Mát-tít-gia và cuộc đấu tranh cho văn hóa sự sống
"Nào chúng ta đi ký kết giao ước với các dân tộc láng giềng, vì từ khi sống cách biệt họ, chúng ta gặp phải nhiều tai hoạ." (1 Ma-ca-bê 1:11)
Vào ngày có cuộc tuyển cử tổng thống Mỹ vừa qua, tôi cuồng nhiệt và hết sức tập chú đi tìm ơn soi sáng của Chúa. Và còn làm như thế hơn nữa vào một ngày sau, khi kết quả cuộc tuyển cử ấy được xác nhận. Các bài đọc Sách Nguyện, tức lời nguyện phụng vụ chính thức của Giáo Hội hôm ấy, trích từ Thánh Kinh vốn là Lời Chúa, đã nói với tôi và đem lại cho tôi một thứ ánh sáng thật chói lọi vào đúng lúc nghiêm trọng của trận chiến văn hóa này.
Bài đọc ấy là câu truyện trích từ Sách Macabê cuốn 1, chương 2 trong đó Mát-tít-gia và các anh em ông đứng lên chống lại sắc lệnh bất chính của ông vua ngoại đạo buộc họ phải bỏ đạo. Tôi được kể về cách Giuđa Macabê đã lãnh đạo trận chiến ra sao để bảo vệ Israel khỏi cự gây hấn của những dân tộc xung quanh. Các bài đọc này không kêu gọi ta cầm vũ khí nhưng chúng quả thông truyền cho ta một tinh thần hết sức cần thiết để ta đứng lên và tranh đấu cho nền Văn Hóa Sự Sống ngay trong giờ phút khó khăn, hết sức tuyệt vọng này. Đó là lời kêu gọi tin, can đảm và phúc âm hóa!
Thỏa hiệp lòng tin
"Nào chúng ta đi ký kết giao ước với các dân tộc láng giềng, vì từ khi sống cách biệt họ, chúng ta gặp phải nhiều tai hoạ." (1Macabê.1:11). Câu truyện của Mát-tít-gia và gia đình ông bắt đầu bằng một thỏa hiệp. Dân Do Thái lúc ấy đã từ bỏ đức tin và gia tài của họ. Sau khi Alexander Đại Đế hùng cứ được thế giới quanh Israel, các sĩ quan của ông phân chia Vương Quốc, bắt đầu cai trị và “gây ra nhiều tai họa”. Chẳng bao lâu sau, Giêrusalem bị cướp phá và Đền Thờ bị xâm phạm, lột sạch, phạm thánh và làm cho nhơ nhuốc. Cuộc tấn công này ác liệt đến nỗi người Do Thái phải chạy trốn và Giêrusalem trở thành sào huyệt của Dân Ngoại gây hấn. “Tang tóc bao trùm khắp cõi Ít-ra-en. Thủ lãnh, kỳ mục khóc than ai oán, thanh niên thiếu nữ yếu nhược suy tàn, người phụ nữ đâu còn vẻ đẹp” ( 1Macabê1: 25-26).
Hậu quả của cuộc chiến bại và chiếm đóng Thành Thánh Giêrusalem đã được mô tả như mất mát một điều trước đây vẫn được coi là niềm hãnh diện và vinh quang của dân tộc. “Thánh Điện nên sa mạc hoang vu, các ngày lễ hoá thành tang tóc, các ngày sa-bát trở nên nỗi nhục, vinh dự đã biến thành nhơ nhuốc. Xưa càng vinh nay càng nhục, xưa cao cả nay thấp hèn” (1Macabê 1:39-40). Các mô tả ấy có thể đã nói lên một cách tốt hơn điều phần lớn chúng ta cảm nhận sau ngày tuyển cử, hơn là nỗi sợ đơn giản không biết quốc gia mình sẽ được dẫn tới đâu. Chắc chắn xứ sở này vốn luôn là nơi ẩn náu (sanctuary) cho những người đi tìm tự do và cơ hội tốt để họ sống cuộc sống và đức tin của mình. Dạ mẹ cũng vốn luôn là nơi ẩn náu cho sự sống mỏng dòn của trẻ chưa sinh. Nay dường như cả hai nơi ẩn náu ấy đang bị đe dọa hơn bao giờ hết bởi những kẻ không biết nhìn nhận phẩm giá nguồn cội của mình.
Tuy nhiên, đấy mới chỉ là việc dựng lên ngữ cảnh cho những đoạn tiếp theo. Nhưng xin phép quí bạn cho tôi thêm một lời giáo đầu khác. Lời giáo đầu này nói về sự thất bại minh nhiên sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng khiếp đảm: “Chiếu theo chỉ dụ, phụ nữ nào làm phép cắt bì cho con thì chúng cột đứa bé vào cổ và đem xử tử. Cả gia đình cùng với những người đã làm phép cắt bì đều bị xử tử. Nhưng nhiều người trong dân Ít-ra-en vẫn kiên tâm vững chí, nhất định không ăn những thức ăn ô uế. Họ thà chết chẳng thà để cho mình ra ô uế vì thức ăn, vi phạm Giao Ước thánh. Cuối cùng họ đã chết. Một cơn thịnh nộ lớn đe doạ Ít-ra-en” (1Macabê.1:60-64). Hình ảnh các trẻ nhỏ bị cột vào cổ mẹ cho thấy một dọa nạt không bao giờ nên quên và tính trầm trọng của một tội ác nội tại từng giáng xuống chúng ta. Không còn gì xúc phạm hơn việc hủy diệt tuổi thơ vô tội. Điều ấy càng làm cho hình ảnh Đấng Cứu Thế vô tội bị treo trên thập giá thành mạnh mẽ hơn.
