Năm 2008 sắp qua đi nhưng nó sẽ được ghi nhớ mãi trong lòng người Công Giáo Việt Nam như một năm đầy thử thách cam go. Tuy nhiên, năm 2008 cũng là một năm đầy những kỷ niệm khó phai mờ của tình hiệp nhất và hiệp thông trong lòng Giáo Hội Việt Nam và nơi các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại. Và năm 2008 cũng là một năm Giáo Hội Việt Nam trưởng thành vượt bậc về nhiều mặt.
VietCatholic thực hiện video clip này để ghi lại sống động các biến cố của một năm thật đáng ghi nhớ.
Biến cố cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ
Từ ngày 18/12, sau lá thư của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, các buổi cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội đã diễn ra với số lượng các linh mục, các tu sĩ và anh chị em giáo dân tham dự ngày càng nhiều.
Tưởng cũng nên nhắc lại ngày 18/10/1951, Đức Giáo Hoàng Piô thứ XII đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Gioan Jarlath Dooley làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương. Khi đến Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục đã dời Tòa Khâm Sứ từ Huế ra Hà Nội. Ngài đặt văn phòng trong khuôn viên Tòa Giám Mục Hà Nội số 40 Nhà Chung. Khi Việt Nam bị chia đôi, ngài vẫn ở lại Hà Nội. Tháng Ba năm 1959, ngài rời Hà Nội đi Nam Vang chữa bệnh. Trước khi đi, ngài đã viết thư cám ơn Đức Giám Mục Hà Nội lúc bấy giờ là Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê cám ơn đã để cho ngài sử dụng phần đất của Tòa Giám Mục.
Hai tuần lễ sau đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã trục xuất phái đoàn Tòa Thánh rồi xây bức tường ngăn đôi Tòa Khâm Sứ với phần còn lại của Tòa Giám Mục.
Cơ sở này đã bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, thậm chí như là phương tiện để tra tấn tinh thần các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Hà Nội với những thứ âm nhạc ồn ào suốt đêm.
Giáo Hội Việt Nam đã liên tục đòi lại tài sản này nhưng nhà cầm quyền làm lơ không giải quyết thỏa đáng.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tỏ ra quan ngại đặc biệt trước các cuộc biểu tình ôn hòa của người Công Giáo, nhất là khi Giáo Hội Việt Nam bắt đầu có những phương tiện để tin tức về những cuộc biểu tình này có thể được nhanh chóng truyền đi toàn thế giới.
Đích thân thủ tướng cộng sản đã đến tận nơi quan sát vào ngày 30/12/2007. Tuy nhiên, cũng không có một chuyển biến nào diễn ra sau đó.
Trong khi các nơi trên thế giới đón mừng Giao Thừa với những cuộc bắn pháo bông và những cuộc liên hoan vui nhộn, tại Việt Nam người Công Giáo Hà Nội đã đón giao thừa trong âm thầm bằng cách tập trung cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ cũ.
Thái Hà và Hà Đông
Nhiều cuộc biểu tình cũng đã nổ ra Thái Hà nơi đất đai của Dòng Chúa Cứu Thế bị chiếm từ những thập niên 1950 sau khi nhà cầm quyền cộng sản đã trục xuất hay bỏ tù cho đến chết các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, và tại Hà Đông nơi nhà xứ bị cướp đoạt làm trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thị Xã.
Tại Sàigòn, Tòa Tổng Giám Mục cũng đưa ra văn thư tố cáo nhà nước chiếm đoạt đất đai và cơ sở của mình.
Những cuộc biểu tình tại Hà Nội đã luôn là đề tài hàng đầu trên thông tấn xã Công Giáo Ý Asia-News của PIME.
Tối Hậu Thư
Trong cuộc biểu tình diễn ra hôm 25/1/2008, một người phụ nữ Mường đã leo qua rào vào bên trong để đặt hoa trước tượng Đức Mẹ. Các nhân viên an ninh bên trong đã tấn công chị bất chấp những lời giải thích của chị. Trước sự chứng kiến của cả 2,000 người, một viên chức còn lớn tiếng kêu thủ hạ đánh chết người phụ nữ này.
Luật sư Lê Quốc Quân đi vào bên trong can thiệp cũng bị lôi vào một văn phòng và bị đánh đấm túi bụi.
Chứng kiến những cảnh tàn bạo này, người Công Giáo không còn lựa chọn nào khác hơn là phá cổng vào bên trong để giải cứu cho người phụ nữ Mường và luật sư Quân.
Sau biến cố đó, những người biểu tình đã dựng lều và biểu tình ngồi trên sân cỏ của Tòa Khâm Sứ.
Ngày 26/1, Ngô thị Thanh Hằng, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội ra tối hậu thư buộc người biểu tình phải rút ra khỏi Tòa Khâm Sứ trước 5 giờ chiều ngày 27/1. Tuy nhiên, người Công Giáo không rút lui trái lại còn kéo đến đông hơn.
Những căng thẳng tại Hà Nội đã gây quan ngại sâu xa cho Tòa Thánh. Ngày 1/2/2008, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt công bố thư của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh cho thấy đã có những vận động ngoại giao và những hứa hẹn trả lại Tòa Khâm Sứ của nhà cầm quyền Việt Nam.
