Hôn nhân, Đức tin và Tình yêu
PHẦN III: CHU KỲ CUỘC SỐNG HÔN NHÂN
CHƯƠNG CHÍN: GIAI ÐỌAN HẸN HÒ
Phần II sách này gồm các chương từ 4 đến 8 đã thăm dò những hình thức có thể có trong mối liên hệ nhân bản phát sinh từ bản chất của hôn nhân hiện đại. Trong Phần III này, gồm bốn chương kế tiếp, ta sẽ xem sét một vài thực tại phức tạp mà các cặp hôn nhân phải giáp mặt trong những thời kỳ khác nhau của chu kỳ cuộc sống.
Hôn nhân thường được miêu tả như một định chế có đặc tính tĩnh. Nhưng thực ra, hai vợ chồng và con cái họ không thấy điều chi tĩnh trong suốt diễn trình ấy cả. Họ sống qua thời kỳ hẹn hò tán tỉnh nhau (courtship), rồi trở thành vợ chồng, có con, rồi con cái lớn lên trong khoảng hai mươi năm, và khi chúng rời bỏ gia đình, hai vợ chồng lại trở lại với mối liên hệ tay đôi như trước. Mỗi giai đoạn trên đây đều có những đặc điểm riêng và các nhà khoa học xã hội đã cố gắng rất nhiều trong việc khám phá ra các yếu tố cấu thành của từng giai đoạn này.
Theo lối phân loại cổ điển của Duvall tại Mỹ (1), ta thấy có tám giai đoạn. Giai đoạn một cho thấy vợ chồng chưa có con; giai đoạn hai từ lúc đứa con đầu ra đời đến ba mươi tháng; giai đoạn ba kéo dài đến năm thứ sáu; giai đoạn bốn, các con đi học, đứa đầu tuổi giữa 6 và 13; giai đoạn năm, đứa con đầu từ 13 đến 20 tuổi; giai đoạn sáu, các con đã trưởng thành; giai đoạn bẩy, vợ chồng đến tuổi nửa đời người (từ lúc 'tổ vắng' đến lúc về hưu) và giai đọan tám, từ lúc về hưu đến lúc một trong hai vợ chồng qua đời.
Trong sách này, chúng tôi xin đề nghị một chu kỳ ngắn hơn (2). Ðó là chu kỳ ba giai đoạn, mỗi giai đoạn được khảo sát dựa trên các yếu tố nổi bật về xã hội, thể lý, xúc cảm, tri thức và tâm linh. Ba giai đoạn đó là:
Giai đoạn 1: năm năm đầu từ tuổi trung bình kết hôn (25.1 đối với đàn ông và 22.8 đối với đàn bà) đến cuối năm 20 đầu năm 30;
Giai đoạn 2: từ 30 đến 50 tuổi;
Giai đoạn 3: từ 50 đến lúc một trong hai người qua đời.
Trong chương này, chúng tôi xin bàn về giai đoạn hẹn hò tán tỉnh nhau.
CÁC ÐẶC TÍNH XÃ HỘI CỦA VIỆC HẸN HÒ
Về việc hẹn hò tán tỉnh ngày nay, một trong các yếu tố được tài liệu chứng minh đàng hoàng là việc người ta được tự do chọn lựa, không còn chịu áp lực của gia đình và xã hội nữa. Trong lý thuyết, việc trà trộn chung đụng giữa hai phái tính đã cho phép người ta được chọn lựa rộng rãi hơn. Chúng tôi thêm chữ 'trong lý thuyết', là bởi vì, mặc dù bề ngoài sự lựa chọn này xem ra như không có giới hạn, thực sự người ta lại thường chỉ chọn bạn bè trong khu vực họ sinh sống. Các nghiên cứu sâu rộng tại Mỹ cũng như tại Anh đều cho thấy các cặp vợ chồng tương lai không những là những người từng sống gần nhau mà họ còn có đặc điểm tương tự nhau. Khuynh hướng khiến đàn ông đàn bà chọn lựa người bạn đời vì những đặc điểm tương tự như những đặc điểm của chính mình được gọi là 'sự kén đôi đồng lựa' (assortative mating) (3).
SỰ GẦN GŨI VỀ ÐỊA DƯ
Nếu sự tương đồng về xã hội là yếu tố chủ chốt trong việc chọn lựa, thì thường người ta hay hò hẹn và lấy nhau vì cùng cư ngụ ở một khu vực. Các nghiên cứu tại Mỹ về nơi cư ngụ của những cặp đính hôn và lấy nhau cho thấy gần 50% những đôi gặp nhau, hẹn hò nhau và cuối cùng cưới nhau đã từng sống trong khoảng đường kính 30 khu phố hoặc ít hơn (4). Sự gần gũi về địa dư cũng đã được ghi nhận tại Anh (5).
Phát hiện trên không có chi đáng ngạc nhiên. Vì mặc dù đàn ông đàn bà làm việc xa nơi cư ngụ và thường gặp nhau nơi sở làm, nhưng sau giờ làm, họ trở về với cái cộng đoàn nơi họ cư ngụ. Chính tại cộng đoàn này, họ sống phần lớn những thì giờ nhàn rỗi, nhờ thế có sự chung đụng về xã hội và do đó tình bạn nẩy nở. Thành ra, chính nơi cư trú gần nhau đã tạo nên một đường ranh trong đó nhiều cuộc chọn lựa bạn trăm năm đã diễn ra.
TUỔI TÁC
Nhiều cuộc hẹn hò chỉ là tiếp nối tình bạn vốn đã có từ thuở thiếu thời. Tuy nhiên, phần lớn bắt đầu ở cuối tuổi mười mấy qua đầu tuổi hai mươi. Nếu chỉ kể hẹn hò mà thôi thì có thể đã bắt đầu sớm hơn, nhưng người ta thực sự chỉ si mê nhau ở cỡ tuổi trên. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy tuổi giữa những người kết hôn thường tuơng đối khá giống nhau, đến độ, cách tuổi nhau quá là một chuyện hiếm khi xẩy ra. Thực thế, năm 1977 tại Anh và Wales, tuổi trung bình kết hôn (6) đối với đàn ông là 25.1 và đối với đàn bà là 22.9. Vì những cuộc kết hôn dưới tuổi 20 rất dễ bị đổ vỡ, nên điều quan trọng là phải biết hiện có bao nhiêu đàn ông đàn bà kết hôn ở tuổi ấy. Cùng năm trên, 9.4% đàn ông và 30.3% đàn bà đã kết hôn lúc chưa đầy 20 tuổi. Tuy so với các năm trước có sút giảm, nhưng tỉ lệ ấy vẫn còn quá cao đối với phụ nữ. Như chương 6 đã đề cập, sự tăng trưởng về xúc cảm vẫn còn tiếp tục xẩy ra ở tuổi 20 và 30, nên nếu tuổi kết hôn càng nhỏ thì sự tăng trưởng kia càng có nguy cơ xẩy ra trễ hơn, khiến cho cuộc hôn nhân luôn căng thẳng.