Đứng lên vì đức tin, gia đình và luật Chúa
Sự đối kháng của Mát-tít-gia và anh em ông với sĩ quan hoàng gia buộc họ phải bỏ đạo khiến ta nhớ đến thách thức mà mỗi Kitô hữu đang gặp phải trong cuộc đụng độ với văn hóa sự chết. Điều dễ dàng hơn, nhiều hứa hẹn mang lại thịnh vượng vật chất hơn là chịu để cho đức tin và các giá trị của ta bị thoả hiệp. Đứng lên tranh đấu cho các giá trị ấy đòi phải có lòng can đảm và sẵn sàng trả giá cao. Thực sự thế gian không muốn ta đứng lên, ít nhất cũng phải trong một thời gian dài. Một cách quyến rũ, nó luôn mời mọc ta thỏa mãn các dục vọng của mình. Nó tán tỉnh và hứa hẹn giầu sang (hay ít nhất cũng là giảm thuế) và nổi tiếng trên đời nếu ta nhượng bộ. Nó còn dám gợi ý các chính nghĩa kém hơn để ta tranh đấu (nghèo khó và chiến tranh chẳng hạn), làm thế để thoả mãn ý muốn tranh đấu vì một cái gì đó của ta. Nó khiến ta tập chú vào chính chúng ta chứ không vào các nhu cầu khẩn trương nhất và trầm trọng nhất của anh em mình.
“Các viên chức của vua lên tiếng nói với ông Mát-tít-gia rằng: ‘Ông là thủ lãnh, là người có danh giá, là bậc vị vọng trong thành này, lại được con cái và anh em ủng hộ.Vậy xin mời ông tiến lên làm người đầu tiên thi hành chỉ dụ của đức vua, giống như tất cả các dân tộc, các người Giu-đa và những người còn ở lại Giê-ru-sa-lem đã làm. Rồi ông và các con sẽ được kể vào số bạn hữu đức vua, sẽ được danh giá, được nhiều vàng bạc và bổng lộc’" (1Macabê 2:17-18).
Nhưng xác tín, lòng can đảm và tài lãnh đạo đã là đặc điểm trong câu trả lời của Mát-tít-gia. Lòng tôn trọng con người đã bị lòng tôn trọng Thiên Chúa và Lề Luật của Người chiến thắng. Những lừa phỉnh và thách thức của thời đại đã không làm nhụt tinh thần họ, ngược lại đã gợi hứng và lên năng lực cho quyết tâm nhất định trung thành của họ.
“Ông Mát-tít-gia lớn tiếng đáp lại: ‘Cho dù tất cả các dân tộc trong vương quốc của vua có nghe lời vua và ai cũng chối bỏ việc thờ phượng của cha ông mình và tuân theo lệnh vua, thì tôi, các con tôi và anh em tôi, chúng tôi vẫn trung thành với Giao Ước của cha ông chúng tôi. Không đời nào chúng tôi bỏ Lề Luật và các tập tục ! Chúng tôi sẽ không tuân theo lệnh vua mà bỏ việc thờ phượng của chúng tôi để xiêu bên phải, vẹo bên trái."
(1Macabê 2:19-22).
Lòng nhiệt thành thực sự ra tay hành động
Lạ một điều, thái độ kiên tâm và bất chấp các đe doạ đối với mạng sống và tôn giáo của
Mát-tít-gia lại thúc đẩy người khác phô bày hơn việc họ từ bỏ giáo huấn và truyền thống cha ông. Họ muốn đi xuôi dòng và cảm thấy an toàn tuân giữ “điều mọi người khác đang làm”. Lẽ tất nhiên, Mát-tít-gia không thể hiểu được sự tùng phục đối với thế gian như thế.
“Ông vừa dứt lời thì có một người Do-thái công khai tiến ra tế thần trên bàn thờ ở Mô-đin theo như chỉ dụ của vua. Trước cảnh tượng đó, ông Mát-tít-gia bừng lửa nhiệt thành, ruột gan ông sôi sục, lòng đạo đức khiến ông nổi giận đùng đùng: ông nhào tới hạ sát hắn ngay tại bàn thờ. Ông cũng giết luôn viên chức của vua có nhiệm vụ cưỡng bức người Do-thái tế thần. Rồi ông phá đổ bàn thờ” (1Macabê 2:23-25)
Dù hoàn cảnh ta còn xa mới dám nổi giận đùng đùng chính khí đến dùng bạo lực tấn kích, nhưng thất vọng và giận dữ cũng có thể vò nát tim ta. “Làm thế nào nhiều người Công Giáo và nhiều Kitô hữu tốt lành lại có thể không chịu đứng lên chống lại một tội ác rành rành đến thế?”; “Tính thánh thiêng của sự sống và sự gây hấn của phá thai là vấn đề trước mặt, ngoài tầm so sánh với các vấn đề luân lý của thời đại ta!” Đáp ứng của ta phải cứng rắn và cương quyết. Sức mạnh và chiến lược sử dụng để cổ vũ việc phá thai và chủ nghĩa tương đối luân lý phải được đáp ứng bằng bộ xương sống tinh thần đầy can đảm và cương nghị của Mát-tít-gia.
“Ông cháy bùng lòng nhiệt thành và trái tim ông sôi sục”. Lòng nhiệt thành tận đáy lòng sẽ sản sinh ra sự đáp ứng nơi một con người nhứt quyết bảo vệ và chiến đấu cho sự sống thánh thiêng và ngây thơ vô tội. Mát-tít-gia đang đứng sừng sững trước mặt bạn mà hỏi: “Hỡi người chiến binh Kitô hữu, lòng nhiệt thành của bạn ở đâu? Tâm hồn bạn có được đánh động trước hậu quả chính trị, trước nghị trình lạnh lùng và tính toán của tử thần và trác táng qủy ma, trước trạng huống tinh thần hiện nay của đất nước? Nếu thế, xin bạn hãy đứng vào hàng ngũ đức tin và hàng ngũ can đảm của tôi”.
Hãy thức giấc và đoàn kết lại
“Rồi ông Mát-tít-gia rảo khắp thành và hô lớn tiếng: ‘Ai nhiệt thành với Lề Luật và tuân giữ Giao Ước, hãy theo tôi !’ Sau đó, ông và các con trốn lên núi, bỏ lại trong thành tất cả tài sản” (1 Macabê 2: 27-28).
Chúng ta được mời gọi bước ra, bước ra khỏi bóng tối của im lặng và của tôn giáo tư riêng để gióng lên tiếng nói, để giảng dạy và để phúc âm hóa. Chúng ta phải dấn bước theo những nhà lãnh đạo Kitô giáo và quay mặt khỏi các thỏa hiệp với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa tiêu dùng và sợ dư luận con người. Chúng ta cũng cần phải sẵn sàng để lại phía sau chính những tiện nghi và dễ dãi của mình.
