Vatican (CNA) – Tổng Giám mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa thánh cạnh LHQ tại New York tuần qua đã lên tiếng về cuộc khủng hoảng thực phẩm hiện nay trong phiên họp năm 2008 của Hội đồng Kinh tế và Xã hội thuộc LHQ. Đức Tổng giám mục nói rằng hội đồng phải làm nhiều hơn là chỉ nói suông về nguyên nhân cuộc khủng hoảng, và cần phải có hành động “tức thời và có hiệu quả” để giúp những người đang sắp chết đói.
Phát biểu bằng Anh ngữ, vị tổng giám mục nhắc lại một nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền chấp thuận về “Quyền Được Có Thực Phẩm”; quyền này nhấn mạnh đến “nhiệm vụ của các Quốc gia, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, phải làm mọi nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm cho dân chúng nước mình bằng các biện pháp tôn trọng nhân quyền và luật lệ.”
Tổng giám mục Migliore nói rằng ngài thấy cuộc khủng hoảng thực phẩm hiện nay là kết quả của một loạt những vấn đề tròng tréo nhau: “Các chính sách thiển cận về kinh tế, nông nghiệp và năng lượng, một mặt gây ra xung đột giữa nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm với mức sản xuất không đủ về thực phẩm, mặt khác, là sự gia tăng đầu cơ tài chánh trên nhu yếu phẩm, gia tăng không kiểm soát được của giá dầu, và tình trạng khí hậu không thuận lợi.”
Ngài nói thêm: “Cuộc tranh luận hôm nay sẽ tập chú vào các khuyết điểm về cơ cấu của nền kinh tế thế giới và về các nguyên nhân gây ra tình trạng khẩn cấp, nhưng chúng ta phải hành động để bảo đảm rằng cuộc thảo luận này có kèm theo việc làm tức thời và có kết quả. Không hành động gì sẽ đưa đến kết quả là cuộc họp này chỉ là tập tành lời nói văn hoa, là sự trì hoãn trách nhiệm của chúng ta.”
“Để bắt đầu, phải hành động tức thời nhằm giúp những người đang có nguy cơ tức khắc và đang bị đói khát hoặc thiếu dinh dưỡng. Thật khó mà tưởng tượng được rằng trong khi thế giới tiêu phí mỗi năm trên 1.3 ngàn tỉ mỹ kim (851 tỉ euro) để võ trang, mà lại không có sẵn các ngân quỹ cần thiết cứu nguy mạng sống để giúp cho nhu cầu cấp thời của dân chúng.”
Nhìn đến các giải pháp lâu dài, vị đại diện Tòa thánh nói: “Viện trợ kinh tế khẩn cấp khởi đầu phải kèm theo nỗ lực phối hợp của mọi người để đầu tư vào các chương trình nông nghiệp dài hạn tại các cấp bậc địa phương và quốc tế.”
Ngài cũng đề cập đến đường hướng vững chắc của những cuộc cải cách ruộng đất trong các quốc gia đang phát triển đã cho các nông dân làm ăn nhỏ “những khí cụ để gia tăng sản xuất trong đường hướng lâu dài cũng như tiến vào được các thị trường địa phương và thế giới.”
Tổng giám mục kết luận: “Phái đoàn của chúng tôi hoan nghênh các đề nghị của Hội nghị Cấp cao về Bảo vệ Thực phẩm Thế giới mới họp tại Roma gần đây tại FAO (Tổ chức Lương Nông thuộc LHQ). Những lời đề nghị này đưa ra chỉ dẫn thực tế về cách thức đối phó với những hậu quả ngắn hạn và dài hạn trong cuộc khủng hoảng thực phẩm, cũng như chỉ dẫn về cách thức phòng chống những cuộc khủng hoảng trong tương lai.”
Phát biểu bằng Anh ngữ, vị tổng giám mục nhắc lại một nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền chấp thuận về “Quyền Được Có Thực Phẩm”; quyền này nhấn mạnh đến “nhiệm vụ của các Quốc gia, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, phải làm mọi nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm cho dân chúng nước mình bằng các biện pháp tôn trọng nhân quyền và luật lệ.”
Tổng giám mục Migliore nói rằng ngài thấy cuộc khủng hoảng thực phẩm hiện nay là kết quả của một loạt những vấn đề tròng tréo nhau: “Các chính sách thiển cận về kinh tế, nông nghiệp và năng lượng, một mặt gây ra xung đột giữa nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm với mức sản xuất không đủ về thực phẩm, mặt khác, là sự gia tăng đầu cơ tài chánh trên nhu yếu phẩm, gia tăng không kiểm soát được của giá dầu, và tình trạng khí hậu không thuận lợi.”
Ngài nói thêm: “Cuộc tranh luận hôm nay sẽ tập chú vào các khuyết điểm về cơ cấu của nền kinh tế thế giới và về các nguyên nhân gây ra tình trạng khẩn cấp, nhưng chúng ta phải hành động để bảo đảm rằng cuộc thảo luận này có kèm theo việc làm tức thời và có kết quả. Không hành động gì sẽ đưa đến kết quả là cuộc họp này chỉ là tập tành lời nói văn hoa, là sự trì hoãn trách nhiệm của chúng ta.”
“Để bắt đầu, phải hành động tức thời nhằm giúp những người đang có nguy cơ tức khắc và đang bị đói khát hoặc thiếu dinh dưỡng. Thật khó mà tưởng tượng được rằng trong khi thế giới tiêu phí mỗi năm trên 1.3 ngàn tỉ mỹ kim (851 tỉ euro) để võ trang, mà lại không có sẵn các ngân quỹ cần thiết cứu nguy mạng sống để giúp cho nhu cầu cấp thời của dân chúng.”
Nhìn đến các giải pháp lâu dài, vị đại diện Tòa thánh nói: “Viện trợ kinh tế khẩn cấp khởi đầu phải kèm theo nỗ lực phối hợp của mọi người để đầu tư vào các chương trình nông nghiệp dài hạn tại các cấp bậc địa phương và quốc tế.”
Ngài cũng đề cập đến đường hướng vững chắc của những cuộc cải cách ruộng đất trong các quốc gia đang phát triển đã cho các nông dân làm ăn nhỏ “những khí cụ để gia tăng sản xuất trong đường hướng lâu dài cũng như tiến vào được các thị trường địa phương và thế giới.”
Tổng giám mục kết luận: “Phái đoàn của chúng tôi hoan nghênh các đề nghị của Hội nghị Cấp cao về Bảo vệ Thực phẩm Thế giới mới họp tại Roma gần đây tại FAO (Tổ chức Lương Nông thuộc LHQ). Những lời đề nghị này đưa ra chỉ dẫn thực tế về cách thức đối phó với những hậu quả ngắn hạn và dài hạn trong cuộc khủng hoảng thực phẩm, cũng như chỉ dẫn về cách thức phòng chống những cuộc khủng hoảng trong tương lai.”