Tuần này, dồn dập có nhiều tin tức liên quan tới mặt trận chống văn hóa sự chết, phò văn hóa sự sống. Nhiều tiếng nói quan trọng đang gióng lên chống lại những tấn công và cám dỗ của nền văn hóa sự chết vừa lộ liễu vừa dấu ẩn.
Đức Hồng Y O'Malley rút ra khỏi một hùn hạp vì vấn đề phá thai
Bản tin của hãng CNA ngày 27 tháng Sáu vừa qua cho hay sau nhiều tuần thảo luận về vấn đề đạo đức học, Tổng Giáo Phận Boston của Hoa Kỳ, vào hôm Thứ Sáu, đã loan báo rằng cơ quan Caritas Christi Healthcare do Giáo Hội yểm trợ đã rút ra khỏi việc hùn hạp với cơ quan bảo hiểm y tế CeltiCare Health Plan. Tổng Giáo Phận giải thích rằng không thể có hợp tác hùn hạp giữa một tổ chức y tế trực thuộc tổng giáo phận với một cơ quan bảo hiểm y tế chấp nhận cung cấp các dịch vụ phá thai và ngừa thai.
Việc hợp doanh này đáng lẽ sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng Bẩy, nhưng theo lời người phát ngôn của công ty CeltiCare, “bắt đầu từ hôm nay, Caritas đã rút lại tư cách sở hữu của họ trong CeltiCare Health Plan of Massachusetts”. Đức Hồng Y Sean P. O'Malley, trong một bản tuyên bố, đã nói rằng: “Tôi rất vui khi Caritas Christi có khả năng đạt được thành quả này. Trong suốt diễn trình này, mục tiêu duy nhất của chúng ta là chu cấp nhu cầu cho người nghèo và người ít được phục vụ mà vẫn trung thành với giáo huấn luân lý Công Giáo một cách đầy đủ và hoàn toàn. Khi rút lui khỏi việc hợp doanh này và vẫn tiếp tục phục vụ người nghèo trong vai trò người chu cấp trong tổ chức Connector cũng như luôn luôn tuân thủ giáo huấn luân lý Công Giáo, họ đã có thể thăng tiến sứ mệnh có phê phán của ngành chăm sóc sức khỏe Công Giáo”.
Việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người đòi hỏi các định chế Công Giáo không bao giờ được góp phần vào các thủ tục bất nhất với giáo huấn luân lý Công Giáo, như phá thai và triệt sản chẳng hạn. Những thủ tục ấy và những thủ tục tương tự đã bị cấm bởi tập Các Chỉ Dẫn Đạo Đức Và Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Ethical and Religious Directives of the United States Conference of Catholic Bishops).
Quyết định rút chân ra khỏi hợp doanh trên chỉ có sau một cuộc phân tích sâu rộng của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc (NCBC) theo lời yêu cầu của Đức Hồng Y.
Đức Hồng Y O’Malley cho hay: mục tiêu của việc duyệt xét trên là để bảo đảm rằng cơ quan Caritas Christi chỉ phục vụ người nghèo trong một kế hoạch nào đó của Connector hoàn toàn phù hợp với giáo huấn luân lý Công Giáo mà thôi.
Chủ tịch American Life League là Judie Brown ca ngợi quyết định trên. Bà nói rằng: “Chúng tôi hết lòng cám ơn Đức Hồng Y O’Malley về lòng can đảm, tài lãnh đạo và quan tâm mục vụ của ngài đối với sức khoẻ và phúc lợi của các chi thể trẻ tuổi nhất trong tổng giáo phận của ngài. Ngài đã nêu một tấm gương đẹp đẽ về lòng tận tụy và bác ái đối với những người nghèo nhất trong những người nhèo, tức các trẻ chưa sinh ra đời”.
Bà Brown nói thêm: “Việc Đức Hồng Y O’Malley tái khẳng định Đức Tin, khi rất dễ thỏa hiệp nó, là một dấu chỉ cho thấy sinh lực của người Công Giáo Hoa Kỳ trong cam kết đối với sự sống và nhân vị con người… American Life League và các người ủng hộ chúng tôi xin khiêm tốn đứng chung hàng ngũ với Đức Hồng Y O’Malley như một dấu chỉ đối kháng đối với văn hóa sự chết”.
