Hồi tháng Ba vừa qua, việc rút phép thông công đối với những người trực tiếp can dự vào vụ phá thai cho một em bé 9 tuổi tại Ba Tây đã gây xôn xao dư luận thế giới. Em bé này không được nêu tên, nhưng bị cha ghẻ lạm dụng tình dục và đã mang thai 2 đứa con cùng một lúc, trong khi em chỉ cao 1 thướ 3 và không nặng quá 36 kí lô. Đến tuần thứ 15 của thai kỳ, thì các bác sĩ đã tiến hành thủ tục phá thai, với sự đồng ý của em và mẹ em.
Khỏi nói thì việc rút phép thông công trên bị giới phò phá thai lên án kịch liệt. Có điều, khi đưa tin về việc ấy, họ đã cố tình không trung thực. Tờ Time, chẳng hạn, loan tin như sau: “Trường hợp em bé 9 tuổi mang thai đã đủ làm người ta ngỡ ngàng rồi. Ấy thế nhưng phản ứng của Giáo Hội Công Giáo còn khiến cho nhiều người Ba Tây phẫn nộ hơn. Tổng Giám Mục Jose Cardoso Sobrinho của thành phố duyên hải Recife tuyên bố rằng Vatican lên án tuyệt thông cho gia đình của cô gái … vì đã quyết định phá thai”. Time cho rằng việc lên án này gây phẫn nộ, vì trường hợp cô gái hợp với hai trường hợp trừ trong luật Ba Tây, là luật chỉ cho phép phá thai nếu bị cuỡng dâm hay trong trường hợp mạng sống người mẹ bị đe dọa. Theo Time, xương chậu chưa phát triển đủ của người mẹ mới 9 tuổi này làm cho việc sinh nở hết sức nguy hiểm.
Thật ra, Đức TGM Sobrinho chỉ loan báo hay công bố vạ tuyệt thông, chứ Vatican thực sự không trực tiếp dính líu vào. Đối với người không hiểu giáo luật, thì cần nói rõ: những ai trực tiếp can dự vào việc phá thai là tự đặt mình ra ngoài Giáo Hội, nói cách khác là tự động bị rút phép thông công hay chịu vạ tuyệt thông tiền kết (ipso facto hay latae sententiae). Công bố, như lời Đức TGM Sobrinho, chỉ là để giáo dục các tín hữu khác. Những người phò phá thai đều hiểu rõ điều ấy, nhưng họ vẫn đưa tin theo chiều hướng một kết án kiểu của toà bên ngoài.
Time chỉ trích dẫn một số viên chức “ủng hộ” phá thai mà không trích dẫn các viên chức thẩm quyền khác vốn xác nhận tính mạng người mẹ không nguy hiểm nếu tiếp tục mang thai cho tới lúc được sinh theo phẫu thuật xêsarê. Các bản tin của Fox News hay BBC News cũng đều thế cả. Họ đồng loạt chỉ trích hành động của Đức TGM Sobrinho, và cho đó là hành động của Giáo Hội Công Giáo nói chung và của Vatican nói riêng.
Một giáo phẩm Vatican phản đối vạ tuyệt thông
Có điều họ không ngờ là một vị giáo phẩm của Vatican cũng đã lên tiếng chỉ trích quyết định công bố vạ tuyệt thông trên đây. Vị giáo phẩm đó là Đức TGM Rino Fisichella, chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, người đã chính thức đăng một bài trên tờ báo bán chính thức của Tòa Thánh, tức tờ L’Osservatore Romano, để đả kích vụ công bố ấy. Khiến hãng tin AP vội cho chạy hàng tít: “Tổng giám mục tại Vatican bênh vực việc phá thai của cô gái 9 tuổi người Ba Tây”. Theo hãng này, Đức TGM Rino Fisichella đã lên tiếng bênh vực cô gái 9 tuổi phá thai sau khi bị người cha ghẻ cưỡng dâm đến mang bầu, vì cho rằng mạng sống cô gái bị đe doạ vì vụ mang bầu này. Ngài cho rằng: “Trước khi nghĩ đến vạ tuyệt thông, điều cần thiết và cấp bách là phải cứu mạng sống vô tội của cô và đưa cô trở lại với mức độ nhân tính mà những người thuộc Giáo Hội như chúng ta nên hiểu rõ và nắm vững để tuyên xưng”. Hãng AP cũng cho rằng: “mặc dù nói rõ mình chống việc phá thai, nhưng vị giáo phẩm này vẫn tin rằng trong trường hợp này, cô gái, trước nhất, cần phải được bênh vực, nâng đỡ, đối xử cách dịu ngọt, giúp cô cảm thấy rằng chúng ta hết thẩy đang đứng về phía cô, hết thẩy, không trừ một ai”. AP cũng nhắc lại mối ưu tư của Đức TGM Fisichella, cho rằng việc rút phép thông công được quảng bá công khai này “sẽ gây tổn thương đến tính khả tín trong giáo huấn của chúng ta, một giáo huấn bị họ coi là không nhậy cảm, khó hiểu và thiếu xót thương”.
