Hình bên: Hai nông dân kẻ giắt bò người đẩy cày trên một cánh đồng. Tuy đã sang thế kỷ thứ 21 và nhà nước CSVN tuyên truyền đưa đất nước ra khỏi các nước nghèo khó trên thế giới ngay từ năm 2009. Nhưng trên các cánh đồng ruộng, nông dân vẫn cùng với trâu, bò cày ruộng lam lũ cực khổ và vẫn không đủ sống. (Hình: AFP/Getty Images)
HÀ TĨNH 19-1 (TH).- Ăn bớt ăn xén gạo cứu đói cho dân đã đành, hai đảng viên đảng CSVN ở tỉnh Hà Tĩnh đã mang thương tích đến phải nằm bệnh viện trong một trận ẩu đả chỉ vì tranh nhau một ít gạo cứu đói.
Theo bản tin báo điện tử Vietnamnet ngày Chủ Nhật 18/1/2009, sự việc xảy ra tại xã Thạch Bàn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh khi phân chia một số gạo cứu đói mà địa phương này được cấp để phân phối.
VietnamNet thuật lời Ðặng Văn Hà, chi hội trưởng hội nông dân thôn 8, mà nguồn tin này nói là người đã tích cực đấu tranh chống tiêu cực: “Trong lúc đang bàn cãi chuyện chia gạo thế nào cho hợp lý, tôi đã bị ông Trần Xuân Lục - chi hội phó hội cựu chiến binh thôn 8 đánh liên tiếp vào mặt. Thấy vậy, người cháu của tôi đã nhảy vào đẩy ông Lục ngã. Do vấp phải đá nên ông Lục đã bị thương”.
Vì bị thương tích khá nặng, ông Lục đã được đưa vào bệnh viện nằm điều trị. Nguồn tin nói cũng vì tranh giành và đánh nhau nên trong buổi chiều 16/1/, số gạo hơn 500 kg chỉ phát được một nửa, số còn lại được cấp phát tiếp trong buổi sáng hôm sau. Số gạo này tuy không là bao nhưng lại được chia cho 43 hộ với 81 khẩu. “Tiêu chí của đợt phát lại số gạo trên là cho những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn,” Vietnamnet nói.
Ðiều oái oăm là dân đói phải gửi gạo đến cứu nhưng quan xã này đã bán 3 tạ gạo cứu đói lấy tiền “làm cổng sắt cho hội quán”.
Ngày 14/1/2009 báo Dân Trí tường thuật chuyện chia gạo cứu đói ở xã Thạch Hà đã kể cho thấy, quan chức địa phương đã có “hàng loạt sai phạm, tắc trách” cho nên phần lớn gạo cứu đói đã không đến được tay người dân.
Xã Thạch Bàn, theo các tin trước đây cho hay, quá nửa là các gia đình nghèo đói. Phần lớn dân làng sống bằng công việc làm thê cho một mỏ khai thác đá ở núi Rục. Một năm trước, tai nạn sập mỏ đá đã làm cho 7 người dân chết và mỏ khai thác đá này bị buộc phải đóng cửa vì không có các biện pháp oan toàn bảo vệ người lao động. Có việc làm, tuy cực khổ và nguy hiểm, nhưng người dân còn có miếng ăn. Mỏ đá đóng cửa, tất cả đều thất nghiệp ở một vùng đất đai cằn cỗi. Cũng vì vậy mà họ trở thành nạn nhân của cái đói triền miên, được cứu đói vào những ngày sắp đến tết. Tuy nhiên, việc cứu trợ đã bị quan chức mánh mung xà xẻo. Bản tin báo Dân trí ngày 14/1/2009 viết: “Chính quyền xã Thạch Bàn, đứng đầu là ông Nguyễn Văn Lượng đã làm ngược lại, khi tự ý điều chỉnh lượng gạo chia cho các thôn mà UBND huyện đã quyết định, tự ý cho các thôn huy động nguồn đóng góp của dân để chi trả chi phí vận chuyển, bốc vác; quá trình triển khai thiếu kiểm tra để các thôn tự ý chia theo bình quân nhân khẩu, cũng như phải hoàn trả nợ thuế mới được nhận gạo...
Chính những sai phạm, tắc trách của xã đã tạo điều kiện cho các xóm tự tung tự tác trong việc phân phát gạo cho dân. Sai phạm nghiêm trọng nhất trong việc làm méo mó chủ trương phát gạo cứu đói cho dân diễn ra tại xóm Tiền Phong (xóm 8).
Tiết lộ mới nhất của những người trong cuộc cho thấy, trong quá trình triển khai, “bộ sậu” cán bộ xóm này gồm bà Phạm Thị Hoài (Bí thư Chi bộ), Trần Hữu Sơn (Trưởng thôn), Trần Văn Khánh (Phó Bí thư), Nguyễn Phi Minh (Hội trưởng CCB), Nguyễn Văn Hà (công an viên phụ trách thôn) đã lộng quyền, coi trời bằng vung.
Ngoài việc ép dân hoàn thành nợ thuế mới được nhận gạo, những cán bộ xóm nói trên đã thông đồng khai man nhân khẩu được nhận gạo, đặc biệt số cán bộ này đã biển thủ hơn 500kg gạo (trong tổng số 18.350kg được cấp) của nhân dân.
Khi bị người dân thôn Tiền Phong phát giác, những cán bộ nói trên đã dùng hàng loạt chiêu bài để chối bỏ hành vi của mình. “Rải tiền” nhằm bịt miệng không xong, cán bộ xóm chuyển qua uy hiếp những người dân đứng ra tố cáo.”