GIAI CẤP XÃ HỘI
Song song với sự tương đồng về tuổi, ta thấy có sự tương đồng về giai cấp xã hội. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự tương đồng này có khuynh hướng mờ nhạt đi (7). Bên trong cách phân loại giai cấp xã hội, ta thấy sự tương đồng ấy mạnh nhất ở Giai cấp Xã hội loại I, giảm xuống ở Giai cấp Xã hội loại II và III rồi lại gia tăng ở Giai cấp Xã hội loại IV và V (8). Cũng giống như các yếu tố khác, sự ổn định trong tương lai của hôn nhân được nối kết với sự tương đồng về giai cấp xã hội. Các lý do khá hiển nhiên. Vì sự tương đồng về giai cấp có khuynh hướng đem lại cho người ta một cái nhìn giống nhau về cuộc đời. Người ta dễ chia sẻ những vấn đề thuộc sở thích và có quan hệ chung, và giảm thiểu các nguy cơ kình chống nhau. Trong một cuộc nghiên cứu 4,858 cuộc hôn nhân tại Anh, bao gồm các giai cấp xã hội, chỉ có 315 trường hợp trong đó, đàn ông cưới người đàn bà thuộc giai cấp xã hội và trình độ giáo dục thấp hơn, và 134 đàn bà lấy người đàn ông có vị thế xã hội thấp hơn mình (9). Các cuộc hôn nhân ấy có nguy cơ dễ tan vỡ, là điều cũng xẩy ra cho các cuộc hôn nhân khác đạo.
TÔN GIÁO
Tôn giáo là sức mạnh rất lớn nối kết con người lại với nhau. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy khuynh hướng chung là các cuộc hôn nhân thường xẩy ra giữa những người cùng một tín ngưỡng (10). Tỷ lệ các cuộc hôn nhân cùng một đức tin như nhau (intra faith=giữa những Kitô hữu cùng hệ phái) dĩ nhiên tùy thuộc sự sẵn sàng có những người đồng đạo. Các cuộc hôn nhân liên phái (mixed marriages=hôn nhân giữa Kitô hữu với nhau nhưng khác hệ phái) đã được chứng tỏ là dễ đổ vỡ hơn (11). Tuy nhiên, cũng như với giai cấp xã hội, những cuộc hôn nhân cùng hệ phái càng ngày càng ít đi (12). Việc giảm thiểu các cuộc đồng hôn (endogamy) do giai cấp xã hội hay tôn giáo là một phần trong khuynh hướng đã đề cập trên đây về việc càng ngày các tiêu chuẩn từng được chấp nhận trong quá khứ càng bị thu nhỏ lại và càng ngày người ta càng khích lệ sự gắn bó tình cảm dù phải hy sinh sự gắn bó về xã hội. Khuynh hướng trên đem lại nhiều hệ lụy quan trọng cho các giáo hội đang phải đương đầu với các cuộc hôn nhân khác đạo và phải chăm sóc mục vụ cho các gia đình Kitô hữu gồm nhiều niềm tin khác nhau. Hôn nhân luôn thánh thiêng và thánh thiện đối với cả hai vợ chồng và với tư cách là biểu tượng của mối liên hệ giữa Thiên Chúa với Dân Ngài, nó phải là nguyên tắc hợp nhất hai vợ chồng lại với nhau.
HOÀN TẤT VIỆC HỌC
Sau tuổi kết hôn là tuổi hoàn tất việc học, nó cho thấy mức độ cao trong việc kết thân đi lại giữa hai vợ chồng và là yếu tố rất mạnh quyết định việc lựa chọn tình bạn khắng khít đưa đến hôn nhân sau này (13). Coleman đã đi đến kết luận sau đây trong bài nghiên cứu của ông:
"Sự giống nhau về tuổi lúc chấm dứt việc học mà không giống nhau về giai cấp xã hội là yếu tố có tính cách trực tiếp quyết định việc lựa chọn bạn trăm năm hơn là sự giống nhau về giai cấp xã hội mà không giống nhau về tuổi lúc chấm dứt việc học. Hoặc nói cách khác, sự giống nhau trong việc hoàn tất giáo dục làm người ta dễ kết hôn với nhau bên ngoài ranh giới xã hội hơn là sự giống nhau về giai cấp mà bất tương xứng về giáo dục" (14).
TÓM LẠI
Về các đặc điểm xã hội trong thời gian hẹn hò, ta thấy có nhiều chứng cớ cho thấy sự tương đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định ra ai là những người đáng được kết thân. Dĩ nhiên có những trường hợp ngoại lệ và điều này cần được chú ý. Nếu những ngoại lệ này có nhiều và đi ngược lại khuynh hướng chung, thì thường không hy vọng gì được xã hội chấp nhận và do đó sẽ dễ bị thương tổn khi gặp căng thẳng trong hôn nhân. Như thế, đối với những cuộc hôn nhân vượt ra ngoài các tiêu chuẩn đã có dấu ấn rõ ràng của quá khứ, ta thấy hậu quả khá bấp bênh. Nhưng mặt khác, nếu các ngoại lệ kia là một phần của một khuynh hướng lớn hơn, thí dụ lấy một người khác tín ngưỡng hoặc khác giai cấp xã hội, thì sự khác biệt ít bị xã hội công kích và nhờ thế vợ chồng sẽ tránh được cái nguy cơ nói trên.
Những thay đổi có tính xã hội trong việc hẹn hò này cũng giống như những thay đổi đã diễn tả liên quan đến các vai trò trong hôn nhân. Giống như các vai trò ấy hiện đang trở nên ít cứng ngắc hơn và đang được thay thế bằng việc tham dự của các tầng sâu nhân cách, hôn nhân dựa trên các yếu tố giống nhau (endogamy) dường như cũng đang lùi bước nhường chỗ cho những tiêu chuẩn khác trong việc lựa chọn người để hẹn hò; các tiêu chuẩn này chủ yếu dựa vào tuổi và trình độ giáo dục hơn là dựa vào giai cấp xã hội hoặc tôn giáo. Nếu phong trào này gặp được sức đẩy thích hợp (momentum), thì hôn nhân sẽ được nâng đỡ hơn bao giờ hết nhờ các tài nguyên bên trong và sự gắn bó của vợ chồng hơn là nhờ các nâng đỡ bên ngoài của xã hội. Nếu không, có lẽ xã hội nên thẩm định lại các nhu cầu của người kết hôn và nâng đỡ họ theo các tiêu chuẩn mới phát sinh từ các năng động lực bên trong của chính cuộc hôn nhân.
CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC HẸN HÒ
Các biến tố xã hội trên đây xác định ra nhóm người để ta có thể chọn lựa sau cùng. Các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đối với việc chọn lựa sau cùng này là điều chưa rõ rệt. Sự lôi cuốn thể lý, sự thoả mãn các nhu cầu tình cảm, và nhiều yếu tố vô danh khác đều góp phần làm con đường hẹp lại dẫn tới một con người để ta hẹn hò tán tỉnh nhằm tiến tới cam kết độc chiếm là hôn nhân.
SỰ TƯƠNG ÐỒNG VÀ BỔ TÚC NHAU VỀ TÂM LÝ
Trên căn bản tương đồng xã hội, các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy sự tương đồng tâm lý, tức là việc hai vợ chồng được lôi cuốn vào nhau bởi những nét tâm lý giống nhau và người ta đã trưng được bằng cớ để chứng minh quan điểm này (15). Những nhu cầu bản thân được hai vợ chồng tìm kiếm trong hôn nhân chính là tình yêu và tình âu yếm, sự tin cậy, thiện cảm, hiểu nhau, lệ thuộc nhau, khích lệ nhau, nâng niu thân mật và an toàn xúc cảm (16).
Có điểm quan trọng cần nói ở đây là sự kén đôi đồng lựa không những có khả năng đưa các nhân cách ổn định là những nhân cách đã vượt qua được các nhược điểm lại với nhau nhưng cũng có khả năng ngược lại. Ðiều này sẽ được đề cập cách đầy đủ hơn ở Chương 13 khi bàn về các nguyên nhân đổ vỡ của hôn nhân. Tuy thế, lý thuyết về tương đồng tâm lý vẫn là lý thuyết trổi vượt.
