Đối với người Công Giáo, cuộc sống hôn nhân ngày nay càng ngày càng trở nên phức tạp, đặt ra cho họ nhiều vấn đề khó khăn. Điều này thấy rõ trong một câu hỏi do một giáo dân ở Cape Town, Nam Phi đặt ra cho Qũy Văn Hóa Sự Sống (Culture of Life Foundation) ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. Câu hỏi đó như sau: hành vi giao hợp tính dục trong khi sử dụng phương thế ngừa thai có thỏa mãn các đòi hỏi Giáo Luật đối với việc hoàn hợp hay không.
Một chuyên viên của Qũy, ông E. Christian Brugger (1), đã trả lời như sau: cả giáo luật lẫn thẩm quyền giáo huấn luân lý của Giáo Hội đều chưa giải quyết dứt điểm vấn đề này. Trong trường hợp như thế, người có lương tâm luân lý nên cân nhắc các luận điểm của cả hai phía để xác định được câu giải đáp coi như đúng nhất dưới ánh sáng các sự thật rộng lớn hơn của đức tin. Đã đành, quan điểm của các nhà thần học trung thành với Giáo Hội vẫn có giá trị hơn. Nhưng người Công Giáo vẫn không nên “tin” mọi điều các nhà thần học nói là chân lý mạc khải hay giáo huấn dứt khoát của Giáo Hội. Họ cũng không nên dành cho ý kiến thần học cùng một sự vâng phục “cả tâm lẫn chí” như đối với các giáo huấn Công Giáo không có tính dứt điểm (xem Lumen Gentium số 25). Đúng hơn, họ nên cân nhắc điều các nhà thần học phát biểu và tự phán đoán xem điều ấy có đúng sự thật hay không.
Trong chiều hướng ấy, Brugger xin đóng góp ý kiến của ông về câu hỏi: việc giao hợp trong khi sử dụng các phương tiện ngừa thai có được kể là đã hoàn hợp cuộc hôn nhân không, nghĩa là liệu việc ấy có thỏa đáng để tạo nên việc hai thân xác hiệp thông thành một, một sự hiệp thông vốn cần thiết để làm cho một cuộc hôn nhân bất khả tiêu hiện hữu hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi ấy, Brugger giải thích tại sao bản tính nhục thiêng (spiritual-bodily) của con người đã được lấy làm căn bản cho giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về bản chất của hôn nhân. Theo ông, con người là một thể thống nhất gồm có thân xác và linh hồn. Họ là những hữu thể thiêng liêng, nhưng không phải chỉ là những hữu thể thiêng liêng đang sử dụng thân xác, như người thuyền trưởng điều khiển một con tầu. Họ còn là những hưu thể có thân xác, nhưng không phải chỉ là những hữu thể xác thân mà không có chiều kích vô xác thân. Đúng hơn nên gọi họ là “những linh hồn mang thân xác” (embodied souls). Tương quan vợ chồng chính là một biểu thức độc đáo nói lên thể thống nhất của thân xác và linh hồn ấy.
Nên để ý: một số tương quan, như mối tương quan giữa hai người bạn chẳng hạn, chỉ được thiết lập dựa trên căn bản thiêng liêng mà thôi. Điều này không có nghĩa tình bạn không dính dáng gì tới thân xác. Dĩ nhiên là có, vì hễ đã là nhân bản thì đều có dính dáng tới thân xác cả. Ở đây chỉ muốn nói: tình bạn có được là do một hành vi tinh thần, một hành vi ý chí, nghĩa là dựa vào sự đồng tình của các bên. Tình bạn ấy cũng chỉ kéo dài bao lâu bạn bè còn muốn là bạn bè của nhau. Nếu một trong các người bạn rút lại sự đồng tình kia, thì mối tương quan cũng sẽ vì thế mà chấm dứt.
