộng Sản. Tôi không bao giớ quên được hình ảnh người Cha nhân hiền mà thẳng thắn kiên cường như ngài. Tôi tin rắng: Ngài đã được Chúa dẫn đưa lên hưởng Nhan Thánh Chúa và Ngài luôn phù hộ đô trì cho Giáo Hội Việt Nam trên đường lữ thứ”
Cho con dược thắp nén hương long để tưởng nhớ Ngài. Con tin chắc Ngài vận đồng hành với chúng con, những cựu ca viên Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội cùng là giáo dân, là con chiên trong dàn chiên cùa Ngài chăn dắt năm xưa. Amen”
Về hành tung của người góp ý
“…Tôi hiện đang ở Hà Nội. Địa Chỉ như sau:
Trần Thị Hường, số 2 Dãy 42A Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Đt 04.8693129.
Nếu có dịp về Hà Nội Việt Nam, xin Ông Bà liên hệ với địa chỉ và số điện thoại của tôi ở trên.”(From tran huong
“… Ông xã tôi mầy tuần trước thì NGUY KỊCH phải cấp cứu vào BV. Nay thì… đã khá lên rồi, tôi mới có thời gian “lên Mạng”. Chăm sóc 1 người giá ốm cũng bận rộn, lại chăm sóc một người MẤT TRÍ và HOANG TƯỞNG lại càng vất vả hơn (mặc dầu có người giúp việc cùng lo)
Hoàn cảnh gia đình tôi có ba con (1 trai 2 gái), và 8 cháu nội ngoại. Các cháu rất ngoan, thành đạt và rất hiều thuận với Cha Mẹ, song mỗi đứa ở một nơi. Cháu trai lớn 41 tuổi là Kỹ Sư Điện, hiện làmc cho Mỹ ở Sàigòn cùng với vợ và 2 con ở quận 2 Sàigòn. Cháu gái thứ 2 dạy học ở Hannover Đức với chồng và 3 đứa con. Cháu gái thứ 3 dạy học và chống là BS ở Hà Nội có 2 đứa con ở với chúng tôi, sống chung, còn đi làm và lo cho con cái chúng.
Ông Xã Đỗ Mạnh Môn là Nhà Giáo Ưu Tú dạy Toán tại Trường ĐHBK. Ông cũng có nhiều sách và công trình nghiên cứuđể lại cho thế hệ sau. Từ tháng 5 năm 2007, ông bị tai biến não, tưởng chết. Con rể và các BA BV Bạch Mai cứu sống thì để lại di chứng tâm thần như hiện nay, nên mọi sinh hoạt đều không chủ động được, nên chúng tôi vất vả hơn. Chúa trao Thánh Giá, song Ngài lại đồng hành với tôi, nên cũng trở nên “ách êm ái”. Các cha, các soeurs đến thăm và cũng muốn ông theo Chúa. Tôi chỉ biết cầu nguyện để Việc Chúa, Ngài sẽ ra tay mà thôi. Mọi sự không ngoài ý Chúa. Bởi vì “Nhất ẩm, nhất trác, giải đồ tiên đinh” mà.
Với tôi, thì sức khỏe không được tốt lắm. Lúc trẻ tôi cũng được cha mẹ cho học hành, mà không hiểu sao về già lại bị bệnh “thiếu văn hóa” là TIỂU ĐƯỜNG… cộng thêm với bệnh “thiểu năng tuần hoàn não”, tức là máu không đưa lên não bình thường. Tất cả những bệnh của người GIÀ mà! Tuy bệnh như vậy, song Chúa vẫn giúp tôi chu toàn bổn phận.
….
Tôi muốn gửi 1 ảnh tôi « bắt tay mẹ Têrêsa Calcutta » khi Mẹ đến Việt Nam và 1 cuốn sách nhỏ TRỌN ĐỜi TIN YÊU nhân dịp mừng thọ ĐHY PHẠM ĐÌNH TỤNG tại Hà Nội đầu năm 2008 để tặng ÔngBÀ. Xin cho biết rõ để tôi gửi có được không?... Maria Trần Thị Hường Hà Nội (From tran huong
Một Vài Chứng Từ Hồi Ức
Vài Cảm Nhận Về Cố Linh Mục Nhạc Sĩ Gioan LaSan Nguyễn Văn Vinh
Vào những thập niên 60, khi còn là cậu bé học sinh tiểu học nội trú tại các sơ dòng Mến Thánh Giá một làng heo hút, làng Tân Bình, thị xã Cam Ranh, chúng tôi đã biết hát “Nguyện Xin, nguyên xin Chúa cả mở tay…” trước khi ăn cơm tập thể. Khi vào chủng viện, tôi đã từng cảm xúc với bài “Ôi Gia Vê Chúa Chúng tôi”. Nhưng không thể ngờ rằng những bài ca quen thuộc đó lại do Linh mục Nguyễn Văn Vinh (1913-1971), một trong các nhạc sĩ tiên phong của Thánh Nhạc Việt Nam sáng tác ra.
Tôi càng bất ngờ hơn khi may mắn nhận được sách Phụng Ca Tôn Vinh do Linh Mục Anthony Vũ Hùng Tôn giới thiệu, qua đó tôi mới biết cha Vinh còn là tác giả của nhiều bài Thánh ca đa âm khác. Vào thời kỳ phôi thai của Thánh Nhạc Việt Nam, các bài Thánh Ca đa âm bằng tiếng Việt với các thanh bằng trắc khi hòa âm sẽ tạo ra nghĩa không êm, không tương thích nhau. Vì thế tác gi đã dùng nhiều thủ pháp đa dạng để giải quyết vấn đề trên
Dan cử trong bài Trường Ca “Mở Đường Phúc Thật” mở đầu cha Vinh cha Vinh cho một lĩnh xướng (solo) và dàn hòa âm trong 8 ô nhịp. Sau đó tới bè Basse lĩnh xướng 4 ô nhịp, rồi bè Alto 4 ô nhịp… Tới ô nhịp 37, tác giả cho dùng hòa âm và để bốn bè đồng giọng “Nhắm xa ngàn dặm rủi may ngàn trùng”. Tiếp theo là thủ pháp Solo và bè Basse dưới bắt nhau. Tới ô nhịp 60, bốn bè hòa âm chỉ 3 ô nhịpv.v… Ở phần 2, ta còn thấy 4 bè dưới bắt nhau rất ấn tượng, có nét tua tủa như bản Alleluia của Haendel mà tác giả đã khâm phục qua việc chuyển dịch sang lời Việt ca từ của bản nhạc đó.
Qua ba tác phẩm tiêu biểu vừa kể trên, chúng ta nhận thấy cha Vinh không chỉ có khả năng trong những bài nhạc có tính đại chúng (ai hát cũng được) bình dân, thiết thực (câu kinh trước và sau bữa ăn), mà còn giỏi cả trong những bản Thánh Ca và thậm chí cả trong lãnh vực hợp xướng, đa âm. Được biết ngài còn viết kịch hát “Chí làm trai” và những ca khúc sinh hoạt như Hè Về (của Hùng Lan)
Điều này chứng tỏ khả năng sáng tác của cha Gioan Lasan thật phong phú và đa dạng.
Chúng ta chỉ tiếc là qua nhiều năm tháng, tác phẩm của cha đã bị bụi thời gian phủ mờ. Đó là điều tất yếu vì thời nào nhạc đó. Âm nhạc phản ảnh ngôn từ, tâm tư suy nghĩ, cách sống … của thời đại đương thời. Hiện nay ít người hát đến d6én các bản nhạc của cha từ đó để diễn đạt tâm tình của ngày nay. Điều này dễ hiểu vì ngôn từ luôn thay đổi cả về ngữ nghĩa, cả về số lương. Nhưng từ Hán Việt cổ như “thai sinh” cậy cao mình”, “quan anh”… đã nhường chỗ cho từ thuần Việt không. Hoặc những từ “lòng người liên hoan”, “quyền được lòng” nay da khác nghĩa. Khi người hát không còn đồng cảm với tác giả thì bài ca không còn thích hợp để nói lên cảm xúc, nhất là tâm tình tôn giáo nữa.
Dù sao cha Vinh cũng đã đóng góp công lao to lon cho nền Thánh Nhạc Việt Nam thời kỳ đầu. Với tấ cả khả năng của mình, cha đã cống hiến cho một lớp người cách diễn tả tâm tình tôn giáobằng lời ca tiếng hát. Các tác phẩm của cha cần được sưu tập và in đầy đủ để các thế hệ sau trân trọng công trình của ngài, và cũng để dễ dàng nghiên cứu về các bước phát triển của nền Thánh Nhạc Việt Nam từ thuở khai sinh. Riêng với bản thân tôi, những bản nhạc thời thơ ấu cũng như tuổi thiếu niên se 4theo tôi suốt đời. Tôi sẽ không bao giờ quên được.
“Nguyện xin, nguyện xin Chúa Cả chúc phúc…”Thỉnh thoảng tôi vẫn ngân nga giai điệu bình dân “Ôi Gia Vê Chúa Chúng tôi, kỳ diệu thay tôn danh…” Xin cám ơn cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh. Nguyện xin Cha cầu bầu cho nền Thánh Nhạc Việt Nam ngày càng khởi sắc hơn, nổi lên được lòng đạo của người dân Việt Nam đối với Thiên Chúa. (Cao Kỳ Hương, Nha Trang ngày 06/4/2003).
(1) Xem thêm “Nhật Vật Giáo Phận Huế, Tập II”, trang 106. Lê Ngọc Bích biên soạn photocopy 2000
(2) Đoạn bình giải nhạc trên đây là ý kiến của Nguyễn Khắc Xuyên, chúng tôi trích dẫn trong “Tiến Trình Thánh Nhạc Việt Nam”, tài liệu Rônếô của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Tp HCM tháng 3/1992, trang 175-177.
(3) Theo Nguyễn Khắc Xuyên, tlđd, tr 171-174 và 181
(4) Theo Nguyễn Việt, trong báo CG và DT số Giáng Sinh 1991 và theo Hoàng Văn Sử, em ruột Hùng Lan ở giáo xứ Nghĩa Hòa, Tân Bình. Xem bài về Hùng Lân, cùng các tác giả Lê Ngọc Bích trong sách này.
Tâm sự Của Người đánh Máy Những Trang Trên
Là một giáo dân, cựu ca viên ca đoàn xứ Nhà Thờ Lớn, Tôi đã từng được ngài dậy hàt và nghe tiếng hát, tiếng violon của ngài trong các buổi cha dậy Ca Đoàn chúng tôi. Năm 1958, ngài còn tập hợp các ca đoàn Hàm Long, Cửa Bắc, Tân Lạc, Kẻ Sét… thành dàn đồng ca thuộc khu vực Nhà Thờ Lớn Hà Nội để hát trong buổi rước kiệu Thánh Thể năm 1958. Tôi không bao giờ quên. Phải, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Cha Chính Nguyẽn Văn Vinh. Người cha nhân từ dịu hiền đã chết tại nhà tù « Cổng Trời » Hà Giang của chế độ Cộng Sản Việt Nam
Tôi không khỏi bùi ngùi xúc động, không cầm được nước mắt khi đọc những trang của Lê Ngọc Bích và Cao Kỳ Hương viết về Cha Chính Nguyễn Văn Vinh Xứ Nhà Thờ Lớn của Chúng tôi. Ngài là một Tài Năng, một tâm hồn Thánh Thiện, một người Cha nhân hiền đã để lại trong tất cả chúng tôi những ấn tượng sâu sắc của tuổi trẻ, của thời thanh niên dưới chế độ Cộng Sản lúc bấy giờ.
Chúng tôi cũng không ngờ rằng Noel 1958 là ngày « định mệnh « của cha Nguyễn Văn Vinh, là ngày cuối cùng của chúng tôi, những thanh niên Công giáo cũng như những anh chi em của Ca Đoàn Xứ Nhà Thờ Lớn từ bấy giờ không còn được nhìn thấy người Cha mà chúng tôi vô cùng Kình Mến nữa… Noel 1958 hầu như tất cả Ca Đoàn và những thanh niên Trung Kiên của xứ Nhà Thờ Lớn đề có mặt để trang trí Lễ Noel năm đó, chúng tôi rất đông giáo dân chứng kiến « vụ Noen 1958 ».
Trong Ca Đoàn Xứ Nhà Thờ Lớn lúc bấy giờ có anh Đỗ Văn Đức bị phạt cảnh cáo khi xử vụ này. Năm nay anh Đức cũng đã ngoài 73 tuổi, còn tôi cũng đã 70 tuổi, mồi miệt mài đánh máy những trang trên, xin dâng lên ngài như góp thêm những bông hoa tươi tắn, góp phần nhỏ bé của mình trong việc Tôn Vinh ngài. Từ Trời cao, xin ngài cầu bầu cùng Chúa đoái thương đến Giáo Hội Việt Nam của chúng con trên đường lữ thứ trần gian. Maria Trần Thị Hường (cựu ca viên ca đoàn Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội, tanthihuongbk@ to to nghiemdohuu@gmail.com Mon, Jun 2, 2008 at 12:18 AM, bai viet ve cha Nguyen Van Vinh)
Chú Thích: [Người viết xin cáo lỗi vỉ đã xử dụng những tâm tư quí mến riêng tư này làm một bó hoa thiêng liêng đánh dấu cuộc chuyến lãng du đầy thơ mộng, nhân nghĩ đến Cha Chính Nguyễn Văn Vinh, một Đấng Anh Hùng Tử Dạo của Giáo Hội Việt Nam trong thời đại nắm quyền toàn trị của những người Cộng Sản ờ Miền Bắc Việt Nam (1954-1975) và toàn lãnh thổ Việt Nam từ 1975 đến nay.]
Bài Anh Hùng Ca Tử Đạo Của Nhiều Tù Nhân Tín Hữu
Khung cảnh một trại tù Cổng Trời như thế đã là nơi sinh sống muôn thuở của nhưng tù nhân như Linh mục Nguyễn Văn Vinh. Dúng là Cổng Trời là nơi đã đón tiếp biết bao anh hùng liệt sĩ Công giáo về cõi Vinh Phúc. Không có đau khổ vì đức tin kiêu hung, trung kiên, người tín hữu không thể vào chốn vinh quang muôn đới.
Cùng với nhiều tù nhân chia sẻ cùng số phận, nhiều tù nhân, cùng đức tin cũng như ngoài đức tin Công giáo, kể cả kẻ đã bách hại ngài, đã cùng nghe Ca Đoàn tù nhân đau khổ luôn reo ca bài hát “Vết Tử Hùng” của Văn Thi và Tâm Bảo vì đức tin Kitô. Linh mục, tu sĩ, trùm trưởng,… đã anh hùng bất khuất bạo lực, noi gương các thánh tử đạo, noi gương đức Kitô trên đường Thánh Giá
Bài hát đó trở thành bài thánh ca nuôi dưỡng lòng trong kiên, chuẩn bị đưa Linh Mục Nguyễn Văn Vình cùng với bao con người đau khổ nhưng anh hung, vào Nước Trời Vĩnh Cữu. Xứng đáng thay, một linh mục tử đạo kiêu hùng giữa Ca Đoàn Tù Nhân Tử Đạo, hát vang tiếng ca:
Vết Tử Hùng:
Điệp khúc:
Kìa Ai còn lưu tiếng Thiên Thu
Cương quyết vì Đạo Chúa hiến thân
Lời ai hòa trong gió âm u
Máu ai còn tiếng vang xa gần
Dù Kiếm Sắc Cần chi
Dù gong mang xá gì
Treo gương cho khắp thế soi chung
Trong đau thương chí khí anh hung
Lòng vàng đá không hề chi
Rầy cùng Chúa được vinh phúc trên Cõi Trời
Câu riêng:
1. Càng nung nấu nhiều, vàng thêm trong thêm sang tươi.
Gươm giáo kia ai hay chứng lòng sắt son.
Càng đau đớn nhiều càng thêm hoa trên đường mới
Dắt lên chốn Trời cao còn hạnh phúc nào hơn
2. Đời bao tháng ngày lòng cao siêu không vướng chi.
Sung sướng như mây bay dóng đới tối tăm.
Tìm nơi phúc thật hiền nhân xưa kia bền chí
Bước cay đắng trần gian: đường vinh phúc ngàn năm
3. Lòng tin Chúa Trời tình thân yêu khăng khít liên.
Trong gió mưa tân toan vững niềm kính tin
Còn thêm suối lành đoàn hậu sinh nay tìm đến
Dám dâng các tiến nhân lời tha thiết cầu xin
( http://www.dinh.dk/pdf/vettuhung.pdf )
Cậu chủng sinh họ Đỗ đã bao lần nức lòng khi đồng ca bài hùng ca bất diệt đó với các bạn hữu, củng cố thêm niềm tin sắt son vào Ơn Trên giữa những cơn đau khổ triền miên trong dòng đời, phương chi người đó là Kitô hữu. “Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong vinh quang!”
Một Kết Luận: Chuyện Hậu Sự Của Người Dương Thế
Hồi 19h30 ngày 12.10.2007 sau khi bế mạc Đại Hội Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, giám mục Hoàng Đức Oanh, Giáo Phận Kontum, với tư cách nghĩa tử của cha chính Vinh, đã rời Toà Giám Mục Hànội về Giáo Xứ Ngọc Lũ (Hà Nam) cách Hà nội hơn 90 km. Ngọc Lũ là quê hương của cha chính Vinh, nơi lưu giữ di cốt của cha chính Vinh sau khi cải táng.
Hồi 4h30 sáng 13.10.2007 Thánh Lễ đồng tế do Hoàng Đức Oanh Giám Mục Kontum, và linh mục thư ký cử hành tại nhà thờ Ngọc Lũ
Một chút di cốt ít ỏi, các mảnh vải áo cha mặc khi chôn cất nay may mắn còn sót lại, một ít mùn đất nghi rằng do xương của cha mục nát tan ra.... Tất cả được thu gom trong các túi nhỏ đặt trong một quan tài bằng kính, được đặt và tôn kính tại gầm bàn thờ bên trái của nhà thờ Giáo Xứ Ngọc Lũ.
Di cốt Cha Chính Vinh tại Nhà Thờ Ngọc Lũ, Nam Định
Hồi 4h30 sáng 13.10.2007 Thánh Lễ đồng tế do Giám Mục Kontum, và linh mục thư ký cử hành tại nhà thờ Ngọc Lũ để cầu nguyện cho cha chính Vinh và các người đã qua đời của Giáo Xứ Ngọc Lũ. Sau Thánh Lễ Giám Mục đến thăm mảnh đất hơn 07 sào, xưa là nhà của ông bà thân sinh cha chính, năm 1993 đã được bán lại cho một gia đình khác (cũng là người công giáo).
Giám Mục Nghĩa Tử Chủ Tế và người thu hồi di cốt cha Vinh
Anh Phạm Văn Lý, người thông báo những giòng chữ này với một số hình ảnh về buổi lễ đó với một nhúm tro cốt, cùng mọi người có mặt hôm ấy, đều vô cùng bàng hoàng và cảm động, khi quì trước di cốt cha chính..., vị tử đạo khả kính của cộng đồng Dân Chúa Hà Nội cách riêng và của toàn thể Giáo Hội Việt Nam nóì chung.
Hãy cầu nguyện và tha thứ cho những kẻ lầm chẳng biết, dù chúng cố ý hành hạ làm khốn người vô tội nhưng một lòng son sắt với đức tin Kitô giáo.
Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Phù Hộ Cho Đoàn Con Đất Việt!
