Việt Nam gần 'đội sổ' về môi trường pháp lý ở châu Á theo điều tra của Perc, tổ chức tư vấn chuyên đánh giá rủi ro kinh tế và chính trị.
Trong báo cáo mới nhất ra tuần này, Perc đặt Hong Kong và Singapore lên đầu bảng, trên cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines trong khu vực.
Còn Việt Nam, với 8.10 điểm, chỉ trên được nước kém nhất là Indonesia (8.26).
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 15/09, ông Robert Broadfoot, giám đốc điều hành cơ quan ra báo cáo nói từ Hong Kong rằng điều tra của Perc chỉ tập trung vào các doanh nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Vì thế, ông chia sẻ ý kiến rằng môi trường pháp lý kém như Việt Nam có thể được một số doanh nhân địa phương coi là 'tốt' và dễ làm ăn.
Perc đã hỏi tổng cộng 1537 nhân vật lãnh đạo (executives) các doanh nghiệp nước ngoài ở châu Á để nghe đánh giá của họ về các chỉ số như việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và nạn tham nhũng.
Perc cũng cho rằng tại Việt Nam và Trung Quốc (7.25) chính trị can thiệp mạnh vào môi trường pháp lý và "đảng cộng sản đứng trên pháp luật".
Họ cũng nêu ra mối liên hệ giữa hệ thống pháp lý và các vấn đề như tham nhũng và bảo vệ tác quyền:
"Các hệ thống pháp luật tốt hơn thường đi đôi với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn, tham nhũng ít hơn và nền kinh tế giàu mạnh hơn."
Dân chủ hay độc đoán?
Tuy nhiên, ông Broadfoot nói với BBC rằng hệ thống chính trị độc đảng hay dân chủ không nhất thiết thể hiện trong việc đánh giá môi trường pháp lý.
Bảng xếp hạng của Perc
Hong Kong 1.45
Singapore 1.92
Nhật Bản 3.50
Hàn Quốc 4.62
Đài Loan 4.93
Philippines 6.10
Malaysia 6.47
Ấn Độ 6.50
Thái Lan 7.00
Trung Quốc 7.25
Việt Nam 8.10
Indonesia 8.26
Ông nói Hong Kong dù thuộc Trung Quốc và các quyết định cuối cùng là do chế độ cộng sản ở Bắc Kinh duyệt nhưng có nền pháp lý đặc trưng đáng tin cậy.
Singapore theo chế độ độc đảng nhưng chính quyền lại thúc đẩy chống tham nhũng trong giới quan chức và cho áp dụng luật pháp rất chặt chẽ.
Bởi thế, như ví dụ của Việt Nam, ông nói chính việc không thi hành luật nghiêm minh ở các cấp địa phương, nơi tham nhũng cũng rất cao là yếu tố khiến toàn bộ hệ thống luật pháp bị coi là còn rất yếu kém.
Ông nói: "Trong nhiều trường hợp như ở Trung Quốc và Việt Nam thì chính quyền địa phương gây sức ép lên các toà án, và chính công an cấp địa phương dính vào tham nhũng, trong nhiều trường hợp thì cấp trung ương không tác động được đến họ."
Tất nhiên so với Trung Quốc thì ông Broadfoot cho rằng Việt Nam có một lợi thế rằng Việt Nam là nước nhỏ hơn nên sự lãnh đạo cấp toàn quốc có thể đến cấp địa phương nhanh hơn, nhưng việc thi hành luật ở địa phương vẫn là một vấn đề.
Ông cho rằng dù chính quyền trung ương ở Việt Nam đã nỗ lực cải tổ hệ thống pháp lý trong những năm qua nhưng còn phải rất lâu, thậm chí hàng chục năm Việt Nam mới có môi trường tốt được.
Trong báo cáo mới nhất ra tuần này, Perc đặt Hong Kong và Singapore lên đầu bảng, trên cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines trong khu vực.
Còn Việt Nam, với 8.10 điểm, chỉ trên được nước kém nhất là Indonesia (8.26).
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 15/09, ông Robert Broadfoot, giám đốc điều hành cơ quan ra báo cáo nói từ Hong Kong rằng điều tra của Perc chỉ tập trung vào các doanh nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Vì thế, ông chia sẻ ý kiến rằng môi trường pháp lý kém như Việt Nam có thể được một số doanh nhân địa phương coi là 'tốt' và dễ làm ăn.
Perc đã hỏi tổng cộng 1537 nhân vật lãnh đạo (executives) các doanh nghiệp nước ngoài ở châu Á để nghe đánh giá của họ về các chỉ số như việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và nạn tham nhũng.
Perc cũng cho rằng tại Việt Nam và Trung Quốc (7.25) chính trị can thiệp mạnh vào môi trường pháp lý và "đảng cộng sản đứng trên pháp luật".
Họ cũng nêu ra mối liên hệ giữa hệ thống pháp lý và các vấn đề như tham nhũng và bảo vệ tác quyền:
"Các hệ thống pháp luật tốt hơn thường đi đôi với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn, tham nhũng ít hơn và nền kinh tế giàu mạnh hơn."
Dân chủ hay độc đoán?
Tuy nhiên, ông Broadfoot nói với BBC rằng hệ thống chính trị độc đảng hay dân chủ không nhất thiết thể hiện trong việc đánh giá môi trường pháp lý.
Bảng xếp hạng của Perc
Hong Kong 1.45
Singapore 1.92
Nhật Bản 3.50
Hàn Quốc 4.62
Đài Loan 4.93
Philippines 6.10
Malaysia 6.47
Ấn Độ 6.50
Thái Lan 7.00
Trung Quốc 7.25
Việt Nam 8.10
Indonesia 8.26
Ông nói Hong Kong dù thuộc Trung Quốc và các quyết định cuối cùng là do chế độ cộng sản ở Bắc Kinh duyệt nhưng có nền pháp lý đặc trưng đáng tin cậy.
Singapore theo chế độ độc đảng nhưng chính quyền lại thúc đẩy chống tham nhũng trong giới quan chức và cho áp dụng luật pháp rất chặt chẽ.
Bởi thế, như ví dụ của Việt Nam, ông nói chính việc không thi hành luật nghiêm minh ở các cấp địa phương, nơi tham nhũng cũng rất cao là yếu tố khiến toàn bộ hệ thống luật pháp bị coi là còn rất yếu kém.
Ông nói: "Trong nhiều trường hợp như ở Trung Quốc và Việt Nam thì chính quyền địa phương gây sức ép lên các toà án, và chính công an cấp địa phương dính vào tham nhũng, trong nhiều trường hợp thì cấp trung ương không tác động được đến họ."
Tất nhiên so với Trung Quốc thì ông Broadfoot cho rằng Việt Nam có một lợi thế rằng Việt Nam là nước nhỏ hơn nên sự lãnh đạo cấp toàn quốc có thể đến cấp địa phương nhanh hơn, nhưng việc thi hành luật ở địa phương vẫn là một vấn đề.
Ông cho rằng dù chính quyền trung ương ở Việt Nam đã nỗ lực cải tổ hệ thống pháp lý trong những năm qua nhưng còn phải rất lâu, thậm chí hàng chục năm Việt Nam mới có môi trường tốt được.