Một lý thuyết khác là lý thuyết về tính bổ túc (complementarity). Winch, tác giả đưa ra quan điểm này, đã chủ trương rằng mặc dầu sự tương đồng về xã hội xác định ra con số những người có thể được ta chọn kết thân, nhưng sự lựa chọn cuối cùng lại do tính bổ túc quyết định, nói cách khác những cái đối nghịch nhau thường lại lôi cuốn lẫn nhau (17). Thí dụ, người ưa thống trị thích lấy một người không thích thống trị, người ưa săn sóc bị người thích được nâng niu lôi cuốn, người ưa tạo thành tích lấy người ưa ẩn mình trong bóng tối. Lý thuyết về tính bổ túc là một lý thuyết hấp dẫn, nhưng cho đến nay, nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ủng hộ lý thuyết này một cách hạn chế, tuy trên thực tế, người ta chứng kiến được nhiều hiện tượng do lý thuyết này mô tả.
Từ trước đến nay, sự lôi cuốn đã được xem sét dựa trên tính tương đồng và tính bổ túc. Nhưng một quan điểm thứ ba (18) lại cho rằng bên cạnh các động lực hữu thức, các động lực vô thức cũng giữ một vai trò, rằng hai cá nhân có thể chọn nhau vì các tâm tư và xúc cảm vô thức của họ thấy như hợp với nhau. Như thế, một người hay chê trách mình có thể lấy một người hay thích chỉ trích, và người thiếu thốn tình cảm có thể lấy một người lạnh lùng không thích biểu lộ tình cảm; nói cách khác, người ta chọn nhau để đáp ứng cái thế giới nội tâm còn đang phát triển chưa hoàn tất hoặc đang bị thương tổn, và người bạn được chọn một cách vô thức vì họ tỏ ra rất thích hợp với hệ thống vô thức của cảm xúc đang phát triển. Những mối liên hệ và những cuộc hôn nhân này có khuynh hướng không vững ổn vì chẳng chóng thì chầy những nhu cầu thực sự của hai vợ chồng sẽ trồi lên. Lúc đó mới thấy rằng chẳng người nào có đủ tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu chung ấy.
Tóm lại, sự chọn lựa bản thân có thể được thực hiện trên căn bản giống nhau, bổ túc nhau, những yếu tố vô thức hoặc bất cứ sự phối hợp nào giữa các yếu tố này. Vẫn còn nhiều chỗ để nghiên cứu thêm về sự chọn vợ chọn chồng hầu có thể định nghĩa nó một cách chính xác hơn.
TRÍ HIỂU
Một yếu tố khác dường như cũng cho thấy sự tương đồng, đó là trí hiểu của những người hẹn hò nhau và của các cặp vợ chồng. Bằng chứng về bản chất của trí hiểu thì khá mạnh mặc dù nó quan trọng hơn đối với các giai cấp xã hội I và II hơn là với các giai cấp xã hội III, IV và V (19).
THỜI GIAN KÉO DÀI CỦA HẸN HÒ
Những cuộc đi lại hẹn hò càng ngắn thì nguy cơ bất ổn cũng như tan vỡ hôn nhân càng nhiều. Một cuộc nghiên cứu sâu rộng về 520 cặp ly dị và 570 cặp vợ chồng liên tục sống chung với nhau cho thấy sự khác biệt và những hậu quả giữa các thời kỳ hẹn hò nhau như sau (20):
BẢNG 1
.
Dù không bao giờ có được một thời gian hẹn hò chính xác có thể thích hợp cho mọi người, nhưng rõ ràng là những cuộc hôn nhân vội vã dễ đưa đến ly dị hơn. Ðiều này không có chi đáng ngạc nhiên cả. Vì việc theo đuổi một cam kết kéo dài trọn cuộc sống hôn nhân đòi hỏi phải hiểu biết và lượng giá tận tường xem người phối ngẫu tương lai của mình là loại người nào và điều này đòi thời gian.
SÓNG GIÓ
Trong khi nghiên cứu về thời gian hẹ hò, một trong các điểm làm người ta chú ý là đặc tính báo trước sự vững ổn về hôn nhân của nó. Những cuộc hẹn hò đầy sóng gió với những cãi cọ và hay chia tay một cách trầm trọng là dấu chỉ cho thấy cũng một khuynh hướng như thế sẽ tiếp diễn trong cuộc sống vợ chồng sau này. Cũng trong cuộc nghiên cứu trên đây, người ta thấy rằng những cặp sau này ly dị lúc còn đang hẹn hò nhau đã chia tay nhau nhiều hơn những cặp vẫn tiếp tục sống bên nhau (21). Ðiều ấy cũng đúng đối với những vụ hủy đính ước.
Một điểm có ý nghĩa nữa là việc cha mẹ chống đối cuộc hôn nhân sắp diễn ra. Dường như những cặp ly dị gặp nhiều chống đối của cha mẹ đối với con dâu hoặc con rể tương lai hơn. Nếu những chống đối này cứ dai dẳng mãi, chắc chắn chúng sẽ gây thêm căng thẳng cho những người đang hẹn hò, và người phối ngẫu liên hệ có thể phải khởi sự cuộc hôn nhân mình mà thiếu mất một nguồn nâng đỡ quan trọng. Con cái bao giờ cũng muốn bảo vệ danh thơm của cha mẹ, dù cha mẹ có vụng về bao nhiêu đi nữa. Ðiều ấy sẽ dẫn đôi trẻ đến chỗ có thể tranh luận với nhau, và sau này trong cuộc sống hôn nhân, vấn đề bên chồng bên vợ có thể trở thành vấn đề nổi bật.
GIAO HỢP VÀ SỐNG CHUNG TRƯỚC HÔN NHÂN
Ít ai còn hoài nghi là ngày nay việc giao hợp trước hôn nhân xẩy ra rất nhiều và càng ngày càng trở nên thông thường hơn đối với những người đang hẹn hò nhau đến mức đã cùng ngầm hiểu là họ sẽ cưới nhau hoặc sống bên nhau. Bảng 2, dựa trên một cuộc thăm dò toàn quốc về những người đàn bà có chồng, cho thấy sự gia tăng đáng kể các vụ giao hợp trước hôn nhân với người chồng tương lai của họ (22)
BẢNG 2
Tỷ lệ những người đàn bà thuộc đủ lớp tuổi kết hôn lần đầu trong các năm khác nhau cho biết họ đã giao hợp với người chồng tương lai trước khi lấy nhau:
Bảng 2 chứng tỏ quả có sự gia tăng các vụ giao hợp tiền hôn nhân tại Anh trong 20 năm qua. Hiện tượng ấy cũng xẩy ra tại nhiều vùng khác thuộc các xã hội phương tây.
Cùng với đà gia tăng ấy, ta thấy việc sống chung với người chồng tương lai (trước khi kết hôn) cũng có gia tăng. Tỷ lệ này tăng từ 1% lên 9% giữa các năm 1956 và 1975. Trong số những người nhìn nhận có sống chung, 26% báo cáo là họ sống chung ít hơn 3 tháng, 15% từ 3 dến 5 tháng, 24% từ 6 tháng đến 1 năm, cho thấy 2/3 những người sống chung đã sống chung như thế dưới 1 năm. 20% báo cáo là họ sống chung từ 1 đến 2 năm và 15% còn lại báo cáo đã sống chung với nhau từ 2 năm trở lên (24).
Khuynh hướng gia tăng các vụ giao hợp và sống chung trước hôn nhân là mối ưu tư đối với các truyền thống Do thái và Kitô giáo. Mối ưu tư này không hoàn toàn là vấn đề giới hạn việc giao hợp trong hôn nhân mà thôi. Vì thực ra nhiều cặp sống chung đả chỉ lấy nhau cho có tên. Những cặp này thường đặt câu hỏi là cái mảnh hôn thú kia thêm được gì vào mối tình họ đã dành cho nhau?
