Đã khá lâu rồi, khi giảng về áng tuyệt văn Hịch Tướng Sĩ của Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các cô giáo thường phê bình Đức Thánh Trần thiếu tư tưởng cách mạng tiến bộ, thiếu ý thức về tính nhân dân và bị chi phối nặng nề của tư tưởng phong kiến …! Thủa nhỏ, tôi cũng chỉ nghe rồi biết vậy, nào biết cụ thể những điều đao to búa lớn kia muốn nói gì. Dù sao, tôi chỉ suy nghĩ đơn giản rằng Đức Thánh Trần vĩ đại lắm, việc cô giáo phê bình như thế dường như có gì không ổn lắm.
Vài lời chắp nhặt
Cũng một thời, tôi thường nghe bài hát với lời lẽ rằng:
“Việt Nam - Trung Hoa,
Núi liền núi,
Sông liền sông,
Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông.
Bên sông tắm cùng một dòng,
Tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây!
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng.
A á ! Chung một ý chung một lòng!
Đường ta đi hồng mầu cờ cách mạng.
A á ! Nhân dân ta ca muôn năm!
Hồ Chí Minh - Mao Trạch Đông!”
Bài hát trên đây của Đỗ Nhuận rồi nhanh chóng bị quên lãng. Ngày 17-2-1979, cuộc chiến biên giới Trung – Việt nổ ra dữ dội, kéo dài nhiều năm. Giao thông hào, hố cá nhân, hầm chữ A được đào khắp các trục đường giao thông trong làng, xã, huyện, tỉnh. Khắp nơi người ta đồn thổi về sự dã man của quân bành trướng. Những áp phích rất lớn tố cáo tội ác của quân xâm lược được dựng lên ở các ngã ba ngã tư đường. Tranh cổ động ngập tràn trên các bức tường nơi có nhiều người qua lại. Đám học sinh được học những câu tiếng Hoa như “bỏ súng xuống!”, “giơ tay lên!”, “đầu hàng sẽ được đối xử tử tế” … Và rồi thay cho những bài hát ca ngợi tình hữu nghị quốc tế vô sản, tình anh em, tình đồng chí, là những bài hát chống quân bành trướng, đôi khi lời lẽ trong những bài này hẳn chỉ nên dành cho lũ lưu manh đầu đường xó chợ, chứ không nên biểu diễn trên sân khấu. Tôi xin ghi lại đây một ít lời của một bài hát thời đó để độc giả có dịp thưởng lãm: “Trung Quốc mặt mo, quân Trung Quốc mặt mo, thân mày như thân chó, mày theo đế quốc Mĩ, mày dở lắm trò hề …”
Dĩ nhiên cũng có những lời ca kiềm chế và chừng mực hơn: “Bao nhiêu con tim sững sờ chợt nghe Trung Quốc cướp đất Việt Nam. Xích xe tăng quân Trung Quốc phá tan bao nhiêu xóm thôn bình an. Hôm nay năm châu tiếp tục bài ca đoàn kết chiến đấu năm xưa: cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do …” hoặc: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi dân ta vào cuộc chiến đấu mới. Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương …”
Đọng trong kí ức
Trai tráng quê tôi nhiều người lên đường bảo vệ quê hương, trong số đó, không ít người vĩnh viễn không bao giờ trở lại quê nhà, một số nhỏ may mắn về được làng quê với những vết thương bầm dập trên cơ thể, hoặc hằn đậm trong tim. Có vài người trở thành điên loạn trong một thời gian khá dài.
Gần nhà tôi có một anh về lại quê nhà sống với bà mẹ già trong mái tranh dột nát. Thỉnh thoảng anh lại lên cơn gào thét điên dại hoặc hô xung phong. Những lúc tỉnh táo, anh kể lại những chuyện hãi hùng anh đã trải qua.
Đơn vị anh đóng chốt trên một quả núi. Anh là người giữ khẩu B40. Bữa đó, quân Trung Quốc tấn công dữ dội lắm. Từ trên cao nhìn xuống, anh thấy cả biển lính đang tiến lên theo lệnh kèn. Đợi quân xâm lược tiến vào trong tầm bắn, anh khai hỏa theo mệnh lệnh của người chỉ huy. Trái B40 bay vào giữa bầy người và thiêu rụi một đám. Nhưng quân địch quá đông, quả đạn trúng đích tạo một khoảng trống, rồi quân địch lại tràn lên, giống như khi người ta ném một hòn đất xuống ao bèo tấm, chỉ ít giây sau, bèo lại tràn vào khoảng trống do viên đất vừa tạo ra. Anh đã bắn khoảng 10 quả B40 rồi ngất lịm ngay tại chỗ. Anh không biết bằng cách nào đồng đội đã đưa anh về được bệnh xá. Sau này họ cho anh biết rằng ngay sau đó đơn vị được lệnh rút lui. Họ đã dìu anh và thấy máu chảy khá nhiều từ tai anh.