Hôn nhân cũng là một loại tương quan cần sự đồng tình. Nhưng nó không phải chỉ là một tình bạn bình thường, được thiết lập và duy trì duy nhất bằng sự đồng tình của hai người. Nó còn một chiều kích thân xác hết sức sâu sắc, đó là chiều kích “trở nên một thân xác” được thể hiện bằng hành vi giao hợp tính dục đầu tiên (xem St 2:24; Mt 19:5; Eph 5: 31). Việc nên một thân xác này, như Thánh Phaolô từng nói (xem 1Cor 6:16) bắt đầu hiện hữu, bất kể người ta có kết hôn hay không. Nhưng vì nó kết hợp hai con người một cách độc đáo cả hồn lẫn xác, một hình thức nói lên khả thể cho tính thân mật và phụ tạo nhân bản triệt để, nên giao hợp chỉ có thể là hành vi vợ chồng, nghĩa là phải được coi là việc hiện thực hóa và chia sẻ mối tương quan với ba đặc điểm: vĩnh viễn, độc chiếm và phụ tạo.
Nếu hai bên không sẵn sàng đồng tình chấp nhận tình bạn suốt đời theo lối vợ chồng, thì hành vi giao hợp của họ là vô trật tự vì đã thiết lập sự kết hợp thành một thân xác trên căn bản mối tương quan không vĩnh viễn. Đức Gioan Phaolô II cho rằng “ngôn ngữ thân xác” của hành vi giao hợp ngoài hôn nhân là một ngôn ngữ lừa đảo: “Vì anh nói với thân xác anh rằng em là của anh và anh là của em mãi mãi; nhưng anh lại không đồng tình với sự kết hợp ấy”.
Bởi thế, hôn nhân là loại tình bạn vĩnh viễn với hai thân xác là một, được thiết lập trên căn bản vừa đồng tình vừa là một hành vi kết hợp hai thân xác thành một thân xác. Sự đồng tình xẩy ra tại bàn thờ khi hai người trao cho nhau lời thề kết hôn. Nếu họ quả tình có ý định bước vào một loại tình bạn thành một thân xác vĩnh viễn, và họ không có ngăn trở gì, nghĩa là họ đã thành vợ chồng rồi, thì sự đồng tình của họ khiến một cuộc hôn nhân “thành sự” (ratified), một cuộc hôn nhân thực sự, nhưng chưa phải là một cuộc hôn nhân trọn vẹn. Nó chỉ trọn vẹn khi hai người phối ngẫu hòan hợp cuộc hôn nhân của mình bằng hành vi thân xác nói lên phương thức một thân xác mà họ đã đồng tình ưng thuận lúc ở bàn thờ, dâng hiến cho nhau trọn con người mình một cách không đòi lại. Nếu họ chưa bao giờ hoàn hợp cuộc hôn nhân của họ, thì sự không trọn vẹn của cuộc hôn nhân ấy được phát biểu qua sự kiện: sợi dây hôn phối của họ có thể bị Giáo Hội tháo gỡ. Nếu cuộc hôn nhân của họ vừa thành sự vừa hoàn hợp, thì sẽ không có ai, kể cả Giáo Hội, có thể tiêu hủy được nó, trừ sự chết.
Giáo luật
Về câu hỏi trên, cuốn Chú Giải năm 1985 Bộ Giáo Luật của Hội Giáo Luật Hoa Kỳ nói thế này: “Các tham khảo viên từng thảo luận các điều khoản của luật này chuộng ý niệm cho rằng hành vi giao hợp tính dục cách tự nhiên tạo ra sự hoàn hợp, còn việc sử dụng các phương tiện ngừa thai thì không ngăn cản việc hoàn tất hành vi ấy bao lâu phương tiện ngừa thai không can thiệp vào hành vi thể lý của giao hợp” (2).