Sự thật là xã hội đòi hỏi phải có sự rõ ràng trong các mối liên hệ của con người. Thực vậy, xã hội cần biết rõ ai có quan hệ với ai, ai nhận trách nhiệm chăm sóc con cái, ai sở hữu của cải và ai cam kết sống lâu dài với nhau để không còn được coi là người độc thân nữa. Hôn nhân có chiều kích tư mà cũng có chiều kích công, nên thiếu chiều kích công không những gây lẫn lộn và đe dọa xã hội mà còn làm cho vợ chồng mất đi sự trợ giúp họ có quyền đòi hỏi với tư cách người kết hôn.
Một nguy hiểm nữa trong cái gọi là các cuộc hôn nhân thử là vì thiếu sự công bố cho mọi người biết, nên hai người có thể có cơ hội rẫy bỏ nhau dễ dàng hơn. Nói cho ngay, đó không phải là hôn nhân chút nào, vì hai người tự ý dành cho nhau một ngõ thoát khi mối liên hệ gặp trục trặc. Sự cam kết công khai tăng thêm sức mạnh để khích lệ hai người phải ráng hơn nữa trong việc duy trì mối liên hệ.
Ðiểm cuối cùng về việc giao hợp trước hôn nhân, một điểm có giá trị căn bản là việc giao hợp không phải là phương thế thích hợp nhất để thăm dò xem mối liên hệ có cân xứng hay không. Chính phẩm chất của hành động hỗ tương giữa hai con người mới là chủ yếu làm cho hôn nhân vững ổn. Giao hợp tính dục là phương thế đóng ấn nhìn nhận việc khám phá ra mối tương quan thích hợp chứ không phải là phương thế khám phá ra chính mối tương quan ấy. Giao hợp do đó là căn bản quá hẹp không cho phép người ta có cái nhìn sáng suốt để thấy ra sự hoà hợp trong tương lai. Vậy sống chung thì sao? Xét bề ngoài, phương thức này có vẻ rất hấp dẫn, tuy nhiên vì sống thử, hai người có lý do thúc đẩy họ lúc nào cũng phải tỏ ra là người tốt để gây ấn tượng cho nhau. Nên khó có thể thành thực với nhau được, vì cứ ám ảnh sợ bị rạn nứt. Hôn nhân với thề nguyền long trọng có tính cách bản thân và công khai sẽ đem lại một hạ tầng cơ sở vững mạnh hơn nhiều để vợ chồng có thể hành động như những con người đích thực.
Cũng có thể là những người ca ngợi việc sống chung cũng chính là những người tự bản thân không thấy việc gần gũi và vững bền là việc dễ dàng. Họ thấy sự cam kết như là cảm nghiệm bị chết ngạt, như một nhà tù, nên họ thích sống chung hơn, vì điều ấy cho phép họ lợi dụng những lợi điểm của hôn nhân mà không phải chịu những xao xuyến âu lo của mối cam kết vĩnh viễn ấy. Họ ca ngợi tính tự do của một cam kết tư riêng vì họ không chịu được cảm quan bị mắc bẫy. Cho nên điều quan trọng là phải khảo sát các lý do xã hội và tâm lý khi người ta đưa phương thế sống chung ra như câu trả lời thích đáng đối với các vấn nạn của hôn nhân hiện đại.
CÓ THAI TRƯỚC KHI KẾT HÔN
Việc có thai trước hôn nhân càng làm gia tăng nguy cơ ly dị. Ðây là một khám phá đã được kiểm chứng nhiều lần (24, 25, 26). Tại Anh và Wales, kể từ năm 1967 đang có sự suy giảm, trong một thời gian dài, hiện tượng cô dâu mang bầu (pregnant brides), đặc biệt đối với những cô trong cỡ tuổi từ 18 đến 22. Có điều hiện tượng này đi song song với hiện tượng gia tăng phá thai (27).
Theo quan điểm Kitô giáo, việc giảm thiểu các vụ có bầu trước hôn nhân là điều đáng ước mong như biện pháp phòng ngừa cho hôn nhân khỏi tan vỡ, nhưng không được vì thế mà gia tăng phá thai. Vì chẳng còn gì để mà nói nữa khi đã tự ý phá thai.
TÓM LƯỢC
Hẹn hò tán tỉnh là thời kỳ phức hợp và chủ yếu, đưa lại nhiều cơ hội để giáo dục và nâng đỡ các cặp hôn nhân tương lai. Rất nhiều điều chưa được biết đến, nhưng nhiều điều cũng đã được biết đến mà ta có thể sử dụng ở đây và bây giờ để ngăn ngừa những đổ vỡ trong tương lai. Như thế, tuổi, giáo dục, giai cấp xã hội, có bầu trước hôn nhân, thời gian kéo dài và đặc điểm của giai đoạn hò hẹn đều được thống kê coi như có liên hệ đến việc đổ vỡ ấy. Những yếu tố này có thứ cần được loại trừ, có thứ cần được chăm sóc, thì hôn nhân mới được củng cố thêm.
Tài Liệu Tham khảo:
1. Duvall, E.E., Marriage and Family Development. Lippincott, Philadelphia, 1977.
2. Dominian, J., 'Marital Therapy' in Introduction to the Psychotherapies (ed. S. Bloch). Oxford University Press, 1979.
3. Coleman, D.A.,in Equalities anf Inequalities in Family Life (ed. R. Chester and J. Peel). Academic Press, 1977.
4. Clark, A.C., in American Sociological Review (1952) 17, p.17.
5. Coleman, p.30
6. Population Trends, No.16: Mean Age at Marriage. Office of Population Censuses and Surveys, HMSO, 1979.
7. Coleman, p.34.
8. Giai cấp Xã hội - Ðịnh nghĩa của Thống Kê Dân số (Census): Năm loại giai cấp xã hội sau đây được phân loại căn cứ vào cách phân loại theo nghề nghiệp:
Giai cấp I: Chuyên nghiệp và những nghề tương tự
Giai cấp II: Những chức nghiệp trung cấp
Giai cấp III: Những nghề có kỹ năng (skilled)
Giai cấp IV: Những nghề bán kỹ năng (semi skilled)
Giai cấo V: Những nghề không có kỹ năng (unskilled).
9. Glass, D.V., (ed.) Social Mobility in Britain. Routledge and Kegan Paul, 1954.
10. Coleman, p.35.
11. Landis, J.T., 'Marriages of Mixed and Non-mixed Religious Faith' in Selected Studies in Marriage and the Family. Holt, Rinehart and Winston, 1962.
12. Coleman, p.37
13. Ibid., p. 38
14. Ibid., p. 44
15. Burgess, E.W., and Wallin, P., Engagement and Marriage. Lippincott, New York, 1953.
16. Ibid., p.199
17. Winch, R.F., Mate Selection, a Study of Complementary Needs. Harper, New York 1959.
18. Dicks, H.V.,Marital Tensions. Routledge and Kega Paul, 1967.
19. Coleman, p.28
20. Thornes, B. And Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.
21. Ibid., P.65
22. Dunnell, K., Family Formation 1976. HMSO, 1979.
23. Ibid.
24. Christiansen, H.T., 'Time of the First Pregnancy as a Factor in Divorce' Eugenic Review, 1963: 100, 119.
25. Population Trends, No. 3. Office of Population Censuses and Surveys, HMSO, 1976.
26. Thornes and Collars, p.77
27. Thompson, J., 'Fertility and Abortion, Inside and Outside Marriage', Population Trends nos.5, Office of Population Censuses and Surveys, MHSO.