Hãng tin Zenit cũng loan tin: Đức TGM coi việc công bố vạ tuyệt thông này là một việc làm vội vã trong một vấn đề hết sức tế nhị về luân lý, một việc mà ngài cho rằng không cần khẩn trương và công khai đến như thế. Theo ngài, điều cần trong lúc này là tỏ “dấu chỉ gần gũi với người chịu đau khổ, một hành vi cảm thương, biết nhìn quá lãnh vực tài phán, dù vẫn duy trì nguyên tắc”.
Tin tức do AP cung cấp không có gì sai sự thật, nhưng cung cách và lời loan tin có nhiều điều mù mờ, khiến người đọc có những phản ứng không tốt đối với giáo huấn và đường lối của Giáo Hội nói chung và của Toà Thánh nói riêng. Gọi Đức Tổng Giám Mục Fisichella là người của Vatican, thì vừa đúng vừa sai. Tổ chức của Vatican, cũng giống như bất cứ một chính phủ nào khác, có nhiều tầng khác nhau, có những cơ quan có quyền nhận mình đại diện cho Tòa Thánh, dù mức đại diện này vẫn có một phẩm trật riêng, nhưng cũng có những cơ quan hay định chế khó lòng có thể coi là tiếng nói của Vatican được. Thí dụ những cơ quan chỉ có tính cách tư vấn, cố vấn, cung cấp các tư liệu hay ý kiến cho Đức Giáo Hoàng nói riêng hay cho Tòa Thánh nói chung, thì tiếng nói của họ chỉ có cái giá trị như sứ mệnh của họ đã mặc lấy. Một trong những cơ quan ấy chính là Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống. Theo định nghĩa, hàn lâm viện giáo hoàng chỉ là một hội nghiên cứu có tính danh dự (an academic honorary society) được thiết lập và đặt dưới sự chỉ đạo của Toà Thánh. Nhiều hội đã hiện hữu ngay trước khi được nhận danh hiệu “giáo hoàng”. Tiếng nói của chúng, vì thế, không ‘nặng ký’ như tiếng nói của một Thánh Bộ. Hãng AP hiểu rất rõ điều ấy, nhưng họ vẫn đặt những cái tít thật kêu để ngầm cho mọi người hiểu lầm rằng: quan điểm của Tòa Thánh về việc phá thai đã thay đổi. Thực sự không phải vậy.
Vội vã hấp tấp
Điều thứ hai, thực ra Đức Tổng Giám Mục Fisichella không lên án vạ tuyệt thông, một điều mà chính ngài đã nhìn nhận là đã xẩy ra rồi và có giá trị, vì nó là một vạ tiền kết, ipso facto, không cần ai phải kết án hết. Ngài chỉ lên tiếng về cung cách công bố “vội vã” hay “hấp tấp” mà thôi, trước nhiều quan tâm khác đáng lẽ phải có. Khía cạnh ngài nêu ra, như thế, thuộc phạm vi mục vụ, không hề thuộc phạm vi tài phán, càng không thuộc phạm vi nguyên tắc, học lý, thần học hay tín lý.