Theo Brugger, điều trên có nghĩa: các tham khảo viên, tức các chuyên viên giáo luật được Tòa Thánh tham khảo trong giai đoạn chuẩn bị Bộ Giáo Luật năm 1983, tin rằng nếu người vợ dùng thuốc viên ngừa thai trong hành vi giao hợp đầu tiên của vợ chồng, thì hành vi của họ vẫn “tự nó có khả năng sinh sản con cái” nói theo ngôn từ của Bộ Giáo Luật (điều 1061), tức hành vi ấy vẫn có tính phụ tạo, dù có thể không thực sự mang đến thụ tinh (fertile). Điều ấy không hẳn vì các tham khảo viên tin rằng thuốc viên là hợp luân lý, nhưng hành vi giao hợp với thuốc viên ngừa thai không ngăn cản người chồng đặt được tinh trùng của mình vào cửa mình người vợ, một điều mà phần lớn các nhà giáo luật tin là chủ yếu đối với việc hoàn hợp.
Nhưng Brugger cho hay đối với ông cũng như đối với đa số các thần học gia về luân lý ngày nay, phán đoán trên không đúng. Theo ông, để một hành vi giao hợp tính dục trở thành hành vi “vợ chồng” và do đó, hợp pháp, hành vi ấy phải nhất quán với hai mục đích chính của hôn nhân đó là sự phụ tạo (procreation) và sự nên một. Nếu một trong hai mục đích ấy bị cố ý bác bỏ, thì dù tác phong thể lý có giống với việc giao hợp vợ chồng bao nhiêu, hành vi ấy cũng không phải là hành vi vợ chồng. Thành ra, thí dụ, nếu trong đêm tân hôn, người chồng cưỡng bức vợ phải giao hợp với mình bất chấp ý muốn của nàng, thì hành vi ấy không phải là hành vi vợ chồng, nghĩa là chưa hoàn hợp, vì hành vi ấy chống lại tự do của nàng, nên nó đi ngược lại mục đích “nên một” của hôn nhân. Nó cũng không phải là hành vi thuộc loại nhân bản, ít nhất là đối với người vợ; nó chỉ là một hành vi của tác phong thể lý. Cũng tương tự như thế, nếu khi dùng các phương tiện ngừa thai, một người hoặc cả hai vợ chồng có ý định để hành vi giao hợp của mình không đưa đến thụ tinh (fertile), nghĩa là không sinh sản, thì vì ý định tích cực chống lại mục đích sinh sản ấy, hành vi giao hợp này không phải là hành vi vợ chồng. Nếu không phải là hành vi vợ chồng, thì hiển nhiên nó không hoàn hợp được cuộc hôn nhân. Cho nên, một hành vi cố ý ngừa thai trong giao hợp tính dục không thoả mãn các đòi hỏi của điều 1061 qui định việc hoàn hợp hôn nhân.
Nếu lối biện luận trên đúng (một biện luận, như trên đã nói, chưa phải là giáo huấn của Giáo Hội, mà chỉ là ý kiến thần học), thì nó đem lại khá nhiều hệ luận quan trọng đối với việc chuẩn bị hôn nhân. Cặp vợ chồng nào có ý định ngừa thai trong năm đầu tiên của cuộc hôn nhân để tránh có con (điều mà Brugger tin là khá đông) thì dù họ đã bước vào một cuộc hôn nhân thành sự tại bàn thờ, họ sẽ chỉ hoàn hợp cuộc hôn nhân ấy khi họ chịu thực hành một hành vi giao hợp vợ chồng biết tôn trọng cả hai mục đích của hôn nhân. Điều này có nghĩa họ chỉ kết hợp nên một thân xác thực sự kể từ lúc ấy; trước đó, họ chưa nhận được ơn thánh vốn đổ trên tính một thân xác của hôn nhân; và bởi thế, cuộc hôn nhân của họ vẫn có thể bị hủy tiêu. Nó cũng có nghĩa: họ đã bước vào cuộc hôn nhân với ý định làm một hành vi xấu một cách nặng nề, rất có hại cho cuộc hôn nhân của họ.