PHẦN III: CHU KỲ CUỘC SỐNG HÔN NHÂN
CHƯƠNG CHÍN: GIAI ÐỌAN HẸN HÒ
Phần II sách này gồm các chương từ 4 đến 8 đã thăm dò những hình thức có thể có trong mối liên hệ nhân bản phát sinh từ bản chất của hôn nhân hiện đại. Trong Phần III này, gồm bốn chương kế tiếp, ta sẽ xem sét một vài thực tại phức tạp mà các cặp hôn nhân phải giáp mặt trong những thời kỳ khác nhau của chu kỳ cuộc sống.
Hôn nhân thường được miêu tả như một định chế có đặc tính tĩnh. Nhưng thực ra, hai vợ chồng và con cái họ không thấy điều chi tĩnh trong suốt diễn trình ấy cả. Họ sống qua thời kỳ hẹn hò tán tỉnh nhau (courtship), rồi trở thành vợ chồng, có con, rồi con cái lớn lên trong khoảng hai mươi năm, và khi chúng rời bỏ gia đình, hai vợ chồng lại trở lại với mối liên hệ tay đôi như trước. Mỗi giai đoạn trên đây đều có những đặc điểm riêng và các nhà khoa học xã hội đã cố gắng rất nhiều trong việc khám phá ra các yếu tố cấu thành của từng giai đoạn này.
Theo lối phân loại cổ điển của Duvall tại Mỹ (1), ta thấy có tám giai đoạn. Giai đoạn một cho thấy vợ chồng chưa có con; giai đoạn hai từ lúc đứa con đầu ra đời đến ba mươi tháng; giai đoạn ba kéo dài đến năm thứ sáu; giai đoạn bốn, các con đi học, đứa đầu tuổi giữa 6 và 13; giai đoạn năm, đứa con đầu từ 13 đến 20 tuổi; giai đoạn sáu, các con đã trưởng thành; giai đoạn bẩy, vợ chồng đến tuổi nửa đời người (từ lúc 'tổ vắng' đến lúc về hưu) và giai đọan tám, từ lúc về hưu đến lúc một trong hai vợ chồng qua đời.
Trong sách này, chúng tôi xin đề nghị một chu kỳ ngắn hơn (2). Ðó là chu kỳ ba giai đoạn, mỗi giai đoạn được khảo sát dựa trên các yếu tố nổi bật về xã hội, thể lý, xúc cảm, tri thức và tâm linh. Ba giai đoạn đó là:
Giai đoạn 1: năm năm đầu từ tuổi trung bình kết hôn (25.1 đối với đàn ông và 22.8 đối với đàn bà) đến cuối năm 20 đầu năm 30;
Giai đoạn 2: từ 30 đến 50 tuổi;
Giai đoạn 3: từ 50 đến lúc một trong hai người qua đời.
Trong chương này, chúng tôi xin bàn về giai đoạn hẹn hò tán tỉnh nhau.
CÁC ÐẶC TÍNH XÃ HỘI CỦA VIỆC HẸN HÒ
Về việc hẹn hò tán tỉnh ngày nay, một trong các yếu tố được tài liệu chứng minh đàng hoàng là việc người ta được tự do chọn lựa, không còn chịu áp lực của gia đình và xã hội nữa. Trong lý thuyết, việc trà trộn chung đụng giữa hai phái tính đã cho phép người ta được chọn lựa rộng rãi hơn. Chúng tôi thêm chữ 'trong lý thuyết', là bởi vì, mặc dù bề ngoài sự lựa chọn này xem ra như không có giới hạn, thực sự người ta lại thường chỉ chọn bạn bè trong khu vực họ sinh sống. Các nghiên cứu sâu rộng tại Mỹ cũng như tại Anh đều cho thấy các cặp vợ chồng tương lai không những là những người từng sống gần nhau mà họ còn có đặc điểm tương tự nhau. Khuynh hướng khiến đàn ông đàn bà chọn lựa người bạn đời vì những đặc điểm tương tự như những đặc điểm của chính mình được gọi là 'sự kén đôi đồng lựa' (assortative mating) (3).
SỰ GẦN GŨI VỀ ÐỊA DƯ
Nếu sự tương đồng về xã hội là yếu tố chủ chốt trong việc chọn lựa, thì thường người ta hay hò hẹn và lấy nhau vì cùng cư ngụ ở một khu vực. Các nghiên cứu tại Mỹ về nơi cư ngụ của những cặp đính hôn và lấy nhau cho thấy gần 50% những đôi gặp nhau, hẹn hò nhau và cuối cùng cưới nhau đã từng sống trong khoảng đường kính 30 khu phố hoặc ít hơn (4). Sự gần gũi về địa dư cũng đã được ghi nhận tại Anh (5).
Phát hiện trên không có chi đáng ngạc nhiên. Vì mặc dù đàn ông đàn bà làm việc xa nơi cư ngụ và thường gặp nhau nơi sở làm, nhưng sau giờ làm, họ trở về với cái cộng đoàn nơi họ cư ngụ. Chính tại cộng đoàn này, họ sống phần lớn những thì giờ nhàn rỗi, nhờ thế có sự chung đụng về xã hội và do đó tình bạn nẩy nở. Thành ra, chính nơi cư trú gần nhau đã tạo nên một đường ranh trong đó nhiều cuộc chọn lựa bạn trăm năm đã diễn ra.
TUỔI TÁC
Nhiều cuộc hẹn hò chỉ là tiếp nối tình bạn vốn đã có từ thuở thiếu thời. Tuy nhiên, phần lớn bắt đầu ở cuối tuổi mười mấy qua đầu tuổi hai mươi. Nếu chỉ kể hẹn hò mà thôi thì có thể đã bắt đầu sớm hơn, nhưng người ta thực sự chỉ si mê nhau ở cỡ tuổi trên. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy tuổi giữa những người kết hôn thường tuơng đối khá giống nhau, đến độ, cách tuổi nhau quá là một chuyện hiếm khi xẩy ra. Thực thế, năm 1977 tại Anh và Wales, tuổi trung bình kết hôn (6) đối với đàn ông là 25.1 và đối với đàn bà là 22.9. Vì những cuộc kết hôn dưới tuổi 20 rất dễ bị đổ vỡ, nên điều quan trọng là phải biết hiện có bao nhiêu đàn ông đàn bà kết hôn ở tuổi ấy. Cùng năm trên, 9.4% đàn ông và 30.3% đàn bà đã kết hôn lúc chưa đầy 20 tuổi. Tuy so với các năm trước có sút giảm, nhưng tỉ lệ ấy vẫn còn quá cao đối với phụ nữ. Như chương 6 đã đề cập, sự tăng trưởng về xúc cảm vẫn còn tiếp tục xẩy ra ở tuổi 20 và 30, nên nếu tuổi kết hôn càng nhỏ thì sự tăng trưởng kia càng có nguy cơ xẩy ra trễ hơn, khiến cho cuộc hôn nhân luôn căng thẳng.
GIAI CẤP XÃ HỘI
Song song với sự tương đồng về tuổi, ta thấy có sự tương đồng về giai cấp xã hội. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự tương đồng này có khuynh hướng mờ nhạt đi (7). Bên trong cách phân loại giai cấp xã hội, ta thấy sự tương đồng ấy mạnh nhất ở Giai cấp Xã hội loại I, giảm xuống ở Giai cấp Xã hội loại II và III rồi lại gia tăng ở Giai cấp Xã hội loại IV và V (8). Cũng giống như các yếu tố khác, sự ổn định trong tương lai của hôn nhân được nối kết với sự tương đồng về giai cấp xã hội. Các lý do khá hiển nhiên. Vì sự tương đồng về giai cấp có khuynh hướng đem lại cho người ta một cái nhìn giống nhau về cuộc đời. Người ta dễ chia sẻ những vấn đề thuộc sở thích và có quan hệ chung, và giảm thiểu các nguy cơ kình chống nhau. Trong một cuộc nghiên cứu 4,858 cuộc hôn nhân tại Anh, bao gồm các giai cấp xã hội, chỉ có 315 trường hợp trong đó, đàn ông cưới người đàn bà thuộc giai cấp xã hội và trình độ giáo dục thấp hơn, và 134 đàn bà lấy người đàn ông có vị thế xã hội thấp hơn mình (9). Các cuộc hôn nhân ấy có nguy cơ dễ tan vỡ, là điều cũng xẩy ra cho các cuộc hôn nhân khác đạo.
