Vatican (CNS) – Giữa lúc các nhà lãnh đạo thế giới họp tại Rome để tìm ra biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu, Tòa thánh Vatican đã tham gia bằng cách đưa ra hai cấp độ: luân lý và nền kinh tế vĩ mô.
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã trình bầy các nguyên tắc về luân lý trong thông điệp ngày 3 tháng 6 gửi cho Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Đảm bảo Thực phẩm. Thông điệp nói rằng đói khát và suy dinh dưỡng không thể chấp nhận được trong một thế giới có đầy đủ mức độ về nông phẩm và các nguồn cung cấp tài nguyên.
Đức giáo hoàng nói rằng nguyên nhân chính gây ra nạn đói là thiếu tình đồng cảm với người khác, và ngài nhấn mạnh rằng bảo vệ quyền được sống có nghĩa là giúp nuôi dưỡng người đói khát.
Đức giáo hoàng cũng nói đến nhu cầu thay đổi về cơ cấu phải thực hiện trong nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu, nhưng ngài không đưa ra những điểm đặc trưng nào.
Tuy nhiên, những điểm tinh tế như thế, đã được xem xét tỉ mỉ khác thường trong một văn bản ít được chú ý tới của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
Tài liệu này trình bày quan điểm của Tòa thánh liên quan đến những cơ chế đứng phía sau các tin tức hàng đầu về cuộc khủng hoảng thực phẩm. Liên hệ đến một trong những vấn đề được tranh luận nóng bỏng nhất hiện nay, văn kiện này thẳng thắn chống lại việc phát triển nhiên liệu sinh học chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp ở vào thời điểm có nạn đói khát trên toàn thế giới.
Văn kiện này đưa ra một số điểm quan trọng sau đây:
- Cuộc khủng hoảng lương thực hiện này đã bằt đầu từ năm 2005, và rất đặc biệt vì sự gia tăng giá cả đã ảnh hưởng trên hầu hết các nông phẩm, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, và đã kéo dài trong một thời gian khá lâu.
- Văn kiện này đã xác định các nguyên nhân gây ra khủng hoảng thực phẩm: thời tiết xấu tại nhiều quốc gia sản xuất lúa gạo, lúa mì; giá cả nhiên liệu tăng cao làm cho sự sản xuất và chuyên chở phải tốn phí hơn; và sự đầu cơ của các nhà đầu tư nông phẩm, những người mua vào với giá thấp và bán ra bằng giá cao.
Một số quốc gia xuất khẩu, gồm có Ba tây, Trung quốc và Ấn độ, đã bắt đầu tích trữ lương thực và không cho đem ra ngoài thị trường, lo sợ rằng họ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu nội địa. Hành động như thế cũng đã làm giá cả tăng cao.
- Văn kiện này cũng đã xét đến các nguyên nhân về cơ cấu đã gây ra cuộc khủng hoảng thực phẩm, và trong phạm vi này, sự việc lại càng phức tạp hơn. Đã có một sự thay đổi quan trọng trong các nước đang phát triển, đó là: nhu cầu về lúa gạo thấp nhưng nhu cầu về thực phẩm giàu protein lại cao. Điều này dẫn tới việc người ta dùng nhiều đất đai để sản xuất thực phẩm cho súc vật cung cấp thịt, và ít đất đai để sản xuất thực phẩm trực tiếp tiêu thụ của con người.
Văn kiện nói rằng các phụ cấp lâu dài dành cho những nhà sản xuất nông phẩm trong những nước giàu đã làm cho giá cả thực phẩm trên trường quốc tế thấp xuống và do đó làm nản lòng các nông gia tại những nước nghèo. Kết quả là người ta ồ ạt bỏ nền nông nghiệp địa phương và tăng gia đô thị hóa. Ngày nay, hầu hết các quốc gia nghèo là những nước phải nhập cảng thực phẩm, điều này làm cho họ rất dễ bị thương tổn khi giá cả tiếp tục tăng cao.
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thực phẩm không đồng đều: Người yếu kém nhất chịu cực nhất, đặc biệt là trẻ con và người nghèo tại các đô thị. Văn kiện này viện dẫn bản thống kê của LHQ cho thấy rằng mỗi khi giá cả thực phẩm tăng 1% thì có thêm 16 triệu người rơi vào cảnh “không được bảo đảm về thực phẩm”. Cứ theo đà này mà tiến, thì con số người đói ăn trên thế giới có thể tăng lên 1 tỉ 2 vào năm 2015.