Một Số Tài Liệu Tham Khảo
Tư liệu đặc biệt
Lê Ngọc Bich: Nhân Vật Công Giáo Việt Nam Thế Kỷ XVIII - XIX - XX. Sàigòn, Lưu Hành Nội Bộ, 710 trang, khổ in 15x21cm, bìa giấy cứng. [Cao Kỳ Hương: LM Nguyễn Văn Vinh, tt. 562-579, Nha Trang, 6/4/2003]
VietCatholic News (Thứ Sáu 25/04/2008 10:51): “Về cuộc đời Cha Chính Nguyễn Văn Vinh thuộc giáo phận Hà Nội chết ở trại tù Cổng Trời”
[ http://www.vietcatholic.net/News/Html/54286.htm ]
Huynh Hà, Đặc San Huynh Hà. Viết Về Địa Phận Hà Nội. Sàigòn, 2/7/1971, 100t., 21x32cm
Huynh Hà, Kỷ Yếu Huynh Hà. Uống Nước Nhớ Nguồn. HCM, 1996, 224t, 14x21cm.
Huynh Há, Kỷ Yếu Huynh Hà.Tìm Về Cội Nguồn. HCM, 1997. 446t +74t (phụ), 14.5x21cm, nhất là các trang 300-301. Ngân Khánh 7 LM gốc TGP Hà Nội, trong đó có LM Hoàng Đức Oanh.
Bạn Đường, Kỷ Niệm Ba Mươi Năm Bạn Đường (1960-90). Kỷ Niệm Hai Mươi Lăm Năm Giám Mục của GM. Nguyễn Văn Hòa (58 năm Bạn Đường sống bên nhau. HCM, 29.04.2000, 362t, A4, font 14
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Philadelphia. Đặc San Kỷ niệm 25 năm (1975-2000). [Tám Cộng Đoàn].Hoa Kỳ, 19/11/2000 Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam (1719 Morris St., Philadelphia, PA. 19145. Tel: 215-755-8369), 184tt., 15x25cm
Huynh Hà, Về Nguồn Huynh Hà. HCM, 4/8/2002, 58t., 14x21cm.
Mậu Hải Chúa Gọi. Hồi Ký. Kỷ niệm 50 năm linh mục và thương thọ bát tuần LM Inhaxiô Mai Xuân Hậu 30/5/2003. Không đề nơi ấn hành, vi tính, 97 trang,15x25cm
Bạn Đường, Kỷ Yếu Kim Khánh Bạn Đường (Giáo Phận Hà Nội), 1953-2003. Sài Gòn, 2004, 329t., A4, in rônêô, font 14. Kỷ Niệm I. Viết về Tràng Tập Hà Nội, II. Hoàng Nguyên Phú Xuyên Hà Đông, III. Piô XII Hà Nội. IV.Thăm Miền Tây II. V.Xây Dựng Nhà Thờ Trung Hải. VI. Sinh hoạt Bạn Đường
Hội Ái Hữu Địa Phận Hà Nội: Kỷ Yếu Hà Nội 2004. Mười Lăm Năm Thành Lập Hội Ái Hữu Địa Phận Hà Nội Nam California (1988-2003). USA, NV printing (7775 Westminster Ave., Wesminster, CA 92683), 340tr, A5.
Hồng Nhuệ (Nguyễn Khắc Xuyên), Lược Sử Địa Phận Hà Nội, 1626-1954. Lời tựa, ghi ở Paris ngày 2/9/1994. Lưu hành nội bộ, 576t, 20x29cm + 168t. Ảnh và tư liệu. Nha Trang, 4/3/1999. xviii-628t., 20x29cm
Bùi Đức Sinh: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Quyển I.-(1430-1833). USA, CA [Profess Printing Inc., San Jose, California], 2001, in lần 3, 513t, 15x25cm
Quyển II. – (1820-1911). USA, CA, in lần 3, 2001, 619t, 15x25cm.
Quyển III. – (1900-1975). USA, CA, in lần 3, 2001, 550t, 15x25cm
Nhiều tác giả. Ba Mươi Năm Công Giáo Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản 1975-2005. 8.2005, NS Diễn Dàn Giáo Dân & Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại Cơ Sở Dức Quốc, Mỹ và Âu Châu ấn hành, 649t, 16x27cm
Văn Phòng TTK HĐGMVN Giáo Hội CGVN: Niên Giám 2004 (Năm Thánh Truyền Giáo). Nhà XB Tôn Giáo (Nhà In Trần Phú, I HCM), Hà Nội, 2004, 960t, 15x21.5
Văn Phòng TTK H ĐGMVN Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Niên Giám 2005. NXB Tôn Giáo, In lần II, Nhà In Trần Phú, 71-75 Hai Bà Trưng, Quận I, Tp HCM), Hà Nội 2005, 965 trang.
Lê Ngọc Bích: Những Nhân Vật Công Giáo Việt Nam. Sàigòn, 2006, (Linh mục Nhạc Sĩ Gioan La San Nguyễn Văn Vinh, tt 562-579, theo bản đánh máy của Trần Thị Hường, cựu ca viên Nhà Thờ Lớn Hà Nội sau năm 1954)
Một Số Websites, Emails Khác:
- Notice biographique du missionnaire Dépaulis au Tonkin
http://archivesmep.mepasie.org/recherche/notices.php?numero=2576&nom=
- Notice nécrologique du missionnaire Dépaulis au Tonkin
http://archivesmep.mepasie.org/recherche/notices_necro.php?numero=2576&nom=DEPAULIS
Toàn Văn Sắc Lệnh 234 về tôn giáo tại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 14/6/1955 do Hồ Chí Minh ký và ban hành
http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1951_to_1960/1955/195506/195506140001/view
- Tran Minh Tien trantien@hcm.vnn.vn; Tài liệu 7:29 am (39 minutes ago to"GM. Tran Xuan Tieu" Oct 16, 2007 7:29 Fw: CHA CHÍNH VINH AM.
- Trong số bốn vị trên, Lm Vịnh chết trong tù ở trại Cổng Trời, Lm Thông 27 năm tù,.. ... 11. Bá cáo của Nguyễn Đình Đầu viết về Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình.
www.vnfa.com/anews/0710_093.html - 61k - Cached - Similar pages - Note this
- Hãy nhìn mấy cha thầy ẩn tu ở Thiên An mới bị tịch thâu trên 100 mẫu đất.. . Lạng quạng là có chầu đi nghỉ mát ở trại Cổng Trời như cha Nguyễn Hữu Lễ ngay... .
www.longtien.org/httpdocs/cxphuchung/files/chauvehpho.html - 15k - Cached - Similar pages - Note this
- Tử tù Cổng Trời, bị cởi bị trồng (Cởi Trồng = Cổng Trời).. .. Và cũng lắm lúc chính cha ông chúng nó đã bị đàn anh Trung Cộng hống hách, bắt nạt,.. .
www.ausviet.net/readessay.asp?Title=forum/nnguyen/20080125100004.txt - 45k - Cached - Similar pages - Note this
- Việt Thường: Ghi nhớ về lễ noel hà-nội. ĐOÀN TỤ...
NĂM 1954.. . ĐỂ CHIA LY HƠN. TỪ ĐẤU TỐ... ĐẾN VU CÁO NHỮNG NGƯỜI MỘ ĐẠO. VẾT DẦU LOANG. MÁU TƯỚI VÙNG CAO. NƯỚC MẮT VÙNG THẤP. NÔ-EN 69 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
Chính là từ cái năm 1968 này, các nhà thờ tự nhiên buổi lễ có đông con chiên. Họ đến để cầu nguyện cho con, em, chồng, cha...đã bị "sinh Bắc, tử Nam "... .
www.vietthuongonline.com/mainarticles/ghinholenoelhanoi.htm - 66k - Cached - Similar pages - Note this
- Nguyễn Văn Lục: (NVL) Thưa anh Nguyễn Chí Thiện, xin nói thật,.. .. Tôi có bị giam ở trại tù Phong Quang, Lào cay và tôi đã gặp Vũ Thư Hiên trong vòng ba.. . phanthanh.multiply.com/reviews/item/74 - 44k - Cached - Similar pages - Note this
- Dữ nhất, theo họ, vẫn là Cổng Trời mà tôi đã nói tới ở trên... ... Nhìn cảnh những Kiều Duy Vĩnh, Nguyễn Chí Thiện, Lê Trình, Văn Thợ Mộc, Tôn Thất Tần..... .
www.quocuy.com/forum/viewtopic.php?p=1903&sid=abeefb011df6615e9685ccfd08b48b45 - 70k - Cached - Similar pages - Note this
- Sợ lộ sẽ bị bắt tù, chỉ vì ông mắc tội yêu nước, dám chống đối nhà cầm quyền thực.. .. Hai cha con về đến nhà trời đã xế trưa, bà Biểu Cô, chị họ ông Woòng,.. .
vietbay.com/docs/haingoai_truyen1/nguyenthi_vinh1.html - 24k - Cached - Similar pages - Note this
- Ông "Cổng trời"
Lao Động số 83 Ngày 12/04/2007 Cập nhật: 9:37 PM, 11/04/2007. (LĐ) - Dân bản gọi già làng Và Phái Tểnh là ông "cổng trời" không chỉ bởi cái bản của ông "mọc" trên chót vót eo rừng quanh năm mù sương. Ông "cổng trời" còn có nghĩa - người đã mở ra một "cổng trời mới" biến "thủ phủ" ma tuý Mường Lống, một địa bàn di dịch cư phức tạp thành điểm sáng của huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An).
Bản ta ngày xưa là thung lũng ma tuý"
- (LĐ) - Dân bản gọi già làng Và Phái Tểnh là ông "cổng trời" không chỉ bởi cái.. . Còn khoảng thời gian từ 1975 về trước, ông là giáo viên dạy chữ Mông ở Tây.. .
www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2007/4/31668.laodon - 56k - Cached - Similar pages - Note this
- Một thời gian ngắn trước khi cha Nguyễn Văn Lý bị bắt, VC đã tung ra rất nhiều.. .. trại giam ở miền Bắc. Trại Thanh Cẩm và nhất là trại Cổng Trời chắc chắn.. .
saigonxua.blog.ca/2007/03/04/on_ca_7889_truy_tan_pha_7843_i_cha_7871_~1847816 - Similar pages - Note this
- Kiều Duy VĩnhL Tết ở Trại Cổng Trời
Chỉ nhìn thấy Cha Vinh, Cha Quế vào đó và không thấy hai cha đó ra về nữa mà.. . Ở Cổng Trời một năm chia làm hai mùa: Mùa nóng b¡t đầu từ đầu tháng Năm;.. .
www.hungviet.org/ncct/kieuduyvinh_ct2.html - 21k - Cached - Similar pages - Note this
- K. Vĩnh TK21 #98, Tháng 6 1997: Hồi Ức Cuộc Tuyệt Thực Ở Trại Cổng Trời. 1/8 Âm lịch năm 1994
K. Vĩnh 2003-10-25 13:02:01
- Kiều Duy Vĩnh: Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp. Kiều Duy Vĩnh TK21 #100 Tháng 8 1997
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=6973
2003-10-25 12:48:03
- Trong số bốn vị trên, Lm Vịnh chết trong tù ở trại Cổng Trời, Lm Thông 27 năm tù,.. ... Bá cáo của Nguyễn Đình Đầu viết về Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình... .
vietcatholic.net/News/Html/52570.htm - 46k - Cached - Similar pages - Note this
- Những emails trao đổi giữa các người đối thoại (Đỗ Hữu, Trần Thị Hường và Vũ Thiện) sau khi đã đọc bài viết về Cha Chính Vinh phổ biến nhiều ngày trên mạng Vietcatholic từ ngày 25/4/2008.
Oakland, CA Đỗ Hữu Nghiêm biên soạn xong ngày 17/4/2008.5, Ngày sinh nhật Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, nhân chuyến đến thăm Hoa Kỳ ngày thứ hai (15-20/4/2008) tại Washington D.C.
Đây là bản sơ thảo cần nhiều bổ sung chi tiết chính xác. Quý vị nào có những tư liệu liên hệ để hiệu chính, xin vui lòng cung cấp cho người biên soạn theo địa chỉ Nghiêm Đỗ: 2606, 9th Avenue, Apt # 8, Oakland, CA 94606. Phone: 510-436-0392 hay email: nghiemdohuu@gmail.com.
Viết bổ sung ngày 28/5/2008.4.Ngày 4/6/2008.5.
Oakland, CA. ĐHN ng ày 4/6/2008.5. Kỷ niệm sinh nhật thừ bảy mươi (9/6/2008.2) và lễ Thánh Antôn de Padua (13/6/2008.6. Xin hết lòng đa tạ.
Cha Chính, Tổng Đại Diện, Giáo Phận Hà Nội
Bối Cảnh U Ám Thời Chinh Chiến Đầu Thập Niên 1950 tại vùng Đồng Văn, Phủ Lý, Hà Nam Bắc Phần Việt Nam
1. Đã từ lâu người cựu chủng sinh họ Đỗ tiểu chủng viện Piô XII Hà Nội đã cố tập trung tài liệu để viết về Linh mục Nguyễn Văn Vinh, người cha linh hướng thánh thiện, một vị anh hùng tử đạo kính yêu, đầy kiêu hùng của bản thân cậu, của nhiều người, và của Giáo Hội Việt Nam,.
Đoạn đường cậu di chuyển từ Tiểu chủng viện Thánh Phêrô Hoàng Nguyên, trong vùng Cộng Sản chiếm đóng sang vùng tề (quốc gia không Cộng Sản) sau những ngày hè có nhiều xáo trộn đặc biệt. Hoàng Nguyên thuộc Quận Phú Xuyên, Tỉnh Hà Đông. Tình hình này diễn biến từ tháng Năm đến Tháng Tám năm 1952.
Khu chủng viện và nhiều làng xóm chung quanh đó thuộc Quận Phú Xuyên và Huyện Duy Tiên, Hà Nam đã nằm trong vùng kiểm soát của quân du kích Cộng sản, sau một thời gian ở trong vùng tề của quân đội Liên Hiệp Pháp. Trong lúc rời chủng viện Hoàng Nguyên về làng Hòa Khê, nơi sinh nhau cắt rốn của mình, dưới bộ đồ trắng cậu phải đi vội như chạy, trên đường đá bên kia con sông đào Hòa Khê. Mắt cậu như như dán chặt, trông chừng chiếc máy bay do thám bà già liên tục cứ xà thấp xuống quan sát toàn khu vực.
2. Về đến nhà, cậu chủng sinh thấy Mẹ và hai chú em trai đang vùi đầu chuẩn bị các thứ đồ đạc, thức ăn cho cậu rời làng Hòa Khê. Đạn móc chiê ùng oàng bắn loạn vào vườn, chẻ nát bụi tre làng, bên cạnh nhà. Mẹ vội giục giã con đi sớm ngay vào Đồng Văn để tránh nguy hiểm, không kịp ngó lại những kỷ niệm thời thơ ấu trong thửa vườn đầy luyến thương. Ngay chiều sâm sẩm tối hôm ấy, mẹ con cậu âm thầm mang vào Đồng Văn cho Cha cậu đã chạy vào đó từ trước. Họ khẩn trương chuẩn bị cho cuộc di chuyển của toàn thể gia đình cậu tản cư lên Hà Nội.
Tuy chậm chân thoát ly làng lên thành thị cải thiện cuộc sống gia đình, nhưng đó là cơ hội bắt buộc vì hoàn cảnh chiến tranh, gia đình cậu phải đi, dù tương lai ra sao. Cậu cùng mẹ đầy âu lo vội tìm, đi theo các lối khuất giữa các ruộng ngô khoai hay các bờ ruộng nhô cao khô ráo. Mẹ con cũng đã tới được nơi căn nhà cha cậu tản cư và tạm ngụ cùng với anh Truyền, Phổ đã đi từ trước, và anh Nguyễn. Anh này là con trai con ông Cửu Hoàn, anh ruột cha cậu mà cậu thường gọi là Bác Hoàn.
Đó là một gian nhà lợp vội bằng tre rơm rạ, trống trải mà người ta cất lên và cho thuê ở trạm Đồng Văn, bên vệ đường quốc lộ số 1, đã bị quân du kích Cộng Sản đào nát ở nhiều chỗ theo chữ chi, để “tiêu thổ kháng chiến chống Pháp”. Ban ngày ngoài đường ai nấy đều nhốn nháo, kẻ đi lên người đi xuống, chạy trốn cảnh chiền tranh. Cậu, như con thiêu thân, say mùi thuốc pháo và hơi xăng xe ô tô Ngựa Bay và nhiều hãng khác, chạy trên quốc lộ. Ban đêm, súng móc chiê từ Bót Cống Nhật Tựu gần Sổ Nghệ hay phía sau làng Động Linh, bắn ùng oàng vào các làng bị chiếm đóng nằm hai bên đường quốc lộ số một.
Các toán lính đi tuần ban đêm trên đường trước mái nhà tranh sơ sài mà người ta ngủ bên trong. Qua những khe hở qua phên liếp tre đan, dưới ánh đèn điện vàng khè leo lét, hầu như cả nhà từ bên trong, ai cũng đều ngó xem những toán lính từ đâu trên xe tải nhà binh đổ xuống. Họ đi tuần ngay bên ngoài mặt đường. Người ta nơm nớp lo sợ khi có nhiều tiếng súng lớn nhỏ nổ ran, chung quanh đồn gần đó, khua tan đêm ngủ không tròn giấc.
Từ trạm ga Đồng Văn, một hôm anh Truyền và cậu đi xe đạp trên đường số một đã bị đào chằng chịt, hạn chế việc di chuyển của quân đội Liên Hiệp Pháp và những chuyến ô tô của dân buôn. Hai anh em xuống thăm chị Hợi ở làng Kẻ Sở (Hồng Phú), rồi vòng lên huyện lỵ Phủ Lý vào thăm gia đình anh chị Xã Hòa. Gia đình này đã từ làng Thủy Trú rủ gia đình ông bà Hàn Tịch cùng tản cư xuống đây. Bà Hàn Tịch là chị ruột của Lý Phẩm, và hai cô chú ấy đều là em họ hai cậu
Ở Nam Định, anh Doanh đã phải bỏ nghề dân quân tự vệ tại các bốt (postes) trong các làng vừa bị quân kháng chiến chiếm đóng, để tham gia quân đội Liên Hiệp Pháp, khi vùng tề bị đánh phá chiếm đóng. Anh đang lái xe Jeep cho một viên sĩ quan Pháp, nhưng chuẩn bị đào ngũ để mang gia đình và con cháu tản cư lên Hà Nội. Anh kiếm thuê một miếng đất ở phố Đội Cấn, Khu Ngọc Hà, Hà Nội để nuôi sống gia đình trong những ngày chạy loạn lên Hà Nội.
Đi Hà Nội Lần Đầu Tiên
Cậu đi Hà Nội trước để kịp gia nhập chủng viện. Cha cậu, anh Truyền, anh Phổ và anh Nguyễn trù liệu thu xếp chuyển lên Hà Nội sau. Cha cậu sẽ đến cư ngụ tại số 78 Phố Đội Cấn Khu Ngọc Hà, Hà Nội, chung nhau mở hiệu thuốc Bắc, người góp công kẻ góp của, với cha con ông bà Dần. Ông bà này người thuộc giáo xứ Chằm hạ, mới trúng sổ xố nên có đủ tiền mua nhà ở Hà Nội.
Còn gia đình anh Ngoạn, Nguyễn tạm trú tại nhà anh Ba Khoa, thuê tại gần khu Thái Hà Ấp, cùng với anh Truyền, Phổ, hai anh ruột lớn của cậu. Khi cha cậu lên cư ngụ ở Phố Đội Cấn, ông mở cửa hiệu thuốc làm Đại Lý Nhà Thuốc Đông Hoa để kiếm tiền sống qua ngày.