TÔN GIÁO
Tôn giáo là sức mạnh rất lớn nối kết con người lại với nhau. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy khuynh hướng chung là các cuộc hôn nhân thường xẩy ra giữa những người cùng một tín ngưỡng (10). Tỷ lệ các cuộc hôn nhân cùng một đức tin như nhau (intra faith=giữa những Kitô hữu cùng hệ phái) dĩ nhiên tùy thuộc sự sẵn sàng có những người đồng đạo. Các cuộc hôn nhân liên phái (mixed marriages=hôn nhân giữa Kitô hữu với nhau nhưng khác hệ phái) đã được chứng tỏ là dễ đổ vỡ hơn (11). Tuy nhiên, cũng như với giai cấp xã hội, những cuộc hôn nhân cùng hệ phái càng ngày càng ít đi (12). Việc giảm thiểu các cuộc đồng hôn (endogamy) do giai cấp xã hội hay tôn giáo là một phần trong khuynh hướng đã đề cập trên đây về việc càng ngày các tiêu chuẩn từng được chấp nhận trong quá khứ càng bị thu nhỏ lại và càng ngày người ta càng khích lệ sự gắn bó tình cảm dù phải hy sinh sự gắn bó về xã hội. Khuynh hướng trên đem lại nhiều hệ lụy quan trọng cho các giáo hội đang phải đương đầu với các cuộc hôn nhân khác đạo và phải chăm sóc mục vụ cho các gia đình Kitô hữu gồm nhiều niềm tin khác nhau. Hôn nhân luôn thánh thiêng và thánh thiện đối với cả hai vợ chồng và với tư cách là biểu tượng của mối liên hệ giữa Thiên Chúa với Dân Ngài, nó phải là nguyên tắc hợp nhất hai vợ chồng lại với nhau.
HOÀN TẤT VIỆC HỌC
Sau tuổi kết hôn là tuổi hoàn tất việc học, nó cho thấy mức độ cao trong việc kết thân đi lại giữa hai vợ chồng và là yếu tố rất mạnh quyết định việc lựa chọn tình bạn khắng khít đưa đến hôn nhân sau này (13). Coleman đã đi đến kết luận sau đây trong bài nghiên cứu của ông:
"Sự giống nhau về tuổi lúc chấm dứt việc học mà không giống nhau về giai cấp xã hội là yếu tố có tính cách trực tiếp quyết định việc lựa chọn bạn trăm năm hơn là sự giống nhau về giai cấp xã hội mà không giống nhau về tuổi lúc chấm dứt việc học. Hoặc nói cách khác, sự giống nhau trong việc hoàn tất giáo dục làm người ta dễ kết hôn với nhau bên ngoài ranh giới xã hội hơn là sự giống nhau về giai cấp mà bất tương xứng về giáo dục" (14).
TÓM LẠI
Về các đặc điểm xã hội trong thời gian hẹn hò, ta thấy có nhiều chứng cớ cho thấy sự tương đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định ra ai là những người đáng được kết thân. Dĩ nhiên có những trường hợp ngoại lệ và điều này cần được chú ý. Nếu những ngoại lệ này có nhiều và đi ngược lại khuynh hướng chung, thì thường không hy vọng gì được xã hội chấp nhận và do đó sẽ dễ bị thương tổn khi gặp căng thẳng trong hôn nhân. Như thế, đối với những cuộc hôn nhân vượt ra ngoài các tiêu chuẩn đã có dấu ấn rõ ràng của quá khứ, ta thấy hậu quả khá bấp bênh. Nhưng mặt khác, nếu các ngoại lệ kia là một phần của một khuynh hướng lớn hơn, thí dụ lấy một người khác tín ngưỡng hoặc khác giai cấp xã hội, thì sự khác biệt ít bị xã hội công kích và nhờ thế vợ chồng sẽ tránh được cái nguy cơ nói trên.
Những thay đổi có tính xã hội trong việc hẹn hò này cũng giống như những thay đổi đã diễn tả liên quan đến các vai trò trong hôn nhân. Giống như các vai trò ấy hiện đang trở nên ít cứng ngắc hơn và đang được thay thế bằng việc tham dự của các tầng sâu nhân cách, hôn nhân dựa trên các yếu tố giống nhau (endogamy) dường như cũng đang lùi bước nhường chỗ cho những tiêu chuẩn khác trong việc lựa chọn người để hẹn hò; các tiêu chuẩn này chủ yếu dựa vào tuổi và trình độ giáo dục hơn là dựa vào giai cấp xã hội hoặc tôn giáo. Nếu phong trào này gặp được sức đẩy thích hợp (momentum), thì hôn nhân sẽ được nâng đỡ hơn bao giờ hết nhờ các tài nguyên bên trong và sự gắn bó của vợ chồng hơn là nhờ các nâng đỡ bên ngoài của xã hội. Nếu không, có lẽ xã hội nên thẩm định lại các nhu cầu của người kết hôn và nâng đỡ họ theo các tiêu chuẩn mới phát sinh từ các năng động lực bên trong của chính cuộc hôn nhân.
CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC HẸN HÒ
Các biến tố xã hội trên đây xác định ra nhóm người để ta có thể chọn lựa sau cùng. Các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đối với việc chọn lựa sau cùng này là điều chưa rõ rệt. Sự lôi cuốn thể lý, sự thoả mãn các nhu cầu tình cảm, và nhiều yếu tố vô danh khác đều góp phần làm con đường hẹp lại dẫn tới một con người để ta hẹn hò tán tỉnh nhằm tiến tới cam kết độc chiếm là hôn nhân.
SỰ TƯƠNG ÐỒNG VÀ BỔ TÚC NHAU VỀ TÂM LÝ
Trên căn bản tương đồng xã hội, các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy sự tương đồng tâm lý, tức là việc hai vợ chồng được lôi cuốn vào nhau bởi những nét tâm lý giống nhau và người ta đã trưng được bằng cớ để chứng minh quan điểm này (15). Những nhu cầu bản thân được hai vợ chồng tìm kiếm trong hôn nhân chính là tình yêu và tình âu yếm, sự tin cậy, thiện cảm, hiểu nhau, lệ thuộc nhau, khích lệ nhau, nâng niu thân mật và an toàn xúc cảm (16).
Có điểm quan trọng cần nói ở đây là sự kén đôi đồng lựa không những có khả năng đưa các nhân cách ổn định là những nhân cách đã vượt qua được các nhược điểm lại với nhau nhưng cũng có khả năng ngược lại. Ðiều này sẽ được đề cập cách đầy đủ hơn ở Chương 13 khi bàn về các nguyên nhân đổ vỡ của hôn nhân. Tuy thế, lý thuyết về tương đồng tâm lý vẫn là lý thuyết trổi vượt.
Một lý thuyết khác là lý thuyết về tính bổ túc (complementarity). Winch, tác giả đưa ra quan điểm này, đã chủ trương rằng mặc dầu sự tương đồng về xã hội xác định ra con số những người có thể được ta chọn kết thân, nhưng sự lựa chọn cuối cùng lại do tính bổ túc quyết định, nói cách khác những cái đối nghịch nhau thường lại lôi cuốn lẫn nhau (17). Thí dụ, người ưa thống trị thích lấy một người không thích thống trị, người ưa săn sóc bị người thích được nâng niu lôi cuốn, người ưa tạo thành tích lấy người ưa ẩn mình trong bóng tối. Lý thuyết về tính bổ túc là một lý thuyết hấp dẫn, nhưng cho đến nay, nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ủng hộ lý thuyết này một cách hạn chế, tuy trên thực tế, người ta chứng kiến được nhiều hiện tượng do lý thuyết này mô tả.