Về vấn đề này, có người cho rằng Đức TGM Fisichella mới là người vội vã hấp tấp. Theo Cha Berardo Graz, một chuyên gia y khoa, thuộc giáo phận Guarulhos, “nếu Đức Cha Fisichella nhận được nhiều tín liệu chính xác và đầy đủ chi tiết hơn, có lẽ ngài đã không viết những điều ngài đã viết”. Cha Graz là thành viên hội đồng quản trị của Bệnh Viện Stela Maris tại Sao Paolo, và là một y sĩ được huấn luyện tại Ý. Cha cho rằng Đức Cha Fisichella đã bị hướng dẫn sai một cách trầm trọng về vụ việc này vì mạng sống của cô gái không có chi nguy hiểm cả, như chính bệnh viện ‘điều trị’ cô đã xác nhận. “Điều ấy không đúng! Ngay IMIP (Child Maternity Institute of Pernambuco), sau khi Jose Cardoso Sobrinho, Tổng GM Recife, can thiệp, đã tuyên bố rằng cô gái không có nguy cơ tử vong và chính vì lý do đó, họ đã cho phép cô được chuyển bệnh viện. Nguy cơ chỉ có vào cuối thai kỳ, nhưng lúc đó việc hạ sinh… sẽ được thực hiện bằng phẫu thuật xêsarê, như trong hầu hết 30,000 vụ mang thai của các thiếu nữ nhỏ hơn 14 tuổi tại Ba Tây hàng năm”.
Cha Graz thêm rằng luận điểm phải bênh vực cô gái trước nhất của Đức Cha Fisichella cũng thiếu cơ sở. Bởi vì đó chính là việc Đức Cha Sobrinho đã làm. Nhiều ngày trước vụ phá thai, ngài đã cố gắng hết sức để vận động cho việc ấy đừng xẩy ra. Ngài yêu cầu giám đốc IMIP phải tiết lộ sự thật liên quan đến báo động giả về nguy cơ tử vong đối với cô gái, một láo khoét được phe phò phá thai thổi phồng để đánh động công luận. Sự láo khoét này tiếp tục nhiễm độc giới báo chí và qua nó là đa số dân chúng Ba Tây. Theo cha đó là chiến thuật của văn hóa sự chết.
Cô gái không bị vạ tuyệt thông
Tuy nhiên, phản bác mạnh mẽ nhất chống lại nhận định của Đức Cha Fisichella đến từ chính “hiện trường” xẩy ra sự việc. Đó là thông cáo báo chí của Đức Cha Sobrinho và tuyên ngôn của Tổng Giáo Phận Olinda và Recife.
Nhờ thông cáo và tuyên ngôn này, người ta hiểu hơn các động lực chính đáng đứng đàng sau việc công bố vạ tuyệt thông “latae sententiae”. Theo đó, tất cả những ai trực tiếp góp phần vào việc trục thai đều tự động bị vạ tuyệt thông, đó là bà mẹ cô gái và các bác sĩ phá thai. Riêng cô gái, vì còn quá nhỏ, không bị vạ tuyệt thông ấy. Chi tiết sau thường không được các tờ báo thế tục nhắc tới, cố tình cho người ta hiểu lầm rằng “phán quyết của Vatican” là một phán quyết bất phân biệt, bừa bãi.
Tuyên ngôn cho biết mọi người trong khu vực nhất là vị quản nhiệm giáo xứ Alagoinha, nơi gia đình cô gái cư ngụ, đã hết tình chăm sóc cô gái từ lúc nghe tin cô có thai. Cha xứ tới thăm cô và gia đình cô hàng ngày với tâm tình đầy bác ái và dịu dàng. Khi cô gái được chuyển tới Recife, bất chấp đường xa (hơn 200 cây số), ngài vẫn tới thăm cô gái hàng ngày, tìm đủ mọi cách để cô cảm thấy cô không cô đơn, nhựng Giáo Hội luôn đồng hành với cô. Bởi thế quan tâm hàng đầu của Giáo Hội không phải là nghĩ đến vạ tuyệt thông mà là phúc lợi của cô gái và hai thai nhi của cô, tìm cách cứu vớt cả ba mạng sống ấy. Sau khi cô gái được chuyển tới bệnh viện Recife, Giáo Hội địa phương đã tìm đủ mọi phương tiện luật pháp để tránh việc phá thai.
Tuyên ngôn cũng không đồng ý với nhận định của Đức Cha Fisichella rằng “quyết định này khá khó… đối với chính luật luân lý”. Giáo Hội luôn dạy rằng luật luân lý hết sức rõ ràng: không bao giờ được phép khai trừ sự sống của người vô tội để cứu một mạng sống khác. Trên thực tế, dù có những bác sĩ minh nhiên tuyên bố mình thực hành và tiếp tục thực hành các vụ phá thai, nhưng cũng có nhiều bác sĩ cương quyết nhất định không phá thai, như lời chứng của một cựu bác sĩ Công Giáo, từng phục vụ ngành sản khoa gần 50 năm, cựu trưởng sản khoa tại bệnh viện Andarai [Rio de Janeiro], nơi ông đỡ đẻ 4,524 hài nhi, nhiều em do các bà mẹ vị thành niên.
