Paris (NV) - Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở ở Paris, Pháp vừa công bố một phúc trình, trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm 12 quốc gia thù địch của Internet trên thế giới.
Mười hai quốc gia kể trên (được xếp theo thứ tự bảng chữ cái) gồm có: Burma, China, Cuba, Egypt, Iran, North Korea, Saudi Arabia, Syria, Tunisia, Turkmenistan, Uzbekistan và Vietnam.
Trước đó, trong bản xếp hạng hàng năm về tự do báo chí trên thế giới cũng của RSF, Việt Nam đứng hạng 168/173 quốc gia được khảo sát. Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư Ðảng CSVN từng bị RSF gọi là “dã thú sát hại báo chí”.
Tổ chức vận động cho tự do báo chí trên thế giới này nhận xét: “Tất cả những quốc gia đó nổi bật so với các quốc gia khác từ việc kiểm duyệt tất cả thông tin trên Internet và kết án những người bị coi là sử dụng Internet để gây rối”. RSF lên án chính quyền 12 quốc gia này đã biến Internet - kênh thông tin - thành kênh kiểm duyệt để cấm, cản dân chúng tiếp cận các thông tin trên Internet mà họ không muốn dân chúng biết.
Theo thống kê của RSF, trên thế giới hiện có ít nhất 70 người bất đồng chính kiến vì sử dụng Internet để thông tin và bày tỏ ý kiến mà bị cầm tù. Trung Quốc là quốc gia cầm tù nhiều người nhất (49 người), kế đó là Việt Nam.
RSP không liệt kê toàn bộ chi tiết mà họ thu thập được về những người viết blog (báo cá nhân trên Internet) bị sách nhiễu, khủng bố vì đã sử dụng Internet để thông tin và bày tỏ những ý kiến khác với chủ trương của chính quyền.
Tuy nhiên theo RSF, riêng trong năm 2007 đã có trên 2,600 trang web và trang blog trên Internet bị các chính quyền độc tài, quân phiệt hay cuồng tín đóng cửa hoặc ngăn chặn.
Tại Việt Nam, năm ngoái, vào ngày 10 tháng 9 năm 2008, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (bút danh Hoàng Hải, blogger “Ðiếu Cày”) đã bị kết án 30 tháng tù về tội “trốn thuế” nhưng thực chất là do cổ võ tự do thông tin và kêu gọi chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.
Khi cho phép dân chúng sử dụng Internet hồi 1996, chính quyền CSVN đã dựng “tường lửa” để ngăn cản dân chúng truy cập những thông tin khác với lối tuyên truyền của chính quyền CSVN.
Ðến nay, với sự phát triển của xa lộ thông tin điện tử toàn cầu, khoảng 2 triệu người ở Việt Nam đã mở các trang báo cá nhân để thông tin, bày tỏ đủ loại ý kiến, khác với hệ thống tuyên truyền của chính quyền CSVN.
Những kênh thông tin tự do, nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền CSVN đã nhanh chóng trở thành một hệ thống truyền thông có tính đối lập và đe dọa sự tồn vong của chính quyền CSVN nên họ đã tìm nhiều cách để hạn chế sự phát triển của các kênh thông tin tự do này.
Hồi tháng hai năm nay, Ðỗ Quý Doãn, thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN, tuyên bố: “Blogs là trang thông tin cá nhân. Nếu blogger dùng nó như một tờ báo thì đó là vi phạm pháp luật và sẽ bị trừng phạt”. Tuy hiến pháp CSVN minh định công dân có quyền tự do báo chí nhưng “Luật báo chí” thì không cho phép tư nhân hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=91984&z=157)
Mười hai quốc gia kể trên (được xếp theo thứ tự bảng chữ cái) gồm có: Burma, China, Cuba, Egypt, Iran, North Korea, Saudi Arabia, Syria, Tunisia, Turkmenistan, Uzbekistan và Vietnam.
Trước đó, trong bản xếp hạng hàng năm về tự do báo chí trên thế giới cũng của RSF, Việt Nam đứng hạng 168/173 quốc gia được khảo sát. Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư Ðảng CSVN từng bị RSF gọi là “dã thú sát hại báo chí”.
Tổ chức vận động cho tự do báo chí trên thế giới này nhận xét: “Tất cả những quốc gia đó nổi bật so với các quốc gia khác từ việc kiểm duyệt tất cả thông tin trên Internet và kết án những người bị coi là sử dụng Internet để gây rối”. RSF lên án chính quyền 12 quốc gia này đã biến Internet - kênh thông tin - thành kênh kiểm duyệt để cấm, cản dân chúng tiếp cận các thông tin trên Internet mà họ không muốn dân chúng biết.
Theo thống kê của RSF, trên thế giới hiện có ít nhất 70 người bất đồng chính kiến vì sử dụng Internet để thông tin và bày tỏ ý kiến mà bị cầm tù. Trung Quốc là quốc gia cầm tù nhiều người nhất (49 người), kế đó là Việt Nam.
RSP không liệt kê toàn bộ chi tiết mà họ thu thập được về những người viết blog (báo cá nhân trên Internet) bị sách nhiễu, khủng bố vì đã sử dụng Internet để thông tin và bày tỏ những ý kiến khác với chủ trương của chính quyền.
Tuy nhiên theo RSF, riêng trong năm 2007 đã có trên 2,600 trang web và trang blog trên Internet bị các chính quyền độc tài, quân phiệt hay cuồng tín đóng cửa hoặc ngăn chặn.
Tại Việt Nam, năm ngoái, vào ngày 10 tháng 9 năm 2008, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (bút danh Hoàng Hải, blogger “Ðiếu Cày”) đã bị kết án 30 tháng tù về tội “trốn thuế” nhưng thực chất là do cổ võ tự do thông tin và kêu gọi chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.
Khi cho phép dân chúng sử dụng Internet hồi 1996, chính quyền CSVN đã dựng “tường lửa” để ngăn cản dân chúng truy cập những thông tin khác với lối tuyên truyền của chính quyền CSVN.
Ðến nay, với sự phát triển của xa lộ thông tin điện tử toàn cầu, khoảng 2 triệu người ở Việt Nam đã mở các trang báo cá nhân để thông tin, bày tỏ đủ loại ý kiến, khác với hệ thống tuyên truyền của chính quyền CSVN.
Những kênh thông tin tự do, nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền CSVN đã nhanh chóng trở thành một hệ thống truyền thông có tính đối lập và đe dọa sự tồn vong của chính quyền CSVN nên họ đã tìm nhiều cách để hạn chế sự phát triển của các kênh thông tin tự do này.
Hồi tháng hai năm nay, Ðỗ Quý Doãn, thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN, tuyên bố: “Blogs là trang thông tin cá nhân. Nếu blogger dùng nó như một tờ báo thì đó là vi phạm pháp luật và sẽ bị trừng phạt”. Tuy hiến pháp CSVN minh định công dân có quyền tự do báo chí nhưng “Luật báo chí” thì không cho phép tư nhân hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=91984&z=157)