CHƯƠNG MƯỜI HAI: NHỮNG NĂM CUỐI CỦA HÔN NHÂN
Giai đoạn ba của cuộc sống hôn nhân trải dài khoảng từ năm 50 tuổi đến lúc một trong hai người phối ngẫu qua đời, thường là người chồng qua đời trước, theo thống kê. Tuy nhiên, thường thường thần chết không gõ cửa ít nhất từ 20 đến 25 năm, nhờ các tiến bộ về sức khỏe và y khoa trong thời đại ta. Ðây là những năm tháng trong đó hai vợ chồng lại diện đối diện với nhau đơn độc.
Nhiều cuộc nghiên cứu ngày càng cho thấy sự thỏa mãn phu thê bắt đầu giảm đi ngay sau khi cưới nhau và nhất là khi các con chào đời, tiếp tục ở mức độ thấp nhưng sẽ lên lại trong giai đoạn ba này khi các con đã rời gia đình (1,2).
Mặc dù các biến cố trong giai đoạn này lấn từ giai đọan trước, nhưng ở đây ta sẽ xem sét chúng chủ yếu như thuộc về giai đoạn ba này.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
Trong các năm này, các biến cố xã hội chính bao gồm chức vụ của chồng nơi sở làm, cha mẹ đôi bên bị bệnh hoặc chết và con cái thành lập gia đình.
Việc làm của người chồng đã được nhắc đến rồi. Tuổi 40 phủ lấn qua tuổi 50 và người chồng nhận ra khá rõ là ông đã lên đến điểm cao nhất của nghề nghiệp. Những công nhân thuộc các giai cấp kinh tế xã hội thấp có lẽ đã đạt tới cái điểm đó sớm hơn nhiều, có thể ở tuổi 20 hay 30, và do đó phương thế tiến thân duy nhất còn lại chỉ là việc tăng lương bình thường. Không những thế, các chuyên gia và quản trị viên còn có thể mất việc hoặc phải về hưu sớm.
Trong những hoàn cảnh như vậy, người vợ phải biết nâng đỡ chồng. Bà phải biết cách tái lập lòng tự hào nơi chồng nếu các tham vọng của ông lớn hơn các tài năng của ông. Vì những lúc như thế, người chồng thấy tinh thần mình xuống rất thấp, bất an và do đó mất hết tự hào. Người vợ có nhiệm vụ và trách nhiệm đem lại niềm tự tin cho chồng bằng cách làm ông thấy ông đáng được yêu thương bất kể có đạt được các thành tích hay không. Bà cũng cần phải nâng đỡ ông như thế khi ông bị mất việc hoặc phải về hưu sớm. Những hoàn cảnh như thế cực kỳ đau buồn ám ảnh vì không những làm giảm lòng tự hào của người chồng, chúng còn gây ra những hiệu quả tiêu cực khác nữa. Người chồng có thể vì vậy mà đâm ra cau có, luôn mồm ta thán, do đó có thể buông ra những thóa mạ và đôi khi bạo hành. Thất chí hơn, người đàn ông như thế có thể đi vào đường rượu chè hoặc ngay cả tự sát. Nhiệm vụ của người vợ là xoa dịu những vết thương do tình trạng vô tích sự bề ngoài gây ra hiện đang tràn ngập tâm hồn người chồng. Tỏ tình âu yếm, ân ái tính dục, khuyến khích và duy trì hy vọng, nếu thực tiễn, có thể duy trì được tinh thần người chồng cho đến khi một giải pháp làm việc có thể đạt được.
Trong những năm này, cha mẹ đôi bên có thể mắc bệnh hoặc chết. Cả hai đều có trách nhiệm phải săn sóc cha mẹ yếu đau và đôi khi cung cấp nơi ăn chốn ở cho người còn sống. Nếu liên hệ giữa vợ chồng còn khắng khít tốt đẹp, chắc chắn hai người sẽ giúp nhau chăm sóc cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ trong những hoàn cảnh ấy. Trái lại, nếu có sự căng thẳng trong liên hệ vợ chồng hoặc với cha mẹ mình hoặc với nhạc gia, thì việc một bậc sinh thành bị bệnh hoặc phải tới cư ngụ tại nhà mình sẽ là nguồn gốc cho khá nhiều kình chống căng thẳng.
Việc cha hoặc mẹ già đến cư ngụ đôi khi trùng hợp với việc các con đi lập gia đình. Tuy nhiên, như đã nói trên đây, con cái rất có thể chỉ thích ăn nằm với nhau trước hôn nhân, chung sống với bạn trai bạn gái chứ không chịu cưới xin chi cả; tác phong này có thể gây bàng hoàng cho cha mẹ và là nguồn gốc gây nên những buồn phiền đáng kể cho họ. Nhất là nếu bà mẹ không chấp thuận đứa con rể tương lai, thì cuộc hôn nhân này chắc chắn sẽ tiến hành mà không có sự chấp nhận của mẹ cha (3). Ðây sẽ là một mất mát lớn cho các cô dâu thuộc các giai cấp xã hội thấp nhất, trong đó, theo truyền thống, giữa mẹ và con gái thường có mối dây liên hệ rất chặt chẽ.
Bình thường mà xét, nếu giữa hai bên và gia đình vẫn còn thiện chí, thì những vấn đề trên có thể vượt qua được. Ông bà có thể hoặc cư ngụ tại nhà của hai vợ chồng hoặc vẫn tiếp tục ở nhà riêng nhưng được vợ chồng đến thăm nom thường xuyên. Các con thì thường có quan hệ tốt với cha mẹ, nên chắc chắn một mối liên hệ mới sẽ phát sinh trong đó con cái được coi như những người đã trưởng thành.
Việc các con rời khỏi gia đình đem lại cho cha mẹ nhiều tự do hơn, nhờ thế cha mẹ chú tâm đến nhau nhiều hơn. Cho đến lúc về hưu, lợi tức thu nhập thường cao mà chi phí lại giảm, thời gian bên nhau nhiều hơn, nên vợ chồng có thể có cơ hội đi du lịch, thăm thú những nơi, những người và những hoàn cảnh mới lạ. Ðây cũng là thời gian hai vợ chồng học được những thú tiêu khiển mới.