Thiếu khôn ngoan, bị hiểu lầm phò phá thai
Trong khi đó, một cơ quan Công Giáo Canada bị chỉ trích là thiếu khôn ngoan, nên đã bị hiểu lầm là phò phá thai. Hãng CNA ngày 30 tháng Sáu loan tin: Tổ Chức Phát Triển Và Hoà Bình của Công Giáo Canada (CCODP) bị tố cáo phân phối ngân quĩ cho năm tổ chức từng hỗ trợ cho việc hợp pháp hóa phá thai và phân phối thuốc ngừa thai tại Mễ Tây Cơ.
Ủy Ban Điều Tra của Hội Đồng Giám Mục Canada (CCCB) sau khi qua Mễ Tây Cơ trở về, đã bác bỏ lời tố cáo trên. Tuy nhiên, ủy ban này cho hay năm tổ chức liên hệ đã thiếu khôn ngoan khi ký vào phúc trình của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Mễ Tây Cơ, trong đó có những xu hướng không phù hợp với giáo huấn Công Giáo. Theo ủy ban này, phúc trình của Liên Hiệp Quốc do 50 tổ chức của Mễ Tây Cơ đóng góp, nhưng 50 tổ chức này lại không có chung cùng một quan điểm, họ cũng không biết gì tới khuynh hướng của nhau nữa, do đó, khi nói tới quyền phá thai không hẳn đó là chủ trương của tất cả 50 tổ chức kia.
Ủy ban khuyên cơ quan CCODP nên thận trọng hơn bằng cách yêu cầu cung cấp nhiều tư liệu và tham khảo rộng rãi với hội đồng giám mục sở tại cũng như tại các quốc gia nhận giúp đỡ. Ủy ban cũng khuyến cáo cơ quan này nên nắm vững hơn nữa giáo huấn xã hội của Giáo Hội.
Chống bán thả dàn thuốc viên buổi sáng hôm sau cho vị thành niên
Cũng bản tin ngày 30 tháng Sáu của CNA cho hay Qũy Liên Minh Bảo Vệ (The Alliance Defense Fund, viết tắt là ADF) đã nhân danh ba tổ chức Các Phụ Nữ Quan Tâm Cho Hoa Kỳ (Concerned Women for America), Hiệp Hội Y Khoa Và Nha Khoa Kitô Giáo (Christian Medical and Dental Association) và Hội Dược Sĩ Kitô Giáo Quốc Tế đệ nạp một kiến nghị chống lại lệnh toà án cho phép bán thuốc viên ngừa thai “buổi sáng hôm sau” cho vị thành niên 17 tuổi mà không cần có toa bác sĩ. Nhóm này cho rằng lệnh trên của tòa bất chấp quyền của cha mẹ và sự an toàn của các vị thành niên.
Ngày 23 tháng Ba vừa qua, tòa liên bang đã ra lệnh cho thuốc viên Levonorgestrel, cũng có tên là thuốc viên buổi sáng hôm sau hay “Kế Hoạch B”, được bán cho các thiếu nữ 17 tuổi trở lên mà không cần có toa bác sĩ. Thuốc viên này ngăn cản việc có thai khi dùng trong khoảng 24 giờ sau giao hợp tính dục.
Nhiều bác sĩ tin rằng thuốc viên này nhằm phá các bào thai vừa được tượng thai bằng cách ngăn cản không cho chúng bám vào thành tử cung. Matt Bowman, Cố Vấn Luật của ADF, nhận định rằng: “Mạng sống và sức khỏe của phụ nữ, nhất là các vị thành niên, quan trọng hơn nghị trình chính trị của các nhóm tranh đấu phò phá thai. Các vị thành niên là những người khó lòng nhất có thể có được các quyết định sáng suốt về sự sống hay cái chết của một đứa con, ngay đối với sự an toàn của họ cũng thế. Quả là dối trá khi cho rằng việc bán thuốc viên này tại quầy sẽ gia tăng sự an toàn cho phụ nữ, gồm cả vị thành niên”.