Khi cha cậu ổn định tại đây, thì mẹ cậu, chị Hợi, anh Truyền, Phổ cũng đến thăm cha cậu tại Hà Nội. Chị ở chơi Hà Nội mấy ngày thăm cha mẹ, các em, rồi trở lại Hồng Phú. Anh Phổ ở lại Hà Nội, học nghề may với anh Ba Khoa, còn mẹ lại đi đi về về nhiều lần sau mới lừa quân du kích trong làng bỏ nhà hẳn đi lên Hà Nội với hai em Trang và Dzong.
Gia Nhập Tiểu Chủng Viện Piô XII Hà Nội Sau Hè 1952
Trong bối cảnh ly tán của những người thân trong gia đình, cậu chủng sinh đã chuyển trước lên cư ngụ Quần Ngựa, gia nhập tiểu chủng viện Piô XII, lúc đó đặt cơ sở tại Trường Lacordaire mà chủng viện tiếp quản từ các linh mục thừa sai Paris. Trước đó các thừa sai này (cụ thể là Linh Mục Paul Seitz Kim coi Cô Nhi Viện Thị Xã Kitô Vương, về sau chuyển đến Gò Đống Đa, lối đi xuống thị xã Hà Đông) tiếp nhận từ các linh mục dòng Đaminh chi tỉnh Lyon tại Việt Nam. Cô Nhi Viện vừa tản cư từ cơ sở tại Sơn Tây về Hà Nội.
Thụ Huấn với Linh mục Nguyễn Văn Vinh, cha giáo Pháp Văn và Âm Nhạc
Từ đó, cậu theo học, được xếp vào lớp Đệ Thất, lớp nhỏ nhất trong chủng việc khi đó và từ đó biết chút ít về Linh mục Nguyễn Văn Vinh. Lúc ấy Linh mục mới ở Pháp trở về sau mười mấy năm du học tại Pháp. Ngoài LM Vinh, con có một số linh mục mới từ bên Pháp về nước: LM Lê Văn Lý, Đình Lưu Nhân, Trần Trinh Khiết. Về sau, khi chủng viện vào Nam, thì có thêm các Linh mục Nguyễn Ngọc Oánh, Nguyễn Minh Thông, và Phạm Hân Quynh.
Như cậu nghe biết, ngài sinh tại làng Ngọc Lũ, Nam Định, chưa có tư liệu để biết ngày sinh tháng năm sinh của ngài, nhưng chắc là sấp xỉ cùng tuổi với linh mục Lê Văn Lý (1913-1992). Ngọc Lũ là một làng quê gần núi Đọi Đệp, hay Đọi Sơn, gốc gác nổi tiếng của Trống Đồng Ngọc Lũ, một trong những nôi văn hóa truyền thống của dân Việt.
Đó cũng là nơi xuất phát nhiều dòng tín hữu tử vì đạo trong thời kỳ cấm đạo (1771-1885). Trong thời gian du học tại Pháp Linh mục Nguyễn Văn Vinh đã gia nhập dòng Biển Đức. Nhưng khi về Hà Nội, cậu chỉ biết Linh mục là một giáo sỹ thuộc địa phận Hà Nội. Linh mục say mê và rất giỏi Violon. Tôi nghe nói là Linh mục đỗ đầu trong các thí sinh trúng tuyển kỳ thi vĩ cầm (violonistes lauréats) ở Conservatoire National Supérieur de Musique de Paris.
[Mấy Hàng Tiểu Sử Linh Mục Nhạc Sĩ Gioan Tẩy Giả La San Nguyễn Văn Vinh (1912-1971)
[Chú Thích Đặc Biệt: Chị Trần Thị Hường, cựu ca viên thuộc Ca Đoàn Nhà Thờ Lớn Hà Nội thời Linh Mục Nguyễn Văn Vinh bị bắt lâm cảnh tù tội, từ Hà Nội, đã đánh máy những trang tài liệu liên quan đến cha Vinh. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Bích sưu tập và công bố tài liệu này trong cuốn “Nhân Vật Công Giáo Việt Nam Thế Kỷ XVIII – XIX – XX” (Xuất bản tại Sàigòn năm 2006, lưu hành nội bộ, 710 trang,) chuyển sang Hoa Kỳ qua internet cho người viết. Nếu không có cách làm việc thời điện tử không gian hiện đại tận tụy này, người viết không thể bổ sung những chi tiết này theo cách trình bày của mình. Xin cảm ơn ba vị: chi Trần thị Hường, ÔÔ Lê Ngọc Bích và Cao Kỳ Hương và những ai đã có công sưu tập tài liệu liến quan đến cha Vinh. Xin Ngài cầu bầu cho mỗi người trước nhan thánh Chúa phục sinh muon đời]
Linh mục Nguyễn Văn Vinh chào đời ngày 2 tháng 10 năm 1912 tại quê nội, ở làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Định
Thân phụ Linh mục là Ông Giuse Nguyễn Văn Nhi, quê Ngọc Lũ, gia nhập giáo hội Công giáo khi lập gia đình với cô Maria Hoàng Thị Mùi, người làng Vân Đồn, xã Vân Hồng, huyện Thái Thủy, tỉnh Thái Bình (nay thuộc giáo phận Thái Bình).
Thân mẫu Hoàng Thị Mùi đã từng một thời đi tu dòng Cát Minh Hà Nội, nhưng rồi đã chuyển hướng ơn gọi để sống đời giáo dân bình thường. Hai ông bà sinh được 3 người con, trong đó Nguyễn Văn Vinh là anh cả của hai người em nữa. Hai người sau này mất sớm. Ông bà Nhi nhận hai người con nuôi thay hai người con đẻ đã sớm về với Chúa.
Ông Nhi vốn tính hiền lành đạo đức. Ông bị ngã, nằm liệt giường suốt mấy năm trời, rồi qua đời ngày 16/4/1937. Thân mẫu nhanh nhẹn, thông mình, tháo vát vui vẻ. Một điều hiếm có vào thời gian đó đối với nhiều người, nhất là giới bình dân ở thôn quê, bà nói tiếng Pháp trôi chảy và học được nghề Y Dược, nhờ được học hỏi về kiến thức chuyên môn Y Dược trong Tu Viện Cát Minh ở Hà Nội thời còn là tu sinh. Nhờ vậy, không những bà có thể nuôi sống cả gia đình mà còn giúp ích bà con lối xóm trong làng.
Thầy Nguyễn Văn Vinh đi tu làm linh mục. Đó là niềm hãnh diện lớn lao cho bà. Nhưng khi thầy Vinh đi du học bên Tây xa cách vời vợi, thì bà càng thương nhớ con, và chắc buồn khổ nhiều lắm, đến nỗi dần dần bị lao tâm khổ tứ và bà cụ qua đời, rồi đến ngày 22/5/1941, con trai không được gặp mẹ.
Đi Tu, Gia Nhập Tràng Latinh Hoàng Nguyên Giáo Phận Hà Nội
Cậu Nguyễn Văn Vinh, một thiếu niên vui vẻ, thông minh, lanh lẹ, lại có năng khiều âm nhạc, hội họa, thơ ca, có giọng hát đáng chú ý, lôi cuốn mọi người nghe. Trong xứ đạo Ngọc Lũ ai cũng cảm mến cậu thiếu niên này, nhất là cha xứ Dépaulis Hương. Cha thừa sai Dépaulis sẵn lòng bảo trợ cậu Vinh lên học Trường Puginier do các tu huynh dòng La San điều khiển tại Hà Nội. Vừa chăm, vừa ngoan, câu Vinh sớm lập được nhiều thành tích học tập tốt đẹp:
Các văn bằng cậu lần lượt đoạt được là:
« Études Primaires Élémentaires » (Sơ Học Yếu Lược, ngày 19/8/1927)
« Études Primaires Franco-Indigènes (Tiểu Học Pháp Nam, năm sau, ngày 20/5/1928)
Thế là cậu Vinh nhanh chóng được nhận vào học lớp Sáu, lớp đầu cuủ chương trình giáo dục đào tạo linh mục niên khóa 1937-1928, trong nhà tràng latinh (tiểu chủng viện) Hoàng Nguyên, nay thuộc Huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây,Giáo Phận Hà Nội.
Được Chọn Đi Du Học Pháp. Thụ Phong Linh Mục
Năm 1930, cùng với phái đoàn các thừa sai Pháp mà cha Dépaulis là một thành viên, thầy Nguyễn Văn Vinh và một số thầy khác, như Trần Trinh Khiết… được đi du học Pháp và cho vào học trường Đức Bà Kresler thuộc thị xã St Pol de Léon, tỉnh Finistère, miền Bretagne ở Tây Bắc Pháp. Đến năm 1934, thầy Vinh cùng một số thầy khác được chuyển lên học tại Paris và đỗ Tú Tài Pháp khóa ngày 29/6/1935.
Sau đó, thầy GB Vinh được học tiếp Đại Chủng Viện Xuân Bích, tại Issy-les-Moulineaux, Paris
Vào các năm 1937-1938-1939 tại chủng viện Paris, thầy Vinh lần lượt lĩnh nhận thừa tác vụ các chức nhỏ.
Qua năm 1940, năm thứ hai trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, có nhiều biến cố làm chuyển động nước Pháp mạnh mẽ. Thủ đô Paris của Pháp bị các lực lượng Đức Quốc Xã đe dọa rồi chiếm đóng. Dân chúng phải di tản đi khắp nơi tùy hoàn cảnh.
Lúc đó, toàn bộ Đại Chủng Viện Xuân Bích cũng phải chạy xuống Limoges, cách Paris chừng 375 cây số về hướng Nam. Tại đây, ngày 20/6/1940, Giám Mục Giáo Phận Limoges là Rastouil làm chủ lễ tấn phong linh mục cho thầy GB Nguyễn Văn Vinh và các thầy khác như Trần Trinh Khiết, Delabi, Delia…
Trong tình hình chiến tranh đang diễn ra khốc liệt, các tân linh mục Việt Nam phải ở lại Pháp, tiếp tục học tập. Trong lúc các linh mục sinh viên khác theo học các ngành như Toán (Đinh Lưu Nhân), Triết (Trần Trinh Khiết, Nguyễn Huy Mai) Ngữ học (Lê Văn Lý)…, Cha GB Nguyễn Văn Vinh ghi danh học Văn Khoa - Triết ở Đại Học Sorbonne. Cha còn theo khoa Âm Nhạc tại Nhạc Viện Quốc Gia Pháp về môn Sáng tác và Hòa âm. Về nhạc cụ, cha chuyên về Violon va Piano.
Trong thời gian học Đại Học, để có thù lao sinh sống và đi học thêm, các cha đều nhận làm tuyên úy cho nhiều cơ sở khác nhau. Cha Vinh nhận làm tuyên úy cho Đan Viện Cát Minh tại Pressi-Robinson, vùng ngoại ô Paris
Gia Nhập Dòng Biển Đức - Hồi Hương Về Hà Nội
Sau khi tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân Văn Triết tại đại học Sorbonne, Paris, đồng thời tốt nghiệp Bộ Môn Hòa Âm và Violon tại Nhạc Viện Quốc Gia Pháp (Conservatoire National de Paris), cha Vinh chuẩn bị làm luận án Tiến Sĩ về khoa Tâm Lý Trẻ Em, nhưng rồi cha bỏ ngang công trình này để theo một nguyện vọng khác. Cha gia nhập dòng Biển Đức tại đan viện St Marie ở số 5 Rue de la Source, Paris XVI (người ta thường gọi là các “tu sĩ La Pierre-qui-vire”).
Đây là cuộc chuyển hướng ơn gọi quan trọng trong quá trình tu trì của Linh Mục Nguyễn Văn Vinh. Ngài muốn trở thành một tu sĩ dưới tu phục dòng Biển Đức khi về nươc, với lý tưởng Biển Đức.
Ngài dự trù lập một Đan Viện tại Việt Nam để truyền bá Tin Mừng theo tinh thần thánh tổ phụ Biển Đức, đậm đà bản sắc văn hóa Á Đông. Thế chiến II đã bắt đầu thì nay đến hồi kết thúc với chiến thằng thuộc về phe Đồng minh do Hoa Kỳ đứng đầu, khuất phục phe Trục Đức- Ý- Nhật có xu hướng phát xít.
Nước Việt Nam Mới Độc Lập.
Thế là đất nước Việt Nam chuyển sang khúc quặt mới: chế độ dân chủ cộng hòa độc lập, các tân linh mục có hy vọng hồi hương theo nguyện ước mới. Trong số những thanh niên đầy nhiệt huyết và hăm hở ấy, trên chiếc tàu Cap Varella từ Pháp về Việt Nam, có mặt các linh mục Đinh Lưu Nhân, Trần Trinh Khiết, Nguyễn Huy Mai, Nguyễn Văn Vinh, Lê Văn Lý, Nguyễn Quốc Bồng. Tàu cập bến Sàigòn đêm 14 rạng sáng ngày 15/8/1947, nhả xuống một số người và hàng hóa, rồi lại nhổ neo tiếp tục cuộc hải trình trực chỉ bến cảng Hải Phòng.
Cuộc Thành Lập Đan Viện Biển Đức Việt Nam Của Linh Mục Nguyễn Văn Vinh Không Có Kết Quả.
Sau 17 năm du học về nước, các tân linh mục giáo phận Hà Nội sẵn sàng về nước phục vụ. Giám Mục François Chaize Thịnh, (1935-1949), Đại diện Tông tòa Giáo Phận Hà Nội, giao phó nhiệm vụ đầu tiên cho Linh Mục Nguyễn Văn Vinh là làm chính xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội và dậy Kinh Thánh, âm nhạc cho các chủng sinh Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội trong thời gian từ 1947 đến 1950 dưới tu phục tu sĩ dòng Biển Đức.
Cũng chính trong thời gian này, Linh Mục Nguyễn Văn Vinh xúc tiến thành lập một Đan Viện Biển Đức với sắc thái Á Đông theo ước nguyện từ thời gian ở Pháp trước đây đến nay. Cha vẫn mặc tu phục và để triều thiên vành tóc kiểu Biển Đức. Với giấy giới thiệu của Đức Viện Phụ St Marie ở Pháp, cha Vinh đã trình bày dự án và ý định lập dòng Biển Đức lên các cấp giáo quyền, rồi lặng lẽ chờ đợi. Nhưng trải qua thời gian khá lâu dài, người ta đoán là công việc không xong qua một số dấu chỉ biều hiện bên ngoài như, cha mặc tu phục linh mục triều bình thường, bỏ tu phục Biển Đức và không còn để triều thiên vành tóc trên đầu.
Không ai hay biết những điều gì đã xảy ra giúp giải thích chuỗi diễn biến làm thành lý do khiến dự án đó bất thành. Về phần cha Vinh, ngài vẫn giữ thái độ thanh bình, an nhiên, trầm tĩnh, hoàn toàn im lặng.
Người ta chỉ biết rằng Đan Viện Biển Đức Việt Nam đầu tiên đã được khai sinh ngày 10/6/1940 tại Thiên An Huế. Linh mục Bề Trên là Paul Romain Guillaume (1900+1982), cũng là tu sĩ xuất thân từ Đan Viện la Pierre-qui-vire ở Pháp (1)
Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Piô XII Hà Nội
Khi quản nhiệm giáo xứ, đã có biến cố quan hệ giữa cha Nguyễn Văn Vinh, Linh Mục Chính xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội, với tướng De Lattre de Tassigny về việc sắp xếp chỗ ngồi trong nhà thờ Hà Nội trở nên căng thẳng, nhân lễ cầu hồn cho Trung Úy Bernard De Lattre de Tassigny, con trai độc nhất của Tường De Lattre bi tử trận.
Giám Mục Hà Nội Trịnh Như Khuê thấy thế, liền đề nghị cha Vinh thôi giữ chức chính xứ nhà thờ lớn và thuyên chuyển cha về làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Piô XII ở số 35 Đường Hoàng Hoa Thám, thủ đô Hà Nội. Cha phụ trách các bộ môn tiếng Anh, tiếng Pháp, Âm Nhạc và Triết, Cha cũng giảng dậy tại Trung học Chu Văn An và Đại Học Hà Nội.
Cha Vinh đến phục vụ tại Tiểu chủng viện Piô XII Hà Nội từ 1950 đến 1954. Năm 1954 chủng viện di cư vào Nam. Linh mục Nguyễn Huy Mai được trao nhiệm vụ hướng dẫn các chủng sinh tiếu chủng viện và đại chủng viện Hà Nội di cư vào Nam cùng với giáo ban liên hệ. Còn cha Nguyễn Văn Vinh vẫn ở lại cùng sống với giáo phận, với giáo dân trong hoàn cảnhdưới chế độ mới của Giáo hội, của Đất Nước.
Giám Mục Trịnh Như Khuê bổ nhiệm cha Nguyễn Văn Vinh làm cha chính, Tổng Đại Diện, giáo phận thay thế cha chính Nguyễn Huy Mai đã vào Nam với chủng sinh. Ở cương vị cha Chính giáo phận, cha Vinh tích cực hướng dẫn giáo dân sống đạo trong bối cảnh chính trị, xã hội mới của đất nước với bao khó khăn nhiều mặt. Giám Mục Trịnh Như Khuê ùy thác cho cha Tổng Đại Diện hâu như mọi việc giao dịnh với giới chức phần đời. Cha Tổng Đại Diện mới rất hăng say lo chu đáo mọi việc trong giáo phận. Ngài tổ chức các lớp giáo lý cho giáo dân, qui tụ thanh niên nam nữ tham gia các sinh hoạt sôi nổi trong giáo xứ. Cha tổ chức các cuộc rước kiệu, các buổi lễ lớn trong Giáo phận, đặc biệt là cuộc rước kiệu Thánh Thể năm 1958 mà nhiều người nay còn nhớ rõ.
Định Mệnh Chuyển Hướng Bắt Đầu Từ Tổ Chức Lễ Giáng Sinh Năm 1958
Cuối năm 1958, để chuẩn bị mừng Lễ Giáng Sinh, các thanh niên nam nữ thuộc Giáo xứ Nhà Thờ Lớn tấp nập nhộn nhịp đến tham gia trang hoàng nhà thờ, treo đèn, kết hoa… trước nhà thờ. Trong đám thanh niên lui tới, có một số người lạ mặt đến đòi tham gia việc trang trí, nhưng khi đó Cha chính xứ bấy giờ là linh mục Trịnh Văn Căn tỏ ra không đồng ý để những người lạ mặt đó tham gia. Giáo dân nghe tin, kéo đến trước quảng trường Nhà Thờ lớn rất đông, cũng đồng ý với cha chính xứ, không chịu để cho những người lạ mặt đó lo trang trí chuẩn bị ễ Giáng Sinh. Hai bên giằng co, cãi nhau, tranh giảnh nhau, căng thẳng tột độ. Cha Tổng Đại Diện Nguyễn Văn Vinh xuất hiện can thiệp. Thế là mưu đồ dấu mặt thành công !
Người nghiên cứu nhận thấy chắc chắn có chính quyền được thời cho một số người của mình dấu mặt nhúng tay trà trộn vào và có hành động du côn như ngày nay bản kịch đó mới được diễn lại trong vụ giáo xứ Đồng Mùi ở Giáo Phận Vinh.
Thế là ngay sau lễ giáng sinh năm 1958, hai linh mục Trịnh Văn Căn, Nguyễn Văn Vinh và một số giáo dân được cơ quan an ninh hỏi thăm tới thẩm vấn và được đem ra Tòa công khai xét xử về « Vụ Noel 1958 ».
Đến ngày 31/1/1959 tòa án nhân dân Hà Nội được triệu tập nhanh chóng mở nagy Phiên Tòa công khai phân xử các linh mục Trinh Văn Căn, Nguyễn Văn Vinh và 3 giáo dân.