Sau cùng, đến việc người chồng về hưu, cũng có thể cả người vợ nữa. Phần lớn các ông chuẩn bị sẵn sàng để về hưu, nhưng một số lại không; thực thế, nhiều người cố ý không chịu thừa nhận cái biến cố đang đến kia và đo đó khi nó đến, họ như bị chưng hửng. Bởi thế đôi khi cái thời điểm về hưu gây cho người ta khá đau khổ, đặc biệt nếu người về hưu không biết dùng thì giờ làm chi. Người như thế có thể lâm vào tình trạng lo âu và ngay cả trầm cảm nữa.
Như thế, ta thấy trong giai đoạn hôn nhân này, các con đến tuổi thiếu niên lên đường rời bỏ gia đình, để lại hai vợ chồng một mình, nhưng hai vợ chồng có thể được yêu cầu phải giúp đỡ cha mẹ mình. Dù thế nào, họ cũng được đôi chút tự do hơn để làm những điều họ thích, những điều mà trước đây họ không làm được.
CHIỀU KÍCH THỂ LÝ
Ðây là giai đoạn hai vợ chồng thường hay đau yếu. Nỗi sợ căn bản mà cơn bệnh trong giai đoạn này gây ra là nguy cơ người bạn đời hoặc ra đi vĩnh viễn hoặc bị tê liệt. Mỗi cặp vợ chồng đều có một thái độ khác nhau đối với bệnh tật. Có những người chồng hoặc người vợ thấy việc chăm sóc bạn mình là chuyện khó. Thực thế, họ thấy sự thụ động và sự bất lực do cơn bệnh gây ra làm họ lo âu và hết sức bất ổn. Họ thấy mình bó buộc phải chăm sóc người bạn đời bị yếu đau nhưng rất miễn cưỡng, một sự miễn cưỡng không phải vì dửng dưng, nhưng vì sợ chính cơn bệnh. Trong hoàn cảnh ấy, người bạn đời đương nhiên sẽ cảm thấy đắng cay, đặc biệt khi họ phải đau yếu luôn nhưng hễ cần đến sự trợ giúp thì sự trợ giúp ấy không đến.
Một lần nữa không nên vội kết luận là người phối ngẫu kia ích kỷ. Nếu bệnh hoạn là cái làm người ta hãi sợ, thì đương nhiên người ta có khuynh hướng tránh xa nó. Nhưng tại sao bệnh tật làm họ khiếp đảm? Vì không những họ sợ chính họ sẽ mắc bệnh hoặc họ không biết chăm sóc chu đáo, nhưng họ còn sợ sự độc lập của mình bị đe doạ nữa. Bất cứ ai cần sự giúp đỡ cũng là một mối đe dọa đối với nhu cầu được người khác chăm sóc của mình, một nhu cầu mình không muốn nói ra. Thái độ đối với bệnh tật này đôi khi đã có ngay ở buổi đầu mới cưới nhau, nhưng cũng có thể chỉ mới xuất hiện trong giai đoạn này khi tần số những lần mang bệnh và độ nặng của bệnh trở thành thường xuyên hơn. Ðôi khi chính người bệnh lại không muốn được chăm sóc vì họ cảm thấy sự độc lập của họ bị đe doạ. Thực vậy, bệnh tật là trở về với sự lệ tthuộc như lúc còn thơ, một sự lệ thuộc hoàn toàn không chấp nhận được. Người có tác phong này chống lại việc chăm sóc nuôi nấng, mà họ gọi là việc chăm bẵm (fuss), vì họ thấy họ mất tư cách người lớn để trở thành như những đưá trẻ bất lực.
Ðời sống tính dục của hai vợ chồng trong giai đoạn này, trong những năm gần đây, đã được chú ý rất nhiều. Trong nhiều thế kỷ, giao hợp tính dục vốn được quan niệm chủ yếu để sinh con, và chu kỳ sống của con người là lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái và khi các con lớn khôn đến tuổi sẵn sàng lấy vợ lấy chồng thì cha mẹ qua đời. Ngày nay, càng ngày tính dục càng được nhìn như một kinh nghiệm hiệp nhất và đầy yêu thương vẫn còn ý nghĩa sau cả thời gian sinh con. Với cái nhìn này, việc tắt kinh của phụ nữ, xẩy ra khoảng năm 50 tuổi, không phải là dấu hiệu để người ta ngưng việc giao hợp nữa. Tắt kinh không hề có hiệu quả gì đối với tần số những lần làm tình hoặc cái khoái cảm do việc làm tình đưa lại. Tuy nhiên những người đàn bà vốn gặp khó khăn từ trước có thể viện cớ đó để lý giải cho việc không thích giao hợp của mình (4). Phúc trình Kinsey cho hay khoảng 11% phụ nữ không đạt được khoái ngất hoặc không vui hưởng được tính dục với chồng mình sau 20 lấy nhau (5). Tuy nhiên đấy chỉ là số nhỏ, tuyệt đại đa số các cặp vợ chồng vẫn vui hưởng một đời sống tính dục đến tận những năm 60, 70 và ngay cả 80 tuổi nữa (6).
Tuy nhiên trong giai đoạn này, đe dọa chính cản trở việc giao hợp tính dục không đến từ người vợ, mà lại đến từ người chồng do chứng bất lực bắt đầu tăng cao. Kinsey tính ra có đến 6.7% đàn ông bất lực lúc 50 tuổi, 18.4% lúc 60, 27% lúc 70 và 75% lúc 80 (7). Ðôi khi bất lực xẩy ra ở tuổi 40 đối với những người đàn ông có sung lượng tính dục thấp và cả đời ít khi giao hợp (8).
Như thế có chứng cớ cho thấy các yếu tố sinh học đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sung lực tính dục và đo đó trong việc tạo ra bất lực. Thực thế, việc chẩn đoán cho thấy việc phục hồi rất nhỏ nhoi nếu sự bất lực đã liên tục hiện diện từ 3 đến 5 năm (9,10,11). Trong những năm này, mặc dù khó có thể giúp gì được cho các cặp vợ chồng nạn nhân của bất lực, tuy thế vẫn có hy vọng cải thiện phần nào nếu đừng chần chờ quá lâu.
Giai đoạn này vẫn không tránh khỏi những vụ đi ngang về tắt. Thực thế, tuổi già có thể khuấy lên nỗi lo âu là mình hết còn hiệu quả về tính dục và do đó cả hai có thể buông thả về phương diện này. Một cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy phân nửa số ông chồng có con đã rời gia đình đã phát biểu ý muốn đi ngang về tắt, và một phần tư thực sự đã thực hiện điều ấy (12). Một cuộc nghiên cứu khác cũng tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng một phần ba các bà vợ cũng đã có những cuộc tình ngoài hôn nhân (13).