Bowman cho rằng các tổ chức đang tìm cách ngăn chặn lệnh toà này đại biểu cho hàng ngàn các nhân viên y tế chịu ảnh hưởng bởi lệnh quái gở ấy và mạnh mẽ tin rằng lệnh ấy sẽ tước khỏi cha mẹ và các bác sĩ quyền được chăm sóc trẻ vị thành niên của họ. Bởi vì theo Bowman, như thế làm sao các bác sĩ kiểm nghiệm được các nguy cơ mắc các chứng bệnh do việc làm tình lây lan ra cũng như nhiều tình trạng y tế tồi tệ khác.
Obama và ngân sách phò phá thai của Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn
Tin CNA ngày 30 tháng Sáu cho hay: Tổng Thống Obama đã chấp thuận các đề nghị trong ngân sách dự trù cho tài khóa 2010 của Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Ngân sách này đã bãi bỏ nhiều hạn chế trong việc sử dụng ngân khoản thuế khóa cho việc phá thai, một thay đổi khiến nhiều nhóm phò sự sống trên khắp nước Mỹ lên tiếng kết án.
Không giống các tiểu bang và lãnh thổ Mỹ khác, ngân sách của Quận Columbia phải được Tổng Thống và Quốc Hội duyệt và sửa đổi trước khi được chấp thuận. Trong các đề nghị của mình, chính phủ Obama đã hủy bỏ “tu chính án Dornan”, được thông qua năm 1988 nhằm ngăn chặn việc dùng tiền đóng thuế của Liên Bang cũng như của Quận để tài trợ các vụ phá thai tại Quận Columbia, ngoại trừ trong trường hợp bị hiếp dâm hay sự sống của người mẹ bị đe dọa nếu tiếp tục mang thai.
Với các thay đổi của chính phủ Obama, sự ngăn cấm chỉ áp dụng đối với tiền thuế của liên bang, và các trường hợp trừ được tăng lên rất nhiều, bao gồm bất cứ trường hợp nào trong đó người đàn bà bị bất ổn thể lý, bị thương thể lý hay bệnh thể lý, gồm luôn các điều kiện thể lý đe dọa mạng sống người mẹ.
Các thay đổi trên khiến các nhóm phò sự sống phải bày tỏ quan tâm. Marjorie Dennenfelser, Chủ Tịch Danh Sách Susan B. Anthony, một mạng lưới chuyên hỗ trợ các phụ nữ phò sự sống trong diễn trình chính trị, nhận định rằng: Tu Chính Án Dornan là một chính sách đầy lương tri, cần phải được Quốc Hội duy trì. Trong một cuộc họp báo tuần vừa rồi, Dennenfelser đã cùng Nhóm Phụ Nữ Phò Sự Sống của Hạ Nghị Viện (House Pro-Life Women’s Caucus) lên tiếng chống lại các thay đổi trên. Bà nói: các phụ nữ đang đương đầu với các vụ mang thai ngoài ý muốn đáng được huởng các giải pháp lấy người đàn bà làm trọng tâm biết giúp cả mẹ lẫn con, chứ không phải là phá thai theo yêu cầu, là giải pháp đặt mẹ chống lại con trong những hoàn cảnh đáng thương nhất”.
Bà nói tiếp: “Chúng ta sẽ không giảm thiểu được con số phá thai bao lâu ta còn trợ cấp và cổ động việc phá thai ấy bằng phí tổn của người chịu thuế. Lời hứa hẹn của Chính Phủ Obama sẽ tìm cách giảm thiểu con số phá thai nghe ra khá trống rỗng trong một môi trường như thế”.
