BÌNH MỚI , RƯỢU MỚI
(Mc 2, 18-22)
Có nhiều người cho rằng Đức Giêsu là một nhà cách mạng. Điều này đúng nếu hiểu cách mạng là xoá bỏ những gì xưa cũ không giúp thăng tiến số phận con người, đổi mới thế giới nên tốt đẹp xứng đáng hơn. Cuộc đổi mới của Đức Giêsu không nhắm đến hình thức bên ngoài, nhưng nhắm đến nội dung bên trong. Cuộc đổi mới ấy khởi đi từ cuộc đổi mới tôn giáo. Người mang đến một thứ tôn giáo hoàn toàn mới lạ so với tôn giáo cũ.
Đức Giêsu mang đến một tôn giáo đậm đà tình nghĩa gia đình. Trước đó, đạo cũ mang nặng mầu sắc nô lệ. Thiên chúa được hình dung như một vị hung thần chuyên tác oai tác quái. Con người đến với Thiên chúa trong nỗi sợ sệt. Người ta giữ nghiêm nhặt những điều cấm kỵ vì sợ bị trừng phạt. Nhưng Đức Giêsu đã mang đến một thứ tôn giáo mới. Người mặc khải cho ta biết Thiên chúa là Cha và chúng ta là con. Đạo là mối tình thân mật cha con giữa Thiên chúa và loài người. Thiên chúa yêu thương ta và Người mong ta đáp lại bằng tâm tình hiếu thảo của con cái.
Đức Giêsu mang đến một tôn giáo chan hoà tình yêu thương. Trước đó, đạo cũ đề cao luật lệ. Có đạo có nghĩa là phải biết luật lệ. Giữ đạo có nghĩa là giữ luật một cách nghiêm chỉnh. Luật lệ trở thành chủ nhân của con người. Tôn giáo trở thành một gánh nặng đối với con người. Đức Giêsu mang đến cho đạo một khuôn mặt mới. Người tóm tắt đạo trong một điều luật duy nhất mà Người gọi là luật mới : đó là mến chúa, yêu người. Yêu mến là luật duy nhất và cao nhất của tôn giáo.Yêu mến là chu toàn mọi lề luật trong đạo. Đức Giêsu còn đi xa hơn nữa khi dạy rằng : Yêu người chính là yêu Chúa, giúp đỡ người bé nhỏ nghèo hèn là giúp đỡ chính Chúa. Ngày tận thế, Chúa chỉ phán xét ta về những việc lành ta làm cho những anh em bé nhỏ nghèo hèn mà thôi.
Đức Giêsu mang đến một tôn giáo có chiều sâu nội tâm. Trước đó, đạo cũ chú trọng tới hình thức bên ngoài. Những luật lệ ràng buộc con người ở bên ngoài. Ví dụ như phải rửa tay trước khi dùng bữa. Khi ăn chay phải xức tro trên đầu, mặc quần áo rách rưới, để tóc tai bù xù. Trái lại, Đức Giêsu dạy : Khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng kín cửa lại. Khi ăn chay, hãy xức dầu thơm, mặc quần áo đẹp, đầu tóc chải chuốt. Khi giúp người nghèo thì tay phải đừng cho tay trái biết. Đạo không phải là một thứ trang sức làm đẹp cuộc đời. Đạo không phải để làm vui lòng dư luận. Đạo là mối liên lạc thâm sâu với Chúa. Ta làm mọi việc cho Chúa và vì Chúa. Chúa nhìn bên trong hơn bên ngoài. Chúa chú trọng tới nội tâm hơn hình thức bên ngoài. Chúa coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Với tất cả những đổi mới như thế, Đức Giêsu đem đến một luồng gió mới cho sinh hoạt tôn giáo. Tôn giáo không còn là một mớ giáo điều cứng nhắc chết chóc, nhưng đã trở nên địa chỉ của tình thương yêu, tràn đầy sức sống. Tôn giáo không còn là những luật lệ lạnh lùng vô cảm, nhưng đã trở nên sợi dây tình thương ấm áp nối kết con người với Thiên chúa và con người với nhau. Tôn giáo không còn là toà án xét xử và kết án, nhưng đã trở thành mái ấm gia đình chan chứa tình yêu thương. Tôn giáo không còn là những cấm kỵ nặng hình thức, nhưng đã trở nên sức sống nội tâm khơi nguồn từ sự sống của Thiên chúa Ba Ngôi.