Việc công bố vạ tuyệt thông chỉ xẩy ra sau khi không còn cách nào khác để ngăn chặn việc phá thai, một việc hết sứ gây chấn động trong dư luận quần chúng, mà nếu Giáo Hội im lặng không lên tiếng, thì lương tâm Công Giáo sẽ cho đó là một đồng lõa với tội ác. Cho nên, theo tuyên ngôn, rất tiếc Đức Cha Fisichella “đã không có được những dữ kiện hay tín liệu cần thiết để lên tiếng về vụ việc này, (và đã lên tiếng) trong sự mù tịt các sự kiện”. Bản lên tiếng của ngài vì thế vô tình là một lời bào chữa cho nạn phá thai, vô tình làm cho các bác sĩ phá thai trong vụ này “hãnh diện” thêm.
Bản tuyên ngôn còn cho rằng Đức Cha Fisichella không bận tâm đến cả việc phải bàn thảo hay hỏi ý kiến anh em của mình trong hàng ngũ giám mục Ba Tây. Ngài tin tưởng báo chí thế tục hơn chính những người hữu trách trong giáo hội địa phương.
Chính vì những phản ứng ấy, những vị hữu trách tại Vatican đã lên tiếng. Trước nhất là đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với hàng giám mục hoàn cầu, nghĩa là “bề trên” của cả Đức Cha Fisichella lẫn Đức Cha Sobrinho. Trong một cuộc phỏng vấn bởi nhật báo Ý La Stampa, Đức Hồng Y cho rằng: “Đây là một trường hợp đáng buồn, nhưng vấn đề thực ra là hai thai nhi ấy là hai con người thơ ngây vô tội, chúng cũng có quyền sống, không ai tước bỏ được. Sự sống phải luôn được bảo vệ. Tấn công chống lại Giáo Hội Ba Tây là không biện minh được”.
Đức Hồng Y Re có ý nói tới các lời chỉ trích của Tổng Thống Ba Tây, Luiz Lula, và của bộ trưởng y tế Jose Gomes Temporao, cả hai đều phò phá thai, chống lại việc Đức Cha Sobrinho công bố vạ tuyệt thông đối với bà mẹ cô gái và các bác sĩ giúp cô phá thai, một vạ họ đương nhiên lãnh lấy. Hội Đồng Giám Mục Ba Tây cũng ra một thông báo ủng hộ việc làm Đức Cha Sobrinho. Bản thông báo này viết rằng: “Trung thành với Phúc Âm, Giáo Hội luôn đặt mình vào vị trí phò sự sống, trong việc dứt khoát lên án mọi bạo hành chống lại phẩm giá nhân vị… Đứng trước tính phức tạp của vụ này, chúng tôi rất buồn khi thấy nó đã không được đối diện với một thái độ bình thản, yên tĩnh và đủ thì giờ cần thiết mà tình thế đòi buộc. Mặt khác, chúng tôi không đồng ý với việc loại trừ mạng sống của những con người nhân bản không thể tự bảo vệ được chính mình”
Giáo huấn vẫn không thay đổi
Sau cùng, tiếng nói có thẩm quyền đã được gióng lên. Theo tin Zenit ngày 12 tháng Bẩy, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ban hành một bài minh xác về vụ này, cũng được đăng trên tờ L’Osservatore Romano, ngày 11 tháng Bẩy, để trả lời “một số thư gửi tới Tòa Thánh, mà một số do nhiều nhân vật nổi danh trong sinh hoạt chính trị và giáo hội, liên quan đến tình trạng mù mờ tạo nên tại nhiều quốc gia, nhất là tại Châu Mỹ La Tinh”.
Thánh Bộ nhấn mạnh rằng: “giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến việc phá thai chưa bao giờ thay đổi và cũng không thể nào thay đổi”. Giáo huấn ấy đã được nói rõ tại các số 2270-2273 trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo.
Dù không trực tiếp bàn rộng tới vụ việc xẩy ra tại Recife chung quanh việc công bố vạ tuyệt thông, nhưng bài minh xác của Thánh Bộ Đức Tin có nhắc sơ qua tới hai việc: bài báo của Đức Cha Fisichella đã bị thao túng, khai thác và cô gái tại Recife thực sự được chăm sóc thỏa đáng về phương diện mục vụ.