Brugger cho rằng: sau 40 năm uống viên thuốc đắng này, các cặp vợ chồng ngày nay cần các mục tử của Giáo Hội lên tiếng rõ ràng hơn rằng: ngừa thai hoàn toàn chống lại mục đích của hôn nhân; nó là hành vi chống lại hôn nhân, một siêu vi khuẩn luân lý ngay bên trong mối liên hệ vợ chồng. Ông tin rằng linh mục nào biết rõ một cặp vợ chồng nào đó có ý định thực hành ngừa thai sau khi lấy nhau nên làm hết cách để thuyết phục họ đừng làm như thế. Cố gắng thuyết phục của ngài phải bao gồm nhiều việc hơn là chỉ nói với họ rằng điều đó không đúng. Ngài nên giải thích rõ ràng bao nhiêu có thể lý do tại sao việc giao hợp có tính ngừa thai là điều sai; dĩ nhiên phải làm như thế trong tình bác ái và nhẫn nại, vì biết rằng đối với nhiều người, sự thật về ngừa thai là điều rất khó nhận ra. Cuối cùng, nếu họ bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội, thì ngài nên từ chối không làm đám cưới cho họ. Brugger bảo rằng theo ý kiến của ông, phong chức linh mục cho một người bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về việc độc thân của giáo sĩ là một lầm lẫn lớn về mục vụ thế nào, thì làm đám cưới cho những người bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về sự trong sạch phu phụ cũng sai lầm như thế.
Ngay khi không theo nhận định này, thì ngài cũng nên nói càng rõ càng hay để cặp vợ chồng ấy hiểu tội ngừa thai không là chuyện đùa đối với sự lành mạnh của hôn nhân, dù thực hành mục vụ Công Giáo ở một số nơi từng có quan điểm ấy cả mấy thập niên qua.
(1) E. Christian Brugger là một chuyên viên kỳ cựu về đạo dức học tại Qũy Văn Hóa Sự Sống (Culture of Life Foundation) và là giáo sư diễn giảng về thần học luân lý tại Chủng Viện Thần Học St John Vianney tại Denver, Colorado. Ông đậu Tiến Sĩ Triết tại Oxford năm 2000.
(2) Commentary on canon 1061 (1985, Canon Law Society of America), p. 745.
Một chuyên viên của Qũy, ông E. Christian Brugger (1), đã trả lời như sau: cả giáo luật lẫn thẩm quyền giáo huấn luân lý của Giáo Hội đều chưa giải quyết dứt điểm vấn đề này. Trong trường hợp như thế, người có lương tâm luân lý nên cân nhắc các luận điểm của cả hai phía để xác định được câu giải đáp coi như đúng nhất dưới ánh sáng các sự thật rộng lớn hơn của đức tin. Đã đành, quan điểm của các nhà thần học trung thành với Giáo Hội vẫn có giá trị hơn. Nhưng người Công Giáo vẫn không nên “tin” mọi điều các nhà thần học nói là chân lý mạc khải hay giáo huấn dứt khoát của Giáo Hội. Họ cũng không nên dành cho ý kiến thần học cùng một sự vâng phục “cả tâm lẫn chí” như đối với các giáo huấn Công Giáo không có tính dứt điểm (xem Lumen Gentium số 25). Đúng hơn, họ nên cân nhắc điều các nhà thần học phát biểu và tự phán đoán xem điều ấy có đúng sự thật hay không.