Với những đổi mới như thế, Đức Giêsu đã biến tôn giáo thành một thứ rượu mới thơm ngon, làm say ngất lòng người. Rượu mới không thể chứa trong bầu da cũ. Chất men rất mạnh của rượu mới sẽ khiến bầu da cũ nổ tung. Giáo lý mới không thể chứa trong tâm hồn cũ. Con người cũ không đủ sức đón nhận giáo lý mới. Cần phải có con người mới để đón nhận giáo lý mới.
Để sống tình cha con thân mật với Thiên chúa, con người mới phải có tâm tình hiếu thảo thật sự, gần gũi Cha, yêu mến Cha, luôn tìm ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Để sống tình anh em với mọi người, con người mới phải có một trái tim rộng mở để đón nhận mọi người. Thực sự coi mọi người là anh em trong một gia đình. Quan tâm chăm sóc lẫn nhau, nhất là đối với những anh em bé nhỏ, nghèo khổ. Sẵn sàng tha thứ cho nhau, làm hoà với nhau. Để sống đạo nội tâm thật sự, con người mới phải tránh những hình thức phô trương bên ngoài, sống khiêm nhường phục vụ. Thường xuyên thanh tẩy tâm hồn khỏi những khuynh hướng trần tục, để tiến đến gặp gỡ và kết hiệp trọn vẹn với Thiên chúa. Phải đổi mới không ngừng, ta mới có thể chấp nhận được giáo lý mới của Đức Giê su. Phải đổi mới không ngừng, ta mới có thể trình bày được giáo lý mới này cho mọi anh em bằng chính đời sống của ta.
CÂU HỎI GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ
1- Lối sống đạo của bạn đã đổi mới chưa, hay vẫn còn theo lối cũ ?
2- Bạn có tiếp xúc thân mật với Thiên chúa bao giờ chưa ?
3- Yêu mến anh em là yêu mến Chúa, theo bạn, thực hành điều này có dễ không ? Bạn có kinh nghiệm gì về thực hành điều này ?
(Mc 2, 18-22)
Có nhiều người cho rằng Đức Giêsu là một nhà cách mạng. Điều này đúng nếu hiểu cách mạng là xoá bỏ những gì xưa cũ không giúp thăng tiến số phận con người, đổi mới thế giới nên tốt đẹp xứng đáng hơn. Cuộc đổi mới của Đức Giêsu không nhắm đến hình thức bên ngoài, nhưng nhắm đến nội dung bên trong. Cuộc đổi mới ấy khởi đi từ cuộc đổi mới tôn giáo. Người mang đến một thứ tôn giáo hoàn toàn mới lạ so với tôn giáo cũ.
Đức Giêsu mang đến một tôn giáo đậm đà tình nghĩa gia đình. Trước đó, đạo cũ mang nặng mầu sắc nô lệ. Thiên chúa được hình dung như một vị hung thần chuyên tác oai tác quái. Con người đến với Thiên chúa trong nỗi sợ sệt. Người ta giữ nghiêm nhặt những điều cấm kỵ vì sợ bị trừng phạt. Nhưng Đức Giêsu đã mang đến một thứ tôn giáo mới. Người mặc khải cho ta biết Thiên chúa là Cha và chúng ta là con. Đạo là mối tình thân mật cha con giữa Thiên chúa và loài người. Thiên chúa yêu thương ta và Người mong ta đáp lại bằng tâm tình hiếu thảo của con cái.
Đức Giêsu mang đến một tôn giáo chan hoà tình yêu thương. Trước đó, đạo cũ đề cao luật lệ. Có đạo có nghĩa là phải biết luật lệ. Giữ đạo có nghĩa là giữ luật một cách nghiêm chỉnh. Luật lệ trở thành chủ nhân của con người. Tôn giáo trở thành một gánh nặng đối với con người. Đức Giêsu mang đến cho đạo một khuôn mặt mới. Người tóm tắt đạo trong một điều luật duy nhất mà Người gọi là luật mới : đó là mến chúa, yêu người. Yêu mến là luật duy nhất và cao nhất của tôn giáo.Yêu mến là chu toàn mọi lề luật trong đạo. Đức Giêsu còn đi xa hơn nữa khi dạy rằng : Yêu người chính là yêu Chúa, giúp đỡ người bé nhỏ nghèo hèn là giúp đỡ chính Chúa. Ngày tận thế, Chúa chỉ phán xét ta về những việc lành ta làm cho những anh em bé nhỏ nghèo hèn mà thôi.