Một Bản An Khuất Tất Dấy Bất Công
Hầu như ai cũng có thể đoán được kết quả của cuộc phân xử được dàn dựng giành phần thắng về phía chính quyền, Tòa đã tuyên án:
Cha Trịnh Văn Căn, người chịu trách nhiệm tổ chức Lễ Noel năm 1958: 12 tháng tù treo để dằn mặt.
Các anh Đáng, Chính và Nhiều tức Tuyên và Đỗ Văn Đức bị phạt cảnh cáo.
Nhưng người chính được nhắm tới để khủng bố tinh thần các vị lãnh đạo giáo hội và cộng đoàn dân Chúa Hà Nội là Linh Mục Tổng Đại Diện Linh mục Nguyễn Văn Vinh vì biến cố đó bị xét xử lãnh 18 tháng tù ngồi với tội danh:
« Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rồi trị an, có tính vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân ».
Từ 18 Tháng Thành 12 Năm Tù, Chết Rục Xương
Từ khi bị bắt giao giải đi từ không ai biết chuyện gì đaả xảy ra cho Linh Mục Nguyễn Văn Vinh. Chính quyền Tòa Án Cộng Sàn cố bịt tất cả những nguồn tin sau đó và bí mật đối xứ với một tù nhân không có quyền tự do kháng cáo một bản án đã được dàn dựng bất công.
Người ta nói rằng ngay khi lãnh nhận bản án 18 tháng tù ngồi, cha Vinh vẫn giữ thái độ an nhiên…không tỏ ra buồn bực, tức giận hay oán hận.
Vẫn nghe nói đầu tiên cha Vinh bị giam giữ ở nhà tù Hỏa lò. Mãi cha mới bị chuyển lên trại tù Yên Bái… để cuối cùng bị kiên giam và biệt giam suốt 12 năm kết thúc đời tù tội oan nghiệt.
Trại Tù Cổng Trời Xã Quyết Tiến, tỉnh Hà Giang
Cha đã trải qua cuộc sống 59 năm nơi trần thế và qua đới tại Trại Tù Cổng Trời. Nhà tù này nổi tiếng là một trại trừng giới có biệt danh « Cổng Trời », thuộc xã Quyết Tiến, huyện Quan Ba, tỉnh Hà Tuyên « Hà Giang – Tuyên Quang », cách biên giới Trung Quốc chừng 10 cây số đường chim bay. Trại Tù ác nghiệt này sở dĩ có tên là Cổng Trời, vì mấy lý do sau:
Tù nhân bị đưa lên trại này thường không có mấy ai hy vọng trở về… mà gửi xác nơi này
Trại này nằm ở độ cao hơn 2000 mét trên mặt biển, cao gầnchạm Trời, âm u lạnh lẽo, chẳng khác gì cảnh âm ti địa ngục, chung sống với ác thần. « Cổng Trời » chính là nơi dành riêng cho các tù nhân có án tử tội.
Cha Nguyễn Văn Vinh vĩnh viễn không về nữa, gửi nắm xương tàn nơi núi rừng xã Quyết Tiến quanh quẩn trại « Cổng Trời ». Mãi một năm sau khi cha lìa đời, Giám Mục Trinh Như Khuê và Linh mục Nguyễn Tùng Cương, « Giám Mục Hải Phòng 1979 », được chính quyền Hà Nội mới đến thông báo cho biết tình trạng của cha chính Vinh:
« Ông Vinh đã chết. Cấm không được làm lễ áo trắng và áo đỏ cho ông Vinh »
Người sau được biết cha GB Nguyễn Văn Vinh chết ngày 18/2/1971. Số mộ: 05; Nghĩa địa số: 02. Khu A, Trại Quyết Tiến, Hà Giang,
Linh mục GB Nguyễn Văn Vinh sống được 59 năm trên trần thế, được chia ra như sau: trong 31 năm làm Linh mục, thì suốt 12 năm cuối đời sống nghiệt ngã xỉ nhục nhưng anh hùng trong cảnh tù đầy cho đến chết.
Sự Nghiệp Linh Mục Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Vinh Với Am Nhạc Công Giáo Viẹt Nam
Sinh Viên Tốt Nghiệp Khoa Âm Nhạc Tại Conservatoire Natioanl De Paris, Pháp.
Năm 1930, như ta biết, Giám Mục Gendreau Đông (1892-1935), Giám mục Giáo Phận Hà Nội gửi mấy đại chủng sinh đầu tiên của Giáo Phận đi du học Pháp. Đó là các thầy Trần Trinh Khiết, Nguyễn Văn Vinh, Đinh Lưu Nhân và Lê Văn Lý. Ở Pháp, riêng thầy Nguyễn Văn Vinh ghi danh học thêm bộ môn âm nhạc tại Nhạc Viện Quốc Gia Pháp và đã tốt nghiệp về Bộ Môn sáng tác, Hòa Âm và chuyên về nhạc khí Violon và Piano. Được biết ngón đàn Violon của cha Vinh thật là tuyệt diệu, quyến rũ lòng người như mê hồn chốn thiên thai:
« Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”
(Nguyễn Du: Truyện Kiều)
Bài ca Bất Hủ: De Profundis - Ở Dưới Vực Sâu
Với tinh thần say mê và năng khiều âm nhạc vượt trội hơn người, cha Nguyễn Văn Vinh đã để lại nhiều tác phẩm tôn giáo, đóng góp nhiều vào nền Thánh Nhạc Công giáo Việt Nam. Trong buổi lễ “Cầu Cho Quốc Thái Dân An” do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Paris tổ chức nhân cuộc đón tiếp phái đoàn Việt Nam do Hồ Chuí Minh cầm đầu, sang dự Hội Nghị Fontainebleau năm 1946, cha Vinh sáng tác bản Thánh Ca “Ở Dưới Vực Sâu”, Bài này được trình diễn trong buổi lễ trang trọng rất xúc động, rất sâu lắng tinh thần đạo giáo …
Bài này là bản dịch cha lấy ý từ trong Thánh Vịnh 129, Kinh Thánh Cựu Ước. Theo nhạc sĩ Nguyễn Khắc Xuyên, bài há này có Điệp Khúc Bốn Bè, uy linh, thấm nhiễm, khoan thai, giàu âm sắc, rung động, cao cả:
Lời độc tấu:
Thân lạy Gia Vi
Đã trở thành đáp ca:
Ở Dưới Vực Sâu, tôi kêu cùng Chúa
Xin Chúa thỉnh nhời. Chúa hãy lắng tai nghe
Tiếng tôi van u u u
Chúa mà chấp tội, thời ai vững được u u u
Song ở nơi Chúa, rộng lòng thứ tha,
để người cung phung u u u u,
Sau những nốt trầm bên dưới thì tới những giọng ca bay bổng, thánh thót:
Tôi đợi Gia Vi, hồn tôi trông đợi
Ở Nhời Người hứa u u u
Quả là hồn tôi, xót mong đợi Chúa
Hơn người tuần phiên, đợi trông rạng sáng.
Tới phiên khúc thìâm sắc thật tuyệt vời, lời ngâm rất Việt Nam, nhưng cũng rất độc đáo (…).Đó là ý trong Thánh Vịnh 129 theo diễn dịch của tác giả:
Hỡi Ít-ra-en, trông đợi Gia Vi
Vì tại Gia Vi, có lòng nhân từ
Cũng ví nơi Chúa, thừa ơn cứu chuộc u u u
Người sẽ thân chính, chuộc Ít-ra-en
Khỏi hết tội tình i i
Lạy Chúa, hãy cho các hồn ấy (cho)
Vào chốn nghỉ ngơi muôn đời
Lại được ánh sáng muôn đời chiếu soi (2)
Mỗi Mùa Hoa Sữa Về: Tôn Giáo Nhạc Kịch Đa Vít Với Thanh Niên Hà Nội
Sau khi hối hương, về Hà Nội, các thanh niên yêu nhạc, say nhạc của Nhà Thờ Lớn Hà Nội biết cha Vinh là người giỏi âm nhạc, lại tỏ ra là người đạo hạnh trầm lắng, đơn sơ, sâu sắc và rất hiền từ. Cha hết sức nhiệt tình giúp đỡ các thanh niên Công giáo Hà Nội khi đó về tài liệu, sách nhạc. Cha còn giúp mở lớp dạy về Hòa Âm. Trong những thanh niên ấy về sau, có người trở thành nhạc sĩ tiếng tăm trong làng nhạc Việt Nam. Dó à nhạc sĩ Hùng Lân…
Điều cầnnói rõ là khi từ Pháp về Hà Nội, cha GB Vinh đã cộng tác với Hùng Lân, soạn ra vở nhạc kích tôn giáo đầu tiên bằng tiếng Việt có nhan đề “Tôn giáo Nhạc Kịch Đa-Vít”, lấy tích truyện trong Kinh Thánh: Đa Vít, một trẻ mục đồng được ân tứ đặc biệt từ Thiên Chúa, đã hạ được gã khổng lồ Go-li-at. Nhạc kịch này được in rônêô với phần Hòa Âm do cha Vinh hợp soạn, đóng góp với Hùng Lân trong nhạc kịch này (3)
“Đêm Thánh Vô Cùng”
Ngoài ra, năm 1952 một ca khúc ngoại quốc, lời Việt rất nổi tiếng và bình dân. Bàì “Đêm Thánh Vô Cùng”, xuất hiện trong tuyển tập “Cung Thánh XI” của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh do Hùng Lân đứng đầu. Bài hát này theo truyền thống kể lại, từng được Linh mục Joseph Mohr và ông Franz Xaver Gruber cùng sáng tác và hát lên lần đầu trong đêm Giáng Sinh 24/12/1818 tại xứ đạo Obendorff nước Áo. Bài này mang tên tiếng Đức là “Stille Nacht, Heilige Nacht” (Đêm tĩnh lặng, đêm thanh bình). Thế là từ đó bản hát giáng sinh này được phổ biến bình dân này rộng khắp các nước… Sang tới Hoa Kỳ, John Freeman Young mau chóng chuyển dịch sang tiếng Anh là “Silent Night, Holy Night”.
Tại Việt Nam, đầu năm 1948, linh mục Nguyễn Văn Vinh dòng Biển Đức từ Pháp về Hà Nội, có mang theo bản nhạc tiếng Đức tặng cho nhóm học trò Hòa Âm, trong đó có Hùng Lân và Nguyễn Việt. Nhưng theo ông Hoàng Văn Sử, em ruột Hùng Lân thì cha Vinh có đem bản nhạc tiếng Đức và tiếng Anh về, và ông Nguyễn Tho, cậu họ của Hùng Lân, đã cùng với Hùng Lân, phỏng dịch từ nguyên tác tiếng Anh (4)
Tiên Báo Định Mệnh Cuộc Đời: Lạy Mừng Thánh Tử Đạo
Có những bài hát chính tay cha Vinh soạn nhạc, hòa âm, phổ nhạc bài thơ của cha Trần Đình Nam phổ biến trong các ca đoàn. Ví dụ bài:
Lạy Mừng Thánh Tử Đạo (Thơ Trần Đình Nam)
Điệu nhạc ở đây khoan thai, chậm rãi, chiêm niệm, độc đáo.Phiên khúc I khá tròn trịa, nhưng tới Phiên khúc 2 thì gồ ghề, nổi song, vấp váp để rồi vươn sáng lên. Đây cũng là những viên ngọc châu bàu còn đang bị cất giấu giũ gìn, nhưng đấy là những tiếng hát như tiên báo định mệnh cuộc đời uy dũng của một v ị anh h ùng tử đạo:.
Năm 1958, nhân cuộc rước kiệu Thánh Thể được tổ chức tại Hà Nội, Cha GB Vinh bấy giờ là Cha Chính (Tổng Đại Diện) giáo phận, đóng góp công lao lớn lao tổ chức và tập luyện các bài Thánh ca, trong đó có bản trường ca bất hủ “Mở Đường Phúc Thật” do chính cha sáng tác.
Để sáng tác trường ca kiệt tác này, cha GB Nguyễn Văn Vinh đã chiêm niệm, suy gẫm, trải nghiệm, sống thực và chuyển dịch thành những dòng nhạc uyển chuyển, phù hợp với nhịp sốngthực tế của con người.
Vì thế, trường ca ‘”Mở Đường Phúc Thật” quả là một bản di chúc quý giá mà cha để lại cho tất cả những ai muốn sống hạnh phúc thật. Đây cũng hiến chương cho tất cả mọi người muốn xây dựng một nền văn minh tình thương thay vì chết chóc hận thù, một thế giới yêu quí` và trân trọng sự sống thay vì bức tử uất hận…
Cha Gioan Tẩy Giả La San Nguyễn Văn Vình đã đi vào cõi Ngàn Thu, nhưng vẫn sống bàng bạc, lẩn khuất đâu đây, gần gũi mọi người chúng ta như bong với hình. Qua gương sống chứng nhân cho lẽ phải, cho công bình, cho tình thương, cho ánh sáng của ngài giữa biết bao ngõ ngách cuộc đời éo le…. Và qua cả những bài Thánh ca diễn dịch Lời Chúa thấm đẫm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Có một người yêu nhạc, giỏi âm nhạc, từ tấm bé khi còn độ tuối tiểu học đã thường hát: “Nguyện xin, nguyện xin Chúa cả mở tay chúc phúc, cho chúng con dung nên, cho chúng con dùng nên những thực phẩm này”. Mọi người bụng đói ăn, nhưng đáp lại “Deo gratias!” rộn ràng. Thế là ăn lấy ăn để vui vẻ như quên chết!
Khi vào chủng viện, cậu đã từng cảm xúc với bài: “Ôi Gia Vê Chúa Chúng Tôi”. Đó là ca khúc của Linh Mục Nguyễn Văn Vinh sáng tác. Người đó phải chăng là “Cao Kỳ Hương” chốn rừng xanh thơ mộng nơi bồng lai tiên cảnh.]
Thừa Sai Dépaulis Hương (1876-1950), Đỡ Đầu Linh Mục Nguyễn Văn Vinh
Joseph, Antoine Dépaulis sinh ngày 27/4/1876, tại giáo xứ Thánh Jean Baptiste, ở Rive-de-Gier, hạt La Loire, giáo phận Lyon. Cậu theo trung học tại TCV Montbrison, rồi lên học triết ở chủng viện Lyon, và ở đó ngày 28/5/1896 thầy chịu phép cắt tóc.
Ngày 4/10/1898 Thầy vào chủng viện thừa sai, chịu các chức nhỏ từ 1899-1901 và thụ phong linh mục ngày 23/6/1901. Ngày 24/7/1901, tân linh mục được lệnh sang truyền giáo ở Địa phận Đại Diện Tông Tòa Tây Bắc Kỳ (Hà Nội), Việt Nam.
Sau thời gian học tiếng Việt, Cha Dépaulis được bài sai đi coi xứ Kẻ Bèo (Đồng Bào, nơi công đoàn mà Thánh Théophane Vénard (Thánh Ven) ẩn trốn, bị bắt và tử đạo, và xứ Kim Bảng, làm phó xứ cho Cha Chalve, đã phụ trách trông coi hai xứ khác.
Năm 1904, GM Hà Nội Gendreau Đông bổ nhiệm ngài làm chính xứ Ngọc Lũ. Chính thời gian ngài quản nhiệm Ngọc Lũ, v à mấy xứ khác lân cận, ngài nhận đỡ đầu cho cậu Nguyễn Văn Vình.
Năm 1920, Linh Mục Dépaulis nhận trách nhiệm làm quản lý Hội Thừa Sài ở Hà Nội. Ngài hết sức tích cực để hoàn thành nhiệm vụ mới. Ngài chuẩn bị các tài nguyên cho tương lai. Ngài điều khiển xây cất trường thử, nhà quản lý và nhà ở mới, hai trường học mới, một cho con trai, một cho con gái trong giáo xứ nhà thờ lớn, một cư xá sinh viên.
Ngài nổi tiếng là một người hăng say hoạt động, có tài quán xuyến công việc xây dựng và tố chức, trong đó có tài âm nhạc. Có thể vì thế thiên tài âm nhạc của ngài đã tác động nhiều đến người con đỡ đầu Nguyễn Văn Vinh.
Năm 1930, hai giám mục Gendreau Đông và Marcou Hành về Pháp, tham dự Đại Hội Hội Thừa Sai Paris. Nhân đó các ngài đem theo 12 chủng sinh Bắc Kỳ cùng đi với các ngài. Linh mục Dépaulis tháp tùng phái đoàn. Linh mục lưu lại Pháp để bồi dưỡng sức khỏe từ tháng 6/1930 đến tháng 3/1931, đồng thời tham gia học hỏi thêm những phương pháp làm tông đồ mới. Trong hai tháng, ngài đã nhiều lần thuyết trình tại các học viện và chủng viện ở Bỉ và Pháp.
Đây là chính thời gian các vị thừa sai miền Bắc chuẩn bị hàng ngũ chủng sinh thành những linh mục đủ tài đức về làm việc cho giáo hội Việt Nam, cụ thể là giáo phận Hà Nội. Về sau trong kế hoạch đó, địa phận Hà Nội có các linh mục Lê Văn Lý, Đinh Lưu Nhân, Trần Trinh Khiết, Nguyễn Huy Mai, Ph ạm Hân Quynh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Minh Thông, Nguyễn Xuân Oánh (Hà Nội), Nguyễn Văn Bồng (Thanh Hóa).
Trở lại Hà Nội, ngài phụ tá cho Linh mục Dronet, chính xứ nhà thờ lớn. Từ năm 1931 đến tháng 12/1935, ngài coi sóc việc xây dựng và trang trí nhà thờ Hàm Long (Đức Bà Các Thánh Tử Đạo), xây một phòng làm việc, một nhà xứ tiện nghi. Về sau ngài đến cư trú đó năm 1934. Ngài hăng hái tồ chức đoàn nghĩa binh thánh thể, xuất bản một bản tin tiếng Việt, và củng cố đoàn hướng đạo đầu tiên của Hà Nội.
Năm 1936, Linh m ục Dépaulis được bổ nhiệm quản trị một giáo xứ mới được xây dựng quanh ngôi nhà nguyện Thánh Antôn khiêm tốn. Chính ngài đã tậu một thửa đất khá rộng để xây dựng một trung tâm giáo xứ với một nhà thờ, một nhà ở, một phòng làm việc và trường học.
Ngài hăng say xây dựng các công trình để qui tụ các tin hữu trong khu vực và giúp đỡ các người nghèo: Quân Binh Thánh Thể, Hội Vinh Sơn, Công Giáo Tiến Hành, các tập thể thanh niên Việt Nam, các trại hè, v.v…Chủ Nhật ngày 7/5/1939, nhà thờ mới Thánh Antôn được khánh thành.
Tháng 3/1940, ngài được bổ nhiệm làm đại diện của các phái đoàn truyền giáo Bắc Kỷ ở Quỹ Brévié. Tổ chức này có mục đích trợ giúp các trẻ em lai, chủ yếu là Pháp Việt, bị bỏ rơi.
Tháng 3/1945. Cha Dépaulis bị chấn động mạnh do biến cố quân sự Nhật đảo chính Pháp. Trong các tháng tiếp theo, khi Việt Minh nổi dậy, ngài phải chịu nhiều cảnh khốn đốn đau khổ do tinh thần ngoan cố của giới thanh niên và do các biến cố xảy ra..
Một thanh niên đã dám dùng tay đánh ngài. Được cha Khuê, người Việt Nam lúc đó làm phụ tá cho ngài, giúp đỡ tận tình, ngài cố gắng chịu đựng và thích ứng. Ngày 19/1/1946, ngài phải lánh nạn, tạm trú ở các văn phòng trong hãng Shell gần đó ít ngày. Sau đó mới có thể gặp lại Phái Đoàn truyền giáo. Từ lúc đó, ngài mất hết khả năng tự chủ và phải từ nhiệm rồi buộc phải hồi hương về Pháp. Có thừa sai Chabert thuộc phái đoàn truyền giáo Hưng Hóa đi theo ngài đến Marseille ngày 4/6/1948. Từ đó ngài được chuyển đến Montbeton.