Trong chiều hướng ấy, Brugger xin đóng góp ý kiến của ông về câu hỏi: việc giao hợp trong khi sử dụng các phương tiện ngừa thai có được kể là đã hoàn hợp cuộc hôn nhân không, nghĩa là liệu việc ấy có thỏa đáng để tạo nên việc hai thân xác hiệp thông thành một, một sự hiệp thông vốn cần thiết để làm cho một cuộc hôn nhân bất khả tiêu hiện hữu hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi ấy, Brugger giải thích tại sao bản tính nhục thiêng (spiritual-bodily) của con người đã được lấy làm căn bản cho giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về bản chất của hôn nhân. Theo ông, con người là một thể thống nhất gồm có thân xác và linh hồn. Họ là những hữu thể thiêng liêng, nhưng không phải chỉ là những hữu thể thiêng liêng đang sử dụng thân xác, như người thuyền trưởng điều khiển một con tầu. Họ còn là những hưu thể có thân xác, nhưng không phải chỉ là những hữu thể xác thân mà không có chiều kích vô xác thân. Đúng hơn nên gọi họ là “những linh hồn mang thân xác” (embodied souls). Tương quan vợ chồng chính là một biểu thức độc đáo nói lên thể thống nhất của thân xác và linh hồn ấy.
Nên để ý: một số tương quan, như mối tương quan giữa hai người bạn chẳng hạn, chỉ được thiết lập dựa trên căn bản thiêng liêng mà thôi. Điều này không có nghĩa tình bạn không dính dáng gì tới thân xác. Dĩ nhiên là có, vì hễ đã là nhân bản thì đều có dính dáng tới thân xác cả. Ở đây chỉ muốn nói: tình bạn có được là do một hành vi tinh thần, một hành vi ý chí, nghĩa là dựa vào sự đồng tình của các bên. Tình bạn ấy cũng chỉ kéo dài bao lâu bạn bè còn muốn là bạn bè của nhau. Nếu một trong các người bạn rút lại sự đồng tình kia, thì mối tương quan cũng sẽ vì thế mà chấm dứt.
Hôn nhân cũng là một loại tương quan cần sự đồng tình. Nhưng nó không phải chỉ là một tình bạn bình thường, được thiết lập và duy trì duy nhất bằng sự đồng tình của hai người. Nó còn một chiều kích thân xác hết sức sâu sắc, đó là chiều kích “trở nên một thân xác” được thể hiện bằng hành vi giao hợp tính dục đầu tiên (xem St 2:24; Mt 19:5; Eph 5: 31). Việc nên một thân xác này, như Thánh Phaolô từng nói (xem 1Cor 6:16) bắt đầu hiện hữu, bất kể người ta có kết hôn hay không. Nhưng vì nó kết hợp hai con người một cách độc đáo cả hồn lẫn xác, một hình thức nói lên khả thể cho tính thân mật và phụ tạo nhân bản triệt để, nên giao hợp chỉ có thể là hành vi vợ chồng, nghĩa là phải được coi là việc hiện thực hóa và chia sẻ mối tương quan với ba đặc điểm: vĩnh viễn, độc chiếm và phụ tạo.
Nếu hai bên không sẵn sàng đồng tình chấp nhận tình bạn suốt đời theo lối vợ chồng, thì hành vi giao hợp của họ là vô trật tự vì đã thiết lập sự kết hợp thành một thân xác trên căn bản mối tương quan không vĩnh viễn. Đức Gioan Phaolô II cho rằng “ngôn ngữ thân xác” của hành vi giao hợp ngoài hôn nhân là một ngôn ngữ lừa đảo: “Vì anh nói với thân xác anh rằng em là của anh và anh là của em mãi mãi; nhưng anh lại không đồng tình với sự kết hợp ấy”.