Trong các buổi nói truyện thiêng liêng, tôi thường mô tả cho người ta thấy một khung cảnh mà tôi tin là nói lên được thế giới ta đang sống và trận chiến văn hóa ta đang gặp. Bạn hãy tưởng tượng trong một buổi chiều mùa hạ ấm áp, bạn đang ngắm nghía thửa vườn sau nhà. Bỗng nhiên bạn thấy một cảnh tượng hãi hùng ở bên kia hàng cây và các mái nhà. Một bọn người man rợ đông đảo đang đáp xuống khu phố bạn. Họ mang các vũ khí phá hoại và gây chết chóc tàn ác. Bạn phải làm gì đây? Bạn phải có phản ứng gì đây? Liệu bạn có yên ổn tiếp tục ngồi trong chiếc ghế bành của bạn không? Liệu bạn có nhún vai mà nói: “ôi lo gì, đã có người khác đánh đuổi bọn chúng” không? Có phải bạn chỉ biết đóng cửa lại và không cho các con ra khỏi nhà ngày hôm ấy? Hay bạn sẽ đưa tin khẩn cấp ấy tới lân bang hàng xóm và tổ chức công việc phòng ngự? Bạn sẽ cầm vũ khí lên để bảo vệ gia đình, bè bạn và người lân bang của bạn? Bạn có lo lắng như thế hay không?
Quân dã man mọi rợ đang xuất hiện trong khu phố... Các giá trị chống lại Kitô Giáo đang được bơm vào đời sống chúng ta qua văn hóa khiêu dâm liên mạng, qua văn hóa tầm phào MTV, qua các ipod đầy những âm thanh khêu gợi và qua những thông tin loan truyền không bị cắt xén, là những cái đi thẳng vào trái tim và cuộc sống con cái bạn qua ngả không biết bao nhiêu siêu xa lộ của kỹ thuật cao… Nền văn hóa sự chết không nhằm tiêu diệt ta cho bằng nhằm đồng hóa ta, giống như Dân Ngoại từng cố gắng đồng hóa dân Do Thái. Mát-tít-gia kêu gọi ta hãy tiếp nhận cuộc thách thức với một lòng nhiệt tâm và yêu thương đối với mọi điều thánh thiêng. Lập trường này và cuộc chiến nó đòi hỏi cuối cùng sẽ chiến thắng.
Vinh dự được chiến đấu
Giuđa Macabê tiếp nhận quyền chỉ huy cuộc kháng chiến khi cha ông là Mát-tít-gia qua đời: “Tất cả anh em ông và mọi người thuộc phe của cha ông đều ủng hộ ông, và họ phấn khởi tham gia cuộc kháng chiến của dân Ít-ra-en. Ông đã làm cho dân mình được tiếng tăm lừng lẫy. Ông mặc áo giáp như một vị anh hùng, mình mang đầy võ khí. Ông giao tranh nhiều trận và vung gươm bảo vệ trại quân. Khi hành động, ông giống như sư tử, như sư tử con rống lên săn mồi” (1Macabê 3:2-4).
Dấu ấn Kitô hữu là niềm vui của họ. Các anh em và các đồng chí của những người anh em này “phấn khởi tham gia cuộc kháng chiến”vì tổ quốc. Thay vì tập chú vào những xáo trộn và tội ác của thời đại, cũng như các bách hại và bất công… những người của Thiên Chúa này nghĩ rằng họ được hồng ân chiến đấu cho Thiên Chúa và tổ quốc họ. Và họ chiến đấu trong hân hoan ngập lòng vì biết rằng điều họ đang làm là điều đúng.
Hãy trang bị vũ khí để chiến đấu
Ở đây, Thánh Kinh vẽ ra hình ảnh một chiến sĩ vĩ đại: “Ông mặc áo giáp như một vị anh hùng”. Áo giáp là mảnh binh giáp lớn nhất mà một chiến sĩ phải mang. Nó bảo vệ các cơ quan sinh tử của anh, nhất là tim và phổi. Trận chiến ngày nay đòi hỏi cả can đảm lẫn sức chịu đựng vĩ đại. Nhiều người từng chiến đấu anh dũng cho sự sống của các em chưa sinh ra đến nay đã 35 năm trường. Đây là một cuộc chiến dành các dân quyền, môộ cuộc chiến đòi hỏi nơi ta nhiều cố gắng hơn, nhiều óc sáng tạo hơn, nhiều năm tháng ngày giờ hơn. Ngã lòng thối chí không phải là một giải pháp. "Anh em hãy võ trang, hãy tỏ ra là những người can đảm” (1Macabê 3:58).
Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Êphêsô, đã kêu gọi chúng ta tham dự trận chiến thiêng liêng: “Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối” (Eph.6:12-14).
Cũng trong hơi văn ấy, ngài kêu gọi ta phải mang sợi dây lưng chân lý và áo giáp công chính. Trước nhất ta phải đứng về phía chân lý, một chân lý được Chúa Kitô bảo đảm ban cho Giáo Hội ( “các cửa hỏa ngục sẽ không thắng nổi” và “khi Chúa Thánh Thần ngự đến, Ngài sẽ hướng dẫn các con trong chân lý…”). Chân lý này giải phóng chúng ta để chúng ta sống công chính. Nếu ta chịu làm nhân chứng cho chân lý bằng chính cuộc sống mình, lời ta nói về chân lý sẽ trở nên đáng tin hơn.
Công chính là sống theo đường lối của Chúa, sống sự thánh thiện trong đời. Thánh Phaolô nối kết điều ấy với đức tin, vì công chính chỉ nhờ tin vào Chúa Kitô mà có (Rom.3). Trong trận chiến đấu này, việc phòng vệ và vũ khí hàng đầu (2Cor.6:4-8) phải là cuộc sống thánh thiện, một cuộc sống nhờ đức tin mà có. Một đức tin sinh động khiến ta đói khát sự công chính, khiến ta cam kết đối với chân lý và tìm cách truyền thông chân lý ấy một cách hữu hiệu sẽ duy trì được mọi cố gắng của ta. Cả thành công lẫn bách hại đều là những điều chắc chắn (Mt.5:6-10).