Ủy Ban Quyền Sống Toàn Quốc (NRLC), một tổ chức phò sự sống lớn nhất trong cả nước, trong một bản tuyên bố, đã gọi đường lối trên là một “mưu đồ chính trị bất lương”. Douglas Johnson, giám đốc luật pháp của NRLC nhận định: “Tổng Thống Obama đang theo đuổi một chiến thuật từng bước từng bước mở rộng đường vào phá thai, và bước hôm nay là thúc giục Quốc Hội cho phép việc cấp ngân khoản cho việc phá thai theo yêu cầu tại thủ đô cả nước… Nếu Quốc Hội bước theo đề nghị của Obama, kết quả đoán trước sẽ là việc dùng tiền đóng thuế để tài trợ cho hàng ngàn vụ phá thai có chọn lựa mỗi năm, trong đó có khoảng 1,000 vụ mỗi năm đáng lẽ đã không xẩy ra”. Johnson dựa vào các nghiên cứu gần đây cho thấy các chính sách ngăn cản việc tài trợ phá thai mỗi năm đã tránh được ít nhất một phần ba các vụ phá thai.
Christa Lopiccolo, giám đốc các vấn đề về sự sống của Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn, cũng lên tiếng trước các tin trên mà cho rằng: “Hơn 40% tất cả các vụ thai nghén ở Quận Columbia hiện đã chấm dứt vì phá thai. Thực thế, Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hiện có tỷ lệ phá thai cao nhất nước”.
Lopiccolo tin rằng việc gia tăng tài trợ chắc chắn sẽ làm con số phá thai tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn gia tăng hơn nữa. Bà còn cho rằng thay vì phá thai thêm, các phụ nữ ở đây cần có được các dịch vụ giúp họ chăm sóc tốt hơn cuộc sống của con cái họ. Căn cứ vào các cuộc thăm dò toàn quốc gần đây cho thấy đa số người chịu thuế tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn chống đối phá thai, Lepiccolo nói rằng: “quả là vô ý thức khi dùng ngân khoản của người chịu thuế để hủy diệt sự sống vô tội của con người”.
Dù Obama vốn huyênh hoang cho rằng mình luôn tìm kiếm “cơ sở chung” cho vấn đề phá thai, các nhóm phò sự sống tỏ ý quan tâm rằng gia tăng các trường hợp trừ thể lý không có tính đe dọa đến mạng sống vốn đã rộng rãi bằng cách tài trợ thêm cho việc phá thai sẽ tạo ra một đường dốc trơn tuột vế phía đối nghịch.
Đức Hồng Y O'Malley rút ra khỏi một hùn hạp vì vấn đề phá thai
Bản tin của hãng CNA ngày 27 tháng Sáu vừa qua cho hay sau nhiều tuần thảo luận về vấn đề đạo đức học, Tổng Giáo Phận Boston của Hoa Kỳ, vào hôm Thứ Sáu, đã loan báo rằng cơ quan Caritas Christi Healthcare do Giáo Hội yểm trợ đã rút ra khỏi việc hùn hạp với cơ quan bảo hiểm y tế CeltiCare Health Plan. Tổng Giáo Phận giải thích rằng không thể có hợp tác hùn hạp giữa một tổ chức y tế trực thuộc tổng giáo phận với một cơ quan bảo hiểm y tế chấp nhận cung cấp các dịch vụ phá thai và ngừa thai.
Việc hợp doanh này đáng lẽ sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng Bẩy, nhưng theo lời người phát ngôn của công ty CeltiCare, “bắt đầu từ hôm nay, Caritas đã rút lại tư cách sở hữu của họ trong CeltiCare Health Plan of Massachusetts”. Đức Hồng Y Sean P. O'Malley, trong một bản tuyên bố, đã nói rằng: “Tôi rất vui khi Caritas Christi có khả năng đạt được thành quả này. Trong suốt diễn trình này, mục tiêu duy nhất của chúng ta là chu cấp nhu cầu cho người nghèo và người ít được phục vụ mà vẫn trung thành với giáo huấn luân lý Công Giáo một cách đầy đủ và hoàn toàn. Khi rút lui khỏi việc hợp doanh này và vẫn tiếp tục phục vụ người nghèo trong vai trò người chu cấp trong tổ chức Connector cũng như luôn luôn tuân thủ giáo huấn luân lý Công Giáo, họ đã có thể thăng tiến sứ mệnh có phê phán của ngành chăm sóc sức khỏe Công Giáo”.
Việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người đòi hỏi các định chế Công Giáo không bao giờ được góp phần vào các thủ tục bất nhất với giáo huấn luân lý Công Giáo, như phá thai và triệt sản chẳng hạn. Những thủ tục ấy và những thủ tục tương tự đã bị cấm bởi tập Các Chỉ Dẫn Đạo Đức Và Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Ethical and Religious Directives of the United States Conference of Catholic Bishops).
Quyết định rút chân ra khỏi hợp doanh trên chỉ có sau một cuộc phân tích sâu rộng của Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Toàn Quốc (NCBC) theo lời yêu cầu của Đức Hồng Y.
Đức Hồng Y O’Malley cho hay: mục tiêu của việc duyệt xét trên là để bảo đảm rằng cơ quan Caritas Christi chỉ phục vụ người nghèo trong một kế hoạch nào đó của Connector hoàn toàn phù hợp với giáo huấn luân lý Công Giáo mà thôi.
Chủ tịch American Life League là Judie Brown ca ngợi quyết định trên. Bà nói rằng: “Chúng tôi hết lòng cám ơn Đức Hồng Y O’Malley về lòng can đảm, tài lãnh đạo và quan tâm mục vụ của ngài đối với sức khoẻ và phúc lợi của các chi thể trẻ tuổi nhất trong tổng giáo phận của ngài. Ngài đã nêu một tấm gương đẹp đẽ về lòng tận tụy và bác ái đối với những người nghèo nhất trong những người nhèo, tức các trẻ chưa sinh ra đời”.
Bà Brown nói thêm: “Việc Đức Hồng Y O’Malley tái khẳng định Đức Tin, khi rất dễ thỏa hiệp nó, là một dấu chỉ cho thấy sinh lực của người Công Giáo Hoa Kỳ trong cam kết đối với sự sống và nhân vị con người… American Life League và các người ủng hộ chúng tôi xin khiêm tốn đứng chung hàng ngũ với Đức Hồng Y O’Malley như một dấu chỉ đối kháng đối với văn hóa sự chết”.
Thiếu khôn ngoan, bị hiểu lầm phò phá thai
Trong khi đó, một cơ quan Công Giáo Canada bị chỉ trích là thiếu khôn ngoan, nên đã bị hiểu lầm là phò phá thai. Hãng CNA ngày 30 tháng Sáu loan tin: Tổ Chức Phát Triển Và Hoà Bình của Công Giáo Canada (CCODP) bị tố cáo phân phối ngân quĩ cho năm tổ chức từng hỗ trợ cho việc hợp pháp hóa phá thai và phân phối thuốc ngừa thai tại Mễ Tây Cơ.
Ủy Ban Điều Tra của Hội Đồng Giám Mục Canada (CCCB) sau khi qua Mễ Tây Cơ trở về, đã bác bỏ lời tố cáo trên. Tuy nhiên, ủy ban này cho hay năm tổ chức liên hệ đã thiếu khôn ngoan khi ký vào phúc trình của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Mễ Tây Cơ, trong đó có những xu hướng không phù hợp với giáo huấn Công Giáo. Theo ủy ban này, phúc trình của Liên Hiệp Quốc do 50 tổ chức của Mễ Tây Cơ đóng góp, nhưng 50 tổ chức này lại không có chung cùng một quan điểm, họ cũng không biết gì tới khuynh hướng của nhau nữa, do đó, khi nói tới quyền phá thai không hẳn đó là chủ trương của tất cả 50 tổ chức kia.
Ủy ban khuyên cơ quan CCODP nên thận trọng hơn bằng cách yêu cầu cung cấp nhiều tư liệu và tham khảo rộng rãi với hội đồng giám mục sở tại cũng như tại các quốc gia nhận giúp đỡ. Ủy ban cũng khuyến cáo cơ quan này nên nắm vững hơn nữa giáo huấn xã hội của Giáo Hội.