Bởi thế, hôn nhân là loại tình bạn vĩnh viễn với hai thân xác là một, được thiết lập trên căn bản vừa đồng tình vừa là một hành vi kết hợp hai thân xác thành một thân xác. Sự đồng tình xẩy ra tại bàn thờ khi hai người trao cho nhau lời thề kết hôn. Nếu họ quả tình có ý định bước vào một loại tình bạn thành một thân xác vĩnh viễn, và họ không có ngăn trở gì, nghĩa là họ đã thành vợ chồng rồi, thì sự đồng tình của họ khiến một cuộc hôn nhân “thành sự” (ratified), một cuộc hôn nhân thực sự, nhưng chưa phải là một cuộc hôn nhân trọn vẹn. Nó chỉ trọn vẹn khi hai người phối ngẫu hòan hợp cuộc hôn nhân của mình bằng hành vi thân xác nói lên phương thức một thân xác mà họ đã đồng tình ưng thuận lúc ở bàn thờ, dâng hiến cho nhau trọn con người mình một cách không đòi lại. Nếu họ chưa bao giờ hoàn hợp cuộc hôn nhân của họ, thì sự không trọn vẹn của cuộc hôn nhân ấy được phát biểu qua sự kiện: sợi dây hôn phối của họ có thể bị Giáo Hội tháo gỡ. Nếu cuộc hôn nhân của họ vừa thành sự vừa hoàn hợp, thì sẽ không có ai, kể cả Giáo Hội, có thể tiêu hủy được nó, trừ sự chết.
Giáo luật
Về câu hỏi trên, cuốn Chú Giải năm 1985 Bộ Giáo Luật của Hội Giáo Luật Hoa Kỳ nói thế này: “Các tham khảo viên từng thảo luận các điều khoản của luật này chuộng ý niệm cho rằng hành vi giao hợp tính dục cách tự nhiên tạo ra sự hoàn hợp, còn việc sử dụng các phương tiện ngừa thai thì không ngăn cản việc hoàn tất hành vi ấy bao lâu phương tiện ngừa thai không can thiệp vào hành vi thể lý của giao hợp” (2).
Theo Brugger, điều trên có nghĩa: các tham khảo viên, tức các chuyên viên giáo luật được Tòa Thánh tham khảo trong giai đoạn chuẩn bị Bộ Giáo Luật năm 1983, tin rằng nếu người vợ dùng thuốc viên ngừa thai trong hành vi giao hợp đầu tiên của vợ chồng, thì hành vi của họ vẫn “tự nó có khả năng sinh sản con cái” nói theo ngôn từ của Bộ Giáo Luật (điều 1061), tức hành vi ấy vẫn có tính phụ tạo, dù có thể không thực sự mang đến thụ tinh (fertile). Điều ấy không hẳn vì các tham khảo viên tin rằng thuốc viên là hợp luân lý, nhưng hành vi giao hợp với thuốc viên ngừa thai không ngăn cản người chồng đặt được tinh trùng của mình vào cửa mình người vợ, một điều mà phần lớn các nhà giáo luật tin là chủ yếu đối với việc hoàn hợp.
Nhưng Brugger cho hay đối với ông cũng như đối với đa số các thần học gia về luân lý ngày nay, phán đoán trên không đúng. Theo ông, để một hành vi giao hợp tính dục trở thành hành vi “vợ chồng” và do đó, hợp pháp, hành vi ấy phải nhất quán với hai mục đích chính của hôn nhân đó là sự phụ tạo (procreation) và sự nên một. Nếu một trong hai mục đích ấy bị cố ý bác bỏ, thì dù tác phong thể lý có giống với việc giao hợp vợ chồng bao nhiêu, hành vi ấy cũng không phải là hành vi vợ chồng. Thành ra, thí dụ, nếu trong đêm tân hôn, người chồng cưỡng bức vợ phải giao hợp với mình bất chấp ý muốn của nàng, thì hành vi ấy không phải là hành vi vợ chồng, nghĩa là chưa hoàn hợp, vì hành vi ấy chống lại tự do của nàng, nên nó đi ngược lại mục đích “nên một” của hôn nhân. Nó cũng không phải là hành vi thuộc loại nhân bản, ít nhất là đối với người vợ; nó chỉ là một hành vi của tác phong thể lý. Cũng tương tự như thế, nếu khi dùng các phương tiện ngừa thai, một người hoặc cả hai vợ chồng có ý định để hành vi giao hợp của mình không đưa đến thụ tinh (fertile), nghĩa là không sinh sản, thì vì ý định tích cực chống lại mục đích sinh sản ấy, hành vi giao hợp này không phải là hành vi vợ chồng. Nếu không phải là hành vi vợ chồng, thì hiển nhiên nó không hoàn hợp được cuộc hôn nhân. Cho nên, một hành vi cố ý ngừa thai trong giao hợp tính dục không thoả mãn các đòi hỏi của điều 1061 qui định việc hoàn hợp hôn nhân.