Lời kêu gọi canh tân trật tự trần thế
Trận chiến văn hóa có ý nói đến đức công chính (righteousness). Nó có ý nói đến ý Chúa, kế hoạch của Chúa, Nước Chúa. Thánh Phaolô rất đúng, vì trên hết, đây là trận chiến thiêng liêng, nhưng trên đời này, ta phải thở thần khí thánh thiện vào hành động của mình, vào truyện trò của mình và vào nền văn hóa của mình.
Giáo Hội dạy rằng “Công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, dù chủ yếu liên quan tới sự cứu rỗi con người, nhưng cũng bao hàm việc canh tân toàn bộ trật tự trần thế. Do đó, sứ mệnh của Giáo Hội không phải chỉ là đem sứ điệp và ơn phúc của Chúa Kitô tới cho con người nhưng còn phải thấm nhiễm và hoàn bị hóa trật tự trần thế bằng tinh thần Phúc Âm… Trong cả hai trật tự ấy, người giáo dân, vốn đồng thời là tín hữu và công dân, phải liên tục được cùng một lương tâm Kitô giáo hướng dẫn” ( Sắc lệnh APOSTOLICAM ACTUOSITATEM về Tông Đồ Giáo Dân).
Nay là lúc ta phải sống lời mời gọi có tính tiên tri của Công Đồng Vatican II công bố gần 45 năm năm qua: “Trong thời đại ta, vì nhiều vấn đề mới đang nổi lên và rất nhiều sai lạc trầm trọng đang được luân lưu liều mình sẽ phá đổ các nền tảng của tôn giáo, của trật tự luân lý, và của chính xã hội nhân bản, nên thánh công đồng này khẩn khoản khuyên nhủ giáo dân, từng người một, tùy theo khả năng hiểu biết và học hỏi riêng, chuyên chăm hơn nữa trong việc thực hành điều họ có thể giải thích, bảo vệ và áp dụng thích đáng các nguyên tắc Kitô Giáo vào các vấn đề của thời đại ta phù hợp theo tâm trí Giáo Hội” (tài liệu đã dẫn).
“Phải giả thiết mình đang bị bao vây”
Sau tội trọng, kẻ thù đáng sợ nhất là việc ngã lòng. Ngày nay, ta thường cảm thấy mình bị thua xa về số lượng, bị suy yếu và ở thế cực kỳ bất lợi. Nhưng chính đó lại là lúc Chúa thực hiện các kỳ công của Người. Giống như vị đại úy trong “the Band of Brothers” (Toán Anh Em, một loạt phim mười đoạn của Steven Spielberg), người đã lên tiếng trả lời cho một binh sĩ bại trận vừa thoái lui vừa cảnh báo rằng chẳng bao lâu nữa họ sẽ bị bao vây. Viên đại úy ấy bảo: “bọn mình là lính nhẩy dù; đương nhiên lúc nào cũng phải giả thiết là mình bị bao vây chứ”.
Nhiều truyện trong Cựu Ước cho ta thấy Thiên Chúa thích chiến đấu và dành thắng lợi cho dân vô vọng của Người trong những hoàn cảnh tưởng chừng vô phương cứu chữa. Giuđa Macabê chẳng bao lâu sau phải đương đầu với một trận đánh như thế. Binh sĩ của ông thấy đại đội bé nhỏ của mình bị cả một quân đoàn địch quân thách thức. Họ lên tiếng trách móc kêu ca, y như chúng ta đang bị cám dỗ làm thế vào thời buổi này:
“Vừa thấy đoàn quân đến nghênh chiến với mình, những người này nói với ông Giu-đa: ‘Chúng ta chỉ có một nhúm người thì làm sao có thể đương đầu nổi với một số đông hùng mạnh như thế kia ? Chúng ta lại mệt lử, vì cả ngày nay chưa ăn uống gì.’ Ông Giu-đa nói: ‘Nhiều người mà bị rơi vào tay một ít người, chuyện đó cũng dễ thôi ! Vả lại, đối với Trời, dùng nhiều người hay ít người mà cứu thoát cũng chẳng khác nhau. Bởi vì người ta thắng trận không phải nhờ số quân đông đảo, nhưng là nhờ Trời ban sức mạnh cho. Chúng nó đến đánh chúng ta, thật bạo ngược gian tà, nhằm tiêu diệt chúng ta, và vợ con chúng ta, rồi cướp bóc chúng ta; còn chúng ta, chúng ta giao chiến để bảo toàn sinh mạng và các tập tục của chúng ta. Chính Trời sẽ nghiền nát chúng nó trước mặt chúng ta; vậy anh em đừng sợ !’" (1Macabê 3:17-22)
Ta phải làm nhiều hơn là chỉ bảo vệ chính mình, ta phải bước ra và chiến đấu. Ta phải ở thế tấn công bằng “gươm tinh thần, là chính Lời Thiên Chúa” (Eph.6:17). Ta phải biết Lời của Người (xem Thượng Hội Đồng tháng 10 năm 2008 tại Rome “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh Giáo Hội). Cầu nguyện và suy gẫm Lời Người sẽ đem lại sức mạnh để ta tập chú tư tưởng và lời nói của ta vào Chân Lý của Chúa, cũng như tìm ra cách để ta đi vào tâm trí những ai mình hy vọng vươn tới được. “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Dt 4:12).
“Sức mạnh của ta do Trời ban cho”. Trách vụ của ta trước nhất là nhìn lên Trời là cầu nguyện, là “kêu lớn tiếng lên Trời” (1Macabê 3:50) rồi chiến đấu. Vâng, ta chiến đấu cho gia đình ta, cho xứ sở ta và nhất là cho con cháu ta. Ta chiến đấu cho cuộc sống ta và cho cuộc sống của họ. Ta chiến đấu cho lề luật Thiên Chúa. Nếu có đức tin, liệu ta có thể hoài nghi rằng Người sẽ thất bại không thể đè bẹp nền văn hóa thù địch ngay trước mắt ta trong khi Người từng tạo chiến thắng như thế cho Giuđa Macabê và dân Do Thái? Người còn làm hơn nữa cho Con Một Người bằng cách làm cho Người Con này chỗi dậy từ cõi chết. Người cũng sẽ vực chúng ta dậy như thế.