Một người khác cũng tham gia trận chiến ngay từ những ngày đầu kể lại rằng ban đầu phía mình phòng bị ở tuyến biên giới rất mỏng. Tiểu đội anh chốt giữ tại một cao điểm. Quân Trung Quốc tràn sang rất đông và rất nhanh. Tiểu đội anh đã chống trả mãnh liệt, nhưng rồi sau đó chỉ còn lại ba người với vài thương tích trên thân thể. Tiểu đội trưởng đã hi sinh vì trúng đạn, ba người còn lại đành tháo lui, rồi lạc nhau mỗi người mỗi ngả. Thân thể rách nát, anh luồn rừng lội suối. Qua các bản làng xơ xác, anh phát hiện ra rằng quân Trung Quốc đã tràn qua và đang tiến quân ở phía trước anh. Do một may mắn lạ kì, anh đã tìm được một đơn vị du kích và nhờ đó thoát chết.
Đó là những điều tôi biết được về cuộc chiến qua lời kể của những người đồng hương tham chiến. Ngoài ra, cuộc chiến tranh biên giới chỉ để lại trong tôi chút ít kí ức hãi hùng do lời kể của người khác hoặc qua những bài báo ngắn ngủi về sự tàn ác khủng khiếp của quân bành trướng.
Người còn nhớ hay đã quên?
Cuộc chiến tranh biên giới đã bắt đầu cách nay đúng 30 năm. Căng thẳng và giao tranh chỉ mới chấm dứt cách nay khoảng 20 năm. Thời gian chưa thật dài. Trong kí ức của rất nhiều người Việt, nỗi đau cũ hẳn vẫn còn đâu đó. Nông Đức Mạnh sinh ra và từng nhiều năm làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, thời chiến tranh biên giới là tỉnh Bắc Thái, tiếp giáp với các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, có biết gì về chiến tranh biên giới, có biết gì về những “cối xay thịt người” tại Hà Tuyên? Hay biết rõ mà vì chiếc ghế béo bở nên ca bài “sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi” ?
Giờ đây, Việt Nam – Trung Hoa lại “núi liền núi, sông liền sông” , vì khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, chính quyền cộng sản Việt Nam mất đi chỗ dựa và nguồn viện trợ, để rồi trong cơn ngả nghiêng cùng khốn, họ đã nhanh chóng hoà giải và ngả ngay vào lòng đàn anh Trung Quốc. Con cáo già Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng để nắm tay rồi xiết cổ người đồng chí trong cơn cùng đường. Những bộ mặt trơ lì vô sỉ sẵn sàng ra rả nào là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” , nào là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” , dù mới đó không lâu các đồng chí từng nói chuyện với nhau bằng súng đạn!
Chuyện nhượng đất nhượng biển cho đến nay vẫn bị Đảng tìm mọi cách bưng bít và lảng tránh. Khi ai đó trưng ra bằng chứng thì những tên cò mồi lại đe doạ rằng bây giờ tiềm lực quân sự của Trung Quốc mạnh lắm, nếu chiến tranh lại xảy ra thì cơ hội sống còn của người Việt hầu như rất mong manh. Họ đã vội quên bẵng quá khứ mới chỉ cách nay có hai ba chục năm, nên dĩ nhiên làm sao nhớ nổi quá khứ xa hơn. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, xét về tương quan lực lượng quân sự, chưa bao giờ quân đội người Việt có thể so sánh được với quân đội Trung Hoa. Người Việt luôn phải chiến đấu trong tư thế như lời Nguyễn Trãi “thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh, dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” . Nếu tổ tiên xưa cũng cứ viện lẽ mạnh yếu ít nhiều để đi từ nhượng bộ này tới nhượng bộ khác, nước non sông núi hẳn từ lâu đã chẳng còn là của người Việt.