Nếu lối biện luận trên đúng (một biện luận, như trên đã nói, chưa phải là giáo huấn của Giáo Hội, mà chỉ là ý kiến thần học), thì nó đem lại khá nhiều hệ luận quan trọng đối với việc chuẩn bị hôn nhân. Cặp vợ chồng nào có ý định ngừa thai trong năm đầu tiên của cuộc hôn nhân để tránh có con (điều mà Brugger tin là khá đông) thì dù họ đã bước vào một cuộc hôn nhân thành sự tại bàn thờ, họ sẽ chỉ hoàn hợp cuộc hôn nhân ấy khi họ chịu thực hành một hành vi giao hợp vợ chồng biết tôn trọng cả hai mục đích của hôn nhân. Điều này có nghĩa họ chỉ kết hợp nên một thân xác thực sự kể từ lúc ấy; trước đó, họ chưa nhận được ơn thánh vốn đổ trên tính một thân xác của hôn nhân; và bởi thế, cuộc hôn nhân của họ vẫn có thể bị hủy tiêu. Nó cũng có nghĩa: họ đã bước vào cuộc hôn nhân với ý định làm một hành vi xấu một cách nặng nề, rất có hại cho cuộc hôn nhân của họ.
Brugger cho rằng: sau 40 năm uống viên thuốc đắng này, các cặp vợ chồng ngày nay cần các mục tử của Giáo Hội lên tiếng rõ ràng hơn rằng: ngừa thai hoàn toàn chống lại mục đích của hôn nhân; nó là hành vi chống lại hôn nhân, một siêu vi khuẩn luân lý ngay bên trong mối liên hệ vợ chồng. Ông tin rằng linh mục nào biết rõ một cặp vợ chồng nào đó có ý định thực hành ngừa thai sau khi lấy nhau nên làm hết cách để thuyết phục họ đừng làm như thế. Cố gắng thuyết phục của ngài phải bao gồm nhiều việc hơn là chỉ nói với họ rằng điều đó không đúng. Ngài nên giải thích rõ ràng bao nhiêu có thể lý do tại sao việc giao hợp có tính ngừa thai là điều sai; dĩ nhiên phải làm như thế trong tình bác ái và nhẫn nại, vì biết rằng đối với nhiều người, sự thật về ngừa thai là điều rất khó nhận ra. Cuối cùng, nếu họ bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội, thì ngài nên từ chối không làm đám cưới cho họ. Brugger bảo rằng theo ý kiến của ông, phong chức linh mục cho một người bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về việc độc thân của giáo sĩ là một lầm lẫn lớn về mục vụ thế nào, thì làm đám cưới cho những người bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về sự trong sạch phu phụ cũng sai lầm như thế.
Ngay khi không theo nhận định này, thì ngài cũng nên nói càng rõ càng hay để cặp vợ chồng ấy hiểu tội ngừa thai không là chuyện đùa đối với sự lành mạnh của hôn nhân, dù thực hành mục vụ Công Giáo ở một số nơi từng có quan điểm ấy cả mấy thập niên qua.
(1) E. Christian Brugger là một chuyên viên kỳ cựu về đạo dức học tại Qũy Văn Hóa Sự Sống (Culture of Life Foundation) và là giáo sư diễn giảng về thần học luân lý tại Chủng Viện Thần Học St John Vianney tại Denver, Colorado. Ông đậu Tiến Sĩ Triết tại Oxford năm 2000.
(2) Commentary on canon 1061 (1985, Canon Law Society of America), p. 745.