Tóm lại, hình ảnh tổng quan về sinh hoạt tính dục trong giai đoạn này là nó xẩy ra ít hơn, nhưng biên tế liên tục và vui hưởng ít nhiều thì rất khác nhau. Một phần tư các ông chồng và một phần ba các bà vợ đã ngoại tình. Cũng như đối với các giai đoạn trước, không nên coi thường việc ngoại tình, trái lại phải khảo sát nó cẩn thận. Nó như lời cảnh cáo phát ra rất to và rất rõ gửi đến các người phối ngẫu. Thay vì đào đất chôn nó, ta cần tìm hiểu về nó, và, nếu có thể, thì sửa chữa các nguyên nhân gây ra nó. Nguyên nhân có thể là mối liên hệ đang xuống giốc, hoặc sinh hoạt tính dục không đầy đủ. Cần phải đưa ra những bước cần thiết để cải thiện cả hai trường hợp. Sự đe dọa bị mất người bạn đời do hành vi ngoại tình đem đến là mối lo âu sao suyến rất có hại cần được giảm thiểu càng sớm càng tốt.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
Một trong những kiểu thức gây ra trục trặc trong đời sống hôn nhân trong giai đoạn này có liên quan mật thiết với những dịp khiến người ta ngoại tình. Dịp đó đương nhiên là lúc các con ra đi để cha mẹ lại nhà đơn độc, và tình trạng sẽ còn tồi tệ hơn nếu giữa hai người vốn không có một liên hệ tốt đẹp nào. Ðiều này dĩ nhiên ít khi có, nhưng nếu có thì hết sức đau khổ.
Ðây là vấn đề đặc biệt xẩy ra trong giai đoạn ba này. Tuy nhiên có những khó khăn tiếp diễn từ các giai đoạn trước. Tỷ dụ, sự chuyển dịch về xúc cảm từ lệ thuộc qua tự lập, việc lên sắc bản ngã và đạt được lòng tự hào, đối với một số các cặp vợ chồng, có thể vẫn còn tiếp tục xẩy ra trong giai đoạn này.
Theo Jung, đối với đại đa số các cặp vợ chồng, thì những năm cuối này được coi như những năm, trong đó các đối thể được tổng hợp hóa (14). Ðiều này có nghĩa là dần dần những khía cạnh thấp kém của một con người, còn được gọi là những cái bóng của họ, sẽ được hội nhập vào thực tại hữu thức của bản ngã. Khía cạnh nữ tính nơi người đàn ông sẽ hòa nhập làm một với thực tại nam tính vốn đang trổi vượt, và khía cạnh nam tính nơi người đàn bà sẽ hòa nhập làm một với thực tại nữ tính của họ. Người đàn ông, với năm tháng, sẽ "mềm dịu" (mellow) ra; còn người đàn bà sẽ dần dần thâu lượm được các đặc tính của người đàn ông. "Như thế, nơi con người cũng như nơi thần thánh, để thực hiện được toàn vẹn tính (wholeness), các đối thể sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau; điều thiện và điều ác, hữu thức và vô thức, nam tính và nữ tính, bóng tối và ánh sáng đều được nâng lên một tổng hợp trong cái gọi là hợp thể của các đối thể (conjunctio oppositorum)" (15). Sự hội nhập tâm lý các đối thể dẫn đến ý niệm bản ngã hay cái tự thân (self), tức cái toàn vẹn tính duy nhất của nhân cách, sẽ xẩy ra trong giai đoạn này theo những mức độ khác nhau. Hai vợ chồng xáp lại gần nhau vì các bản ngã đã được hội nhập nay đã gặp nhau. Họ hiểu nhau và tương cảm với nhau nhiều hơn gấp bội, vì nhân cách họ đã, một cách hữu thức, vươn tới cái toàn vẹn tính của tự thân.
Như vậy, đối với đại đa số các cặp vợ chồng, giai đoạn ba này là giai đoạn đầy hân hoan vì tình đồng hành cũng như việc chia sẻ các sinh hoạt giải trí gia tăng rất nhiều (16,17), mặt khác cũng vì sự thông đạt hai chiều về xúc cảm đã sâu sắc đủ để ngày càng nhận ra cái nên một của mình.
Hơn nữa, đời sống hôn nhân của chính con cái họ nay đã trở nên quan trọng, đặc biệt với việc chào đời của các cháu. Nếu họ còn giữ được liên hệ tốt với các con, thì nay họ có thể giúp con giữ các cháu để bớt cho con phần nào áp lực trong nhiệm vụ làm cha mẹ. Ông bà có niềm vui chăm sóc các cháu mà không chịu trách nhiệm phải làm cha làm mẹ. Ðây là một sắp xếp thuận tiện cho mọi người. Nhưng sự trợ giúp đối với các con đã lập gia đình còn đi xa hơn thế, nó hướng tới sự nâng đỡ liên tục về xã hội, về xúc cảm và về vật chất cho đến lúc các vai trò được đảo lại nghĩa là lúc con cái chăm sóc lại cha mẹ già.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC
Sự tổng hợp về xúc cảm đã nhắc ở trên cũng xẩy ra trên bình diện tri thức. Hai vợ chồng biến đổi các kiến thức và kỹ năng của họ thành túi khôn. Sự gạn lọc tinh chế các kiến thức này làm cho sự thông đạt của họ trở thành có ý nghĩa nhiều hơn gấp bội. Các sở thích có thể trăm hoa đua nở và bên cạnh những việc hai bên cùng làm chung với nhau, có những sở thích mà mỗi người có thể theo đuổi riêng.
CHIỀU KÍCH TÂM LINH
Sự biến thể từ kiến thức qua túi khôn cùng với việc hội nhập bản ngã sẽ dẫn hai vợ chồng đến chỗ cởi mở, đến các giá trị, các thái độ và nhu cầu mới mẻ. Phương diện tâm linh sẽ được cảm nhận với một ý nghĩa mới sau khi khía cạnh vật chất đã được thỏa mãn. Những người đàn ông và những người đàn bà sẽ khởi đầu cuộc hành trình thứ hai trong đó việc phục vụ người khác đóng một vai trò quan trọng hơn lợi nhuận tiền bạc (18). Người đàn ông trong tuổi 40 hoặc 50 có thể thay đổi chức nghiệp để đi tu làm linh mục, làm nhân viên xã hội hoặc làm thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng. Cũng vậy, người đàn bà, sau khi hoàn tất nhiệm vụ nuôi con, có thể bắt đầu công tác giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là những giá trị có hướng tâm linh này phải được cả hai vợ chồng cùng chia sẻ, nếu không sẽ có sự chia rẽ về sở thích giữa hai người.