Phóng chuyển bài của Cha Edward Hopkins, LC, nguồn: Catholic.net
"Nào chúng ta đi ký kết giao ước với các dân tộc láng giềng, vì từ khi sống cách biệt họ, chúng ta gặp phải nhiều tai hoạ." (1 Ma-ca-bê 1:11)
Vào ngày có cuộc tuyển cử tổng thống Mỹ vừa qua, tôi cuồng nhiệt và hết sức tập chú đi tìm ơn soi sáng của Chúa. Và còn làm như thế hơn nữa vào một ngày sau, khi kết quả cuộc tuyển cử ấy được xác nhận. Các bài đọc Sách Nguyện, tức lời nguyện phụng vụ chính thức của Giáo Hội hôm ấy, trích từ Thánh Kinh vốn là Lời Chúa, đã nói với tôi và đem lại cho tôi một thứ ánh sáng thật chói lọi vào đúng lúc nghiêm trọng của trận chiến văn hóa này.
Bài đọc ấy là câu truyện trích từ Sách Macabê cuốn 1, chương 2 trong đó Mát-tít-gia và các anh em ông đứng lên chống lại sắc lệnh bất chính của ông vua ngoại đạo buộc họ phải bỏ đạo. Tôi được kể về cách Giuđa Macabê đã lãnh đạo trận chiến ra sao để bảo vệ Israel khỏi cự gây hấn của những dân tộc xung quanh. Các bài đọc này không kêu gọi ta cầm vũ khí nhưng chúng quả thông truyền cho ta một tinh thần hết sức cần thiết để ta đứng lên và tranh đấu cho nền Văn Hóa Sự Sống ngay trong giờ phút khó khăn, hết sức tuyệt vọng này. Đó là lời kêu gọi tin, can đảm và phúc âm hóa!
Thỏa hiệp lòng tin
"Nào chúng ta đi ký kết giao ước với các dân tộc láng giềng, vì từ khi sống cách biệt họ, chúng ta gặp phải nhiều tai hoạ." (1Macabê.1:11). Câu truyện của Mát-tít-gia và gia đình ông bắt đầu bằng một thỏa hiệp. Dân Do Thái lúc ấy đã từ bỏ đức tin và gia tài của họ. Sau khi Alexander Đại Đế hùng cứ được thế giới quanh Israel, các sĩ quan của ông phân chia Vương Quốc, bắt đầu cai trị và “gây ra nhiều tai họa”. Chẳng bao lâu sau, Giêrusalem bị cướp phá và Đền Thờ bị xâm phạm, lột sạch, phạm thánh và làm cho nhơ nhuốc. Cuộc tấn công này ác liệt đến nỗi người Do Thái phải chạy trốn và Giêrusalem trở thành sào huyệt của Dân Ngoại gây hấn. “Tang tóc bao trùm khắp cõi Ít-ra-en. Thủ lãnh, kỳ mục khóc than ai oán, thanh niên thiếu nữ yếu nhược suy tàn, người phụ nữ đâu còn vẻ đẹp” ( 1Macabê1: 25-26).
Hậu quả của cuộc chiến bại và chiếm đóng Thành Thánh Giêrusalem đã được mô tả như mất mát một điều trước đây vẫn được coi là niềm hãnh diện và vinh quang của dân tộc. “Thánh Điện nên sa mạc hoang vu, các ngày lễ hoá thành tang tóc, các ngày sa-bát trở nên nỗi nhục, vinh dự đã biến thành nhơ nhuốc. Xưa càng vinh nay càng nhục, xưa cao cả nay thấp hèn” (1Macabê 1:39-40). Các mô tả ấy có thể đã nói lên một cách tốt hơn điều phần lớn chúng ta cảm nhận sau ngày tuyển cử, hơn là nỗi sợ đơn giản không biết quốc gia mình sẽ được dẫn tới đâu. Chắc chắn xứ sở này vốn luôn là nơi ẩn náu (sanctuary) cho những người đi tìm tự do và cơ hội tốt để họ sống cuộc sống và đức tin của mình. Dạ mẹ cũng vốn luôn là nơi ẩn náu cho sự sống mỏng dòn của trẻ chưa sinh. Nay dường như cả hai nơi ẩn náu ấy đang bị đe dọa hơn bao giờ hết bởi những kẻ không biết nhìn nhận phẩm giá nguồn cội của mình.
Tuy nhiên, đấy mới chỉ là việc dựng lên ngữ cảnh cho những đoạn tiếp theo. Nhưng xin phép quí bạn cho tôi thêm một lời giáo đầu khác. Lời giáo đầu này nói về sự thất bại minh nhiên sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng khiếp đảm: “Chiếu theo chỉ dụ, phụ nữ nào làm phép cắt bì cho con thì chúng cột đứa bé vào cổ và đem xử tử. Cả gia đình cùng với những người đã làm phép cắt bì đều bị xử tử. Nhưng nhiều người trong dân Ít-ra-en vẫn kiên tâm vững chí, nhất định không ăn những thức ăn ô uế. Họ thà chết chẳng thà để cho mình ra ô uế vì thức ăn, vi phạm Giao Ước thánh. Cuối cùng họ đã chết. Một cơn thịnh nộ lớn đe doạ Ít-ra-en” (1Macabê.1:60-64). Hình ảnh các trẻ nhỏ bị cột vào cổ mẹ cho thấy một dọa nạt không bao giờ nên quên và tính trầm trọng của một tội ác nội tại từng giáng xuống chúng ta. Không còn gì xúc phạm hơn việc hủy diệt tuổi thơ vô tội. Điều ấy càng làm cho hình ảnh Đấng Cứu Thế vô tội bị treo trên thập giá thành mạnh mẽ hơn.