Từ trước đến nay, sự lôi cuốn đã được xem sét dựa trên tính tương đồng và tính bổ túc. Nhưng một quan điểm thứ ba (18) lại cho rằng bên cạnh các động lực hữu thức, các động lực vô thức cũng giữ một vai trò, rằng hai cá nhân có thể chọn nhau vì các tâm tư và xúc cảm vô thức của họ thấy như hợp với nhau. Như thế, một người hay chê trách mình có thể lấy một người hay thích chỉ trích, và người thiếu thốn tình cảm có thể lấy một người lạnh lùng không thích biểu lộ tình cảm; nói cách khác, người ta chọn nhau để đáp ứng cái thế giới nội tâm còn đang phát triển chưa hoàn tất hoặc đang bị thương tổn, và người bạn được chọn một cách vô thức vì họ tỏ ra rất thích hợp với hệ thống vô thức của cảm xúc đang phát triển. Những mối liên hệ và những cuộc hôn nhân này có khuynh hướng không vững ổn vì chẳng chóng thì chầy những nhu cầu thực sự của hai vợ chồng sẽ trồi lên. Lúc đó mới thấy rằng chẳng người nào có đủ tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu chung ấy.
Tóm lại, sự chọn lựa bản thân có thể được thực hiện trên căn bản giống nhau, bổ túc nhau, những yếu tố vô thức hoặc bất cứ sự phối hợp nào giữa các yếu tố này. Vẫn còn nhiều chỗ để nghiên cứu thêm về sự chọn vợ chọn chồng hầu có thể định nghĩa nó một cách chính xác hơn.
TRÍ HIỂU
Một yếu tố khác dường như cũng cho thấy sự tương đồng, đó là trí hiểu của những người hẹn hò nhau và của các cặp vợ chồng. Bằng chứng về bản chất của trí hiểu thì khá mạnh mặc dù nó quan trọng hơn đối với các giai cấp xã hội I và II hơn là với các giai cấp xã hội III, IV và V (19).
THỜI GIAN KÉO DÀI CỦA HẸN HÒ
Những cuộc đi lại hẹn hò càng ngắn thì nguy cơ bất ổn cũng như tan vỡ hôn nhân càng nhiều. Một cuộc nghiên cứu sâu rộng về 520 cặp ly dị và 570 cặp vợ chồng liên tục sống chung với nhau cho thấy sự khác biệt và những hậu quả giữa các thời kỳ hẹn hò nhau như sau (20):
BẢNG 1
Ly dị (520): 6% ít hơn 6 tháng; 14% ít hơn 12 tháng; 39% ít hơn 2 năm; 41% sau 2 năm; |
Liên tục sống chung (520): 1% ít hơn 6 tháng; 7% ít hơn 12 tháng; 34% ít hơn 2 năm; 57% sau 2 năm |
Dù không bao giờ có được một thời gian hẹn hò chính xác có thể thích hợp cho mọi người, nhưng rõ ràng là những cuộc hôn nhân vội vã dễ đưa đến ly dị hơn. Ðiều này không có chi đáng ngạc nhiên cả. Vì việc theo đuổi một cam kết kéo dài trọn cuộc sống hôn nhân đòi hỏi phải hiểu biết và lượng giá tận tường xem người phối ngẫu tương lai của mình là loại người nào và điều này đòi thời gian.
SÓNG GIÓ
Trong khi nghiên cứu về thời gian hẹ hò, một trong các điểm làm người ta chú ý là đặc tính báo trước sự vững ổn về hôn nhân của nó. Những cuộc hẹn hò đầy sóng gió với những cãi cọ và hay chia tay một cách trầm trọng là dấu chỉ cho thấy cũng một khuynh hướng như thế sẽ tiếp diễn trong cuộc sống vợ chồng sau này. Cũng trong cuộc nghiên cứu trên đây, người ta thấy rằng những cặp sau này ly dị lúc còn đang hẹn hò nhau đã chia tay nhau nhiều hơn những cặp vẫn tiếp tục sống bên nhau (21). Ðiều ấy cũng đúng đối với những vụ hủy đính ước.
Một điểm có ý nghĩa nữa là việc cha mẹ chống đối cuộc hôn nhân sắp diễn ra. Dường như những cặp ly dị gặp nhiều chống đối của cha mẹ đối với con dâu hoặc con rể tương lai hơn. Nếu những chống đối này cứ dai dẳng mãi, chắc chắn chúng sẽ gây thêm căng thẳng cho những người đang hẹn hò, và người phối ngẫu liên hệ có thể phải khởi sự cuộc hôn nhân mình mà thiếu mất một nguồn nâng đỡ quan trọng. Con cái bao giờ cũng muốn bảo vệ danh thơm của cha mẹ, dù cha mẹ có vụng về bao nhiêu đi nữa. Ðiều ấy sẽ dẫn đôi trẻ đến chỗ có thể tranh luận với nhau, và sau này trong cuộc sống hôn nhân, vấn đề bên chồng bên vợ có thể trở thành vấn đề nổi bật.
GIAO HỢP VÀ SỐNG CHUNG TRƯỚC HÔN NHÂN
Ít ai còn hoài nghi là ngày nay việc giao hợp trước hôn nhân xẩy ra rất nhiều và càng ngày càng trở nên thông thường hơn đối với những người đang hẹn hò nhau đến mức đã cùng ngầm hiểu là họ sẽ cưới nhau hoặc sống bên nhau. Bảng 2, dựa trên một cuộc thăm dò toàn quốc về những người đàn bà có chồng, cho thấy sự gia tăng đáng kể các vụ giao hợp trước hôn nhân với người chồng tương lai của họ (22)
BẢNG 2
Tỷ lệ những người đàn bà thuộc đủ lớp tuổi kết hôn lần đầu trong các năm khác nhau cho biết họ đã giao hợp với người chồng tương lai trước khi lấy nhau:
Năm kết hôn: 1959-60, 35% giao hợp trước khi lấy nhau; 1961-1965, 47% giao hợp trước khi lấy nhau; |
1966-1970, 61% giao hợp trước khi lấy nhau; 1971-1975, 74% giao hợp trước khi lấy nhau. |
Bảng 2 chứng tỏ quả có sự gia tăng các vụ giao hợp tiền hôn nhân tại Anh trong 20 năm qua. Hiện tượng ấy cũng xẩy ra tại nhiều vùng khác thuộc các xã hội phương tây.
Cùng với đà gia tăng ấy, ta thấy việc sống chung với người chồng tương lai (trước khi kết hôn) cũng có gia tăng. Tỷ lệ này tăng từ 1% lên 9% giữa các năm 1956 và 1975. Trong số những người nhìn nhận có sống chung, 26% báo cáo là họ sống chung ít hơn 3 tháng, 15% từ 3 dến 5 tháng, 24% từ 6 tháng đến 1 năm, cho thấy 2/3 những người sống chung đã sống chung như thế dưới 1 năm. 20% báo cáo là họ sống chung từ 1 đến 2 năm và 15% còn lại báo cáo đã sống chung với nhau từ 2 năm trở lên (24).
Khuynh hướng gia tăng các vụ giao hợp và sống chung trước hôn nhân là mối ưu tư đối với các truyền thống Do thái và Kitô giáo. Mối ưu tư này không hoàn toàn là vấn đề giới hạn việc giao hợp trong hôn nhân mà thôi. Vì thực ra nhiều cặp sống chung đả chỉ lấy nhau cho có tên. Những cặp này thường đặt câu hỏi là cái mảnh hôn thú kia thêm được gì vào mối tình họ đã dành cho nhau?
