Ottawa, Ontario (Zenit) – Các hội đồng giám mục trong những quốc gia thuộc khối G-8 lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo khối này dự cuộc họp sắp tới của họ phải lên tiếng đề cập đến nạn nghèo đói trên toàn thế giới và vấn đề thay đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo của những quốc gia trong khối G-8 sẽ họp tại Nhật bản vào đầu tháng 7 này. Khối G-8 gồm các nước: Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga và Hoa kỳ.
Hội nghị thượng đỉnh cũng còn gồm có một phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo châu Phi, và một cuộc họp khác của 17 quốc gia thải nhiều nhất chất carbon dioxide và các khí nhà kiếng, trong nỗ lực đi đến một thỏa hiệp về vấn đề thay đổi khí hậu.
Các vị giám mục viết: “Nhiệm vụ tôn giáo và đạo đức phải bảo vệ sinh mạng con người cũng như đề cao nhân phẩm, thúc đẩy chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những ai nghèo khổ nhất và những ai dễ bị thương tổn nhất trong gia đình nhân loại, đặc biệt là người dân trong các quốc gia đang phát triển. Kinh nghiệm của Giáo hội Công giáo trong công tác phục vụ nhu cầu của những cộng đồng nghèo khó đưa chúng tôi đến chỗ hoan nghênh trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh là phát triển và Phi châu.”
Các vị giám mục đã nhắc lại rằng những quốc gia giầu có nhất thế giới đã cam kết một ngân khoản bổ túc 50 tỉ mỹ kim hàng năm để trợ giúp phát triển từ nay đến năm 2010, một nửa ngân khoản này dành cho châu Phi.
“Lời cam kết này phải được thực thi và những cam kết phụ thêm nên dành cho các lãnh vực y tế, giáo dục và viện trợ nhân đạo.”
Những đề nghị cụ thể
Các vị giám mục quả quyết rằng cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu và những thiệt hại gây ra do HIV-AIDS, sốt rét và các tật bệnh khác “làm cho hành động phối hợp càng thêm cấp bách hơn.”
Các giám mục mục nói: “Chúng tôi yêu cầu quý vị cứu xét các đề nghị cụ thể nhằm làm nhẹ hậu quả cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu đối với các cộng đồng nghèo, tăng gia ngân khoản về y tế và giáo dục, và hướng tới các chính sách công bằng trong nền thương mại thế giới để tôn trọng phẩm giá con người trong suốt cuộc sống lao động của họ.
“Để đảm bảo sự thành công lâu dài cho các biện pháp này, người nghèo phải được quyền điều khiển chính sự phát triển của họ. Thúc đẩy khả năng tự túc và sự tham gia của họ vào các tiến trình kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa là những điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự phát triển.”
Các giám mục cũng tập chú vào sự thay đổi khí hậu toàn cầu, “một vấn đề đặc biệt quan tâm của những người có đức tin đã cam kết bảo vệ sự sáng tạo vũ trụ của Thượng Đế.”
“Là những giám mục Công giáo, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu đối với dân nghèo. Người nghèo, những kẻ góp phần ít nhất vào các hoạt động của con người làm cho vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu trầm trọng thêm, lại phải chịu phần bất tương xứng do hậu quả nguy hại nó gây ra, như những cuộc xung đột tiềm ẩn, giá cả nhiên liệu leo thang, và các khó khăn về sức khỏe. […] Chi phí phải trả cho những sáng kiến nhằm ngăn ngừa và sửa đổi các hậu quả nguy hại của vấn đề thay đổi khí hậu phải được gánh chịu nhiều hơn do những người và những nước giàu có vì được lợi nhất từ những phát sinh đã thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải là gánh nặng quá đáng của người nghèo.”
Các ngài kết luận: “Hội nghị thượng đỉnh của G-8 sẽ khảo sát nhiều vấn đề có tầm quan trọng thiết yếu cho cuộc sống và phẩm giá con người. Chúng tôi cầu nguyện để cuộc họp của quý vị được phước lành là một tinh thần hợp tác khiến quý vị có thể làm tăng tiến lợi ích chung trên toàn thế giới bằng cách áp dụng những biện pháp cụ thể nhằm giảm nghèo và giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.”