Khi đề cập tới những hoàn cảnh khó khăn và phức tạp, bài minh xác này nhắc lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II, theo đó, dù là trong những hoàn cảnh bi đát và đau lòng thí dụ để bảo vệ một số giá trị quan trọng như sức khỏe bà mẹ hay tiêu chuẩn sống của các thành viên khác trong gia đình, chứ không phải vì những lý do vị kỷ, hay ngay trong trường hợp sợ đứa trẻ ra đời sẽ bất bình thường, thì các lý do ấy vẫn không bao giờ có thể biện minh được việc cố ý giết một con người thơ ngây vô tội ("Evangelium Vitae," số 58)."
Bài minh xác cũng đề cập tới “những chữa trị y khoa đặc biệt nhằm duy trì sức khỏe của người mẹ và cho rằng cần phân biệt hai trường hợp khác nhau: thứ nhất là việc chữa trị hay can thiệp ấy trực tiếp gây ra cái chết cho bào thai, việc mà người ta quen gọi là ‘phá thai chữa bệnh’ ('therapeutic abortion'); việc này không bao giờ được phép, vì nó gián tiếp giết chết một mạng người vô tội; thứ hai, có những can thiệp hay chữa trị tự nó không có tính phá thai dù thai nhi vẫn chết do hậu quả phụ thuộc (collateral). Khỏi nói, ai cũng rõ: trường hợp phá thai của cô gái 9 tuổi người Ba Tây trên đây thuộc trường hợp thứ nhất. Các bác sĩ cố tình giết thai nhi để ‘cứu’ mạng sống người mẹ, một mạng sống chưa thực sự lâm nguy và còn có nhiều cách khác để cứu.
Khỏi nói thì việc rút phép thông công trên bị giới phò phá thai lên án kịch liệt. Có điều, khi đưa tin về việc ấy, họ đã cố tình không trung thực. Tờ Time, chẳng hạn, loan tin như sau: “Trường hợp em bé 9 tuổi mang thai đã đủ làm người ta ngỡ ngàng rồi. Ấy thế nhưng phản ứng của Giáo Hội Công Giáo còn khiến cho nhiều người Ba Tây phẫn nộ hơn. Tổng Giám Mục Jose Cardoso Sobrinho của thành phố duyên hải Recife tuyên bố rằng Vatican lên án tuyệt thông cho gia đình của cô gái … vì đã quyết định phá thai”. Time cho rằng việc lên án này gây phẫn nộ, vì trường hợp cô gái hợp với hai trường hợp trừ trong luật Ba Tây, là luật chỉ cho phép phá thai nếu bị cuỡng dâm hay trong trường hợp mạng sống người mẹ bị đe dọa. Theo Time, xương chậu chưa phát triển đủ của người mẹ mới 9 tuổi này làm cho việc sinh nở hết sức nguy hiểm.
Thật ra, Đức TGM Sobrinho chỉ loan báo hay công bố vạ tuyệt thông, chứ Vatican thực sự không trực tiếp dính líu vào. Đối với người không hiểu giáo luật, thì cần nói rõ: những ai trực tiếp can dự vào việc phá thai là tự đặt mình ra ngoài Giáo Hội, nói cách khác là tự động bị rút phép thông công hay chịu vạ tuyệt thông tiền kết (ipso facto hay latae sententiae). Công bố, như lời Đức TGM Sobrinho, chỉ là để giáo dục các tín hữu khác. Những người phò phá thai đều hiểu rõ điều ấy, nhưng họ vẫn đưa tin theo chiều hướng một kết án kiểu của toà bên ngoài.
Time chỉ trích dẫn một số viên chức “ủng hộ” phá thai mà không trích dẫn các viên chức thẩm quyền khác vốn xác nhận tính mạng người mẹ không nguy hiểm nếu tiếp tục mang thai cho tới lúc được sinh theo phẫu thuật xêsarê. Các bản tin của Fox News hay BBC News cũng đều thế cả. Họ đồng loạt chỉ trích hành động của Đức TGM Sobrinho, và cho đó là hành động của Giáo Hội Công Giáo nói chung và của Vatican nói riêng.