Xin đón xem phần II:
Chuẩn bị cho tiến trình phản bội. Tay sai Công Giáo Dân Tộc.
Ngày quốc tế giới trẻ tại Sydney.
VietCatholic thực hiện video clip này để ghi lại sống động các biến cố của một năm thật đáng ghi nhớ.
Biến cố cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ
Từ ngày 18/12, sau lá thư của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, các buổi cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội đã diễn ra với số lượng các linh mục, các tu sĩ và anh chị em giáo dân tham dự ngày càng nhiều.
Tưởng cũng nên nhắc lại ngày 18/10/1951, Đức Giáo Hoàng Piô thứ XII đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Gioan Jarlath Dooley làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương. Khi đến Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục đã dời Tòa Khâm Sứ từ Huế ra Hà Nội. Ngài đặt văn phòng trong khuôn viên Tòa Giám Mục Hà Nội số 40 Nhà Chung. Khi Việt Nam bị chia đôi, ngài vẫn ở lại Hà Nội. Tháng Ba năm 1959, ngài rời Hà Nội đi Nam Vang chữa bệnh. Trước khi đi, ngài đã viết thư cám ơn Đức Giám Mục Hà Nội lúc bấy giờ là Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê cám ơn đã để cho ngài sử dụng phần đất của Tòa Giám Mục.
Hai tuần lễ sau đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã trục xuất phái đoàn Tòa Thánh rồi xây bức tường ngăn đôi Tòa Khâm Sứ với phần còn lại của Tòa Giám Mục.
Cơ sở này đã bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, thậm chí như là phương tiện để tra tấn tinh thần các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Hà Nội với những thứ âm nhạc ồn ào suốt đêm.
Giáo Hội Việt Nam đã liên tục đòi lại tài sản này nhưng nhà cầm quyền làm lơ không giải quyết thỏa đáng.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tỏ ra quan ngại đặc biệt trước các cuộc biểu tình ôn hòa của người Công Giáo, nhất là khi Giáo Hội Việt Nam bắt đầu có những phương tiện để tin tức về những cuộc biểu tình này có thể được nhanh chóng truyền đi toàn thế giới.
Đích thân thủ tướng cộng sản đã đến tận nơi quan sát vào ngày 30/12/2007. Tuy nhiên, cũng không có một chuyển biến nào diễn ra sau đó.
Trong khi các nơi trên thế giới đón mừng Giao Thừa với những cuộc bắn pháo bông và những cuộc liên hoan vui nhộn, tại Việt Nam người Công Giáo Hà Nội đã đón giao thừa trong âm thầm bằng cách tập trung cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ cũ.
Thái Hà và Hà Đông
Nhiều cuộc biểu tình cũng đã nổ ra Thái Hà nơi đất đai của Dòng Chúa Cứu Thế bị chiếm từ những thập niên 1950 sau khi nhà cầm quyền cộng sản đã trục xuất hay bỏ tù cho đến chết các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, và tại Hà Đông nơi nhà xứ bị cướp đoạt làm trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thị Xã.
Tại Sàigòn, Tòa Tổng Giám Mục cũng đưa ra văn thư tố cáo nhà nước chiếm đoạt đất đai và cơ sở của mình.
Những cuộc biểu tình tại Hà Nội đã luôn là đề tài hàng đầu trên thông tấn xã Công Giáo Ý Asia-News của PIME.
Tối Hậu Thư
Trong cuộc biểu tình diễn ra hôm 25/1/2008, một người phụ nữ Mường đã leo qua rào vào bên trong để đặt hoa trước tượng Đức Mẹ. Các nhân viên an ninh bên trong đã tấn công chị bất chấp những lời giải thích của chị. Trước sự chứng kiến của cả 2,000 người, một viên chức còn lớn tiếng kêu thủ hạ đánh chết người phụ nữ này.
Luật sư Lê Quốc Quân đi vào bên trong can thiệp cũng bị lôi vào một văn phòng và bị đánh đấm túi bụi.
Chứng kiến những cảnh tàn bạo này, người Công Giáo không còn lựa chọn nào khác hơn là phá cổng vào bên trong để giải cứu cho người phụ nữ Mường và luật sư Quân.
Sau biến cố đó, những người biểu tình đã dựng lều và biểu tình ngồi trên sân cỏ của Tòa Khâm Sứ.
Ngày 26/1, Ngô thị Thanh Hằng, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội ra tối hậu thư buộc người biểu tình phải rút ra khỏi Tòa Khâm Sứ trước 5 giờ chiều ngày 27/1. Tuy nhiên, người Công Giáo không rút lui trái lại còn kéo đến đông hơn.
Những căng thẳng tại Hà Nội đã gây quan ngại sâu xa cho Tòa Thánh. Ngày 1/2/2008, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt công bố thư của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh cho thấy đã có những vận động ngoại giao và những hứa hẹn trả lại Tòa Khâm Sứ của nhà cầm quyền Việt Nam.
Xin đón xem phần II:
Chuẩn bị cho tiến trình phản bội. Tay sai Công Giáo Dân Tộc.
Ngày quốc tế giới trẻ tại Sydney.