Không phải vô cớ mà người xưa luôn tìm cách nghị hoà với phương Bắc liền ngay sau mỗi cuộc chiến. Nằm ở thế liền kề một nước người đông như kiến lại mắc chứng bệnh vĩ cuồng, phải khéo léo và khôn ngoan trong cách cư xử là chuyện hệ trọng mang tính sống còn. Cũng vì lẽ đó mà những người được các triều đại cử đi giao thiệp với người Trung Hoa như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Tông Thốc, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quí Đôn, … hầu như luôn là những người thông minh, đối đáp giỏi hàng đầu của thời đại mình. Họ thực sự là “những đỉnh cao trí tuệ” . Trong quá khứ, các triều đại luôn có một nguyên tắc bất di bất dịch đối với người Trung Hoa: không bao giờ nhượng bộ khi có tranh chấp về biên giới. Phải mềm mỏng vì một nước nhỏ, dân ít không thể dấn thân vào những cuộc chiến triền miên thiêu rụi nhân tài vật lực với một nước lớn dân đông, nhưng đồng thời tiền nhân cũng luôn cho kẻ kia biết rằng khi cần chúng tôi cũng không ngại phải so kiếm với “thiên triều” .
Vài lời người xưa
Người Việt Nam từng đi học dĩ nhiên phải biết đến những cuộc chiến với kẻ thù truyền kiếp trải dài suốt lịch sử dân tộc. Những bài học lịch sử đã thổi vào con tim người Việt dòng máu tự hào và lòng quyết tâm bảo vệ quê hương. Ở tuổi học sinh, con tim của bao thế hệ người Việt đã từng ghi nhớ và sục sôi những lời tâm huyết của Đức Thánh Trần: “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, ngàn xác ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm.” Dĩ nhiên, phải đặt những lời này trong bối cảnh của một dân tộc phải luôn tự vệ vì lẽ sống còn.
Vấn đề biên giới cũng chẳng phải là chuyện gì mới mẻ. Sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư từng ghi lại lời vua Lê Thánh Tông căn dặn người lo đàm phán với nhà Minh vào năm Hồng Đức thứ 4, 1473, như sau: “ Vua dụ bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy rằng:"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di. ”
Cũng sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ghi lại lời trăng trối Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn dành cho vua nhà Trần như sau: “ … Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy … ”
Những lời dặn của tiền nhân đâu xa lạ gì với hầu hết người Việt. Nhưng có một thời, người ta đã tìm cách gạt bỏ, phủ nhận lại kho tàng khôn ngoan tích tụ từ bao đời. Tinh thần quốc tế vô sản đã khiến những kẻ mơ màng chỉ còn nghĩ tới một “thế giới đại đồng”, quên bẵng rằng con hổ đói vẫn đang chờn vờn rình rập. Các cô giáo tại xó nhà quê cũng không ngần ngại phê bình “theo định hướng” một vĩ nhân của dân tộc nhằm chứng tỏ rằng tất cả những gì xưa cũ đều là cổ hủ lạc hậu và vô giá trị, chỉ có xã hội mới XHCN mới mang lại những điều tốt đẹp! Sự thật ngày nay đã cho thấy rõ ràng những lời hứa hẹn đao to búa lớn một thời thực ra chỉ là hão huyền không tưởng.
Thoả thuận biên giới Trung – Việt vừa xong, sắp tới sẽ là hiệp định về biển Đông, đồng thời là “chủ trương lớn” bức tử Tây Nguyên, rước cọp dữ vào nhà. Sau đó sẽ còn những gì cụ thể nữa, đằng sau tất cả những chuyện đó còn những khuất khúc mờ ám nào nữa? Mỗi chúng ta cần phải lên tiếng vì sự tồn vong của dân tộc, bởi nỗi lo lắng trong tâm can của Đức Thánh Trần hơn 700 năm trước giờ đây đang thành sự thật: “Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được.”
Vài lời chắp nhặt
Cũng một thời, tôi thường nghe bài hát với lời lẽ rằng:
Trần Quốc Tuấn |
Núi liền núi,
Sông liền sông,
Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông.
Bên sông tắm cùng một dòng,
Tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây!
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng.
A á ! Chung một ý chung một lòng!
Đường ta đi hồng mầu cờ cách mạng.
A á ! Nhân dân ta ca muôn năm!
Hồ Chí Minh - Mao Trạch Đông!”