Một giáo phẩm Vatican phản đối vạ tuyệt thông
Có điều họ không ngờ là một vị giáo phẩm của Vatican cũng đã lên tiếng chỉ trích quyết định công bố vạ tuyệt thông trên đây. Vị giáo phẩm đó là Đức TGM Rino Fisichella, chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, người đã chính thức đăng một bài trên tờ báo bán chính thức của Tòa Thánh, tức tờ L’Osservatore Romano, để đả kích vụ công bố ấy. Khiến hãng tin AP vội cho chạy hàng tít: “Tổng giám mục tại Vatican bênh vực việc phá thai của cô gái 9 tuổi người Ba Tây”. Theo hãng này, Đức TGM Rino Fisichella đã lên tiếng bênh vực cô gái 9 tuổi phá thai sau khi bị người cha ghẻ cưỡng dâm đến mang bầu, vì cho rằng mạng sống cô gái bị đe doạ vì vụ mang bầu này. Ngài cho rằng: “Trước khi nghĩ đến vạ tuyệt thông, điều cần thiết và cấp bách là phải cứu mạng sống vô tội của cô và đưa cô trở lại với mức độ nhân tính mà những người thuộc Giáo Hội như chúng ta nên hiểu rõ và nắm vững để tuyên xưng”. Hãng AP cũng cho rằng: “mặc dù nói rõ mình chống việc phá thai, nhưng vị giáo phẩm này vẫn tin rằng trong trường hợp này, cô gái, trước nhất, cần phải được bênh vực, nâng đỡ, đối xử cách dịu ngọt, giúp cô cảm thấy rằng chúng ta hết thẩy đang đứng về phía cô, hết thẩy, không trừ một ai”. AP cũng nhắc lại mối ưu tư của Đức TGM Fisichella, cho rằng việc rút phép thông công được quảng bá công khai này “sẽ gây tổn thương đến tính khả tín trong giáo huấn của chúng ta, một giáo huấn bị họ coi là không nhậy cảm, khó hiểu và thiếu xót thương”.
Hãng tin Zenit cũng loan tin: Đức TGM coi việc công bố vạ tuyệt thông này là một việc làm vội vã trong một vấn đề hết sức tế nhị về luân lý, một việc mà ngài cho rằng không cần khẩn trương và công khai đến như thế. Theo ngài, điều cần trong lúc này là tỏ “dấu chỉ gần gũi với người chịu đau khổ, một hành vi cảm thương, biết nhìn quá lãnh vực tài phán, dù vẫn duy trì nguyên tắc”.
Tin tức do AP cung cấp không có gì sai sự thật, nhưng cung cách và lời loan tin có nhiều điều mù mờ, khiến người đọc có những phản ứng không tốt đối với giáo huấn và đường lối của Giáo Hội nói chung và của Toà Thánh nói riêng. Gọi Đức Tổng Giám Mục Fisichella là người của Vatican, thì vừa đúng vừa sai. Tổ chức của Vatican, cũng giống như bất cứ một chính phủ nào khác, có nhiều tầng khác nhau, có những cơ quan có quyền nhận mình đại diện cho Tòa Thánh, dù mức đại diện này vẫn có một phẩm trật riêng, nhưng cũng có những cơ quan hay định chế khó lòng có thể coi là tiếng nói của Vatican được. Thí dụ những cơ quan chỉ có tính cách tư vấn, cố vấn, cung cấp các tư liệu hay ý kiến cho Đức Giáo Hoàng nói riêng hay cho Tòa Thánh nói chung, thì tiếng nói của họ chỉ có cái giá trị như sứ mệnh của họ đã mặc lấy. Một trong những cơ quan ấy chính là Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống. Theo định nghĩa, hàn lâm viện giáo hoàng chỉ là một hội nghiên cứu có tính danh dự (an academic honorary society) được thiết lập và đặt dưới sự chỉ đạo của Toà Thánh. Nhiều hội đã hiện hữu ngay trước khi được nhận danh hiệu “giáo hoàng”. Tiếng nói của chúng, vì thế, không ‘nặng ký’ như tiếng nói của một Thánh Bộ. Hãng AP hiểu rất rõ điều ấy, nhưng họ vẫn đặt những cái tít thật kêu để ngầm cho mọi người hiểu lầm rằng: quan điểm của Tòa Thánh về việc phá thai đã thay đổi. Thực sự không phải vậy.