Khi bị tố cáo nên nuốt không trôi số gạo còn lại, các quan đã đánh nhau vì không đồng ý được với nhau chia ra thế nào.
HÀ TĨNH 19-1 (TH).- Ăn bớt ăn xén gạo cứu đói cho dân đã đành, hai đảng viên đảng CSVN ở tỉnh Hà Tĩnh đã mang thương tích đến phải nằm bệnh viện trong một trận ẩu đả chỉ vì tranh nhau một ít gạo cứu đói.
Theo bản tin báo điện tử Vietnamnet ngày Chủ Nhật 18/1/2009, sự việc xảy ra tại xã Thạch Bàn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh khi phân chia một số gạo cứu đói mà địa phương này được cấp để phân phối.
VietnamNet thuật lời Ðặng Văn Hà, chi hội trưởng hội nông dân thôn 8, mà nguồn tin này nói là người đã tích cực đấu tranh chống tiêu cực: “Trong lúc đang bàn cãi chuyện chia gạo thế nào cho hợp lý, tôi đã bị ông Trần Xuân Lục - chi hội phó hội cựu chiến binh thôn 8 đánh liên tiếp vào mặt. Thấy vậy, người cháu của tôi đã nhảy vào đẩy ông Lục ngã. Do vấp phải đá nên ông Lục đã bị thương”.
Vì bị thương tích khá nặng, ông Lục đã được đưa vào bệnh viện nằm điều trị. Nguồn tin nói cũng vì tranh giành và đánh nhau nên trong buổi chiều 16/1/, số gạo hơn 500 kg chỉ phát được một nửa, số còn lại được cấp phát tiếp trong buổi sáng hôm sau. Số gạo này tuy không là bao nhưng lại được chia cho 43 hộ với 81 khẩu. “Tiêu chí của đợt phát lại số gạo trên là cho những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn,” Vietnamnet nói.
Ðiều oái oăm là dân đói phải gửi gạo đến cứu nhưng quan xã này đã bán 3 tạ gạo cứu đói lấy tiền “làm cổng sắt cho hội quán”.
Ngày 14/1/2009 báo Dân Trí tường thuật chuyện chia gạo cứu đói ở xã Thạch Hà đã kể cho thấy, quan chức địa phương đã có “hàng loạt sai phạm, tắc trách” cho nên phần lớn gạo cứu đói đã không đến được tay người dân.
Xã Thạch Bàn, theo các tin trước đây cho hay, quá nửa là các gia đình nghèo đói. Phần lớn dân làng sống bằng công việc làm thê cho một mỏ khai thác đá ở núi Rục. Một năm trước, tai nạn sập mỏ đá đã làm cho 7 người dân chết và mỏ khai thác đá này bị buộc phải đóng cửa vì không có các biện pháp oan toàn bảo vệ người lao động. Có việc làm, tuy cực khổ và nguy hiểm, nhưng người dân còn có miếng ăn. Mỏ đá đóng cửa, tất cả đều thất nghiệp ở một vùng đất đai cằn cỗi. Cũng vì vậy mà họ trở thành nạn nhân của cái đói triền miên, được cứu đói vào những ngày sắp đến tết. Tuy nhiên, việc cứu trợ đã bị quan chức mánh mung xà xẻo. Bản tin báo Dân trí ngày 14/1/2009 viết: “Chính quyền xã Thạch Bàn, đứng đầu là ông Nguyễn Văn Lượng đã làm ngược lại, khi tự ý điều chỉnh lượng gạo chia cho các thôn mà UBND huyện đã quyết định, tự ý cho các thôn huy động nguồn đóng góp của dân để chi trả chi phí vận chuyển, bốc vác; quá trình triển khai thiếu kiểm tra để các thôn tự ý chia theo bình quân nhân khẩu, cũng như phải hoàn trả nợ thuế mới được nhận gạo...
Chính những sai phạm, tắc trách của xã đã tạo điều kiện cho các xóm tự tung tự tác trong việc phân phát gạo cho dân. Sai phạm nghiêm trọng nhất trong việc làm méo mó chủ trương phát gạo cứu đói cho dân diễn ra tại xóm Tiền Phong (xóm 8).
Tiết lộ mới nhất của những người trong cuộc cho thấy, trong quá trình triển khai, “bộ sậu” cán bộ xóm này gồm bà Phạm Thị Hoài (Bí thư Chi bộ), Trần Hữu Sơn (Trưởng thôn), Trần Văn Khánh (Phó Bí thư), Nguyễn Phi Minh (Hội trưởng CCB), Nguyễn Văn Hà (công an viên phụ trách thôn) đã lộng quyền, coi trời bằng vung.
Ngoài việc ép dân hoàn thành nợ thuế mới được nhận gạo, những cán bộ xóm nói trên đã thông đồng khai man nhân khẩu được nhận gạo, đặc biệt số cán bộ này đã biển thủ hơn 500kg gạo (trong tổng số 18.350kg được cấp) của nhân dân.
Khi bị người dân thôn Tiền Phong phát giác, những cán bộ nói trên đã dùng hàng loạt chiêu bài để chối bỏ hành vi của mình. “Rải tiền” nhằm bịt miệng không xong, cán bộ xóm chuyển qua uy hiếp những người dân đứng ra tố cáo.”
Khi bị tố cáo nên nuốt không trôi số gạo còn lại, các quan đã đánh nhau vì không đồng ý được với nhau chia ra thế nào.