Nhà cầm quyền tại Hà Nội đe dọa thi hành luật pháp với Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội nếu ông không ngưng ngay những buổi cầu nguyện trái phép đòi nhà nước trao trả đất đai trước kia trực thuộc giáo hội.
Theo các bản tin phổ biến hôm thứ Hai của Thông Tấn Xã AP, Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và Independent Catholic News, chiến dịch của chính phủ nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gia tăng trong những ngày cuối tuần, trong đó đài truyền hình nhà nước đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông với mục đích rõ ràng nhằm lôi cuốn dư luận quần chúng chống lại ngài.
Báo chí do nhà nước kiểm soát hôm thứ Hai trích đăng một lá thư của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, tố cáo Đức Tổng Giám Mục là đã khích động các vụ gây rối.
Trong lá thư này, ông Thảo kêu gọi Đức Tổng Giám Mục ngưng ngay những hành động trái phép, nếu không sẽ phải đương đầu với pháp luật. Lá thư cho rằng Đức Tổng Giám Mục có trách nhiệm thuyết phục các linh mục và giáo dân tuân theo luật pháp. Theo luât pháp Việt Nam, các buổi đọc kinh cầu nguyện chỉ được thực hiện tại nhà thờ.
Tin tức báo chí không nói rõ chính phủ dự tính áp dụng những hình thức pháp lý nào đối với Đức Tổng Giám Mục. Tin của AP nói rằng vụ tranh chấp đất đai của Giáo Hội Công Giáo là một trong nhiều vụ tranh chấp diễn ra sau khi cộng sản nắm chính quyền năm 1954.
Lúc đó, chính phủ tịch thu tài sản của nhiều chủ đất tư nhân, trong có giáo hội Công Giáo, để phân phối cho những người chiến đấu trong cuộc cách mạng của Cộng Sản. Các buổi đọc kinh cầu nguyện của giáo dân Công Giáo đã tạo nhiều áp lực đối với chính quyền, giữa lúc chính quyền một mặt muốn tỏ thái độ khoan dung đối với các tôn giáo, một mặt quyết tâm duy trì sự kiểm soát về chính trị.
Hôm thứ Sáu, chính quyền cho xe ủi đất tới dọn dẹp khu đất thuộc Tòa Khâm Sứ cũ để thiếp lập một công viên và thư viện cho công chúng. Trong những ngáy cuối tuần, số người kéo tới địa điểm này đã gia tăng giữa lúc hàng trăm giáo dân tới dự những buổi thánh lễ tại Nhà Thờ Lớn.
Cảnh sát dã chiến và lực lượng an ninh đã theo dõi chặt chẽ những đám đông này. Tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của Independent Catholic News nói rằng hàng ngàn giáo dân đã biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ Nhật sau một vụ phản kháng của khoảng 5,000 giáo dân tối thứ Bảy trước sự kiện chính quyền khởi sự phá hủy Tòa Khâm Sứ cũ và phong tỏa vài cơ sở khác của Giáo Hội.
Tin vừa kể nói rằng trong vụ được coi là phản kháng lớn lao nhất kể từ khi chính phủ cộng sản lên cầm quyền tại Hà Nội năm 1954, Giám mục Đặng Đức Ngân của giáo phận Lạng Sơn và hàng trăm linh mục đã dẫn đầu một cuộc diễn hành của hơn 10,000 người trên thành phố tới địa điểm của Tòa Khâm Sứ cũ, thiết lập một bàn thờ và dựng một tượng Đức Mẹ tại đây.
Tin của AP cho hay ngay sau khi chính quyền Hà Nội khởi sự dọn dẹp tại khu Tòa Khâm Sứ cũ, đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gửi một văn thư lên Chủ Tịch nước và Thủ Tướng xin can thiệp.
Hôm thứ Bảy, hai bên gặp nhau để thảo luận tình hình, nhưng đã không giải quyết được những bầt đồng. Các cơ quan truyền thông của nhà nước đã đặt câu hỏi về lòng yêu nước của Đức Tổng Giám Mục qua câu chuyện khi bàn về nhu cầu củng cố nền kinh tế Việt Nam, ông đưa ra nhận xét rằng người Việt xuất ngoại cảm thầy xấu hổ khi phải trình hộ chiếu Việt Nam.
Đài truyền hình Việt Nam cho rằng nhận xét của Đức Tổng Giám Mục là một sỉ nhục lớn lao cho quốc gia và cho mọi người Việt yêu nước, trong khi báo chí Việt Nam hôm thứ Hai cho đăng tải những lá thư bầy tỏ sự phẫn nộ của độc giả.