Chiến tranh biên giới Việt Trung |
Dĩ nhiên cũng có những lời ca kiềm chế và chừng mực hơn: “Bao nhiêu con tim sững sờ chợt nghe Trung Quốc cướp đất Việt Nam. Xích xe tăng quân Trung Quốc phá tan bao nhiêu xóm thôn bình an. Hôm nay năm châu tiếp tục bài ca đoàn kết chiến đấu năm xưa: cùng Việt Nam đấu tranh giành tự do …” hoặc: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi dân ta vào cuộc chiến đấu mới. Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương …”
Đọng trong kí ức
Trai tráng quê tôi nhiều người lên đường bảo vệ quê hương, trong số đó, không ít người vĩnh viễn không bao giờ trở lại quê nhà, một số nhỏ may mắn về được làng quê với những vết thương bầm dập trên cơ thể, hoặc hằn đậm trong tim. Có vài người trở thành điên loạn trong một thời gian khá dài.
Gần nhà tôi có một anh về lại quê nhà sống với bà mẹ già trong mái tranh dột nát. Thỉnh thoảng anh lại lên cơn gào thét điên dại hoặc hô xung phong. Những lúc tỉnh táo, anh kể lại những chuyện hãi hùng anh đã trải qua.
Thác Bản Giốc biên giới Việt Trung |
Một người khác cũng tham gia trận chiến ngay từ những ngày đầu kể lại rằng ban đầu phía mình phòng bị ở tuyến biên giới rất mỏng. Tiểu đội anh chốt giữ tại một cao điểm. Quân Trung Quốc tràn sang rất đông và rất nhanh. Tiểu đội anh đã chống trả mãnh liệt, nhưng rồi sau đó chỉ còn lại ba người với vài thương tích trên thân thể. Tiểu đội trưởng đã hi sinh vì trúng đạn, ba người còn lại đành tháo lui, rồi lạc nhau mỗi người mỗi ngả. Thân thể rách nát, anh luồn rừng lội suối. Qua các bản làng xơ xác, anh phát hiện ra rằng quân Trung Quốc đã tràn qua và đang tiến quân ở phía trước anh. Do một may mắn lạ kì, anh đã tìm được một đơn vị du kích và nhờ đó thoát chết.
Đó là những điều tôi biết được về cuộc chiến qua lời kể của những người đồng hương tham chiến. Ngoài ra, cuộc chiến tranh biên giới chỉ để lại trong tôi chút ít kí ức hãi hùng do lời kể của người khác hoặc qua những bài báo ngắn ngủi về sự tàn ác khủng khiếp của quân bành trướng.
Người còn nhớ hay đã quên?
Cuộc chiến tranh biên giới đã bắt đầu cách nay đúng 30 năm. Căng thẳng và giao tranh chỉ mới chấm dứt cách nay khoảng 20 năm. Thời gian chưa thật dài. Trong kí ức của rất nhiều người Việt, nỗi đau cũ hẳn vẫn còn đâu đó. Nông Đức Mạnh sinh ra và từng nhiều năm làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, thời chiến tranh biên giới là tỉnh Bắc Thái, tiếp giáp với các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, có biết gì về chiến tranh biên giới, có biết gì về những “cối xay thịt người” tại Hà Tuyên? Hay biết rõ mà vì chiếc ghế béo bở nên ca bài “sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi” ?
Giờ đây, Việt Nam – Trung Hoa lại “núi liền núi, sông liền sông” , vì khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, chính quyền cộng sản Việt Nam mất đi chỗ dựa và nguồn viện trợ, để rồi trong cơn ngả nghiêng cùng khốn, họ đã nhanh chóng hoà giải và ngả ngay vào lòng đàn anh Trung Quốc. Con cáo già Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng để nắm tay rồi xiết cổ người đồng chí trong cơn cùng đường. Những bộ mặt trơ lì vô sỉ sẵn sàng ra rả nào là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” , nào là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” , dù mới đó không lâu các đồng chí từng nói chuyện với nhau bằng súng đạn!
Chuyện nhượng đất nhượng biển cho đến nay vẫn bị Đảng tìm mọi cách bưng bít và lảng tránh. Khi ai đó trưng ra bằng chứng thì những tên cò mồi lại đe doạ rằng bây giờ tiềm lực quân sự của Trung Quốc mạnh lắm, nếu chiến tranh lại xảy ra thì cơ hội sống còn của người Việt hầu như rất mong manh. Họ đã vội quên bẵng quá khứ mới chỉ cách nay có hai ba chục năm, nên dĩ nhiên làm sao nhớ nổi quá khứ xa hơn. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, xét về tương quan lực lượng quân sự, chưa bao giờ quân đội người Việt có thể so sánh được với quân đội Trung Hoa. Người Việt luôn phải chiến đấu trong tư thế như lời Nguyễn Trãi “thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh, dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” . Nếu tổ tiên xưa cũng cứ viện lẽ mạnh yếu ít nhiều để đi từ nhượng bộ này tới nhượng bộ khác, nước non sông núi hẳn từ lâu đã chẳng còn là của người Việt.