Một trong những niềm vui cuối cùng của ngài là Giám Mục Trịnh Như Khuê đến thăm Ngài. Linh mục Khuê, phó xứ cho ngài trước kia, bây giờ được bổ nhiệm Giám Mục Hà Nội. Linh mục Hương Dépaulis chết tại Montbéon, sau nhiều đau đớn kéo dài ngày 3/12/1950
Vài Kỷ Niệm Thâm Tình Với Linh Mục Nguyễn Văn Vinh
Giảng dậy, linh hướng
Hai kỷ niệm nhớ nhất mà tôi có cho đến nay khi được thu huấn Pháp Văn với linh mục ở TCV Piô XII Quần Ngựa, đường Hoàng Hoa Thám, Quận Hoàn Long, Hà Nội. Ngài thường kể truyện khi ngài ngồi trên Métro đi đến mỗi buổi sáng sớm dâng thành lễ ở một nhà thờ nào đó tại Paris, nhiều hành khách cứ tưởng ngài là một phụ nữ nên đã liên tục chào Bonjour Madame, dù họ có thể gặp ngài nhiều lần. Linh mục Nguyễn Văn Vinh có dáng dấp bề ngoài một người dễ thương, yểu điệu, hay faire la petite bouche. Nhưng ẩn dấu trong con người đó ngài lại bộc lộ một tính tình cương nghị sắt đá!
Kỷ niệm khác, cậu chọn ngài làm cha linh hướng. Khi còn nhỏ, cứ mỗi lần lên phòng ngài bàn việc linh hồn, thì ngài hay đùa nghịch. Có ai đó cho biết ngài giỏi vĩ cầm, nhưng câu chưa được chính ngài kéo vĩ cầm cho nghe riêng trong phòng ngài. Cậu thích nhõng nhẽo, thường chui rúc vào dưới áo soutane như con chó cún nhỏ bé dễ thương. Thế rồi khi hết giờ, trước khi ra về, ngài thường cho một hộp sữa đặc có đường mà người ta gửi biếu ngài từ bên Pháp. Mỗi lần có sữa như thế, cậu thường mang về và tối mở ra mút sữa một mình khoái trá bên trong màn.
Cha giáo âm nhạc
Ngài qui tụ một số anh em giỏi nhạc như Nguyễn Văn Hòa (GM Hòa Nha Trang), Nguyễn Văn Đồng (Đồng Bi ton, linh muc tại Cần Thơ), Nguyễn Văn Lệ (Titus Lệ, Nhạc Sĩ Nguyễn Hải Ánh), Vũ Kim Hường (Hường Khé Khò), Vũ Hùng Tôn (Tôn, cháu cha Lai, gốc Thanh Hóa) để huấn luyện và giúp ngài tập hát chung cho chủng sinh.
Tôi nhớ nhất là những bài “De Profundis”, “Lạy Cha”, “Jam Albae sunt ad Messem”, “Bravo, Bravo!!!”… mà ngài tập cho ca đoàn chủng viện Piô XII hát trong thánh lễ hay các dịp lễ tân. Về sau, khi sang Hoa Kỳ, từ cuối năm 2003, tôi còn thấy những bài đó được thế hệ Vũ Hùng Tôn phổ biến cho nhiều ca đoàn ở hải ngoại, như ở Seattle bang Washington, như ở Ca Đoàn Giáo Xứ La Vang, Cincinnati, bang Kentucky.
Ngôi nhà và thửa đất tại Ngọc Lũ, quê hương Linh mục Nguyễn Văn Vinh
Khi Địa phận Hà Nội cho các chủng sinh di cư vào Nam, từ khoảng 14/7/1954, trong số các linh mục được chỉ định vào đi theo chủng viện, theo hiểu biết của người viết, có các Linh mục Đinh Lưu Nhân và Nguyễn Văn Vinh, nhưng cả hai vị đều xin ở lại.
Ở địa phận Hà Nội theo nhận xét của một cựu chủng sinh Hà Nội (Nguyễn Văn Lục), Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê có cái may mắn là qui tụ được một số Linh mục trí thức như các linh mục trên. Họ đều là trí thức du học, có thể là bậc thầy của đám bốn tên sau này ở Sàigòn, mà nhiều người gọi tên là “tứ nhân bang”. Nhưng họ có lý tưởng vững chắc, đạo hạnh, can đảm, hy sinh, tuân phục mặc dầu bị bách hại. Trong số bốn vị trên, Lm Vinh chết trong tù ở trại Cổng Trời, Lm Thông 27 năm tù, hai lần lên Cổng Trời, được thả ra và chết sau đó vài năm. Lm Quynh, Oánh, đều bị quản thúc trên 20 năm.
Trường Hợp Cha Chính Vinh bị bắt giam Như đ ược đồn thổi
Định Mệnh Khởi Dầu chuyển hướng mạnh mẽ Từ Việc Tổ Chức Lễ Giáng Sinh Năm 1958. Cuối năm 1958 trong những ngày chuẩn bị Lễ Giáng Sinh. Thanh niên nam nữ tấp nập trang hoàng nhà thờ, treo đèn kết hoa…
Bỗng đâu xuất hiện những người không rõ xuất xứ, đòi phải cho họ cũng được tự do treo đèn, kết hoa trước nhà thờ. Khi đã có nhiều tiền lệ sau này, thì người ta hiểu được đó là một mưu chước « ném đá dấu tay » của lực lượng do cơ quan an ninh gây ra để có cớ can thiệp, bắt bớ, xứ án, trù dập Công giáo
Cha Chính bấy giờ là LM Trịnh Văn Căn không đồng ý để cho những người lạ mặt tham gia trang trí… Giáo dân nghe tin, kéo đến trước quảng trường nhà thờ lớn đông nghịt và không chịu để những người lạ mặt kia tham gia trang trí… Hai bên giằng co cãi nhau, tranh giành nhau, chủ tình gây xung đột căng thẳng tột độ. LM Tổng Đại Diện Nguyễn Văn Vinh xuất hiện can thiệp. Thế là bẫy đã sập…
Sau đó hai LM Nguyễn Văn Vinh và Trịnh Văn Căn và một số giáo dân được cơ quan an ninh gọi tới thẩm vấn biến cố được gọi là « Vụ Noel 1958 ».
Ngày 31/1/1959, Tòa Án Thành Phố Hà Nội có lý do để mở phiên tòa, công khai xét xử các LM Trịnh Văn Căn, Nguyễn Văn Vinh và ba giáo dân: Tòa tuyên án LM Trịnh Văn Căn 12 tháng tù treo, LM Nguyễn Văn Vinh 18 tháng tù ngồi.
Từ sau đó năm 1959, người ta chỉ nghe nói nơi đầu tiên cha Vinh bị giam là nhà tù Hỏa Lò. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngài được giải giao, giam giữ tại trại Yên Bái… Cuộc đời tù tội kéo dài suốt 12 năm dòng dã cho đến khi kết thúc đời của LM Vinh tại Trại Tù Cổng Trời. Nhà tù có tên Cổng Trời này thuộc xã Quyết Tiến, Huyện Quan Ba tỉnh Hà Tuyên (Hà Giang - Tuyên Quang) cách biên giới Trung Quốc chừng 10 cây số đường chim bay.
Cha Nguyễn Văn Vinh đã không về nữa, nắm xương tàn gửi lại nơi núi rừng Qyuết Tiến, trại Cổng Trời. Mãi một năm sau, Giám Mục Trịnh Như Khuê mới được chính quyền Hà Nội đến thông báo cho biết: « Ông Vinh đã chết ». Cha GB Nguyễn Văn Vinh đã chết ngày 18/2/1971.
LM GB Nguyễn Văn Vinh sống được 59 năm trên trần thế, trong đó có 31 năm là Linh Mục của Chúa, nhưng 12 năm sống trong tù đầy cho đến ngày chết.
Cha đã để lại nhiều tác phẩm âm nhạc tôn giáo, đóng góp nhiều công lao cho thánh nhạc Việt Nam như bản thánh ca Ở Dưới Vực Sâu. Bài này là bản dịch thánh vịnh 129 của Cha. Diệp khúc bốn bè, rất uy linh, rất nhiễm thấm, giàn âm thanh rất rung.
Bên Ngoài Sắc Lệnh 234/SL ngày 14/6/1955
Chắc chắn trường hợp LM Nguyễn Văn Vinh bị bắt diễn ra trong khung cảnh khoảng năm 1959, tất cả các trường theo sắc lệnh 234, các tôn giáo đều có quyền mở trường tư thục do tư nhân điều khiển.
[Sắc lệnh 234 đầu tiên về Tôn giáo do Hồ Chí Minh ký ngày 14-6-1955. Ngày 11-6-1964, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Thông tư số 60-TTg yêu cầu thi hành chính sách tôn giáo theo Sắc lệnh 234
- Điều 3: “Các nhà tu hành ngoại quốc mà Chính phủ ViệtNam Dân chủ Cộng hoà cho phép, thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam.....”,
- Ðiều 5. “Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của mình.”
- Điều 9: “Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường tư thục phải dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ. Ngoài giờ dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ có thể dạy thêm giáo lý cho những học sinh nào muốn học”.
- Điều 13: “Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo”,]
Nhưng nhà nước Cộng Sản chỉ thị cho tất cả các trường học, dù công hay tư, đều phải treo ảnh Hồ Chí Minh trong lớp. Trước giờ học cả lớp đều phải chảo cờ đỏ sao vàng, hát bài tiến quân ca bấy giờ được chọn làm quốc ca.
Chỉ thị của nhà nước được lệnh phải đọc công khai trong nhà trường và nhà thờ. Trung thành với tinh thần sắc lệnh tôn giáo về qui chế tư thục, Linh mục Nguyễn Văn Vinh, với tư cách là cha chính (tồng đại diện) địa phận Hà Nội, chính xứ nhà thờ lớn Hà Nội, đã không cho công bố sắc lệnh này ở nhà thờ, không tháo gỡ thánh giá và treo ảnh lãnh tụ, không chào cờ đỏ sao vàng, thay thế.
Cụ thể là ngài không áp dụng chỉ thị trên cho trường giáo xứ Nhà thờ lớn Hà nội là trường Dũng Lạc.
Lúc đó ngài còn đang được mời dậy La tinh cho các sinh viên ở Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội. Khi Chu Ân Lai, Thủ Tướng Trung Hoa đến thăm Hà Nội, ông thấy Linh mục Nguyễn Văn Vinh còn tiếp tục được mời giảng dậy tại Đại Học. Ông liền nói với phái đoàn tháp tùng ông:
“Giờ này mà còn có linh mục được mời giảng dậy Đại Học à!”
Thế là một ngày nọ linh mục Nguyễn Văn Vinh bị bắt dẫn đi, bị xét xử theo một luật rừng. Ngài bị đem tống giam vào nhà Hỏa Lò Hà Nội, một nhà tù khét tiếng độc ác tại Hà Nội, vỉ bất tuân thượng lệnh!
Mưu Đồ Thật Ẩn Dấu Sau Mọi Lời Hay Ý Đẹp
Dần dà nghe nói linh mục bị dẫn giải đem giam ở nhiều trại giam, trước khi đến Trại Tù Cổng Trời. Nhiều nhân vật khí khái đã từng bị kiên giam và biệt giam cho đến chết, mà không tự phản bội chính mình và lý tưởng của mình. Nào là thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, nhà văn Vũ Thư Hiên, Nhà văn Nguyễn Hữu Đang. Rất nhiều linh mục đã bị kiên giam và biệt giam nhiều năm trong chin tầng địa ngục Cổng Trời này.
Theo chứng từ của một người tù (Kiều Duy Vĩnh) tại Cổng Trời, thì thành phần tù nhân phần lớn là vì lý do bách hại Công giáo:
“Tôi xin nhắc lại: Tôi không theo đạo Thiên Chúa, và điều ấy có thể đã làm cho tôi sống được đến hôm nay, năm 1994. Vì những người Cộng Sản căm những người theo đạo Thiên Chúa nhất nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào họ.
Thứ nhất là các đấng bậc trong Giáo Hội, rồi đến các tu sĩ cả nam lẫn nữ. (Tôi đã gặp hai bà sơ bị bắt vào xà lim). rồi đến các chánh trương, trùm trưởng, cả đến hội trống hội kèn cũng bị bắt đi tù hàng loạt.
Tôi trông họ hiền lành, ngơ ngơ nói năng chẳng rõ họ mắc tội gì mà bị hành hạ đến như vậy: Họ có mỗi một tội là tin vào Chúa Jê Su. Thế thôi.
Còn tôi, chả hiểu làm sao, tôi thiếu đức tin đó, và điều đó đã cứu tôi sống. Nói thế không có nghĩa là tất cả mọi người công giáo đi tù đều chết hết đâu. Còn chứ. còn anh Thi, anh Thọ, chị Diệp những người trong vụ nổi loạn ở Ba Làng Thanh Hóa năm 1954, còn Nguyễn Công "Cửa" tức Môn, ngư dân vượt biển, còn Nguyễn Hữu Bổn người thôn Vạn Lộc Nam Lộc Nam Đàn...
Tôi có nghe nói lại là khi đọc lệnh tha anh Thi, anh không chịu ra khỏi tù, họ phải lôi anh ra, anh mới chịu ra.
Ngay cả giáo dân họ cũng kiên cường như vậy, thảo nào mà những người Cộng Sản đặt họ lại hàng đầu để tàn sát họ, tiêu diệt họ.
Cho đến hôm nay năm 1994, tôi vẫn mong mỏi gặp lại vài người còn sót lại trong số 72 người đầu tiên lên Cổng Trời mà vẫn chưa gặp lại ai, ngoài 1 người Cộng Sản là anh Nguyễn Hữu Đang.”
Một Hình Ảnh Về Trại Cổng Trời, Nơi Linh Mục Nguyễn Văn Vinh Bỏ Xác Lìa Đời
Có nhiều người tù còn sống ghi chép lại trại tù này. Trong “Đêm Giữa Ban Ngày", Vũ Thư Hiên hồi ức về Trại Cổng Trời như sau.
Cổng Trời là một trại giam ở xa tít mù tắp mãi tận Hà Giang, bên kia Mù Cang Chải, giáp giới Trung Quốc. Cổng Trời đi vào huyền thoại, là nỗi kinh hoàng của người tù. Những ai đã từng sống ở Cổng Trời thậm chí không muốn kể về nó, không phải vì sợ bị công an trừng phạt (nghiêm cấm nói đến bí mật của các trại), mà còn vì sợ người nghe nghĩ mình bịa đặt.
Hình như Tôn Thất Tần đã ở cái trại kinh khủng đó, nhưng ông ngậm tăm. Những người tù nói rằng ai đã lên Cổng Trời mà còn về được coi như sống lần thứ hai....Chế độ giam giữ ở đây rất khe khắt. Hơi một tí là bị “khóa cánh tiên”, bị “hạ huyệt”, còn nếu bị “cùm hộp” thì coi như đời đi tong.
Vũ Thư Hiên đã mô tả ba lối hành hạ “Khóa cánh tiên, Hạ huyệt và Cùm hộp” trong cuốn hồi ký của ông, mà thú nhận chỉ mới được thấy cảnh người bị "khóa cánh tiên" (có người chỉ chịu được vài phút là ngất xỉu, có người chịu được hàng giờ như thi sĩ Nguyễn Chí Thiện,) còn hai lối giết người kinh khủng kia ông chưa được thấy chỉ nghe kể lại.
Một nhân chứng ở trại Cổng Trời cho biết là Linh mục Nguyễn Văn Vinh qua đời vào khoảng năm 1970. Tù nhân trong trại được lệnh đem xác cha đào hố chôn ở một khoảnh rừng gần đó. Về sau, người làng Ngọc Lũ đã tìm cách đào nấm mồ chôn xác ngài. Người ta thu lượm được một phần mùn di cốt và mảnh y phục mà ngài mang khi qua đời, rồi đem về, bảo quản, tôn sùng tại Nhà Thờ Ngọc Lũ, chung với số phận các tiền nhân tử đạo Việt Nam, như đã nói
Một Hình ảnh Khác Về Trại Tù Cổng Trời, Qua Ngói Bút Của Một Số Cựu Tù Nhân Sống Sót Ghi Chép Lai.
Tổ chức ở Nhà Tù Cổng Trời ở miền Bắc Việt Nam, nơi giam giữ LM Nguyễn Văn Vinh, nhiều LM khác và nhiều thành phần khẳng khái bị khép vào tội lật đổ hay âm mưu lật đồ chế độ. Hầu hết tù nhân là những chính trị phạm ngoan cường, những linh mục tu sĩ hay
Chỉ duy nhất một lần một người tù hình sự cho anh em biết là ở đó có hầm đá, quan tài đá và chôn một người chết ở đó được thỉ thêm một cân lòng trâu. Thế thôi. Không còn biết gì hơn nữa.
Nhưng Khu A, Khu B, Khu C thì có tù nhân biết rõ vì đã lần lượt bị giam ở ở cả ba khu này.
Khu A thì (tính đến 1967) chết gần hết chỉ còn tù nhân Kiều Duy Vịnh và Trần Huy Liệu người Cầu Giát, Quỳnh Lưu. Khu B thì chết ít hơn, Khu C thì phần lớn còn sống trở về.
Đấy là chỉ tính từ thập kỷ 70 trở về sau. Còn 72 người tù đầu tiên lên trại Cổng Trời năm 1960 thì vào khoảng năm 1997, tù nhân họ Kiều chỉ còn gặp lại một mình Nguyễ¬n Hữu Đang, người bị kết án là cầm đầu Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm mà thôi. Như thế là trong số 70 người tù kia chẳng còn ai cả.
Coi sóc cả ba khu là một Phó Giám Thị, tù nhân họ Kiều không còn nhớ tên, chỉ nhớ tên đó là xuất thân ở Đức Thọ, Hà Tĩnh cùng quê với cố Hoàng (có hai con trai sinh đôi là Song, Toàn).
Người ta thấy Phó Giám thị như một Quỷ Sứ Đen Đủi hiện hình, lác bạch như mắt này chửi mắt kia, mồm méo sệch. Vì thân tàn ma rại như thế mà bọn Công Sản mới dùng vào việc này bất nhân này. Lúc nào hắn cũng lừ đừ, lầm lủi như ma hiện hình, chợt đến, chợt đi, như muốn rình mò chộp giựt một cái gì đó. Hắn nhìn ai cũng thể như trợn trừng như muốn ăn sống nuốt tươi người ta. Cố Hoàng bảo: "Tôi biết hắn lắm mà. Hắn giết nhiều người lắm đó." Tuy đồng hương, nhưng hắn không hé răng với cố Hoàng bao giờ cả.
Một Mẩu Sinh Hoạt Trong Nhà Lao: “Nhất Nhật Tại Tù, Thiên Thu Tại Ngoại”
Quỷ mắt lác chợt đến, đâm xông vào buồng, sộc vào tận ngóc ngách nhìn soi mói, sờ nắn nếu có gì nghi ngờ, có thể chui ngay xuống gầm sàn nằm, để móc ra một cái gì đó.
Có một lần khi mới lên, tù nhân Trần Huy Liệu thấy hắn vào buồng bèn thắc mắc:
"... Thưa ông."
"Gì?"
"Ăn uống ở đây kém quá, ông cho biết tiêu chuẩn của chúng tôi được như thế nào?"
"Cái gì. Tiêu chuẩn à. Các anh không có tiêu chuẩn gì hết. Cho thế nào ăn thế."