Chống bán thả dàn thuốc viên buổi sáng hôm sau cho vị thành niên
Cũng bản tin ngày 30 tháng Sáu của CNA cho hay Qũy Liên Minh Bảo Vệ (The Alliance Defense Fund, viết tắt là ADF) đã nhân danh ba tổ chức Các Phụ Nữ Quan Tâm Cho Hoa Kỳ (Concerned Women for America), Hiệp Hội Y Khoa Và Nha Khoa Kitô Giáo (Christian Medical and Dental Association) và Hội Dược Sĩ Kitô Giáo Quốc Tế đệ nạp một kiến nghị chống lại lệnh toà án cho phép bán thuốc viên ngừa thai “buổi sáng hôm sau” cho vị thành niên 17 tuổi mà không cần có toa bác sĩ. Nhóm này cho rằng lệnh trên của tòa bất chấp quyền của cha mẹ và sự an toàn của các vị thành niên.
Ngày 23 tháng Ba vừa qua, tòa liên bang đã ra lệnh cho thuốc viên Levonorgestrel, cũng có tên là thuốc viên buổi sáng hôm sau hay “Kế Hoạch B”, được bán cho các thiếu nữ 17 tuổi trở lên mà không cần có toa bác sĩ. Thuốc viên này ngăn cản việc có thai khi dùng trong khoảng 24 giờ sau giao hợp tính dục.
Nhiều bác sĩ tin rằng thuốc viên này nhằm phá các bào thai vừa được tượng thai bằng cách ngăn cản không cho chúng bám vào thành tử cung. Matt Bowman, Cố Vấn Luật của ADF, nhận định rằng: “Mạng sống và sức khỏe của phụ nữ, nhất là các vị thành niên, quan trọng hơn nghị trình chính trị của các nhóm tranh đấu phò phá thai. Các vị thành niên là những người khó lòng nhất có thể có được các quyết định sáng suốt về sự sống hay cái chết của một đứa con, ngay đối với sự an toàn của họ cũng thế. Quả là dối trá khi cho rằng việc bán thuốc viên này tại quầy sẽ gia tăng sự an toàn cho phụ nữ, gồm cả vị thành niên”.
Bowman cho rằng các tổ chức đang tìm cách ngăn chặn lệnh toà này đại biểu cho hàng ngàn các nhân viên y tế chịu ảnh hưởng bởi lệnh quái gở ấy và mạnh mẽ tin rằng lệnh ấy sẽ tước khỏi cha mẹ và các bác sĩ quyền được chăm sóc trẻ vị thành niên của họ. Bởi vì theo Bowman, như thế làm sao các bác sĩ kiểm nghiệm được các nguy cơ mắc các chứng bệnh do việc làm tình lây lan ra cũng như nhiều tình trạng y tế tồi tệ khác.
Obama và ngân sách phò phá thai của Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn
Tin CNA ngày 30 tháng Sáu cho hay: Tổng Thống Obama đã chấp thuận các đề nghị trong ngân sách dự trù cho tài khóa 2010 của Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Ngân sách này đã bãi bỏ nhiều hạn chế trong việc sử dụng ngân khoản thuế khóa cho việc phá thai, một thay đổi khiến nhiều nhóm phò sự sống trên khắp nước Mỹ lên tiếng kết án.
Không giống các tiểu bang và lãnh thổ Mỹ khác, ngân sách của Quận Columbia phải được Tổng Thống và Quốc Hội duyệt và sửa đổi trước khi được chấp thuận. Trong các đề nghị của mình, chính phủ Obama đã hủy bỏ “tu chính án Dornan”, được thông qua năm 1988 nhằm ngăn chặn việc dùng tiền đóng thuế của Liên Bang cũng như của Quận để tài trợ các vụ phá thai tại Quận Columbia, ngoại trừ trong trường hợp bị hiếp dâm hay sự sống của người mẹ bị đe dọa nếu tiếp tục mang thai.
Với các thay đổi của chính phủ Obama, sự ngăn cấm chỉ áp dụng đối với tiền thuế của liên bang, và các trường hợp trừ được tăng lên rất nhiều, bao gồm bất cứ trường hợp nào trong đó người đàn bà bị bất ổn thể lý, bị thương thể lý hay bệnh thể lý, gồm luôn các điều kiện thể lý đe dọa mạng sống người mẹ.