- Văn kiện này kêu gọi phải xem xét lại việc chạy đua phát triển nhiên liệu sinh học, ít nhất trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Các chính phủ được kêu gọi phải bảo vệ quyền con người được nuôi sống. Việc các chính quyền giảm sản xuất thực phẩm vì các nhu cầu năng lượng không thiết yếu là điều “không thể tưởng tượng được.”
Hơn nữa, việc “chiếm cứ” đất đai nông nghiệp để sản xuất nông phẩm dành cho nhiên liệu sinh học lại được các chính quyền trợ cấp, đó là thể hiện một hành động can thiệp vào sự vận hành đúng đắn thị trường thực phẩm toàn cầu.
- Viện trợ thực phẩm khẩn cấp là một biện pháp đoản kỳ cần thiết. Nhưng sự viện trợ như thế, nếu được tiếp tục trong những thời kỳ lâu dài, có thể thực sự làm trầm trọng thêm các khó khăn căn bản của khủng hoảng lương thực vì làm yếu đi các thị trường nông phẩm địa phương và sự độc lập về thực phẩm của những quốc gia thụ hưởng.
- Mặt khác, sự bùng nổ hiện nay về giá cả thực phẩm lại có thể trở thành một cơ hội để cho nông nghiệp lớn mạnh nơi những quốc gia nghèo, với điều kiện là các nông gia có được những điều thiết yếu sau đây: đất đai, hạt giống, phân bón, nước và phương tiện tiến được vào thị trường.
Trong lúc cuộc khủng hoảng thực phẩm dường như đã gia tăng trên gần khắp thế giới, Tòa thánh Vatican đã cảnh báo về vấn đề đói ăn và bất quân bình trên thị trường từ nhiều năm rồi.
Chẳng hạn trong một văn kiện phổ biến năm 1998 về cải cách ruộng đất, Hội đồng về Hoà bình và Công lý đã nói rằng khuynh hướng tập trung đất đai đã bóp chết tương lai của nền nông nghiệp nơi những quốc gia đang phát triển.
Khi đưa ra những bình luận về cuộc khủng hoảng thực phẩm, Đức giáo hoàng và các văn phòng Tòa thánh Vatican luôn luôn trích dẫn lời Đức Kitô: “Vì Ta đói, các con đã cho ăn.”
Ngày nay, Tòa thánh nói rằng công tác căn bản ban đầu đã chuyển sang những chiều kích mới, làm cho nó càng phức tạp hơn, nhưng không thể không thực hiện được.
Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã trình bầy các nguyên tắc về luân lý trong thông điệp ngày 3 tháng 6 gửi cho Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Đảm bảo Thực phẩm. Thông điệp nói rằng đói khát và suy dinh dưỡng không thể chấp nhận được trong một thế giới có đầy đủ mức độ về nông phẩm và các nguồn cung cấp tài nguyên.
Đức giáo hoàng nói rằng nguyên nhân chính gây ra nạn đói là thiếu tình đồng cảm với người khác, và ngài nhấn mạnh rằng bảo vệ quyền được sống có nghĩa là giúp nuôi dưỡng người đói khát.
Đức giáo hoàng cũng nói đến nhu cầu thay đổi về cơ cấu phải thực hiện trong nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu, nhưng ngài không đưa ra những điểm đặc trưng nào.
Tuy nhiên, những điểm tinh tế như thế, đã được xem xét tỉ mỉ khác thường trong một văn bản ít được chú ý tới của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
Tài liệu này trình bày quan điểm của Tòa thánh liên quan đến những cơ chế đứng phía sau các tin tức hàng đầu về cuộc khủng hoảng thực phẩm. Liên hệ đến một trong những vấn đề được tranh luận nóng bỏng nhất hiện nay, văn kiện này thẳng thắn chống lại việc phát triển nhiên liệu sinh học chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp ở vào thời điểm có nạn đói khát trên toàn thế giới.
Văn kiện này đưa ra một số điểm quan trọng sau đây:
- Cuộc khủng hoảng lương thực hiện này đã bằt đầu từ năm 2005, và rất đặc biệt vì sự gia tăng giá cả đã ảnh hưởng trên hầu hết các nông phẩm, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, và đã kéo dài trong một thời gian khá lâu.
- Văn kiện này đã xác định các nguyên nhân gây ra khủng hoảng thực phẩm: thời tiết xấu tại nhiều quốc gia sản xuất lúa gạo, lúa mì; giá cả nhiên liệu tăng cao làm cho sự sản xuất và chuyên chở phải tốn phí hơn; và sự đầu cơ của các nhà đầu tư nông phẩm, những người mua vào với giá thấp và bán ra bằng giá cao.