Xong,Phó Giám Thị đi tiếp. Đến lượt Chánh Giám Thị Vũ Đình Nhân nói về số phận của tù nhân. Thế là mọi sự đều đã rõ rang, các tù nhân đành cam chịu.
Mỗi Khu có chế độ đối xử riêng:
Khu A: Hưởng đồng loạt: 12 Kg sắn cộng gạo một tháng, được ngồi chơi trong buồng giam không phải làm gì cả. Cứ ở trong kiên giam suốt ngày đêm. Không được viết thư, không được nhận thư, không sách, không báo, không một mẩu giấy, không một cái bút.
Khu B: Ăn 13 kg 5 đến 15 Kg sắn cộng gạo một tháng. Được ra ngoài hè nhà đan lát, chẻ tăm làm việc vặt. Sáu tháng được viết thư một lần và được nhận thư.
Khu C: Ăn 15 Kg đến 18 Kg sắn cộng gạo một tháng. Được lao động ở sân trại: đánh đá xây trại, xây nhà, thợ mộc thợ nề biết gì làm nấy. Ba tháng viết thư một lần. Được mua thêm sắn, khoai, rong diềng, thịt trâu ăn thêm. Được coi là những tù nhân có phần nào đã chịu cải tạo. Được đối xử khá hơn Khu A và Khu B, tuy vẫn ở trong bốn tường rào và vẫn chịu sự kiểm soát ngặt nghèo.
Nhưng tất cả đều không được gặp người nhà và không được nhận tiếp tế, thăm nuôi.
Theo tù nhân họ Kiều đã nói ở trên: Khu C có một lần được mua sắn về luộc ăn. Say sắn chết mất năm người.
Đầu năm 1965 thì tù nhân họ Kiều được sang Khu C và đến năm 1965 thì anh được về suôi tại Phú Sơn 4, Thái Nguyên.
Ngày Tết Nhâm Dần 1961 tại Cổng Trời
Với cái Tết đầu tiên ở Cổng Trời năm Nhâm Dần 1961, anh được hưởng một cái Tết đặc biệt nhất trong đời anh.
Tết ở Các Trại Dưới.
(Trại Ngọc, Yên Bái; trại Da Thịnh, Tuyên Quang; Phong Quang, Lao Kay; Tân Lập, Phú Thọ; Tân Sơn, Lạng Sơn; và Vĩnh Quang, Vĩnh Phúc... )
Cứ lúc đói là anh Trần Huy Liệu nói chuyện với tù nhân họ Kiều về Cầu Giát Quỳnh Lưu Nghệ An, quê anh về thịt trâu, thịt bò, thịt me (bê), thịt lợn, thịt nghé rồi cá chim, cá thu, cá ngừ, cá dưa, cá cơm, cá cháo. Đời tù vui đáo để là thế mà cũng buồn đến não lòng.
Đầu óc anh thật đơn giản nhưng vô cùng tốt lành. Có lần đứng ở cửa sổ nhìn ra sân trại, anh quay lại bảo với tù họ Kiều: "Chiều nay ăn 'chốc tru'."
Tù họ Kiều ngớ người ra không hiểu, anh nhắc lại: "Chốc" là đầu, "tru" là trâu: đầu trâu.
Anh rất méo mó nghề nghiệp, giảng cho tù họ Kiều biết: "Đừng tưởng 'chốc tru' là toàn xương đâu. Khối thịt ra đấy. Bỏ sừng đi. Còn lại hai phần ba là thịt đấy."
Tù họ Kiều bảo: "Hai phần ba là xương thì có."
Anh cãi: "Cậu đếch biết gì, này lưỡi này tai, này mồm này má, này óc; xương không bao nhiêu đâu."
Và anh nói đúng sự thật, vừ nói xong vừa nuốt nước bọt làm tù họ Kiều thèm lây.
Những tháng rét, các tù nhân ăn sắn độn cơm và ăn lá bắp cải già nấu muối. Tiếu chuẩn nói là 12 kg sắn gạo, nhưng có lẽ chỉ còn độ 9, 10 kg thôi. Tù nhân đi lĩnh gạo ở mậu dịch về làm gì có cân đủ. Về để ở kho, lũ chuột bọ lại xơi hao hụt đi. Ban quản lý trại phân phát cho nhà bếp còn độ 10 kg. Nhà bếp còn giữ lại cháy để nuôi lợn nữa.
Lá bắp cải già đen, nấu trong chảo, hòa thêm muối khiến nước đen sì có vị nồng. Người ngoài trông không dám ăn, nhưng tù nhân ăn ngon lắm. Tù nhân ước mong nhà bếp cho đủ mặn thì tốt quá. Nhưng muối ăn cũng bị hạn chế. Tù nhân thường đổ thêm nước vào canh để cho đồ ăn có vẻ được nhiều hơn.
Và ai húp hết canh rồi, thì mới ăn đến cơm. Những lúc đó tù nhân họ Kiều cứ nghĩ lẩn thẩn, tại sao ở ngoài đời lại phải ăn cơm với thức ăn! Cơm không cũng đã ngon lắm, thế thì cần gì phải có thêm thức ăn nữa.
Cơm ăn nhà bếp đem lên nhà tù rất ít khi còn nóng. Từ nhà bếp lên đến buồng giam, thường người mang cơm phải mất thời gian khoảng hai tiếng đồng hồ. Cơm để trong chảo, rồi xúc ra đổ ra thùng. Sau đó,còn phải cân lại. Cân xong, gánh để ở sân trại. Hôm nào mưa thì để ở hè. Hôm trời rét, cơm canh nguội rất nhanh. Quản Giáo trực lúc đó mới mở cửa từng khu mộ, cho tù nhân ra lấy cơm theo thứ tự.
Khu C trước, rồi Khu B, rồi sau cùng mới đến Khu A. Đến lượt tới Khu A, thì cơm đã nguội ngắt. Đem vào buồng lại phải dằm nát ra để chia đều, cho công bằng. Chia bằng cân tiểu ly tự tạo từng xuất một. Thế là nguội lạnh hết cả. Ăn cơm xong coi như không ăn. Vì ăn vào lại thấy rét thêm. Dường như cơ thể phải tỏa ra năng lượng để hâm nóng cơm canh cho cân bằng với thân nhiệt.
Tù nhân thường phải khoác chăn vào mà ăn, nhưng ăn xong vẫn thấy rét. Đói và rét thường song hành với nhau. Người xưa thường nói: “Cơ hàn thiết thân” là thế. Trong những lúc đói rét đó, tù nhân rất mong Tết đến.
Dù sao chăng nữa, Tết trong các trại tù dưới, bao giờ cũng có bánh chưng. Có khi nhà bếp còn phân phát cả kẹo bánh nữa. Tuy chẳng là bao, nhưng cũng gọi là có thêm. Cũng như bao nhiêu người, mà tù nhân họ Kiều cũng mong Tết đến lắm. Anh thấy thòm thèm một viên kẹo bột dỗ trẻ, như lúc còn thơ ấu.
Tết đến may ra các tù nhân được một bữa no, lại có thêm tí đường. Những ngày lễ Lao Động 1-5, Quốc Khánh 2-9, tù nhân có được ăn thịt trâu, bò, hoặc lợn. Tù hình sự gọi thịt là "mều." Phần ăn có dăm ba miếng thịt, lại thêm mấy miếng lòng, thế là đời tươi rồi.
Tưởng tượng đến những ngày ấy, anh thấy bụng mình đã hơi lưng lửng. Mỗi lần đến Tết, nguyên bữa ăn có cơm, canh, thịt và miếng bánh chưng là anh thấy gần no rồi.
Anh thường luôn nghĩ đến câu:
"Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết."
Anh dồn cả bánh chưng phát chiều 30 Tết, và tất cả kẹo bánh dành cho sáng mồng một. Ăn vội hết cơm canh thịt xong, anh mới bóc xơi cái bánh chưng. Rồi ngoạm hết cái bánh chưng, anh mới tráng miệng nốt chỗ kẹo bánh, liền một lượt. Anh vươn vai đứng dậy, kể như là hết Tết.
Ở các trại dưới, chỉ có hai ngày Tết, chứ không có ba. Vì sáng mồng ba Tết, các tù nhân đã phải đi làm rồi. Đúng là lao động là vinh quang, tay làm hàm nhai, vì “nhàn cư vi bất thiện”.Trong tù, Tết bắt đầu từ chiều 30. Bữa ăn chiều 30 Tết bao giờ cũng có món lòng trâu, lòng lợn, thêm tí thịt thủ, tý mỡ vào canh lá bắp cải già. Vì buồi sáng 30 Tết, trại bận làm thịt lợn, thịt trâu cho Ban Giám Thị, Ban Chỉ Huy bộ đội kịp gói bánh chưng.
Bữa sáng mồng một Tết, tù nhân được ăn thịt hẳn hoi. Chiều lại ăn cơm rau như thường. Sáng ngày mồng hai,tù nhân còn được ăn một bữa thịt nữa. Chiều mồng hai lại ăn rau có thêm nước luộc thịt. Thế là thường tù nhân nào ăn xong, vẫn thấy còn đói.
Tết ở Cổng Trời Năm Nhâm Dần 1961...
Ở Cổng Trời, khií hậu một năm có hai mùa: Mùa nóng bắt đầu từ đầu tháng Năm; mùa rét từ đầu tháng Chín. Thường mùa nóng ngắn hơn hơn mùa rét. Gọi là nóng, nhưng đêm vẫn phải đắp chăn, vì khí lạnh từ núi đá và tường đất tỏa ra.
Tù nhân Nguyễ¬n Hữu Đang sáu tháng tắm một lần. Anh bảo: "Có ai chết vì không tắm đâu. Cậu xem đấy những anh nghiện thuốc phiện cả đời có tắm bao giờ đâu, chả sao hết."
Anh Đang nói chắc nịch, đúng như đinh đóng cột. Những lúc đói rét, cơ hàn thiết thân, tù nhân mới thấm câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đã đói, làm sao mà sạch được! Thấy đói rét, chỉ mới nhúng tay vào nước, ai cũng còn ngại, còn nói gì đến tắm. Đã rách rưới, mà còn muốn thơm. thật là oái ăm, người xưa thật quá khe khắt với thế hệ con cháu.
Tù nhân họ Kiều nửa tháng không dám rửa chân. Vì nếu rửa chân thì cái lạnh cứ dai dẳng bám lấy đôi bàn chân, dường như mấy ngày không ấm lại được. Cả ngày đêm, lúc nào, tù nhân cũng ngồi co ro trên sàn gỗ, có đi đến đâu mà bẩn, phải rửa! Thậm chí, Trần Huy Liệu cả thàng trời không đánh răng rửa mặt. Mắt anh ta đầy dữ, và mồm vêu ra đầy bựa, thật hôi hám.
Chiều 30 Tết hôm ấy,trời rét cắt da, cắt ruột, cắt thịt. Bầu trời ảm đạm xám xịt, chăng đầy mây. Trại tù im ắng như chết. Tù nhân họ Kiều đứng ở cửa sổ, nhìn qua song gỗ lim, thấy Nguyễ¬n Hữu Đang đứng ở sân trại nói với Phó Giám thị trại Quỷ Sứ người Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Anh lắng nghe lõm bõm:
"Thưa ông, theo tục lệ cổ truyền của Việt Nam thì đến chiều 30 Tết, gia đình nào cũng làm mâm cơm cúng gia tiê, và ở các trại dưới tù cũng đều được cải thiện ăn thêm... Mong rằng ông cũng cho anh em chúng tôi..."
Nhưng có tiếng quát cao giọng ngắt lời Nguyễn Hữu Đang.
"Không có gì cho các anh cả. Biết chưa. Cấm không được đòi hỏi, yêu sách lôi thôi gì... Cho thế nào ăn thế..."
Rồi Quỷ Sứ quay ngoắt ra cổng trại. Chiều 30 Tết năm ấy vẫn lá bắp cải già nấu muối đen sì. Không hơn, không kém, mà vẫn như mọi ngày khác!.
Tết Trong Tù Vẫn có thơ
Thơ gắn liền với bàn tính người Việt Nam. Ở trong tù, thơ là một thú tiêu khiển của những người tù.
Hai ngày Tết trôi qua. Đến sáng ngày mồng ba, Cố Hoàng, một tù nhân có nhiều thâm niên, làm một bài thơ vịnh cái Tết đó, rồi đọc cho tù nhân nghe.
Thơ rằng:
Tết đến Nhâm Dần khốn nạn thay
Chiều 30 Tết vẫn ăn chay
Bánh chưng mong đợi thời không có
Thịt lợn vừa tròn ba đốt tay
Buổi sáng mỗi người hai cái kẹo
Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy
Anh em ngao ngán nhìn cơm sắn
Khốn nạn thân tôi đến thế này...
Anh vốn ghét những người làm thơ không hay. Thế nhưng, những người làm thơ không hay, lại rất hay làm thơ. Và đã làm thơ thì thế nào cũng níu kéo chia sẻ với một người nào đó để đọc cho nghe. Anh khổ sở vì phải nghe những bài thơ đó. Hồi nhỏ, anh thấy thầy anh ngồi cùng các vị túc nho hay chữ, lúc trà dư tửu hậu có người lên tiếng đùa cợt nói:
"Ai mà nói dối, thì ăn câu đối cụ Nghè Bản"
Mọi người cười ầm lên.
Anh không rõ cụ Nghè Bản là ai và ở đâu. Nhưng suy ra chắc là câu đối của cụ thối lắm nên mới có câu nói cửa miệng đó.
Nó cũng như câu nói của Trạng thơ Cao Bá Quát:
"Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An."
Đến giờ đây, ở đâu ai cũng làm thơ, thơ hay đến không ngửi được cũng đăng báo, xuất bản thành tập làm khổ người xem, người đọc.
Hình như ở đất nước này, ai ai cũng thích làm thơ. Ngay anh, một người Việt Nam chân chính, anh cũng mắc cái tật ưa làm thơ như ai. Nhưng vì anh là con nhà binh, nên làm thơ chỉ đạt đến trình độ của mấy ông quan võ ngày xưa mà thôi. Nghĩa là:
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đấy
Hoặc:
Chẳng phải voi cũng chẳng phải trâu
Ấy là con chó cắn gâu gâu
Rồi anh đọc cho cố Hoàng nghe. Cố sổ toẹt toàn bộ thơ của anh, bảo chẳng ra làm sao cả. Cố nói chỉ có mỗi một câu nghe được là câu:
Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư,
Tấm thân chìm nổi đến bao giờ
Cố Hoàng rất hay làm thơ và cũng ngâm lại cho anh nghe. Giọng cố ngâm rất hay, cố lấy làm thích thú lắm. Ra cái điều tâm đắc. Nhưng cố hát còn hay hơn nữa. Cố hay hát lại bài ca tụng các Thánh tử vì đạo của Cha Vinh (địa phận Hà Nội).
Nếu không có mẹ, ở nơi lưu đày...
Xin Mẹ hãy nghe lời con kêu van, khấn cầu đau đớn
và...
Dù gươm chém hay đầu rơi
Lòng vàng đá không hề phai...
Làm cho tù nhân họ Kiều thuộc đến tận bây giờ.
Và cũng như bài thơ Tết Nhâm Dần ở trên, cố cứ ngâm nga mãi, tuy rằng bài thơ không hay, nhưng nó lột tả được toàn bộ sự thật đau xót khốn khổ của cái Tết tù năm đó. Vì không có bài thứ hai, nên anh mạn phép chép lại, các vị cũng lượng thứ cho. Vì cái Tết của tù nhân đúng như vậy đó. Chỉ được ăn một bữa, bữa trưa ngày mồng một Tết thôi. Mà đói vàng mắt ra, vì mãi đến tận một giờ chiều mới được ăn.
Mọi ngày tù nhân ăn khoảng từ 8 đến 9 giờ sáng. Riêng ngày mồng một Tết, các quan còn bận ăn Tết nên không xuống mở cửa sớm. Mãi đến 10 giờ sáng mới xông đất mở cửa nhà bếp. Thế có nghĩa là ba tiếng đồng hồ sau, một giờ chiều tù nhân mới được ăn cơm sáng.
Mười giờ sáng, mở cửa, phát cho mỗi người hai cái kẹo. Lại đóng ngay cửa lại. Sau khi tù khênh cứt đái ra ngoài đổ, tù nhân lại vào buồng ngồi chờ cơm.
Trong khi chờ đợi, thì thưởng thức hai cái kẹo ăn dỗ trẻ con. Cả lũ tù phải nhịn đói đến một giờ chiều. Đúng như lời trong thơ tả:
Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy
Và ba miếng thịt lớn bằng ba đốt ngón tay, và, của đáng tội, còn được thêm mấy miếng lòng nữa mà cố Hoàng không chép nhét vào trong bài Thơ Đường đó được.
Bài thơ không được hoàn chỉnh lắm và có thể thất niêm thất luật. Nhưng nó đúng, đúng với sự thật đau xót. Tết vẫn ăn cơm độn sắn, đắng ngắt. Nhưng cái kết không có hậu. Khốn nạn thân anh đến thế này thì thật là mệt quá.
Riêng anh, anh vẫn muốn có một happy end, vẫn muốn có Tiên Điền Nguyễn Du vớt nàng Kiều ở sông Tiền đường lên cho tái hồi Kim Trọng, anh vẫn muốn sống và trở về tự do, về nhà cùng mẹ và vợ con anh, nên anh mạn phép cố Hoàng cho anh sửa lại câu cuối. Cố bảo thì sửa đi. Anh sửa thành:
"Ước đến sang năm khác thế này."
Cố gật đầu bảo: "Thôi cũng được."
Thế là bài thơ đó như sau:
Tết đến Nhâm Dần khốn nạn thay
Chiều ba mươi Tết vẫn ăn chay
Bánh chưng mong đợi thời không có
Thịt lợn vừa tròn ba đốt tay
Buổi sáng mỗi người hai cái kẹo
Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy
Anh em ngao ngán nhìn cơm sắn
Ước đến sang năm khác thế này.
Có thể là vì câu thơ cuối, mà cố Hoàng thì nằm lì chôn thân nơi đó, còn tù nhân họ Kiều may mắn trở về để viết lại câu chuyện này hôm nay.
Những Giai Thoại Chung Quanh Tù Nhân Nguyễn Văn Vinh
Vì nhà nước không phổ biến bất kỳ thông tin nào liên quan đền tù nhân, nên có nhiều chuyện đã được đồn thổi Lâu ngày, nhiều câu truyện đó trở thành một thứ giai thoại, không hoàn toàn giống nhau và phản ánh sự thật như đã xảy ra
*Về giai thoại liên quan đến tính tình cương trục của LM Nguyễn Văn Vinh đối với chính quyền Pháp
“Đúng là có chi tiết Cha Chính Vinh xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội không treo cờ TAM TÀI khi tướng De Lattre De Tassigny đến dự lễ Quốc Khánh Pháp tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội như ông nói, Thực ra còn rất nhiều chi tiết về tính CƯƠNG TRỰC va THẲNG THẮN của Ngài mà giáo dân Hà Nội rất kính phục. (From tran huong
* Về những hoạt động tôn giáo của LM Nguyễn Văn Vinh
Năm 1957, Ngài còn tập họp ca đoàn giáo xứ nh: Ca Đoàn Hàm Long, Cửa Bắc, Kẻ Sét…thành lập Dàn Đại Đồng Ca khi rước kiệu Thánh Thể, lễ Mình Máu Chúa, quanh phố Nhà Thờ, Phố Nhà Chung. Ngài còn làm Đài trước vườn hoa Têrêxa Ấn Quán để các đoàn thể chầu Mình Thánh Chúa. Ngài thành lập Dàn Đại Đồng Ca lớn nhất từ trước tới nay, mà cũng là lần chót của ca đoàn nhà thờ của ca đoàn Nhà Thờ Lớn mà tôi biết được đến nay.