Với tuổi càng cao, việc đi tìm Chúa hoặc một sức mạnh siêu việt nào đó sẽ càng đi vào chiều sâu. Ðây là một tìm kiếm sâu sắc về ý nghĩa của đời người. Liên hệ giữa hai vợ chồng vốn cho họ một cảm nhận, một mùi vị nào đó về nội tại tính của đấng thiêng liêng qua tình yêu họ chia sẻ với nhau. Nay là lúc họ đi tìm nguồn gốc, đi tìm cái thực tại siêu việt sẽ chiếm hữu họ và sẽ đem lại năng lực cho cuộc đời họ trong những năm còn lại này.
Nhiều người cho rằng trong những năm này, việc đi tìm Chúa chỉ là một dự án bảo hiểm có tính tuyệt vọng. Người đàn ông cũng như người đàn bà sợ phải chết khi không có đức tin. Ðó chưa hẳn là câu trả lời. Vì nhiều người chết tuy không chính thức theo một tôn giáo nào nhưng vẫn khát khao một đấng thiêng liêng mà mình mới chỉ được thoả mãn một phần.
Hôn nhân, với những cơ may nhiều mặt của nó về yêu thương và đau khổ, về hy sinh và hân hoan, về tổn thương và tha thứ, cung cấp cho ta những chất liệu thật chủ yếu để ta hướng tâm hồn về nguồn cội của chúng và những năm cuối là những năm ta nhất định lên đường tiến tới cái đích điểm ấy. Ðiều này không có nghĩa là những giai đoạn trước đó của hôn nhân không đem ta tới việc khám phá ra nguồn cội của ta. Nhưng phải nhận rằng những năm trước đây, những ưu tiên khẩn cấp khác đã làm giảm đi một phần cường độ của sự tìm kiếm ấy. Muốn tìm ra đấng tạo ra mình và đấng cứu chuộc mình, người ta cần phải phần nào rút ra khỏi những việc trần thế và những năm cuối cùng này quả có khuyến khích việc ấy.
NGƯỜI PHỐI NGẨU QUA ÐỜI
Giai đoạn ba chấm dứt với việc một trong hai người phối ngẫu qua đời, phần lớn là người chồng. Ðương nhiên sẽ có thời gian tang chế đau buồn, đôi khi trầm trọng đến thành sầu khổ thất thần, nhưng điều đó khá hiếm (19). Thường hơn ta thấy có thời gian tang chế đau buồn, rồi dần dần, người quá vãng sẽ được nhớ đến qua các hình ảnh đã được nội tâm hóa trong những năm sống chung. Những hình ảnh này vừa tượng hình vừa gợi cảm và một hoài niệm mạnh mẽ sẽ được duy trì và củng cố trong những năm kế tiếp. Những ngày kỵ giỗ là những dịp tưởng nhớ sâu sắc về người quá vãng và trong truyền thống Kitô giáo, ta có ngày lễ Các Thánh và ngày lễ Các Ðẳng Linh hồn dùng để nhắc nhớ và cử hành thực tại hiệp nhất giữa người sống và người chết dưới quyền thống trị tối thượng của Ðấng Tối Cao. Ðối với những người có đức tin, cầu nguyện lẽ tất nhiên là phương tiện đối thoại không ngừng giữa người sống và người chết, bởi vì, trong đức tin, sự sống không bao giờ kết thúc - đúng hơn nó biến thể thành liên hệ mầu nhiệm giữa cá nhân và Thiên Chúa.
CON CÁI
Trong giai đoạn ba của hôn nhân, con cái đã trở thành những người trưởng thành với mối liên hệ mới đối với cha mẹ. Lần lượt chúng sẽ tiếp nối nhau đi lập gia đình, và với thời gian, dần dần sẽ có sự đảo ngược các vai trò lệ thuộc. Vì chính cha mẹ sẽ trở thành những người lệ thuộc về xúc cảm và đôi khi về vật chất nữa. Chu kỳ sự sống trong gia đình bảo tồn được liên tục tính của mối liên hệ, bao lâu còn bảo tồn được, từ thế hệ này qua thế hệ khác trong một tương quan bất tận nhưng luôn luôn đổi thay của tình yêu.
TÓM LƯỢC
Ba giai đoạn của hôn nhân với những đặc điểm cá biệt nhắc ta nhớ rằng hôn nhân quả là một diễn trình năng động luôn luôn triển khai, mỗi giai đoạn đều có những nét riêng của nó. Sự sống còn của hôn nhân tùy thuộc việc liên tục thể hiện ở mức tối thiểu tất cả các chiều kích khác nhau đã kể trên này.
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Rollins, B.C., trong Journal of Marriage and The Family (1974) 36, 271.
2. Walker, C., trong Equalities and Inequalities in Family Life (ed. R. Chester and J. Peel). Academic Press, 1977.
3. Thornes, B. And Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.
4. Ballinger, C.B., trong British Mediacl Journal (1976) I, 1183.
5. Kinsey, A.C., et al., Sexual Behaviour in The Human Female. W.B. Saunders, 1953.
6. Masters, W.H., and Johnson, V.E., trong Middle Age and Ageing (ed. B.L. Neugarten). University of Chicago Press, 1968.
7. Kinsey, A.C., Sexual Behaviour in The Human Male. W.B. Saunders, 1948.
8. Ansan, J.M. trong British Journal of Psychiatry.(1975) 127, 737.
9. Johnson, J. trong Journal of Psychosomatic Research (1965) 9, 145.
10. Cooper, A.J., trong British Journal of Psychiatry (1968) 114, 719.
11. Cooper, A.J., trong British Journal of Psychiatry (1969) 115, 709.
12. Johnson, R.E., 'Marital Partners during the Middle years' Ph. D. Dissertation, University of Minnesota, 1968.
13. Levin, R.J., The Redbook Report of Premarital and Extramarital Sex. Redbook, 1975.
14. Moreno, A., Jung, God and Modern Man. Sheldon Press, 1974.
15. Ibid., p.60.
16. Hayes, M.P., and Sinnett, N., trong Journal of Home Economics (1971) 63, 669.
17. Orthner, D.K., trong Journal of Marriage and the Family (1975) 37, 91.
18. O'Collins, G., The Second Journey. Villa Books, Dublin, 1979.
19. Dominian, J., Depression. Collins, 1976.
Giai đoạn ba của cuộc sống hôn nhân trải dài khoảng từ năm 50 tuổi đến lúc một trong hai người phối ngẫu qua đời, thường là người chồng qua đời trước, theo thống kê. Tuy nhiên, thường thường thần chết không gõ cửa ít nhất từ 20 đến 25 năm, nhờ các tiến bộ về sức khỏe và y khoa trong thời đại ta. Ðây là những năm tháng trong đó hai vợ chồng lại diện đối diện với nhau đơn độc.