Tuần trước, giới chức thành phố loan báo dùng miếng đất cạnh nhà thờ lớn để thiết lập một công viên và một thư viện.
Theo các bản tin phổ biến hôm thứ Hai của Thông Tấn Xã AP, Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và Independent Catholic News, chiến dịch của chính phủ nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gia tăng trong những ngày cuối tuần, trong đó đài truyền hình nhà nước đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông với mục đích rõ ràng nhằm lôi cuốn dư luận quần chúng chống lại ngài.
Báo chí do nhà nước kiểm soát hôm thứ Hai trích đăng một lá thư của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, tố cáo Đức Tổng Giám Mục là đã khích động các vụ gây rối.
Trong lá thư này, ông Thảo kêu gọi Đức Tổng Giám Mục ngưng ngay những hành động trái phép, nếu không sẽ phải đương đầu với pháp luật. Lá thư cho rằng Đức Tổng Giám Mục có trách nhiệm thuyết phục các linh mục và giáo dân tuân theo luật pháp. Theo luât pháp Việt Nam, các buổi đọc kinh cầu nguyện chỉ được thực hiện tại nhà thờ.
Tin tức báo chí không nói rõ chính phủ dự tính áp dụng những hình thức pháp lý nào đối với Đức Tổng Giám Mục. Tin của AP nói rằng vụ tranh chấp đất đai của Giáo Hội Công Giáo là một trong nhiều vụ tranh chấp diễn ra sau khi cộng sản nắm chính quyền năm 1954.
Lúc đó, chính phủ tịch thu tài sản của nhiều chủ đất tư nhân, trong có giáo hội Công Giáo, để phân phối cho những người chiến đấu trong cuộc cách mạng của Cộng Sản. Các buổi đọc kinh cầu nguyện của giáo dân Công Giáo đã tạo nhiều áp lực đối với chính quyền, giữa lúc chính quyền một mặt muốn tỏ thái độ khoan dung đối với các tôn giáo, một mặt quyết tâm duy trì sự kiểm soát về chính trị.
Hôm thứ Sáu, chính quyền cho xe ủi đất tới dọn dẹp khu đất thuộc Tòa Khâm Sứ cũ để thiếp lập một công viên và thư viện cho công chúng. Trong những ngáy cuối tuần, số người kéo tới địa điểm này đã gia tăng giữa lúc hàng trăm giáo dân tới dự những buổi thánh lễ tại Nhà Thờ Lớn.
Cảnh sát dã chiến và lực lượng an ninh đã theo dõi chặt chẽ những đám đông này. Tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam và của Independent Catholic News nói rằng hàng ngàn giáo dân đã biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ Nhật sau một vụ phản kháng của khoảng 5,000 giáo dân tối thứ Bảy trước sự kiện chính quyền khởi sự phá hủy Tòa Khâm Sứ cũ và phong tỏa vài cơ sở khác của Giáo Hội.
Tin vừa kể nói rằng trong vụ được coi là phản kháng lớn lao nhất kể từ khi chính phủ cộng sản lên cầm quyền tại Hà Nội năm 1954, Giám mục Đặng Đức Ngân của giáo phận Lạng Sơn và hàng trăm linh mục đã dẫn đầu một cuộc diễn hành của hơn 10,000 người trên thành phố tới địa điểm của Tòa Khâm Sứ cũ, thiết lập một bàn thờ và dựng một tượng Đức Mẹ tại đây.
Tin của AP cho hay ngay sau khi chính quyền Hà Nội khởi sự dọn dẹp tại khu Tòa Khâm Sứ cũ, đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gửi một văn thư lên Chủ Tịch nước và Thủ Tướng xin can thiệp.
Hôm thứ Bảy, hai bên gặp nhau để thảo luận tình hình, nhưng đã không giải quyết được những bầt đồng. Các cơ quan truyền thông của nhà nước đã đặt câu hỏi về lòng yêu nước của Đức Tổng Giám Mục qua câu chuyện khi bàn về nhu cầu củng cố nền kinh tế Việt Nam, ông đưa ra nhận xét rằng người Việt xuất ngoại cảm thầy xấu hổ khi phải trình hộ chiếu Việt Nam.
Đài truyền hình Việt Nam cho rằng nhận xét của Đức Tổng Giám Mục là một sỉ nhục lớn lao cho quốc gia và cho mọi người Việt yêu nước, trong khi báo chí Việt Nam hôm thứ Hai cho đăng tải những lá thư bầy tỏ sự phẫn nộ của độc giả.
Tuần trước, giới chức thành phố loan báo dùng miếng đất cạnh nhà thờ lớn để thiết lập một công viên và một thư viện.