Đức Giêsu mang đến một tôn giáo có chiều sâu nội tâm. Trước đó, đạo cũ chú trọng tới hình thức bên ngoài. Những luật lệ ràng buộc con người ở bên ngoài. Ví dụ như phải rửa tay trước khi dùng bữa. Khi ăn chay phải xức tro trên đầu, mặc quần áo rách rưới, để tóc tai bù xù. Trái lại, Đức Giêsu dạy : Khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng kín cửa lại. Khi ăn chay, hãy xức dầu thơm, mặc quần áo đẹp, đầu tóc chải chuốt. Khi giúp người nghèo thì tay phải đừng cho tay trái biết. Đạo không phải là một thứ trang sức làm đẹp cuộc đời. Đạo không phải để làm vui lòng dư luận. Đạo là mối liên lạc thâm sâu với Chúa. Ta làm mọi việc cho Chúa và vì Chúa. Chúa nhìn bên trong hơn bên ngoài. Chúa chú trọng tới nội tâm hơn hình thức bên ngoài. Chúa coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Với tất cả những đổi mới như thế, Đức Giêsu đem đến một luồng gió mới cho sinh hoạt tôn giáo. Tôn giáo không còn là một mớ giáo điều cứng nhắc chết chóc, nhưng đã trở nên địa chỉ của tình thương yêu, tràn đầy sức sống. Tôn giáo không còn là những luật lệ lạnh lùng vô cảm, nhưng đã trở nên sợi dây tình thương ấm áp nối kết con người với Thiên chúa và con người với nhau. Tôn giáo không còn là toà án xét xử và kết án, nhưng đã trở thành mái ấm gia đình chan chứa tình yêu thương. Tôn giáo không còn là những cấm kỵ nặng hình thức, nhưng đã trở nên sức sống nội tâm khơi nguồn từ sự sống của Thiên chúa Ba Ngôi.
Với những đổi mới như thế, Đức Giêsu đã biến tôn giáo thành một thứ rượu mới thơm ngon, làm say ngất lòng người. Rượu mới không thể chứa trong bầu da cũ. Chất men rất mạnh của rượu mới sẽ khiến bầu da cũ nổ tung. Giáo lý mới không thể chứa trong tâm hồn cũ. Con người cũ không đủ sức đón nhận giáo lý mới. Cần phải có con người mới để đón nhận giáo lý mới.
Để sống tình cha con thân mật với Thiên chúa, con người mới phải có tâm tình hiếu thảo thật sự, gần gũi Cha, yêu mến Cha, luôn tìm ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Để sống tình anh em với mọi người, con người mới phải có một trái tim rộng mở để đón nhận mọi người. Thực sự coi mọi người là anh em trong một gia đình. Quan tâm chăm sóc lẫn nhau, nhất là đối với những anh em bé nhỏ, nghèo khổ. Sẵn sàng tha thứ cho nhau, làm hoà với nhau. Để sống đạo nội tâm thật sự, con người mới phải tránh những hình thức phô trương bên ngoài, sống khiêm nhường phục vụ. Thường xuyên thanh tẩy tâm hồn khỏi những khuynh hướng trần tục, để tiến đến gặp gỡ và kết hiệp trọn vẹn với Thiên chúa. Phải đổi mới không ngừng, ta mới có thể chấp nhận được giáo lý mới của Đức Giê su. Phải đổi mới không ngừng, ta mới có thể trình bày được giáo lý mới này cho mọi anh em bằng chính đời sống của ta.
CÂU HỎI GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ
1- Lối sống đạo của bạn đã đổi mới chưa, hay vẫn còn theo lối cũ ?
2- Bạn có tiếp xúc thân mật với Thiên chúa bao giờ chưa ?
3- Yêu mến anh em là yêu mến Chúa, theo bạn, thực hành điều này có dễ không ? Bạn có kinh nghiệm gì về thực hành điều này ?