Sự thật là xã hội đòi hỏi phải có sự rõ ràng trong các mối liên hệ của con người. Thực vậy, xã hội cần biết rõ ai có quan hệ với ai, ai nhận trách nhiệm chăm sóc con cái, ai sở hữu của cải và ai cam kết sống lâu dài với nhau để không còn được coi là người độc thân nữa. Hôn nhân có chiều kích tư mà cũng có chiều kích công, nên thiếu chiều kích công không những gây lẫn lộn và đe dọa xã hội mà còn làm cho vợ chồng mất đi sự trợ giúp họ có quyền đòi hỏi với tư cách người kết hôn.
Một nguy hiểm nữa trong cái gọi là các cuộc hôn nhân thử là vì thiếu sự công bố cho mọi người biết, nên hai người có thể có cơ hội rẫy bỏ nhau dễ dàng hơn. Nói cho ngay, đó không phải là hôn nhân chút nào, vì hai người tự ý dành cho nhau một ngõ thoát khi mối liên hệ gặp trục trặc. Sự cam kết công khai tăng thêm sức mạnh để khích lệ hai người phải ráng hơn nữa trong việc duy trì mối liên hệ.
Ðiểm cuối cùng về việc giao hợp trước hôn nhân, một điểm có giá trị căn bản là việc giao hợp không phải là phương thế thích hợp nhất để thăm dò xem mối liên hệ có cân xứng hay không. Chính phẩm chất của hành động hỗ tương giữa hai con người mới là chủ yếu làm cho hôn nhân vững ổn. Giao hợp tính dục là phương thế đóng ấn nhìn nhận việc khám phá ra mối tương quan thích hợp chứ không phải là phương thế khám phá ra chính mối tương quan ấy. Giao hợp do đó là căn bản quá hẹp không cho phép người ta có cái nhìn sáng suốt để thấy ra sự hoà hợp trong tương lai. Vậy sống chung thì sao? Xét bề ngoài, phương thức này có vẻ rất hấp dẫn, tuy nhiên vì sống thử, hai người có lý do thúc đẩy họ lúc nào cũng phải tỏ ra là người tốt để gây ấn tượng cho nhau. Nên khó có thể thành thực với nhau được, vì cứ ám ảnh sợ bị rạn nứt. Hôn nhân với thề nguyền long trọng có tính cách bản thân và công khai sẽ đem lại một hạ tầng cơ sở vững mạnh hơn nhiều để vợ chồng có thể hành động như những con người đích thực.
Cũng có thể là những người ca ngợi việc sống chung cũng chính là những người tự bản thân không thấy việc gần gũi và vững bền là việc dễ dàng. Họ thấy sự cam kết như là cảm nghiệm bị chết ngạt, như một nhà tù, nên họ thích sống chung hơn, vì điều ấy cho phép họ lợi dụng những lợi điểm của hôn nhân mà không phải chịu những xao xuyến âu lo của mối cam kết vĩnh viễn ấy. Họ ca ngợi tính tự do của một cam kết tư riêng vì họ không chịu được cảm quan bị mắc bẫy. Cho nên điều quan trọng là phải khảo sát các lý do xã hội và tâm lý khi người ta đưa phương thế sống chung ra như câu trả lời thích đáng đối với các vấn nạn của hôn nhân hiện đại.
CÓ THAI TRƯỚC KHI KẾT HÔN
Việc có thai trước hôn nhân càng làm gia tăng nguy cơ ly dị. Ðây là một khám phá đã được kiểm chứng nhiều lần (24, 25, 26). Tại Anh và Wales, kể từ năm 1967 đang có sự suy giảm, trong một thời gian dài, hiện tượng cô dâu mang bầu (pregnant brides), đặc biệt đối với những cô trong cỡ tuổi từ 18 đến 22. Có điều hiện tượng này đi song song với hiện tượng gia tăng phá thai (27).
Theo quan điểm Kitô giáo, việc giảm thiểu các vụ có bầu trước hôn nhân là điều đáng ước mong như biện pháp phòng ngừa cho hôn nhân khỏi tan vỡ, nhưng không được vì thế mà gia tăng phá thai. Vì chẳng còn gì để mà nói nữa khi đã tự ý phá thai.
TÓM LƯỢC
Hẹn hò tán tỉnh là thời kỳ phức hợp và chủ yếu, đưa lại nhiều cơ hội để giáo dục và nâng đỡ các cặp hôn nhân tương lai. Rất nhiều điều chưa được biết đến, nhưng nhiều điều cũng đã được biết đến mà ta có thể sử dụng ở đây và bây giờ để ngăn ngừa những đổ vỡ trong tương lai. Như thế, tuổi, giáo dục, giai cấp xã hội, có bầu trước hôn nhân, thời gian kéo dài và đặc điểm của giai đoạn hò hẹn đều được thống kê coi như có liên hệ đến việc đổ vỡ ấy. Những yếu tố này có thứ cần được loại trừ, có thứ cần được chăm sóc, thì hôn nhân mới được củng cố thêm.
Tài Liệu Tham khảo:
1. Duvall, E.E., Marriage and Family Development. Lippincott, Philadelphia, 1977.
2. Dominian, J., 'Marital Therapy' in Introduction to the Psychotherapies (ed. S. Bloch). Oxford University Press, 1979.
3. Coleman, D.A.,in Equalities anf Inequalities in Family Life (ed. R. Chester and J. Peel). Academic Press, 1977.
4. Clark, A.C., in American Sociological Review (1952) 17, p.17.
5. Coleman, p.30
6. Population Trends, No.16: Mean Age at Marriage. Office of Population Censuses and Surveys, HMSO, 1979.
7. Coleman, p.34.
8. Giai cấp Xã hội - Ðịnh nghĩa của Thống Kê Dân số (Census): Năm loại giai cấp xã hội sau đây được phân loại căn cứ vào cách phân loại theo nghề nghiệp:
Giai cấp I: Chuyên nghiệp và những nghề tương tự
Giai cấp II: Những chức nghiệp trung cấp
Giai cấp III: Những nghề có kỹ năng (skilled)
Giai cấp IV: Những nghề bán kỹ năng (semi skilled)
Giai cấo V: Những nghề không có kỹ năng (unskilled).
9. Glass, D.V., (ed.) Social Mobility in Britain. Routledge and Kegan Paul, 1954.
10. Coleman, p.35.
11. Landis, J.T., 'Marriages of Mixed and Non-mixed Religious Faith' in Selected Studies in Marriage and the Family. Holt, Rinehart and Winston, 1962.
12. Coleman, p.37
13. Ibid., p. 38
14. Ibid., p. 44
15. Burgess, E.W., and Wallin, P., Engagement and Marriage. Lippincott, New York, 1953.
16. Ibid., p.199
17. Winch, R.F., Mate Selection, a Study of Complementary Needs. Harper, New York 1959.
18. Dicks, H.V.,Marital Tensions. Routledge and Kega Paul, 1967.
19. Coleman, p.28
20. Thornes, B. And Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.
21. Ibid., P.65
22. Dunnell, K., Family Formation 1976. HMSO, 1979.
23. Ibid.
24. Christiansen, H.T., 'Time of the First Pregnancy as a Factor in Divorce' Eugenic Review, 1963: 100, 119.
25. Population Trends, No. 3. Office of Population Censuses and Surveys, HMSO, 1976.
26. Thornes and Collars, p.77
27. Thompson, J., 'Fertility and Abortion, Inside and Outside Marriage', Population Trends nos.5, Office of Population Censuses and Surveys, MHSO.