Các thay đổi trên khiến các nhóm phò sự sống phải bày tỏ quan tâm. Marjorie Dennenfelser, Chủ Tịch Danh Sách Susan B. Anthony, một mạng lưới chuyên hỗ trợ các phụ nữ phò sự sống trong diễn trình chính trị, nhận định rằng: Tu Chính Án Dornan là một chính sách đầy lương tri, cần phải được Quốc Hội duy trì. Trong một cuộc họp báo tuần vừa rồi, Dennenfelser đã cùng Nhóm Phụ Nữ Phò Sự Sống của Hạ Nghị Viện (House Pro-Life Women’s Caucus) lên tiếng chống lại các thay đổi trên. Bà nói: các phụ nữ đang đương đầu với các vụ mang thai ngoài ý muốn đáng được huởng các giải pháp lấy người đàn bà làm trọng tâm biết giúp cả mẹ lẫn con, chứ không phải là phá thai theo yêu cầu, là giải pháp đặt mẹ chống lại con trong những hoàn cảnh đáng thương nhất”.
Bà nói tiếp: “Chúng ta sẽ không giảm thiểu được con số phá thai bao lâu ta còn trợ cấp và cổ động việc phá thai ấy bằng phí tổn của người chịu thuế. Lời hứa hẹn của Chính Phủ Obama sẽ tìm cách giảm thiểu con số phá thai nghe ra khá trống rỗng trong một môi trường như thế”.
Ủy Ban Quyền Sống Toàn Quốc (NRLC), một tổ chức phò sự sống lớn nhất trong cả nước, trong một bản tuyên bố, đã gọi đường lối trên là một “mưu đồ chính trị bất lương”. Douglas Johnson, giám đốc luật pháp của NRLC nhận định: “Tổng Thống Obama đang theo đuổi một chiến thuật từng bước từng bước mở rộng đường vào phá thai, và bước hôm nay là thúc giục Quốc Hội cho phép việc cấp ngân khoản cho việc phá thai theo yêu cầu tại thủ đô cả nước… Nếu Quốc Hội bước theo đề nghị của Obama, kết quả đoán trước sẽ là việc dùng tiền đóng thuế để tài trợ cho hàng ngàn vụ phá thai có chọn lựa mỗi năm, trong đó có khoảng 1,000 vụ mỗi năm đáng lẽ đã không xẩy ra”. Johnson dựa vào các nghiên cứu gần đây cho thấy các chính sách ngăn cản việc tài trợ phá thai mỗi năm đã tránh được ít nhất một phần ba các vụ phá thai.
Christa Lopiccolo, giám đốc các vấn đề về sự sống của Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn, cũng lên tiếng trước các tin trên mà cho rằng: “Hơn 40% tất cả các vụ thai nghén ở Quận Columbia hiện đã chấm dứt vì phá thai. Thực thế, Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hiện có tỷ lệ phá thai cao nhất nước”.
Lopiccolo tin rằng việc gia tăng tài trợ chắc chắn sẽ làm con số phá thai tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn gia tăng hơn nữa. Bà còn cho rằng thay vì phá thai thêm, các phụ nữ ở đây cần có được các dịch vụ giúp họ chăm sóc tốt hơn cuộc sống của con cái họ. Căn cứ vào các cuộc thăm dò toàn quốc gần đây cho thấy đa số người chịu thuế tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn chống đối phá thai, Lepiccolo nói rằng: “quả là vô ý thức khi dùng ngân khoản của người chịu thuế để hủy diệt sự sống vô tội của con người”.
Dù Obama vốn huyênh hoang cho rằng mình luôn tìm kiếm “cơ sở chung” cho vấn đề phá thai, các nhóm phò sự sống tỏ ý quan tâm rằng gia tăng các trường hợp trừ thể lý không có tính đe dọa đến mạng sống vốn đã rộng rãi bằng cách tài trợ thêm cho việc phá thai sẽ tạo ra một đường dốc trơn tuột vế phía đối nghịch.