Nhiều cuộc nghiên cứu ngày càng cho thấy sự thỏa mãn phu thê bắt đầu giảm đi ngay sau khi cưới nhau và nhất là khi các con chào đời, tiếp tục ở mức độ thấp nhưng sẽ lên lại trong giai đoạn ba này khi các con đã rời gia đình (1,2).
Mặc dù các biến cố trong giai đoạn này lấn từ giai đọan trước, nhưng ở đây ta sẽ xem sét chúng chủ yếu như thuộc về giai đoạn ba này.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
Trong các năm này, các biến cố xã hội chính bao gồm chức vụ của chồng nơi sở làm, cha mẹ đôi bên bị bệnh hoặc chết và con cái thành lập gia đình.
Việc làm của người chồng đã được nhắc đến rồi. Tuổi 40 phủ lấn qua tuổi 50 và người chồng nhận ra khá rõ là ông đã lên đến điểm cao nhất của nghề nghiệp. Những công nhân thuộc các giai cấp kinh tế xã hội thấp có lẽ đã đạt tới cái điểm đó sớm hơn nhiều, có thể ở tuổi 20 hay 30, và do đó phương thế tiến thân duy nhất còn lại chỉ là việc tăng lương bình thường. Không những thế, các chuyên gia và quản trị viên còn có thể mất việc hoặc phải về hưu sớm.
Trong những hoàn cảnh như vậy, người vợ phải biết nâng đỡ chồng. Bà phải biết cách tái lập lòng tự hào nơi chồng nếu các tham vọng của ông lớn hơn các tài năng của ông. Vì những lúc như thế, người chồng thấy tinh thần mình xuống rất thấp, bất an và do đó mất hết tự hào. Người vợ có nhiệm vụ và trách nhiệm đem lại niềm tự tin cho chồng bằng cách làm ông thấy ông đáng được yêu thương bất kể có đạt được các thành tích hay không. Bà cũng cần phải nâng đỡ ông như thế khi ông bị mất việc hoặc phải về hưu sớm. Những hoàn cảnh như thế cực kỳ đau buồn ám ảnh vì không những làm giảm lòng tự hào của người chồng, chúng còn gây ra những hiệu quả tiêu cực khác nữa. Người chồng có thể vì vậy mà đâm ra cau có, luôn mồm ta thán, do đó có thể buông ra những thóa mạ và đôi khi bạo hành. Thất chí hơn, người đàn ông như thế có thể đi vào đường rượu chè hoặc ngay cả tự sát. Nhiệm vụ của người vợ là xoa dịu những vết thương do tình trạng vô tích sự bề ngoài gây ra hiện đang tràn ngập tâm hồn người chồng. Tỏ tình âu yếm, ân ái tính dục, khuyến khích và duy trì hy vọng, nếu thực tiễn, có thể duy trì được tinh thần người chồng cho đến khi một giải pháp làm việc có thể đạt được.
Trong những năm này, cha mẹ đôi bên có thể mắc bệnh hoặc chết. Cả hai đều có trách nhiệm phải săn sóc cha mẹ yếu đau và đôi khi cung cấp nơi ăn chốn ở cho người còn sống. Nếu liên hệ giữa vợ chồng còn khắng khít tốt đẹp, chắc chắn hai người sẽ giúp nhau chăm sóc cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ trong những hoàn cảnh ấy. Trái lại, nếu có sự căng thẳng trong liên hệ vợ chồng hoặc với cha mẹ mình hoặc với nhạc gia, thì việc một bậc sinh thành bị bệnh hoặc phải tới cư ngụ tại nhà mình sẽ là nguồn gốc cho khá nhiều kình chống căng thẳng.
Việc cha hoặc mẹ già đến cư ngụ đôi khi trùng hợp với việc các con đi lập gia đình. Tuy nhiên, như đã nói trên đây, con cái rất có thể chỉ thích ăn nằm với nhau trước hôn nhân, chung sống với bạn trai bạn gái chứ không chịu cưới xin chi cả; tác phong này có thể gây bàng hoàng cho cha mẹ và là nguồn gốc gây nên những buồn phiền đáng kể cho họ. Nhất là nếu bà mẹ không chấp thuận đứa con rể tương lai, thì cuộc hôn nhân này chắc chắn sẽ tiến hành mà không có sự chấp nhận của mẹ cha (3). Ðây sẽ là một mất mát lớn cho các cô dâu thuộc các giai cấp xã hội thấp nhất, trong đó, theo truyền thống, giữa mẹ và con gái thường có mối dây liên hệ rất chặt chẽ.
Bình thường mà xét, nếu giữa hai bên và gia đình vẫn còn thiện chí, thì những vấn đề trên có thể vượt qua được. Ông bà có thể hoặc cư ngụ tại nhà của hai vợ chồng hoặc vẫn tiếp tục ở nhà riêng nhưng được vợ chồng đến thăm nom thường xuyên. Các con thì thường có quan hệ tốt với cha mẹ, nên chắc chắn một mối liên hệ mới sẽ phát sinh trong đó con cái được coi như những người đã trưởng thành.
Việc các con rời khỏi gia đình đem lại cho cha mẹ nhiều tự do hơn, nhờ thế cha mẹ chú tâm đến nhau nhiều hơn. Cho đến lúc về hưu, lợi tức thu nhập thường cao mà chi phí lại giảm, thời gian bên nhau nhiều hơn, nên vợ chồng có thể có cơ hội đi du lịch, thăm thú những nơi, những người và những hoàn cảnh mới lạ. Ðây cũng là thời gian hai vợ chồng học được những thú tiêu khiển mới.
Sau cùng, đến việc người chồng về hưu, cũng có thể cả người vợ nữa. Phần lớn các ông chuẩn bị sẵn sàng để về hưu, nhưng một số lại không; thực thế, nhiều người cố ý không chịu thừa nhận cái biến cố đang đến kia và đo đó khi nó đến, họ như bị chưng hửng. Bởi thế đôi khi cái thời điểm về hưu gây cho người ta khá đau khổ, đặc biệt nếu người về hưu không biết dùng thì giờ làm chi. Người như thế có thể lâm vào tình trạng lo âu và ngay cả trầm cảm nữa.