Tôi không bao giờ quên được những giờ tập hát của ca đoàn Hà nội và được nghe những tiếng đàn violon và tiếng hát em ai dịu dàng của cha chính Nguyễn Văn Vinh, Xứ Nhà Thờ Lớn của tôi khi Ngài đàn hát du dương, êm ái như lướt trên nhung lụa ấy. Nó đã ăn sâu vào tâm hồn và ký ức của tôi như những kỷ niệm thiêng liêng nhất của tuổi trẻ mà tôi không bao giờ có thể quên được.”
” Tôi không những là cựu ca viên, mà còn là Tông Đồ trong Hội Nghĩa Binh Thánh Thể của xứ Nhà Thờ Lớn từ năm 1952. Năm nay tôi đã 70 tuổi rồi, anh ạ. Tôi kể lại chuyện NHẢM này cho các cụ cựu ca viên trong ca đoàn Nhà Thờ Lớn Hà Nội biết khi chúng tôi họp mặt nhau.
Chúng tôi được vinh dự nghe tiếng VIOLON của cha Nguyễn Văn Vinh, mỗi khi Ngài dạy hát. Tôi cũng không hiểu biết về nhạc. Tôi cũng không biết là thế nào mỗi khi nghe tiếng Violon của Ngài. Song khi nghe tiếng violon của Ngài đã để lại trong tôi những âm thanh êm dịu du dương, hòa lòng mình lên tới đỉnh cao ngây ngất của sự Thánh Thiện, âm thanh đó đã để lại trong tâm hồn,, cho tuởi trẻ của đời tôi những ấn tượng sâu săc Thánh Thiện mà t ôi không bao giờ quên được. Lúc này đây tôi đang ngồi tưởng tượng phút giấy ấy và không cầm được nước mắt khi nghĩ đến Ngài, nghĩ đến người Cha Chánh Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội đãanh dũng hy sinh tại nhà tù Cộng Sản”. ( From tran huong
* Về trường hợp LM Nguyễn Văn Vinh bị bắt giam
“Đọc bài viết về Cha Chính Nguyễn Văn Vinh, Chính xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội, tôi vô cùng xúc động vì được hiểu thêm về cuộc đời của Ngài. …
Tôi là một giáo dân và cựu ca đoàn của Xứ Hà Nội từ năm 1954 đến khi Ngài bị bắt. Là thanh niên của cựu ca đoàn xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Tôi không thể nào quên được những hình ảnh của người Cha nhân tư dịu hiển. Có tiếng nói nhỏ nhẹ. Có giọng hát như lướt trên không trung.
Sau năm 1954 là những ngày giông tố, đau khổ nhất cho tất cả những người Công giáo. Trong bài viết từ sau năm 1954 cho phép tôi được bổ sung 1 chi tiết:
Ngoài việc Ngài không phổ biến chỉ thị cắm cờ đỏ sao vàng và treo ảnh HCM ở trường Dũng Lạc, thì Ngài bị bắt trong trường hợp: Lễ Noel năm 1959, chính quyền bắt ngài treo cờ đỏ sao vàng cùng với cờ Hội Thánh trong nhà thờ chính và trước Quảng Trường Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Ngài đã cương quyết không treo cớ đỏ sao vàng trong nhà thờ cũng như nơi tượng Đức Mẹ trước Quảng Trường.
Sau một hồi tranh cãi, Ngài dũng cảm nói to trước đám đông: “Tự do của các ông thế này (và Ngài xếp hai cổ tay lên nhau)”, ra hiệu Ngài đã sẵn sàng cho chính quyền còng đem đi… và thế là Ngài bị họ tra còng số 8 và điệu đi ngay đêm Noel năm đó…”
Sự kiện LM Nguyễn Văn Vinh không hoàn toàn đúng như ghi nhận của tác giả Lê Ngọc Bích trên kia cả về tình tiết sự việc và thời gian.
Về giai đoạn sống của LM Nguyễn Văn Vinh ở trong tù
“…Tôi vẫn coi Ngài là vị tử đạo. Qua những câu chuyện mà các anh Biệt Kích cùng giam chung với Ngài tại Cổng Trời về việc Ngài bị bức tử như thế nào. Nếu anh liên lạc với anh em Biệt Kích, chắc họ sẽ kể cho anh.
Khi còn ở Sài Gòn tôi có gặp một người biệt kích, anh biết rõ chuyện Ngài bị giết chết như thế nào, rất tiếc hôm nay anh ấy bị bệnh “não”, nên không nhớ gì cả…Tôi chỉ nhớ anh kể lại rằng “Cha Vinh địa phận Hà Nội bị giam chung ở trại Cổng Trời, một hôm có cán bộ Bộ Nội Vụ từ Hà Nội lên gặp cha Vinh để dụ dỗ Ngài. Sau Khi gặp Ngài, ông ta nói rằng Đảng và Chính Phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện anh phải hợp tác với Linh Mục Nguyễn Thế Vịnh (Trưởng Nhóm Linh Mục Công Giáo Yêu Nước). Và nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi… Cha Vinh đã can đảm và khảng khái trả lời: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh, còn tôi có đường lối của tôi, tôi không thể theo ông Vịnh… “ Thế là cha Vinh lại bị đưa vào cùm như trước…Đêm hôm ấy, người ta sai người đến bịt hết các lỗ cửa của căn biệt giam… Sáng hôm sau, tin cha Vinh đã qua đời… Vì nghe kể cũng lâu rồi, nên tôi không nhớ hết các chi tiết …” (From thien vu
Nhưng vẫn nữ tác giả TTH trên kia ghi lại:
“Từ sau khi Ngài đi tủ, tôi còn được nghe một người anh họ ở Thái Bình cùng đi tu với Ngài, kể lại những huyền thoại về Ngài, như: Trong trại tủ, Ngài đấu tranh tuyệt thực. Sau nhiều ngày tuyệt thực, trại và giám thị bắt đầu cho mỗi người ăn. Họ đổ cơm lên máng (như cho heo, cho chó ăn). Ngài vận động anh em không cúí xuống ăn theo kiểu ấy, vi anh em tù cũng là con người… cần được đối xử tử tế…và tất cả mọi người không ăn.
Lại có lần, Lãnh đạo Trung Ương đến thăm trại để thuyết phục Ngài, 1 trong những tên Giám Thị khét tiếng ác ôn kéo Ngài để dằn mặt, Ngài chỉ giơ tay đỡ nhẹ thôi thì tên Giám Thị ngã lăn xuống chân Ngài, cũng như trước mắt các vị lãnh đạo trung ương có mặt tại đó. Lúc đó tât cả tù nhân có mặt tại đó mới biết Ngài có võ…
Từ năm 1954 đến năm 1959 rất nhiều Ca Đoàn Trưởng bị bắt (trong đó có anh An xứ Nhà Thờ Lớn), trùm trưởng, và tất cả những người liên quan đến Giáo Hội đều bị bắt đi tù (kể cả một bà già tên là Bà Mười ngồi bán ảnh trước cửa nhà thờ cũng đều bị bắt) đến khi Ngài bị tù đầy…
Ngài đã can đảm và anh dũng chết trong tù Cộng Sản như các Thánh Tử Vì Đạo xưa. Tôi xin được dâng lời cầu nguyện tới Ngài, và xin Ngài phù hộ cho đoàn chiên, cho xứ Nhà Thờ Lớn nói riêng, cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam nói chun.”
(From tran huong
Tôi tin chắc rằng Ngài đã anh dũng hy sinh và CHẾT trong tù cũng vì những đức tính kiên cường thẳng thắn của Ngài với chính quyền Cộng Sản. Tôi không bao giớ quên được hình ảnh người Cha nhân hiền mà thẳng thắn kiên cường như ngài. Tôi tin rắng: Ngài đã được Chúa dẫn đưa lên hưởng Nhan Thánh Chúa và Ngài luôn phù hộ đô trì cho Giáo Hội Việt Nam trên đường lữ thứ”
Cho con dược thắp nén hương long để tưởng nhớ Ngài. Con tin chắc Ngài vận đồng hành với chúng con, những cựu ca viên Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội cùng là giáo dân, là con chiên trong dàn chiên cùa Ngài chăn dắt năm xưa. Amen”
Về hành tung của người góp ý
“…Tôi hiện đang ở Hà Nội. Địa Chỉ như sau:
Trần Thị Hường, số 2 Dãy 42A Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Đt 04.8693129.
Nếu có dịp về Hà Nội Việt Nam, xin Ông Bà liên hệ với địa chỉ và số điện thoại của tôi ở trên.”(From tran huong
“… Ông xã tôi mầy tuần trước thì NGUY KỊCH phải cấp cứu vào BV. Nay thì… đã khá lên rồi, tôi mới có thời gian “lên Mạng”. Chăm sóc 1 người giá ốm cũng bận rộn, lại chăm sóc một người MẤT TRÍ và HOANG TƯỞNG lại càng vất vả hơn (mặc dầu có người giúp việc cùng lo)
Hoàn cảnh gia đình tôi có ba con (1 trai 2 gái), và 8 cháu nội ngoại. Các cháu rất ngoan, thành đạt và rất hiều thuận với Cha Mẹ, song mỗi đứa ở một nơi. Cháu trai lớn 41 tuổi là Kỹ Sư Điện, hiện làmc cho Mỹ ở Sàigòn cùng với vợ và 2 con ở quận 2 Sàigòn. Cháu gái thứ 2 dạy học ở Hannover Đức với chồng và 3 đứa con. Cháu gái thứ 3 dạy học và chống là BS ở Hà Nội có 2 đứa con ở với chúng tôi, sống chung, còn đi làm và lo cho con cái chúng.
Ông Xã Đỗ Mạnh Môn là Nhà Giáo Ưu Tú dạy Toán tại Trường ĐHBK. Ông cũng có nhiều sách và công trình nghiên cứuđể lại cho thế hệ sau. Từ tháng 5 năm 2007, ông bị tai biến não, tưởng chết. Con rể và các BA BV Bạch Mai cứu sống thì để lại di chứng tâm thần như hiện nay, nên mọi sinh hoạt đều không chủ động được, nên chúng tôi vất vả hơn. Chúa trao Thánh Giá, song Ngài lại đồng hành với tôi, nên cũng trở nên “ách êm ái”. Các cha, các soeurs đến thăm và cũng muốn ông theo Chúa. Tôi chỉ biết cầu nguyện để Việc Chúa, Ngài sẽ ra tay mà thôi. Mọi sự không ngoài ý Chúa. Bởi vì “Nhất ẩm, nhất trác, giải đồ tiên đinh” mà.
Với tôi, thì sức khỏe không được tốt lắm. Lúc trẻ tôi cũng được cha mẹ cho học hành, mà không hiểu sao về già lại bị bệnh “thiếu văn hóa” là TIỂU ĐƯỜNG… cộng thêm với bệnh “thiểu năng tuần hoàn não”, tức là máu không đưa lên não bình thường. Tất cả những bệnh của người GIÀ mà! Tuy bệnh như vậy, song Chúa vẫn giúp tôi chu toàn bổn phận.
….
Tôi muốn gửi 1 ảnh tôi « bắt tay mẹ Têrêsa Calcutta » khi Mẹ đến Việt Nam và 1 cuốn sách nhỏ TRỌN ĐỜi TIN YÊU nhân dịp mừng thọ ĐHY PHẠM ĐÌNH TỤNG tại Hà Nội đầu năm 2008 để tặng ÔngBÀ. Xin cho biết rõ để tôi gửi có được không?... Maria Trần Thị Hường Hà Nội (From tran huong
Một Vài Chứng Từ Hồi Ức
Vài Cảm Nhận Về Cố Linh Mục Nhạc Sĩ Gioan LaSan Nguyễn Văn Vinh
Vào những thập niên 60, khi còn là cậu bé học sinh tiểu học nội trú tại các sơ dòng Mến Thánh Giá một làng heo hút, làng Tân Bình, thị xã Cam Ranh, chúng tôi đã biết hát “Nguyện Xin, nguyên xin Chúa cả mở tay…” trước khi ăn cơm tập thể. Khi vào chủng viện, tôi đã từng cảm xúc với bài “Ôi Gia Vê Chúa Chúng tôi”. Nhưng không thể ngờ rằng những bài ca quen thuộc đó lại do Linh mục Nguyễn Văn Vinh (1913-1971), một trong các nhạc sĩ tiên phong của Thánh Nhạc Việt Nam sáng tác ra.
Tôi càng bất ngờ hơn khi may mắn nhận được sách Phụng Ca Tôn Vinh do Linh Mục Anthony Vũ Hùng Tôn giới thiệu, qua đó tôi mới biết cha Vinh còn là tác giả của nhiều bài Thánh ca đa âm khác. Vào thời kỳ phôi thai của Thánh Nhạc Việt Nam, các bài Thánh Ca đa âm bằng tiếng Việt với các thanh bằng trắc khi hòa âm sẽ tạo ra nghĩa không êm, không tương thích nhau. Vì thế tác gi đã dùng nhiều thủ pháp đa dạng để giải quyết vấn đề trên
Dan cử trong bài Trường Ca “Mở Đường Phúc Thật” mở đầu cha Vinh cha Vinh cho một lĩnh xướng (solo) và dàn hòa âm trong 8 ô nhịp. Sau đó tới bè Basse lĩnh xướng 4 ô nhịp, rồi bè Alto 4 ô nhịp… Tới ô nhịp 37, tác giả cho dùng hòa âm và để bốn bè đồng giọng “Nhắm xa ngàn dặm rủi may ngàn trùng”. Tiếp theo là thủ pháp Solo và bè Basse dưới bắt nhau. Tới ô nhịp 60, bốn bè hòa âm chỉ 3 ô nhịpv.v… Ở phần 2, ta còn thấy 4 bè dưới bắt nhau rất ấn tượng, có nét tua tủa như bản Alleluia của Haendel mà tác giả đã khâm phục qua việc chuyển dịch sang lời Việt ca từ của bản nhạc đó.
Qua ba tác phẩm tiêu biểu vừa kể trên, chúng ta nhận thấy cha Vinh không chỉ có khả năng trong những bài nhạc có tính đại chúng (ai hát cũng được) bình dân, thiết thực (câu kinh trước và sau bữa ăn), mà còn giỏi cả trong những bản Thánh Ca và thậm chí cả trong lãnh vực hợp xướng, đa âm. Được biết ngài còn viết kịch hát “Chí làm trai” và những ca khúc sinh hoạt như Hè Về (của Hùng Lan)
Điều này chứng tỏ khả năng sáng tác của cha Gioan Lasan thật phong phú và đa dạng.
Chúng ta chỉ tiếc là qua nhiều năm tháng, tác phẩm của cha đã bị bụi thời gian phủ mờ. Đó là điều tất yếu vì thời nào nhạc đó. Âm nhạc phản ảnh ngôn từ, tâm tư suy nghĩ, cách sống … của thời đại đương thời. Hiện nay ít người hát đến d6én các bản nhạc của cha từ đó để diễn đạt tâm tình của ngày nay. Điều này dễ hiểu vì ngôn từ luôn thay đổi cả về ngữ nghĩa, cả về số lương. Nhưng từ Hán Việt cổ như “thai sinh” cậy cao mình”, “quan anh”… đã nhường chỗ cho từ thuần Việt không. Hoặc những từ “lòng người liên hoan”, “quyền được lòng” nay da khác nghĩa. Khi người hát không còn đồng cảm với tác giả thì bài ca không còn thích hợp để nói lên cảm xúc, nhất là tâm tình tôn giáo nữa.
Dù sao cha Vinh cũng đã đóng góp công lao to lon cho nền Thánh Nhạc Việt Nam thời kỳ đầu. Với tấ cả khả năng của mình, cha đã cống hiến cho một lớp người cách diễn tả tâm tình tôn giáobằng lời ca tiếng hát. Các tác phẩm của cha cần được sưu tập và in đầy đủ để các thế hệ sau trân trọng công trình của ngài, và cũng để dễ dàng nghiên cứu về các bước phát triển của nền Thánh Nhạc Việt Nam từ thuở khai sinh. Riêng với bản thân tôi, những bản nhạc thời thơ ấu cũng như tuổi thiếu niên se 4theo tôi suốt đời. Tôi sẽ không bao giờ quên được.
“Nguyện xin, nguyện xin Chúa Cả chúc phúc…”Thỉnh thoảng tôi vẫn ngân nga giai điệu bình dân “Ôi Gia Vê Chúa Chúng tôi, kỳ diệu thay tôn danh…” Xin cám ơn cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh. Nguyện xin Cha cầu bầu cho nền Thánh Nhạc Việt Nam ngày càng khởi sắc hơn, nổi lên được lòng đạo của người dân Việt Nam đối với Thiên Chúa. (Cao Kỳ Hương, Nha Trang ngày 06/4/2003).
(1) Xem thêm “Nhật Vật Giáo Phận Huế, Tập II”, trang 106. Lê Ngọc Bích biên soạn photocopy 2000
(2) Đoạn bình giải nhạc trên đây là ý kiến của Nguyễn Khắc Xuyên, chúng tôi trích dẫn trong “Tiến Trình Thánh Nhạc Việt Nam”, tài liệu Rônếô của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Tp HCM tháng 3/1992, trang 175-177.
(3) Theo Nguyễn Khắc Xuyên, tlđd, tr 171-174 và 181
(4) Theo Nguyễn Việt, trong báo CG và DT số Giáng Sinh 1991 và theo Hoàng Văn Sử, em ruột Hùng Lan ở giáo xứ Nghĩa Hòa, Tân Bình. Xem bài về Hùng Lân, cùng các tác giả Lê Ngọc Bích trong sách này.
Tâm sự Của Người đánh Máy Những Trang Trên
Là một giáo dân, cựu ca viên ca đoàn xứ Nhà Thờ Lớn, Tôi đã từng được ngài dậy hàt và nghe tiếng hát, tiếng violon của ngài trong các buổi cha dậy Ca Đoàn chúng tôi. Năm 1958, ngài còn tập hợp các ca đoàn Hàm Long, Cửa Bắc, Tân Lạc, Kẻ Sét… thành dàn đồng ca thuộc khu vực Nhà Thờ Lớn Hà Nội để hát trong buổi rước kiệu Thánh Thể năm 1958. Tôi không bao giờ quên. Phải, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Cha Chính Nguyẽn Văn Vinh. Người cha nhân từ dịu hiền đã chết tại nhà tù « Cổng Trời » Hà Giang của chế độ Cộng Sản Việt Nam
Tôi không khỏi bùi ngùi xúc động, không cầm được nước mắt khi đọc những trang của Lê Ngọc Bích và Cao Kỳ Hương viết về Cha Chính Nguyễn Văn Vinh Xứ Nhà Thờ Lớn của Chúng tôi. Ngài là một Tài Năng, một tâm hồn Thánh Thiện, một người Cha nhân hiền đã để lại trong tất cả chúng tôi những ấn tượng sâu sắc của tuổi trẻ, của thời thanh niên dưới chế độ Cộng Sản lúc bấy giờ.
Chúng tôi cũng không ngờ rằng Noel 1958 là ngày « định mệnh « của cha Nguyễn Văn Vinh, là ngày cuối cùng của chúng tôi, những thanh niên Công giáo cũng như những anh chi em của Ca Đoàn Xứ Nhà Thờ Lớn từ bấy giờ không còn được nhìn thấy người Cha mà chúng tôi vô cùng Kình Mến nữa… Noel 1958 hầu như tất cả Ca Đoàn và những thanh niên Trung Kiên của xứ Nhà Thờ Lớn đề có mặt để trang trí Lễ Noel năm đó, chúng tôi rất đông giáo dân chứng kiến « vụ Noen 1958 ».