Các nhà lãnh đạo của những quốc gia trong khối G-8 sẽ họp tại Nhật bản vào đầu tháng 7 này. Khối G-8 gồm các nước: Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga và Hoa kỳ.
Hội nghị thượng đỉnh cũng còn gồm có một phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo châu Phi, và một cuộc họp khác của 17 quốc gia thải nhiều nhất chất carbon dioxide và các khí nhà kiếng, trong nỗ lực đi đến một thỏa hiệp về vấn đề thay đổi khí hậu.
Các vị giám mục viết: “Nhiệm vụ tôn giáo và đạo đức phải bảo vệ sinh mạng con người cũng như đề cao nhân phẩm, thúc đẩy chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những ai nghèo khổ nhất và những ai dễ bị thương tổn nhất trong gia đình nhân loại, đặc biệt là người dân trong các quốc gia đang phát triển. Kinh nghiệm của Giáo hội Công giáo trong công tác phục vụ nhu cầu của những cộng đồng nghèo khó đưa chúng tôi đến chỗ hoan nghênh trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh là phát triển và Phi châu.”
Các vị giám mục đã nhắc lại rằng những quốc gia giầu có nhất thế giới đã cam kết một ngân khoản bổ túc 50 tỉ mỹ kim hàng năm để trợ giúp phát triển từ nay đến năm 2010, một nửa ngân khoản này dành cho châu Phi.
“Lời cam kết này phải được thực thi và những cam kết phụ thêm nên dành cho các lãnh vực y tế, giáo dục và viện trợ nhân đạo.”
Những đề nghị cụ thể
Các vị giám mục quả quyết rằng cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu và những thiệt hại gây ra do HIV-AIDS, sốt rét và các tật bệnh khác “làm cho hành động phối hợp càng thêm cấp bách hơn.”
Các giám mục mục nói: “Chúng tôi yêu cầu quý vị cứu xét các đề nghị cụ thể nhằm làm nhẹ hậu quả cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu đối với các cộng đồng nghèo, tăng gia ngân khoản về y tế và giáo dục, và hướng tới các chính sách công bằng trong nền thương mại thế giới để tôn trọng phẩm giá con người trong suốt cuộc sống lao động của họ.
“Để đảm bảo sự thành công lâu dài cho các biện pháp này, người nghèo phải được quyền điều khiển chính sự phát triển của họ. Thúc đẩy khả năng tự túc và sự tham gia của họ vào các tiến trình kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa là những điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự phát triển.”
Các giám mục cũng tập chú vào sự thay đổi khí hậu toàn cầu, “một vấn đề đặc biệt quan tâm của những người có đức tin đã cam kết bảo vệ sự sáng tạo vũ trụ của Thượng Đế.”
“Là những giám mục Công giáo, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu đối với dân nghèo. Người nghèo, những kẻ góp phần ít nhất vào các hoạt động của con người làm cho vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu trầm trọng thêm, lại phải chịu phần bất tương xứng do hậu quả nguy hại nó gây ra, như những cuộc xung đột tiềm ẩn, giá cả nhiên liệu leo thang, và các khó khăn về sức khỏe. […] Chi phí phải trả cho những sáng kiến nhằm ngăn ngừa và sửa đổi các hậu quả nguy hại của vấn đề thay đổi khí hậu phải được gánh chịu nhiều hơn do những người và những nước giàu có vì được lợi nhất từ những phát sinh đã thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải là gánh nặng quá đáng của người nghèo.”
Các ngài kết luận: “Hội nghị thượng đỉnh của G-8 sẽ khảo sát nhiều vấn đề có tầm quan trọng thiết yếu cho cuộc sống và phẩm giá con người. Chúng tôi cầu nguyện để cuộc họp của quý vị được phước lành là một tinh thần hợp tác khiến quý vị có thể làm tăng tiến lợi ích chung trên toàn thế giới bằng cách áp dụng những biện pháp cụ thể nhằm giảm nghèo và giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.”