Như thế, ta thấy trong giai đoạn hôn nhân này, các con đến tuổi thiếu niên lên đường rời bỏ gia đình, để lại hai vợ chồng một mình, nhưng hai vợ chồng có thể được yêu cầu phải giúp đỡ cha mẹ mình. Dù thế nào, họ cũng được đôi chút tự do hơn để làm những điều họ thích, những điều mà trước đây họ không làm được.
CHIỀU KÍCH THỂ LÝ
Ðây là giai đoạn hai vợ chồng thường hay đau yếu. Nỗi sợ căn bản mà cơn bệnh trong giai đoạn này gây ra là nguy cơ người bạn đời hoặc ra đi vĩnh viễn hoặc bị tê liệt. Mỗi cặp vợ chồng đều có một thái độ khác nhau đối với bệnh tật. Có những người chồng hoặc người vợ thấy việc chăm sóc bạn mình là chuyện khó. Thực thế, họ thấy sự thụ động và sự bất lực do cơn bệnh gây ra làm họ lo âu và hết sức bất ổn. Họ thấy mình bó buộc phải chăm sóc người bạn đời bị yếu đau nhưng rất miễn cưỡng, một sự miễn cưỡng không phải vì dửng dưng, nhưng vì sợ chính cơn bệnh. Trong hoàn cảnh ấy, người bạn đời đương nhiên sẽ cảm thấy đắng cay, đặc biệt khi họ phải đau yếu luôn nhưng hễ cần đến sự trợ giúp thì sự trợ giúp ấy không đến.
Một lần nữa không nên vội kết luận là người phối ngẫu kia ích kỷ. Nếu bệnh hoạn là cái làm người ta hãi sợ, thì đương nhiên người ta có khuynh hướng tránh xa nó. Nhưng tại sao bệnh tật làm họ khiếp đảm? Vì không những họ sợ chính họ sẽ mắc bệnh hoặc họ không biết chăm sóc chu đáo, nhưng họ còn sợ sự độc lập của mình bị đe doạ nữa. Bất cứ ai cần sự giúp đỡ cũng là một mối đe dọa đối với nhu cầu được người khác chăm sóc của mình, một nhu cầu mình không muốn nói ra. Thái độ đối với bệnh tật này đôi khi đã có ngay ở buổi đầu mới cưới nhau, nhưng cũng có thể chỉ mới xuất hiện trong giai đoạn này khi tần số những lần mang bệnh và độ nặng của bệnh trở thành thường xuyên hơn. Ðôi khi chính người bệnh lại không muốn được chăm sóc vì họ cảm thấy sự độc lập của họ bị đe doạ. Thực vậy, bệnh tật là trở về với sự lệ tthuộc như lúc còn thơ, một sự lệ thuộc hoàn toàn không chấp nhận được. Người có tác phong này chống lại việc chăm sóc nuôi nấng, mà họ gọi là việc chăm bẵm (fuss), vì họ thấy họ mất tư cách người lớn để trở thành như những đưá trẻ bất lực.
Ðời sống tính dục của hai vợ chồng trong giai đoạn này, trong những năm gần đây, đã được chú ý rất nhiều. Trong nhiều thế kỷ, giao hợp tính dục vốn được quan niệm chủ yếu để sinh con, và chu kỳ sống của con người là lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái và khi các con lớn khôn đến tuổi sẵn sàng lấy vợ lấy chồng thì cha mẹ qua đời. Ngày nay, càng ngày tính dục càng được nhìn như một kinh nghiệm hiệp nhất và đầy yêu thương vẫn còn ý nghĩa sau cả thời gian sinh con. Với cái nhìn này, việc tắt kinh của phụ nữ, xẩy ra khoảng năm 50 tuổi, không phải là dấu hiệu để người ta ngưng việc giao hợp nữa. Tắt kinh không hề có hiệu quả gì đối với tần số những lần làm tình hoặc cái khoái cảm do việc làm tình đưa lại. Tuy nhiên những người đàn bà vốn gặp khó khăn từ trước có thể viện cớ đó để lý giải cho việc không thích giao hợp của mình (4). Phúc trình Kinsey cho hay khoảng 11% phụ nữ không đạt được khoái ngất hoặc không vui hưởng được tính dục với chồng mình sau 20 lấy nhau (5). Tuy nhiên đấy chỉ là số nhỏ, tuyệt đại đa số các cặp vợ chồng vẫn vui hưởng một đời sống tính dục đến tận những năm 60, 70 và ngay cả 80 tuổi nữa (6).
Tuy nhiên trong giai đoạn này, đe dọa chính cản trở việc giao hợp tính dục không đến từ người vợ, mà lại đến từ người chồng do chứng bất lực bắt đầu tăng cao. Kinsey tính ra có đến 6.7% đàn ông bất lực lúc 50 tuổi, 18.4% lúc 60, 27% lúc 70 và 75% lúc 80 (7). Ðôi khi bất lực xẩy ra ở tuổi 40 đối với những người đàn ông có sung lượng tính dục thấp và cả đời ít khi giao hợp (8).
Như thế có chứng cớ cho thấy các yếu tố sinh học đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sung lực tính dục và đo đó trong việc tạo ra bất lực. Thực thế, việc chẩn đoán cho thấy việc phục hồi rất nhỏ nhoi nếu sự bất lực đã liên tục hiện diện từ 3 đến 5 năm (9,10,11). Trong những năm này, mặc dù khó có thể giúp gì được cho các cặp vợ chồng nạn nhân của bất lực, tuy thế vẫn có hy vọng cải thiện phần nào nếu đừng chần chờ quá lâu.
Giai đoạn này vẫn không tránh khỏi những vụ đi ngang về tắt. Thực thế, tuổi già có thể khuấy lên nỗi lo âu là mình hết còn hiệu quả về tính dục và do đó cả hai có thể buông thả về phương diện này. Một cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy phân nửa số ông chồng có con đã rời gia đình đã phát biểu ý muốn đi ngang về tắt, và một phần tư thực sự đã thực hiện điều ấy (12). Một cuộc nghiên cứu khác cũng tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng một phần ba các bà vợ cũng đã có những cuộc tình ngoài hôn nhân (13).