Đứng lên vì đức tin, gia đình và luật Chúa
Sự đối kháng của Mát-tít-gia và anh em ông với sĩ quan hoàng gia buộc họ phải bỏ đạo khiến ta nhớ đến thách thức mà mỗi Kitô hữu đang gặp phải trong cuộc đụng độ với văn hóa sự chết. Điều dễ dàng hơn, nhiều hứa hẹn mang lại thịnh vượng vật chất hơn là chịu để cho đức tin và các giá trị của ta bị thoả hiệp. Đứng lên tranh đấu cho các giá trị ấy đòi phải có lòng can đảm và sẵn sàng trả giá cao. Thực sự thế gian không muốn ta đứng lên, ít nhất cũng phải trong một thời gian dài. Một cách quyến rũ, nó luôn mời mọc ta thỏa mãn các dục vọng của mình. Nó tán tỉnh và hứa hẹn giầu sang (hay ít nhất cũng là giảm thuế) và nổi tiếng trên đời nếu ta nhượng bộ. Nó còn dám gợi ý các chính nghĩa kém hơn để ta tranh đấu (nghèo khó và chiến tranh chẳng hạn), làm thế để thoả mãn ý muốn tranh đấu vì một cái gì đó của ta. Nó khiến ta tập chú vào chính chúng ta chứ không vào các nhu cầu khẩn trương nhất và trầm trọng nhất của anh em mình.
“Các viên chức của vua lên tiếng nói với ông Mát-tít-gia rằng: ‘Ông là thủ lãnh, là người có danh giá, là bậc vị vọng trong thành này, lại được con cái và anh em ủng hộ.Vậy xin mời ông tiến lên làm người đầu tiên thi hành chỉ dụ của đức vua, giống như tất cả các dân tộc, các người Giu-đa và những người còn ở lại Giê-ru-sa-lem đã làm. Rồi ông và các con sẽ được kể vào số bạn hữu đức vua, sẽ được danh giá, được nhiều vàng bạc và bổng lộc’" (1Macabê 2:17-18).
Nhưng xác tín, lòng can đảm và tài lãnh đạo đã là đặc điểm trong câu trả lời của Mát-tít-gia. Lòng tôn trọng con người đã bị lòng tôn trọng Thiên Chúa và Lề Luật của Người chiến thắng. Những lừa phỉnh và thách thức của thời đại đã không làm nhụt tinh thần họ, ngược lại đã gợi hứng và lên năng lực cho quyết tâm nhất định trung thành của họ.
“Ông Mát-tít-gia lớn tiếng đáp lại: ‘Cho dù tất cả các dân tộc trong vương quốc của vua có nghe lời vua và ai cũng chối bỏ việc thờ phượng của cha ông mình và tuân theo lệnh vua, thì tôi, các con tôi và anh em tôi, chúng tôi vẫn trung thành với Giao Ước của cha ông chúng tôi. Không đời nào chúng tôi bỏ Lề Luật và các tập tục ! Chúng tôi sẽ không tuân theo lệnh vua mà bỏ việc thờ phượng của chúng tôi để xiêu bên phải, vẹo bên trái."
(1Macabê 2:19-22).
Lòng nhiệt thành thực sự ra tay hành động
Lạ một điều, thái độ kiên tâm và bất chấp các đe doạ đối với mạng sống và tôn giáo của
Mát-tít-gia lại thúc đẩy người khác phô bày hơn việc họ từ bỏ giáo huấn và truyền thống cha ông. Họ muốn đi xuôi dòng và cảm thấy an toàn tuân giữ “điều mọi người khác đang làm”. Lẽ tất nhiên, Mát-tít-gia không thể hiểu được sự tùng phục đối với thế gian như thế.
“Ông vừa dứt lời thì có một người Do-thái công khai tiến ra tế thần trên bàn thờ ở Mô-đin theo như chỉ dụ của vua. Trước cảnh tượng đó, ông Mát-tít-gia bừng lửa nhiệt thành, ruột gan ông sôi sục, lòng đạo đức khiến ông nổi giận đùng đùng: ông nhào tới hạ sát hắn ngay tại bàn thờ. Ông cũng giết luôn viên chức của vua có nhiệm vụ cưỡng bức người Do-thái tế thần. Rồi ông phá đổ bàn thờ” (1Macabê 2:23-25)
Dù hoàn cảnh ta còn xa mới dám nổi giận đùng đùng chính khí đến dùng bạo lực tấn kích, nhưng thất vọng và giận dữ cũng có thể vò nát tim ta. “Làm thế nào nhiều người Công Giáo và nhiều Kitô hữu tốt lành lại có thể không chịu đứng lên chống lại một tội ác rành rành đến thế?”; “Tính thánh thiêng của sự sống và sự gây hấn của phá thai là vấn đề trước mặt, ngoài tầm so sánh với các vấn đề luân lý của thời đại ta!” Đáp ứng của ta phải cứng rắn và cương quyết. Sức mạnh và chiến lược sử dụng để cổ vũ việc phá thai và chủ nghĩa tương đối luân lý phải được đáp ứng bằng bộ xương sống tinh thần đầy can đảm và cương nghị của Mát-tít-gia.
“Ông cháy bùng lòng nhiệt thành và trái tim ông sôi sục”. Lòng nhiệt thành tận đáy lòng sẽ sản sinh ra sự đáp ứng nơi một con người nhứt quyết bảo vệ và chiến đấu cho sự sống thánh thiêng và ngây thơ vô tội. Mát-tít-gia đang đứng sừng sững trước mặt bạn mà hỏi: “Hỡi người chiến binh Kitô hữu, lòng nhiệt thành của bạn ở đâu? Tâm hồn bạn có được đánh động trước hậu quả chính trị, trước nghị trình lạnh lùng và tính toán của tử thần và trác táng qủy ma, trước trạng huống tinh thần hiện nay của đất nước? Nếu thế, xin bạn hãy đứng vào hàng ngũ đức tin và hàng ngũ can đảm của tôi”.
Hãy thức giấc và đoàn kết lại
“Rồi ông Mát-tít-gia rảo khắp thành và hô lớn tiếng: ‘Ai nhiệt thành với Lề Luật và tuân giữ Giao Ước, hãy theo tôi !’ Sau đó, ông và các con trốn lên núi, bỏ lại trong thành tất cả tài sản” (1 Macabê 2: 27-28).
Chúng ta được mời gọi bước ra, bước ra khỏi bóng tối của im lặng và của tôn giáo tư riêng để gióng lên tiếng nói, để giảng dạy và để phúc âm hóa. Chúng ta phải dấn bước theo những nhà lãnh đạo Kitô giáo và quay mặt khỏi các thỏa hiệp với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa tiêu dùng và sợ dư luận con người. Chúng ta cũng cần phải sẵn sàng để lại phía sau chính những tiện nghi và dễ dãi của mình.