Trong Ca Đoàn Xứ Nhà Thờ Lớn lúc bấy giờ có anh Đỗ Văn Đức bị phạt cảnh cáo khi xử vụ này. Năm nay anh Đức cũng đã ngoài 73 tuổi, còn tôi cũng đã 70 tuổi, mồi miệt mài đánh máy những trang trên, xin dâng lên ngài như góp thêm những bông hoa tươi tắn, góp phần nhỏ bé của mình trong việc Tôn Vinh ngài. Từ Trời cao, xin ngài cầu bầu cùng Chúa đoái thương đến Giáo Hội Việt Nam của chúng con trên đường lữ thứ trần gian. Maria Trần Thị Hường (cựu ca viên ca đoàn Xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội, tanthihuongbk@ to to nghiemdohuu@gmail.com Mon, Jun 2, 2008 at 12:18 AM, bai viet ve cha Nguyen Van Vinh)
Chú Thích: [Người viết xin cáo lỗi vỉ đã xử dụng những tâm tư quí mến riêng tư này làm một bó hoa thiêng liêng đánh dấu cuộc chuyến lãng du đầy thơ mộng, nhân nghĩ đến Cha Chính Nguyễn Văn Vinh, một Đấng Anh Hùng Tử Dạo của Giáo Hội Việt Nam trong thời đại nắm quyền toàn trị của những người Cộng Sản ờ Miền Bắc Việt Nam (1954-1975) và toàn lãnh thổ Việt Nam từ 1975 đến nay.]
Bài Anh Hùng Ca Tử Đạo Của Nhiều Tù Nhân Tín Hữu
Khung cảnh một trại tù Cổng Trời như thế đã là nơi sinh sống muôn thuở của nhưng tù nhân như Linh mục Nguyễn Văn Vinh. Dúng là Cổng Trời là nơi đã đón tiếp biết bao anh hùng liệt sĩ Công giáo về cõi Vinh Phúc. Không có đau khổ vì đức tin kiêu hung, trung kiên, người tín hữu không thể vào chốn vinh quang muôn đới.
Cùng với nhiều tù nhân chia sẻ cùng số phận, nhiều tù nhân, cùng đức tin cũng như ngoài đức tin Công giáo, kể cả kẻ đã bách hại ngài, đã cùng nghe Ca Đoàn tù nhân đau khổ luôn reo ca bài hát “Vết Tử Hùng” của Văn Thi và Tâm Bảo vì đức tin Kitô. Linh mục, tu sĩ, trùm trưởng,… đã anh hùng bất khuất bạo lực, noi gương các thánh tử đạo, noi gương đức Kitô trên đường Thánh Giá
Bài hát đó trở thành bài thánh ca nuôi dưỡng lòng trong kiên, chuẩn bị đưa Linh Mục Nguyễn Văn Vình cùng với bao con người đau khổ nhưng anh hung, vào Nước Trời Vĩnh Cữu. Xứng đáng thay, một linh mục tử đạo kiêu hùng giữa Ca Đoàn Tù Nhân Tử Đạo, hát vang tiếng ca:
Vết Tử Hùng:
Điệp khúc:
Kìa Ai còn lưu tiếng Thiên Thu
Cương quyết vì Đạo Chúa hiến thân
Lời ai hòa trong gió âm u
Máu ai còn tiếng vang xa gần
Dù Kiếm Sắc Cần chi
Dù gong mang xá gì
Treo gương cho khắp thế soi chung
Trong đau thương chí khí anh hung
Lòng vàng đá không hề chi
Rầy cùng Chúa được vinh phúc trên Cõi Trời
Câu riêng:
1. Càng nung nấu nhiều, vàng thêm trong thêm sang tươi.
Gươm giáo kia ai hay chứng lòng sắt son.
Càng đau đớn nhiều càng thêm hoa trên đường mới
Dắt lên chốn Trời cao còn hạnh phúc nào hơn
2. Đời bao tháng ngày lòng cao siêu không vướng chi.
Sung sướng như mây bay dóng đới tối tăm.
Tìm nơi phúc thật hiền nhân xưa kia bền chí
Bước cay đắng trần gian: đường vinh phúc ngàn năm
3. Lòng tin Chúa Trời tình thân yêu khăng khít liên.
Trong gió mưa tân toan vững niềm kính tin
Còn thêm suối lành đoàn hậu sinh nay tìm đến
Dám dâng các tiến nhân lời tha thiết cầu xin
( http://www.dinh.dk/pdf/vettuhung.pdf )
Cậu chủng sinh họ Đỗ đã bao lần nức lòng khi đồng ca bài hùng ca bất diệt đó với các bạn hữu, củng cố thêm niềm tin sắt son vào Ơn Trên giữa những cơn đau khổ triền miên trong dòng đời, phương chi người đó là Kitô hữu. “Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong vinh quang!”
Một Kết Luận: Chuyện Hậu Sự Của Người Dương Thế
Hồi 19h30 ngày 12.10.2007 sau khi bế mạc Đại Hội Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, giám mục Hoàng Đức Oanh, Giáo Phận Kontum, với tư cách nghĩa tử của cha chính Vinh, đã rời Toà Giám Mục Hànội về Giáo Xứ Ngọc Lũ (Hà Nam) cách Hà nội hơn 90 km. Ngọc Lũ là quê hương của cha chính Vinh, nơi lưu giữ di cốt của cha chính Vinh sau khi cải táng.
Hồi 4h30 sáng 13.10.2007 Thánh Lễ đồng tế do Hoàng Đức Oanh Giám Mục Kontum, và linh mục thư ký cử hành tại nhà thờ Ngọc Lũ
Một chút di cốt ít ỏi, các mảnh vải áo cha mặc khi chôn cất nay may mắn còn sót lại, một ít mùn đất nghi rằng do xương của cha mục nát tan ra.... Tất cả được thu gom trong các túi nhỏ đặt trong một quan tài bằng kính, được đặt và tôn kính tại gầm bàn thờ bên trái của nhà thờ Giáo Xứ Ngọc Lũ.
Di cốt Cha Chính Vinh tại Nhà Thờ Ngọc Lũ, Nam Định
Hồi 4h30 sáng 13.10.2007 Thánh Lễ đồng tế do Giám Mục Kontum, và linh mục thư ký cử hành tại nhà thờ Ngọc Lũ để cầu nguyện cho cha chính Vinh và các người đã qua đời của Giáo Xứ Ngọc Lũ. Sau Thánh Lễ Giám Mục đến thăm mảnh đất hơn 07 sào, xưa là nhà của ông bà thân sinh cha chính, năm 1993 đã được bán lại cho một gia đình khác (cũng là người công giáo).
Giám Mục Nghĩa Tử Chủ Tế và người thu hồi di cốt cha Vinh
Anh Phạm Văn Lý, người thông báo những giòng chữ này với một số hình ảnh về buổi lễ đó với một nhúm tro cốt, cùng mọi người có mặt hôm ấy, đều vô cùng bàng hoàng và cảm động, khi quì trước di cốt cha chính..., vị tử đạo khả kính của cộng đồng Dân Chúa Hà Nội cách riêng và của toàn thể Giáo Hội Việt Nam nóì chung.
Hãy cầu nguyện và tha thứ cho những kẻ lầm chẳng biết, dù chúng cố ý hành hạ làm khốn người vô tội nhưng một lòng son sắt với đức tin Kitô giáo.
Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Phù Hộ Cho Đoàn Con Đất Việt!
Một Số Tài Liệu Tham Khảo
Tư liệu đặc biệt
Lê Ngọc Bich: Nhân Vật Công Giáo Việt Nam Thế Kỷ XVIII - XIX - XX. Sàigòn, Lưu Hành Nội Bộ, 710 trang, khổ in 15x21cm, bìa giấy cứng. [Cao Kỳ Hương: LM Nguyễn Văn Vinh, tt. 562-579, Nha Trang, 6/4/2003]
VietCatholic News (Thứ Sáu 25/04/2008 10:51): “Về cuộc đời Cha Chính Nguyễn Văn Vinh thuộc giáo phận Hà Nội chết ở trại tù Cổng Trời”
[ http://www.vietcatholic.net/News/Html/54286.htm ]
Huynh Hà, Đặc San Huynh Hà. Viết Về Địa Phận Hà Nội. Sàigòn, 2/7/1971, 100t., 21x32cm
Huynh Hà, Kỷ Yếu Huynh Hà. Uống Nước Nhớ Nguồn. HCM, 1996, 224t, 14x21cm.
Huynh Há, Kỷ Yếu Huynh Hà.Tìm Về Cội Nguồn. HCM, 1997. 446t +74t (phụ), 14.5x21cm, nhất là các trang 300-301. Ngân Khánh 7 LM gốc TGP Hà Nội, trong đó có LM Hoàng Đức Oanh.
Bạn Đường, Kỷ Niệm Ba Mươi Năm Bạn Đường (1960-90). Kỷ Niệm Hai Mươi Lăm Năm Giám Mục của GM. Nguyễn Văn Hòa (58 năm Bạn Đường sống bên nhau. HCM, 29.04.2000, 362t, A4, font 14
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Philadelphia. Đặc San Kỷ niệm 25 năm (1975-2000). [Tám Cộng Đoàn].Hoa Kỳ, 19/11/2000 Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam (1719 Morris St., Philadelphia, PA. 19145. Tel: 215-755-8369), 184tt., 15x25cm
Huynh Hà, Về Nguồn Huynh Hà. HCM, 4/8/2002, 58t., 14x21cm.
Mậu Hải Chúa Gọi. Hồi Ký. Kỷ niệm 50 năm linh mục và thương thọ bát tuần LM Inhaxiô Mai Xuân Hậu 30/5/2003. Không đề nơi ấn hành, vi tính, 97 trang,15x25cm
Bạn Đường, Kỷ Yếu Kim Khánh Bạn Đường (Giáo Phận Hà Nội), 1953-2003. Sài Gòn, 2004, 329t., A4, in rônêô, font 14. Kỷ Niệm I. Viết về Tràng Tập Hà Nội, II. Hoàng Nguyên Phú Xuyên Hà Đông, III. Piô XII Hà Nội. IV.Thăm Miền Tây II. V.Xây Dựng Nhà Thờ Trung Hải. VI. Sinh hoạt Bạn Đường
Hội Ái Hữu Địa Phận Hà Nội: Kỷ Yếu Hà Nội 2004. Mười Lăm Năm Thành Lập Hội Ái Hữu Địa Phận Hà Nội Nam California (1988-2003). USA, NV printing (7775 Westminster Ave., Wesminster, CA 92683), 340tr, A5.
Hồng Nhuệ (Nguyễn Khắc Xuyên), Lược Sử Địa Phận Hà Nội, 1626-1954. Lời tựa, ghi ở Paris ngày 2/9/1994. Lưu hành nội bộ, 576t, 20x29cm + 168t. Ảnh và tư liệu. Nha Trang, 4/3/1999. xviii-628t., 20x29cm
Bùi Đức Sinh: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Quyển I.-(1430-1833). USA, CA [Profess Printing Inc., San Jose, California], 2001, in lần 3, 513t, 15x25cm
Quyển II. – (1820-1911). USA, CA, in lần 3, 2001, 619t, 15x25cm.
Quyển III. – (1900-1975). USA, CA, in lần 3, 2001, 550t, 15x25cm
Nhiều tác giả. Ba Mươi Năm Công Giáo Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản 1975-2005. 8.2005, NS Diễn Dàn Giáo Dân & Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại Cơ Sở Dức Quốc, Mỹ và Âu Châu ấn hành, 649t, 16x27cm
Văn Phòng TTK HĐGMVN Giáo Hội CGVN: Niên Giám 2004 (Năm Thánh Truyền Giáo). Nhà XB Tôn Giáo (Nhà In Trần Phú, I HCM), Hà Nội, 2004, 960t, 15x21.5
Văn Phòng TTK H ĐGMVN Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Niên Giám 2005. NXB Tôn Giáo, In lần II, Nhà In Trần Phú, 71-75 Hai Bà Trưng, Quận I, Tp HCM), Hà Nội 2005, 965 trang.
Lê Ngọc Bích: Những Nhân Vật Công Giáo Việt Nam. Sàigòn, 2006, (Linh mục Nhạc Sĩ Gioan La San Nguyễn Văn Vinh, tt 562-579, theo bản đánh máy của Trần Thị Hường, cựu ca viên Nhà Thờ Lớn Hà Nội sau năm 1954)
Một Số Websites, Emails Khác:
- Notice biographique du missionnaire Dépaulis au Tonkin
http://archivesmep.mepasie.org/recherche/notices.php?numero=2576&nom=
- Notice nécrologique du missionnaire Dépaulis au Tonkin
http://archivesmep.mepasie.org/recherche/notices_necro.php?numero=2576&nom=DEPAULIS
Toàn Văn Sắc Lệnh 234 về tôn giáo tại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 14/6/1955 do Hồ Chí Minh ký và ban hành
http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1951_to_1960/1955/195506/195506140001/view
- Tran Minh Tien trantien@hcm.vnn.vn; Tài liệu 7:29 am (39 minutes ago to"GM. Tran Xuan Tieu"
- Trong số bốn vị trên, Lm Vịnh chết trong tù ở trại Cổng Trời, Lm Thông 27 năm tù,.. ... 11. Bá cáo của Nguyễn Đình Đầu viết về Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình.
www.vnfa.com/anews/0710_093.html - 61k - Cached - Similar pages - Note this
- Hãy nhìn mấy cha thầy ẩn tu ở Thiên An mới bị tịch thâu trên 100 mẫu đất.. . Lạng quạng là có chầu đi nghỉ mát ở trại Cổng Trời như cha Nguyễn Hữu Lễ ngay... .
www.longtien.org/httpdocs/cxphuchung/files/chauvehpho.html - 15k - Cached - Similar pages - Note this
- Tử tù Cổng Trời, bị cởi bị trồng (Cởi Trồng = Cổng Trời).. .. Và cũng lắm lúc chính cha ông chúng nó đã bị đàn anh Trung Cộng hống hách, bắt nạt,.. .
www.ausviet.net/readessay.asp?Title=forum/nnguyen/20080125100004.txt - 45k - Cached - Similar pages - Note this
- Việt Thường: Ghi nhớ về lễ noel hà-nội. ĐOÀN TỤ...
NĂM 1954.. . ĐỂ CHIA LY HƠN. TỪ ĐẤU TỐ... ĐẾN VU CÁO NHỮNG NGƯỜI MỘ ĐẠO. VẾT DẦU LOANG. MÁU TƯỚI VÙNG CAO. NƯỚC MẮT VÙNG THẤP. NÔ-EN 69 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
Chính là từ cái năm 1968 này, các nhà thờ tự nhiên buổi lễ có đông con chiên. Họ đến để cầu nguyện cho con, em, chồng, cha...đã bị "sinh Bắc, tử Nam "... .
www.vietthuongonline.com/mainarticles/ghinholenoelhanoi.htm - 66k - Cached - Similar pages - Note this
- Nguyễn Văn Lục: (NVL) Thưa anh Nguyễn Chí Thiện, xin nói thật,.. .. Tôi có bị giam ở trại tù Phong Quang, Lào cay và tôi đã gặp Vũ Thư Hiên trong vòng ba.. . phanthanh.multiply.com/reviews/item/74 - 44k - Cached - Similar pages - Note this
- Dữ nhất, theo họ, vẫn là Cổng Trời mà tôi đã nói tới ở trên... ... Nhìn cảnh những Kiều Duy Vĩnh, Nguyễn Chí Thiện, Lê Trình, Văn Thợ Mộc, Tôn Thất Tần..... .
www.quocuy.com/forum/viewtopic.php?p=1903&sid=abeefb011df6615e9685ccfd08b48b45 - 70k - Cached - Similar pages - Note this
- Sợ lộ sẽ bị bắt tù, chỉ vì ông mắc tội yêu nước, dám chống đối nhà cầm quyền thực.. .. Hai cha con về đến nhà trời đã xế trưa, bà Biểu Cô, chị họ ông Woòng,.. .
vietbay.com/docs/haingoai_truyen1/nguyenthi_vinh1.html - 24k - Cached - Similar pages - Note this
- Ông "Cổng trời"
Lao Động số 83 Ngày 12/04/2007 Cập nhật: 9:37 PM, 11/04/2007. (LĐ) - Dân bản gọi già làng Và Phái Tểnh là ông "cổng trời" không chỉ bởi cái bản của ông "mọc" trên chót vót eo rừng quanh năm mù sương. Ông "cổng trời" còn có nghĩa - người đã mở ra một "cổng trời mới" biến "thủ phủ" ma tuý Mường Lống, một địa bàn di dịch cư phức tạp thành điểm sáng của huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An).
Bản ta ngày xưa là thung lũng ma tuý"
- (LĐ) - Dân bản gọi già làng Và Phái Tểnh là ông "cổng trời" không chỉ bởi cái.. . Còn khoảng thời gian từ 1975 về trước, ông là giáo viên dạy chữ Mông ở Tây.. .
www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2007/4/31668.laodon - 56k - Cached - Similar pages - Note this
- Một thời gian ngắn trước khi cha Nguyễn Văn Lý bị bắt, VC đã tung ra rất nhiều.. .. trại giam ở miền Bắc. Trại Thanh Cẩm và nhất là trại Cổng Trời chắc chắn.. .
saigonxua.blog.ca/2007/03/04/on_ca_7889_truy_tan_pha_7843_i_cha_7871_~1847816 - Similar pages - Note this
- Kiều Duy VĩnhL Tết ở Trại Cổng Trời
Chỉ nhìn thấy Cha Vinh, Cha Quế vào đó và không thấy hai cha đó ra về nữa mà.. . Ở Cổng Trời một năm chia làm hai mùa: Mùa nóng b¡t đầu từ đầu tháng Năm;.. .
www.hungviet.org/ncct/kieuduyvinh_ct2.html - 21k - Cached - Similar pages - Note this
- K. Vĩnh TK21 #98, Tháng 6 1997: Hồi Ức Cuộc Tuyệt Thực Ở Trại Cổng Trời. 1/8 Âm lịch năm 1994
K. Vĩnh 2003-10-25 13:02:01
- Kiều Duy Vĩnh: Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp. Kiều Duy Vĩnh TK21 #100 Tháng 8 1997
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=6973
2003-10-25 12:48:03
- Trong số bốn vị trên, Lm Vịnh chết trong tù ở trại Cổng Trời, Lm Thông 27 năm tù,.. ... Bá cáo của Nguyễn Đình Đầu viết về Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình... .
vietcatholic.net/News/Html/52570.htm - 46k - Cached - Similar pages - Note this
- Những emails trao đổi giữa các người đối thoại (Đỗ Hữu, Trần Thị Hường và Vũ Thiện) sau khi đã đọc bài viết về Cha Chính Vinh phổ biến nhiều ngày trên mạng Vietcatholic từ ngày 25/4/2008.
Oakland, CA Đỗ Hữu Nghiêm biên soạn xong ngày 17/4/2008.5, Ngày sinh nhật Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, nhân chuyến đến thăm Hoa Kỳ ngày thứ hai (15-20/4/2008) tại Washington D.C.
Đây là bản sơ thảo cần nhiều bổ sung chi tiết chính xác. Quý vị nào có những tư liệu liên hệ để hiệu chính, xin vui lòng cung cấp cho người biên soạn theo địa chỉ Nghiêm Đỗ: 2606, 9th Avenue, Apt # 8, Oakland, CA 94606. Phone: 510-436-0392 hay email: nghiemdohuu@gmail.com.
Viết bổ sung ngày 28/5/2008.4.Ngày 4/6/2008.5.
Oakland, CA. ĐHN ng ày 4/6/2008.5. Kỷ niệm sinh nhật thừ bảy mươi (9/6/2008.2) và lễ Thánh Antôn de Padua (13/6/2008.6. Xin hết lòng đa tạ.