Tóm lại, hình ảnh tổng quan về sinh hoạt tính dục trong giai đoạn này là nó xẩy ra ít hơn, nhưng biên tế liên tục và vui hưởng ít nhiều thì rất khác nhau. Một phần tư các ông chồng và một phần ba các bà vợ đã ngoại tình. Cũng như đối với các giai đoạn trước, không nên coi thường việc ngoại tình, trái lại phải khảo sát nó cẩn thận. Nó như lời cảnh cáo phát ra rất to và rất rõ gửi đến các người phối ngẫu. Thay vì đào đất chôn nó, ta cần tìm hiểu về nó, và, nếu có thể, thì sửa chữa các nguyên nhân gây ra nó. Nguyên nhân có thể là mối liên hệ đang xuống giốc, hoặc sinh hoạt tính dục không đầy đủ. Cần phải đưa ra những bước cần thiết để cải thiện cả hai trường hợp. Sự đe dọa bị mất người bạn đời do hành vi ngoại tình đem đến là mối lo âu sao suyến rất có hại cần được giảm thiểu càng sớm càng tốt.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
Một trong những kiểu thức gây ra trục trặc trong đời sống hôn nhân trong giai đoạn này có liên quan mật thiết với những dịp khiến người ta ngoại tình. Dịp đó đương nhiên là lúc các con ra đi để cha mẹ lại nhà đơn độc, và tình trạng sẽ còn tồi tệ hơn nếu giữa hai người vốn không có một liên hệ tốt đẹp nào. Ðiều này dĩ nhiên ít khi có, nhưng nếu có thì hết sức đau khổ.
Ðây là vấn đề đặc biệt xẩy ra trong giai đoạn ba này. Tuy nhiên có những khó khăn tiếp diễn từ các giai đoạn trước. Tỷ dụ, sự chuyển dịch về xúc cảm từ lệ thuộc qua tự lập, việc lên sắc bản ngã và đạt được lòng tự hào, đối với một số các cặp vợ chồng, có thể vẫn còn tiếp tục xẩy ra trong giai đoạn này.
Theo Jung, đối với đại đa số các cặp vợ chồng, thì những năm cuối này được coi như những năm, trong đó các đối thể được tổng hợp hóa (14). Ðiều này có nghĩa là dần dần những khía cạnh thấp kém của một con người, còn được gọi là những cái bóng của họ, sẽ được hội nhập vào thực tại hữu thức của bản ngã. Khía cạnh nữ tính nơi người đàn ông sẽ hòa nhập làm một với thực tại nam tính vốn đang trổi vượt, và khía cạnh nam tính nơi người đàn bà sẽ hòa nhập làm một với thực tại nữ tính của họ. Người đàn ông, với năm tháng, sẽ "mềm dịu" (mellow) ra; còn người đàn bà sẽ dần dần thâu lượm được các đặc tính của người đàn ông. "Như thế, nơi con người cũng như nơi thần thánh, để thực hiện được toàn vẹn tính (wholeness), các đối thể sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau; điều thiện và điều ác, hữu thức và vô thức, nam tính và nữ tính, bóng tối và ánh sáng đều được nâng lên một tổng hợp trong cái gọi là hợp thể của các đối thể (conjunctio oppositorum)" (15). Sự hội nhập tâm lý các đối thể dẫn đến ý niệm bản ngã hay cái tự thân (self), tức cái toàn vẹn tính duy nhất của nhân cách, sẽ xẩy ra trong giai đoạn này theo những mức độ khác nhau. Hai vợ chồng xáp lại gần nhau vì các bản ngã đã được hội nhập nay đã gặp nhau. Họ hiểu nhau và tương cảm với nhau nhiều hơn gấp bội, vì nhân cách họ đã, một cách hữu thức, vươn tới cái toàn vẹn tính của tự thân.
Như vậy, đối với đại đa số các cặp vợ chồng, giai đoạn ba này là giai đoạn đầy hân hoan vì tình đồng hành cũng như việc chia sẻ các sinh hoạt giải trí gia tăng rất nhiều (16,17), mặt khác cũng vì sự thông đạt hai chiều về xúc cảm đã sâu sắc đủ để ngày càng nhận ra cái nên một của mình.
Hơn nữa, đời sống hôn nhân của chính con cái họ nay đã trở nên quan trọng, đặc biệt với việc chào đời của các cháu. Nếu họ còn giữ được liên hệ tốt với các con, thì nay họ có thể giúp con giữ các cháu để bớt cho con phần nào áp lực trong nhiệm vụ làm cha mẹ. Ông bà có niềm vui chăm sóc các cháu mà không chịu trách nhiệm phải làm cha làm mẹ. Ðây là một sắp xếp thuận tiện cho mọi người. Nhưng sự trợ giúp đối với các con đã lập gia đình còn đi xa hơn thế, nó hướng tới sự nâng đỡ liên tục về xã hội, về xúc cảm và về vật chất cho đến lúc các vai trò được đảo lại nghĩa là lúc con cái chăm sóc lại cha mẹ già.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC
Sự tổng hợp về xúc cảm đã nhắc ở trên cũng xẩy ra trên bình diện tri thức. Hai vợ chồng biến đổi các kiến thức và kỹ năng của họ thành túi khôn. Sự gạn lọc tinh chế các kiến thức này làm cho sự thông đạt của họ trở thành có ý nghĩa nhiều hơn gấp bội. Các sở thích có thể trăm hoa đua nở và bên cạnh những việc hai bên cùng làm chung với nhau, có những sở thích mà mỗi người có thể theo đuổi riêng.
CHIỀU KÍCH TÂM LINH
Sự biến thể từ kiến thức qua túi khôn cùng với việc hội nhập bản ngã sẽ dẫn hai vợ chồng đến chỗ cởi mở, đến các giá trị, các thái độ và nhu cầu mới mẻ. Phương diện tâm linh sẽ được cảm nhận với một ý nghĩa mới sau khi khía cạnh vật chất đã được thỏa mãn. Những người đàn ông và những người đàn bà sẽ khởi đầu cuộc hành trình thứ hai trong đó việc phục vụ người khác đóng một vai trò quan trọng hơn lợi nhuận tiền bạc (18). Người đàn ông trong tuổi 40 hoặc 50 có thể thay đổi chức nghiệp để đi tu làm linh mục, làm nhân viên xã hội hoặc làm thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng. Cũng vậy, người đàn bà, sau khi hoàn tất nhiệm vụ nuôi con, có thể bắt đầu công tác giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là những giá trị có hướng tâm linh này phải được cả hai vợ chồng cùng chia sẻ, nếu không sẽ có sự chia rẽ về sở thích giữa hai người.