Trong các buổi nói truyện thiêng liêng, tôi thường mô tả cho người ta thấy một khung cảnh mà tôi tin là nói lên được thế giới ta đang sống và trận chiến văn hóa ta đang gặp. Bạn hãy tưởng tượng trong một buổi chiều mùa hạ ấm áp, bạn đang ngắm nghía thửa vườn sau nhà. Bỗng nhiên bạn thấy một cảnh tượng hãi hùng ở bên kia hàng cây và các mái nhà. Một bọn người man rợ đông đảo đang đáp xuống khu phố bạn. Họ mang các vũ khí phá hoại và gây chết chóc tàn ác. Bạn phải làm gì đây? Bạn phải có phản ứng gì đây? Liệu bạn có yên ổn tiếp tục ngồi trong chiếc ghế bành của bạn không? Liệu bạn có nhún vai mà nói: “ôi lo gì, đã có người khác đánh đuổi bọn chúng” không? Có phải bạn chỉ biết đóng cửa lại và không cho các con ra khỏi nhà ngày hôm ấy? Hay bạn sẽ đưa tin khẩn cấp ấy tới lân bang hàng xóm và tổ chức công việc phòng ngự? Bạn sẽ cầm vũ khí lên để bảo vệ gia đình, bè bạn và người lân bang của bạn? Bạn có lo lắng như thế hay không?
Quân dã man mọi rợ đang xuất hiện trong khu phố... Các giá trị chống lại Kitô Giáo đang được bơm vào đời sống chúng ta qua văn hóa khiêu dâm liên mạng, qua văn hóa tầm phào MTV, qua các ipod đầy những âm thanh khêu gợi và qua những thông tin loan truyền không bị cắt xén, là những cái đi thẳng vào trái tim và cuộc sống con cái bạn qua ngả không biết bao nhiêu siêu xa lộ của kỹ thuật cao… Nền văn hóa sự chết không nhằm tiêu diệt ta cho bằng nhằm đồng hóa ta, giống như Dân Ngoại từng cố gắng đồng hóa dân Do Thái. Mát-tít-gia kêu gọi ta hãy tiếp nhận cuộc thách thức với một lòng nhiệt tâm và yêu thương đối với mọi điều thánh thiêng. Lập trường này và cuộc chiến nó đòi hỏi cuối cùng sẽ chiến thắng.
Vinh dự được chiến đấu
Giuđa Macabê tiếp nhận quyền chỉ huy cuộc kháng chiến khi cha ông là Mát-tít-gia qua đời: “Tất cả anh em ông và mọi người thuộc phe của cha ông đều ủng hộ ông, và họ phấn khởi tham gia cuộc kháng chiến của dân Ít-ra-en. Ông đã làm cho dân mình được tiếng tăm lừng lẫy. Ông mặc áo giáp như một vị anh hùng, mình mang đầy võ khí. Ông giao tranh nhiều trận và vung gươm bảo vệ trại quân. Khi hành động, ông giống như sư tử, như sư tử con rống lên săn mồi” (1Macabê 3:2-4).
Dấu ấn Kitô hữu là niềm vui của họ. Các anh em và các đồng chí của những người anh em này “phấn khởi tham gia cuộc kháng chiến”vì tổ quốc. Thay vì tập chú vào những xáo trộn và tội ác của thời đại, cũng như các bách hại và bất công… những người của Thiên Chúa này nghĩ rằng họ được hồng ân chiến đấu cho Thiên Chúa và tổ quốc họ. Và họ chiến đấu trong hân hoan ngập lòng vì biết rằng điều họ đang làm là điều đúng.
Hãy trang bị vũ khí để chiến đấu
Ở đây, Thánh Kinh vẽ ra hình ảnh một chiến sĩ vĩ đại: “Ông mặc áo giáp như một vị anh hùng”. Áo giáp là mảnh binh giáp lớn nhất mà một chiến sĩ phải mang. Nó bảo vệ các cơ quan sinh tử của anh, nhất là tim và phổi. Trận chiến ngày nay đòi hỏi cả can đảm lẫn sức chịu đựng vĩ đại. Nhiều người từng chiến đấu anh dũng cho sự sống của các em chưa sinh ra đến nay đã 35 năm trường. Đây là một cuộc chiến dành các dân quyền, môộ cuộc chiến đòi hỏi nơi ta nhiều cố gắng hơn, nhiều óc sáng tạo hơn, nhiều năm tháng ngày giờ hơn. Ngã lòng thối chí không phải là một giải pháp. "Anh em hãy võ trang, hãy tỏ ra là những người can đảm” (1Macabê 3:58).
Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Êphêsô, đã kêu gọi chúng ta tham dự trận chiến thiêng liêng: “Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối” (Eph.6:12-14).
Cũng trong hơi văn ấy, ngài kêu gọi ta phải mang sợi dây lưng chân lý và áo giáp công chính. Trước nhất ta phải đứng về phía chân lý, một chân lý được Chúa Kitô bảo đảm ban cho Giáo Hội ( “các cửa hỏa ngục sẽ không thắng nổi” và “khi Chúa Thánh Thần ngự đến, Ngài sẽ hướng dẫn các con trong chân lý…”). Chân lý này giải phóng chúng ta để chúng ta sống công chính. Nếu ta chịu làm nhân chứng cho chân lý bằng chính cuộc sống mình, lời ta nói về chân lý sẽ trở nên đáng tin hơn.
Công chính là sống theo đường lối của Chúa, sống sự thánh thiện trong đời. Thánh Phaolô nối kết điều ấy với đức tin, vì công chính chỉ nhờ tin vào Chúa Kitô mà có (Rom.3). Trong trận chiến đấu này, việc phòng vệ và vũ khí hàng đầu (2Cor.6:4-8) phải là cuộc sống thánh thiện, một cuộc sống nhờ đức tin mà có. Một đức tin sinh động khiến ta đói khát sự công chính, khiến ta cam kết đối với chân lý và tìm cách truyền thông chân lý ấy một cách hữu hiệu sẽ duy trì được mọi cố gắng của ta. Cả thành công lẫn bách hại đều là những điều chắc chắn (Mt.5:6-10).