Không phải vô cớ mà người xưa luôn tìm cách nghị hoà với phương Bắc liền ngay sau mỗi cuộc chiến. Nằm ở thế liền kề một nước người đông như kiến lại mắc chứng bệnh vĩ cuồng, phải khéo léo và khôn ngoan trong cách cư xử là chuyện hệ trọng mang tính sống còn. Cũng vì lẽ đó mà những người được các triều đại cử đi giao thiệp với người Trung Hoa như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Tông Thốc, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quí Đôn, … hầu như luôn là những người thông minh, đối đáp giỏi hàng đầu của thời đại mình. Họ thực sự là “những đỉnh cao trí tuệ” . Trong quá khứ, các triều đại luôn có một nguyên tắc bất di bất dịch đối với người Trung Hoa: không bao giờ nhượng bộ khi có tranh chấp về biên giới. Phải mềm mỏng vì một nước nhỏ, dân ít không thể dấn thân vào những cuộc chiến triền miên thiêu rụi nhân tài vật lực với một nước lớn dân đông, nhưng đồng thời tiền nhân cũng luôn cho kẻ kia biết rằng khi cần chúng tôi cũng không ngại phải so kiếm với “thiên triều” .
Vài lời người xưa
Người Việt Nam từng đi học dĩ nhiên phải biết đến những cuộc chiến với kẻ thù truyền kiếp trải dài suốt lịch sử dân tộc. Những bài học lịch sử đã thổi vào con tim người Việt dòng máu tự hào và lòng quyết tâm bảo vệ quê hương. Ở tuổi học sinh, con tim của bao thế hệ người Việt đã từng ghi nhớ và sục sôi những lời tâm huyết của Đức Thánh Trần: “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, ngàn xác ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm.” Dĩ nhiên, phải đặt những lời này trong bối cảnh của một dân tộc phải luôn tự vệ vì lẽ sống còn.
Vấn đề biên giới cũng chẳng phải là chuyện gì mới mẻ. Sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư từng ghi lại lời vua Lê Thánh Tông căn dặn người lo đàm phán với nhà Minh vào năm Hồng Đức thứ 4, 1473, như sau: “ Vua dụ bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy rằng:"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di. ”
Cũng sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ghi lại lời trăng trối Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn dành cho vua nhà Trần như sau: “ … Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy … ”
Những lời dặn của tiền nhân đâu xa lạ gì với hầu hết người Việt. Nhưng có một thời, người ta đã tìm cách gạt bỏ, phủ nhận lại kho tàng khôn ngoan tích tụ từ bao đời. Tinh thần quốc tế vô sản đã khiến những kẻ mơ màng chỉ còn nghĩ tới một “thế giới đại đồng”, quên bẵng rằng con hổ đói vẫn đang chờn vờn rình rập. Các cô giáo tại xó nhà quê cũng không ngần ngại phê bình “theo định hướng” một vĩ nhân của dân tộc nhằm chứng tỏ rằng tất cả những gì xưa cũ đều là cổ hủ lạc hậu và vô giá trị, chỉ có xã hội mới XHCN mới mang lại những điều tốt đẹp! Sự thật ngày nay đã cho thấy rõ ràng những lời hứa hẹn đao to búa lớn một thời thực ra chỉ là hão huyền không tưởng.
Thoả thuận biên giới Trung – Việt vừa xong, sắp tới sẽ là hiệp định về biển Đông, đồng thời là “chủ trương lớn” bức tử Tây Nguyên, rước cọp dữ vào nhà. Sau đó sẽ còn những gì cụ thể nữa, đằng sau tất cả những chuyện đó còn những khuất khúc mờ ám nào nữa? Mỗi chúng ta cần phải lên tiếng vì sự tồn vong của dân tộc, bởi nỗi lo lắng trong tâm can của Đức Thánh Trần hơn 700 năm trước giờ đây đang thành sự thật: “Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được.”