Một số quốc gia xuất khẩu, gồm có Ba tây, Trung quốc và Ấn độ, đã bắt đầu tích trữ lương thực và không cho đem ra ngoài thị trường, lo sợ rằng họ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu nội địa. Hành động như thế cũng đã làm giá cả tăng cao.
- Văn kiện này cũng đã xét đến các nguyên nhân về cơ cấu đã gây ra cuộc khủng hoảng thực phẩm, và trong phạm vi này, sự việc lại càng phức tạp hơn. Đã có một sự thay đổi quan trọng trong các nước đang phát triển, đó là: nhu cầu về lúa gạo thấp nhưng nhu cầu về thực phẩm giàu protein lại cao. Điều này dẫn tới việc người ta dùng nhiều đất đai để sản xuất thực phẩm cho súc vật cung cấp thịt, và ít đất đai để sản xuất thực phẩm trực tiếp tiêu thụ của con người.
Văn kiện nói rằng các phụ cấp lâu dài dành cho những nhà sản xuất nông phẩm trong những nước giàu đã làm cho giá cả thực phẩm trên trường quốc tế thấp xuống và do đó làm nản lòng các nông gia tại những nước nghèo. Kết quả là người ta ồ ạt bỏ nền nông nghiệp địa phương và tăng gia đô thị hóa. Ngày nay, hầu hết các quốc gia nghèo là những nước phải nhập cảng thực phẩm, điều này làm cho họ rất dễ bị thương tổn khi giá cả tiếp tục tăng cao.
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thực phẩm không đồng đều: Người yếu kém nhất chịu cực nhất, đặc biệt là trẻ con và người nghèo tại các đô thị. Văn kiện này viện dẫn bản thống kê của LHQ cho thấy rằng mỗi khi giá cả thực phẩm tăng 1% thì có thêm 16 triệu người rơi vào cảnh “không được bảo đảm về thực phẩm”. Cứ theo đà này mà tiến, thì con số người đói ăn trên thế giới có thể tăng lên 1 tỉ 2 vào năm 2015.
- Văn kiện này kêu gọi phải xem xét lại việc chạy đua phát triển nhiên liệu sinh học, ít nhất trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Các chính phủ được kêu gọi phải bảo vệ quyền con người được nuôi sống. Việc các chính quyền giảm sản xuất thực phẩm vì các nhu cầu năng lượng không thiết yếu là điều “không thể tưởng tượng được.”
Hơn nữa, việc “chiếm cứ” đất đai nông nghiệp để sản xuất nông phẩm dành cho nhiên liệu sinh học lại được các chính quyền trợ cấp, đó là thể hiện một hành động can thiệp vào sự vận hành đúng đắn thị trường thực phẩm toàn cầu.
- Viện trợ thực phẩm khẩn cấp là một biện pháp đoản kỳ cần thiết. Nhưng sự viện trợ như thế, nếu được tiếp tục trong những thời kỳ lâu dài, có thể thực sự làm trầm trọng thêm các khó khăn căn bản của khủng hoảng lương thực vì làm yếu đi các thị trường nông phẩm địa phương và sự độc lập về thực phẩm của những quốc gia thụ hưởng.
- Mặt khác, sự bùng nổ hiện nay về giá cả thực phẩm lại có thể trở thành một cơ hội để cho nông nghiệp lớn mạnh nơi những quốc gia nghèo, với điều kiện là các nông gia có được những điều thiết yếu sau đây: đất đai, hạt giống, phân bón, nước và phương tiện tiến được vào thị trường.
Trong lúc cuộc khủng hoảng thực phẩm dường như đã gia tăng trên gần khắp thế giới, Tòa thánh Vatican đã cảnh báo về vấn đề đói ăn và bất quân bình trên thị trường từ nhiều năm rồi.
Chẳng hạn trong một văn kiện phổ biến năm 1998 về cải cách ruộng đất, Hội đồng về Hoà bình và Công lý đã nói rằng khuynh hướng tập trung đất đai đã bóp chết tương lai của nền nông nghiệp nơi những quốc gia đang phát triển.
Khi đưa ra những bình luận về cuộc khủng hoảng thực phẩm, Đức giáo hoàng và các văn phòng Tòa thánh Vatican luôn luôn trích dẫn lời Đức Kitô: “Vì Ta đói, các con đã cho ăn.”
Ngày nay, Tòa thánh nói rằng công tác căn bản ban đầu đã chuyển sang những chiều kích mới, làm cho nó càng phức tạp hơn, nhưng không thể không thực hiện được.