Lời kêu gọi canh tân trật tự trần thế
Trận chiến văn hóa có ý nói đến đức công chính (righteousness). Nó có ý nói đến ý Chúa, kế hoạch của Chúa, Nước Chúa. Thánh Phaolô rất đúng, vì trên hết, đây là trận chiến thiêng liêng, nhưng trên đời này, ta phải thở thần khí thánh thiện vào hành động của mình, vào truyện trò của mình và vào nền văn hóa của mình.
Giáo Hội dạy rằng “Công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, dù chủ yếu liên quan tới sự cứu rỗi con người, nhưng cũng bao hàm việc canh tân toàn bộ trật tự trần thế. Do đó, sứ mệnh của Giáo Hội không phải chỉ là đem sứ điệp và ơn phúc của Chúa Kitô tới cho con người nhưng còn phải thấm nhiễm và hoàn bị hóa trật tự trần thế bằng tinh thần Phúc Âm… Trong cả hai trật tự ấy, người giáo dân, vốn đồng thời là tín hữu và công dân, phải liên tục được cùng một lương tâm Kitô giáo hướng dẫn” ( Sắc lệnh APOSTOLICAM ACTUOSITATEM về Tông Đồ Giáo Dân).
Nay là lúc ta phải sống lời mời gọi có tính tiên tri của Công Đồng Vatican II công bố gần 45 năm năm qua: “Trong thời đại ta, vì nhiều vấn đề mới đang nổi lên và rất nhiều sai lạc trầm trọng đang được luân lưu liều mình sẽ phá đổ các nền tảng của tôn giáo, của trật tự luân lý, và của chính xã hội nhân bản, nên thánh công đồng này khẩn khoản khuyên nhủ giáo dân, từng người một, tùy theo khả năng hiểu biết và học hỏi riêng, chuyên chăm hơn nữa trong việc thực hành điều họ có thể giải thích, bảo vệ và áp dụng thích đáng các nguyên tắc Kitô Giáo vào các vấn đề của thời đại ta phù hợp theo tâm trí Giáo Hội” (tài liệu đã dẫn).
“Phải giả thiết mình đang bị bao vây”
Sau tội trọng, kẻ thù đáng sợ nhất là việc ngã lòng. Ngày nay, ta thường cảm thấy mình bị thua xa về số lượng, bị suy yếu và ở thế cực kỳ bất lợi. Nhưng chính đó lại là lúc Chúa thực hiện các kỳ công của Người. Giống như vị đại úy trong “the Band of Brothers” (Toán Anh Em, một loạt phim mười đoạn của Steven Spielberg), người đã lên tiếng trả lời cho một binh sĩ bại trận vừa thoái lui vừa cảnh báo rằng chẳng bao lâu nữa họ sẽ bị bao vây. Viên đại úy ấy bảo: “bọn mình là lính nhẩy dù; đương nhiên lúc nào cũng phải giả thiết là mình bị bao vây chứ”.
Nhiều truyện trong Cựu Ước cho ta thấy Thiên Chúa thích chiến đấu và dành thắng lợi cho dân vô vọng của Người trong những hoàn cảnh tưởng chừng vô phương cứu chữa. Giuđa Macabê chẳng bao lâu sau phải đương đầu với một trận đánh như thế. Binh sĩ của ông thấy đại đội bé nhỏ của mình bị cả một quân đoàn địch quân thách thức. Họ lên tiếng trách móc kêu ca, y như chúng ta đang bị cám dỗ làm thế vào thời buổi này:
“Vừa thấy đoàn quân đến nghênh chiến với mình, những người này nói với ông Giu-đa: ‘Chúng ta chỉ có một nhúm người thì làm sao có thể đương đầu nổi với một số đông hùng mạnh như thế kia ? Chúng ta lại mệt lử, vì cả ngày nay chưa ăn uống gì.’ Ông Giu-đa nói: ‘Nhiều người mà bị rơi vào tay một ít người, chuyện đó cũng dễ thôi ! Vả lại, đối với Trời, dùng nhiều người hay ít người mà cứu thoát cũng chẳng khác nhau. Bởi vì người ta thắng trận không phải nhờ số quân đông đảo, nhưng là nhờ Trời ban sức mạnh cho. Chúng nó đến đánh chúng ta, thật bạo ngược gian tà, nhằm tiêu diệt chúng ta, và vợ con chúng ta, rồi cướp bóc chúng ta; còn chúng ta, chúng ta giao chiến để bảo toàn sinh mạng và các tập tục của chúng ta. Chính Trời sẽ nghiền nát chúng nó trước mặt chúng ta; vậy anh em đừng sợ !’" (1Macabê 3:17-22)
Ta phải làm nhiều hơn là chỉ bảo vệ chính mình, ta phải bước ra và chiến đấu. Ta phải ở thế tấn công bằng “gươm tinh thần, là chính Lời Thiên Chúa” (Eph.6:17). Ta phải biết Lời của Người (xem Thượng Hội Đồng tháng 10 năm 2008 tại Rome “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh Giáo Hội). Cầu nguyện và suy gẫm Lời Người sẽ đem lại sức mạnh để ta tập chú tư tưởng và lời nói của ta vào Chân Lý của Chúa, cũng như tìm ra cách để ta đi vào tâm trí những ai mình hy vọng vươn tới được. “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Dt 4:12).
“Sức mạnh của ta do Trời ban cho”. Trách vụ của ta trước nhất là nhìn lên Trời là cầu nguyện, là “kêu lớn tiếng lên Trời” (1Macabê 3:50) rồi chiến đấu. Vâng, ta chiến đấu cho gia đình ta, cho xứ sở ta và nhất là cho con cháu ta. Ta chiến đấu cho cuộc sống ta và cho cuộc sống của họ. Ta chiến đấu cho lề luật Thiên Chúa. Nếu có đức tin, liệu ta có thể hoài nghi rằng Người sẽ thất bại không thể đè bẹp nền văn hóa thù địch ngay trước mắt ta trong khi Người từng tạo chiến thắng như thế cho Giuđa Macabê và dân Do Thái? Người còn làm hơn nữa cho Con Một Người bằng cách làm cho Người Con này chỗi dậy từ cõi chết. Người cũng sẽ vực chúng ta dậy như thế.
Phóng chuyển bài của Cha Edward Hopkins, LC, nguồn: Catholic.net