Với tuổi càng cao, việc đi tìm Chúa hoặc một sức mạnh siêu việt nào đó sẽ càng đi vào chiều sâu. Ðây là một tìm kiếm sâu sắc về ý nghĩa của đời người. Liên hệ giữa hai vợ chồng vốn cho họ một cảm nhận, một mùi vị nào đó về nội tại tính của đấng thiêng liêng qua tình yêu họ chia sẻ với nhau. Nay là lúc họ đi tìm nguồn gốc, đi tìm cái thực tại siêu việt sẽ chiếm hữu họ và sẽ đem lại năng lực cho cuộc đời họ trong những năm còn lại này.
Nhiều người cho rằng trong những năm này, việc đi tìm Chúa chỉ là một dự án bảo hiểm có tính tuyệt vọng. Người đàn ông cũng như người đàn bà sợ phải chết khi không có đức tin. Ðó chưa hẳn là câu trả lời. Vì nhiều người chết tuy không chính thức theo một tôn giáo nào nhưng vẫn khát khao một đấng thiêng liêng mà mình mới chỉ được thoả mãn một phần.
Hôn nhân, với những cơ may nhiều mặt của nó về yêu thương và đau khổ, về hy sinh và hân hoan, về tổn thương và tha thứ, cung cấp cho ta những chất liệu thật chủ yếu để ta hướng tâm hồn về nguồn cội của chúng và những năm cuối là những năm ta nhất định lên đường tiến tới cái đích điểm ấy. Ðiều này không có nghĩa là những giai đoạn trước đó của hôn nhân không đem ta tới việc khám phá ra nguồn cội của ta. Nhưng phải nhận rằng những năm trước đây, những ưu tiên khẩn cấp khác đã làm giảm đi một phần cường độ của sự tìm kiếm ấy. Muốn tìm ra đấng tạo ra mình và đấng cứu chuộc mình, người ta cần phải phần nào rút ra khỏi những việc trần thế và những năm cuối cùng này quả có khuyến khích việc ấy.
NGƯỜI PHỐI NGẨU QUA ÐỜI
Giai đoạn ba chấm dứt với việc một trong hai người phối ngẫu qua đời, phần lớn là người chồng. Ðương nhiên sẽ có thời gian tang chế đau buồn, đôi khi trầm trọng đến thành sầu khổ thất thần, nhưng điều đó khá hiếm (19). Thường hơn ta thấy có thời gian tang chế đau buồn, rồi dần dần, người quá vãng sẽ được nhớ đến qua các hình ảnh đã được nội tâm hóa trong những năm sống chung. Những hình ảnh này vừa tượng hình vừa gợi cảm và một hoài niệm mạnh mẽ sẽ được duy trì và củng cố trong những năm kế tiếp. Những ngày kỵ giỗ là những dịp tưởng nhớ sâu sắc về người quá vãng và trong truyền thống Kitô giáo, ta có ngày lễ Các Thánh và ngày lễ Các Ðẳng Linh hồn dùng để nhắc nhớ và cử hành thực tại hiệp nhất giữa người sống và người chết dưới quyền thống trị tối thượng của Ðấng Tối Cao. Ðối với những người có đức tin, cầu nguyện lẽ tất nhiên là phương tiện đối thoại không ngừng giữa người sống và người chết, bởi vì, trong đức tin, sự sống không bao giờ kết thúc - đúng hơn nó biến thể thành liên hệ mầu nhiệm giữa cá nhân và Thiên Chúa.
CON CÁI
Trong giai đoạn ba của hôn nhân, con cái đã trở thành những người trưởng thành với mối liên hệ mới đối với cha mẹ. Lần lượt chúng sẽ tiếp nối nhau đi lập gia đình, và với thời gian, dần dần sẽ có sự đảo ngược các vai trò lệ thuộc. Vì chính cha mẹ sẽ trở thành những người lệ thuộc về xúc cảm và đôi khi về vật chất nữa. Chu kỳ sự sống trong gia đình bảo tồn được liên tục tính của mối liên hệ, bao lâu còn bảo tồn được, từ thế hệ này qua thế hệ khác trong một tương quan bất tận nhưng luôn luôn đổi thay của tình yêu.
TÓM LƯỢC
Ba giai đoạn của hôn nhân với những đặc điểm cá biệt nhắc ta nhớ rằng hôn nhân quả là một diễn trình năng động luôn luôn triển khai, mỗi giai đoạn đều có những nét riêng của nó. Sự sống còn của hôn nhân tùy thuộc việc liên tục thể hiện ở mức tối thiểu tất cả các chiều kích khác nhau đã kể trên này.
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Rollins, B.C., trong Journal of Marriage and The Family (1974) 36, 271.
2. Walker, C., trong Equalities and Inequalities in Family Life (ed. R. Chester and J. Peel). Academic Press, 1977.
3. Thornes, B. And Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.
4. Ballinger, C.B., trong British Mediacl Journal (1976) I, 1183.
5. Kinsey, A.C., et al., Sexual Behaviour in The Human Female. W.B. Saunders, 1953.
6. Masters, W.H., and Johnson, V.E., trong Middle Age and Ageing (ed. B.L. Neugarten). University of Chicago Press, 1968.
7. Kinsey, A.C., Sexual Behaviour in The Human Male. W.B. Saunders, 1948.
8. Ansan, J.M. trong British Journal of Psychiatry.(1975) 127, 737.
9. Johnson, J. trong Journal of Psychosomatic Research (1965) 9, 145.
10. Cooper, A.J., trong British Journal of Psychiatry (1968) 114, 719.
11. Cooper, A.J., trong British Journal of Psychiatry (1969) 115, 709.
12. Johnson, R.E., 'Marital Partners during the Middle years' Ph. D. Dissertation, University of Minnesota, 1968.
13. Levin, R.J., The Redbook Report of Premarital and Extramarital Sex. Redbook, 1975.
14. Moreno, A., Jung, God and Modern Man. Sheldon Press, 1974.
15. Ibid., p.60.
16. Hayes, M.P., and Sinnett, N., trong Journal of Home Economics (1971) 63, 669.
17. Orthner, D.K., trong Journal of Marriage and the Family (1975) 37, 91.
18. O'Collins, G., The Second Journey. Villa Books, Dublin, 1979.
19. Dominian, J., Depression. Collins, 1976.