Vội vã hấp tấp
Điều thứ hai, thực ra Đức Tổng Giám Mục Fisichella không lên án vạ tuyệt thông, một điều mà chính ngài đã nhìn nhận là đã xẩy ra rồi và có giá trị, vì nó là một vạ tiền kết, ipso facto, không cần ai phải kết án hết. Ngài chỉ lên tiếng về cung cách công bố “vội vã” hay “hấp tấp” mà thôi, trước nhiều quan tâm khác đáng lẽ phải có. Khía cạnh ngài nêu ra, như thế, thuộc phạm vi mục vụ, không hề thuộc phạm vi tài phán, càng không thuộc phạm vi nguyên tắc, học lý, thần học hay tín lý.
Về vấn đề này, có người cho rằng Đức TGM Fisichella mới là người vội vã hấp tấp. Theo Cha Berardo Graz, một chuyên gia y khoa, thuộc giáo phận Guarulhos, “nếu Đức Cha Fisichella nhận được nhiều tín liệu chính xác và đầy đủ chi tiết hơn, có lẽ ngài đã không viết những điều ngài đã viết”. Cha Graz là thành viên hội đồng quản trị của Bệnh Viện Stela Maris tại Sao Paolo, và là một y sĩ được huấn luyện tại Ý. Cha cho rằng Đức Cha Fisichella đã bị hướng dẫn sai một cách trầm trọng về vụ việc này vì mạng sống của cô gái không có chi nguy hiểm cả, như chính bệnh viện ‘điều trị’ cô đã xác nhận. “Điều ấy không đúng! Ngay IMIP (Child Maternity Institute of Pernambuco), sau khi Jose Cardoso Sobrinho, Tổng GM Recife, can thiệp, đã tuyên bố rằng cô gái không có nguy cơ tử vong và chính vì lý do đó, họ đã cho phép cô được chuyển bệnh viện. Nguy cơ chỉ có vào cuối thai kỳ, nhưng lúc đó việc hạ sinh… sẽ được thực hiện bằng phẫu thuật xêsarê, như trong hầu hết 30,000 vụ mang thai của các thiếu nữ nhỏ hơn 14 tuổi tại Ba Tây hàng năm”.
Cha Graz thêm rằng luận điểm phải bênh vực cô gái trước nhất của Đức Cha Fisichella cũng thiếu cơ sở. Bởi vì đó chính là việc Đức Cha Sobrinho đã làm. Nhiều ngày trước vụ phá thai, ngài đã cố gắng hết sức để vận động cho việc ấy đừng xẩy ra. Ngài yêu cầu giám đốc IMIP phải tiết lộ sự thật liên quan đến báo động giả về nguy cơ tử vong đối với cô gái, một láo khoét được phe phò phá thai thổi phồng để đánh động công luận. Sự láo khoét này tiếp tục nhiễm độc giới báo chí và qua nó là đa số dân chúng Ba Tây. Theo cha đó là chiến thuật của văn hóa sự chết.
Cô gái không bị vạ tuyệt thông
Tuy nhiên, phản bác mạnh mẽ nhất chống lại nhận định của Đức Cha Fisichella đến từ chính “hiện trường” xẩy ra sự việc. Đó là thông cáo báo chí của Đức Cha Sobrinho và tuyên ngôn của Tổng Giáo Phận Olinda và Recife.
Nhờ thông cáo và tuyên ngôn này, người ta hiểu hơn các động lực chính đáng đứng đàng sau việc công bố vạ tuyệt thông “latae sententiae”. Theo đó, tất cả những ai trực tiếp góp phần vào việc trục thai đều tự động bị vạ tuyệt thông, đó là bà mẹ cô gái và các bác sĩ phá thai. Riêng cô gái, vì còn quá nhỏ, không bị vạ tuyệt thông ấy. Chi tiết sau thường không được các tờ báo thế tục nhắc tới, cố tình cho người ta hiểu lầm rằng “phán quyết của Vatican” là một phán quyết bất phân biệt, bừa bãi.
Tuyên ngôn cho biết mọi người trong khu vực nhất là vị quản nhiệm giáo xứ Alagoinha, nơi gia đình cô gái cư ngụ, đã hết tình chăm sóc cô gái từ lúc nghe tin cô có thai. Cha xứ tới thăm cô và gia đình cô hàng ngày với tâm tình đầy bác ái và dịu dàng. Khi cô gái được chuyển tới Recife, bất chấp đường xa (hơn 200 cây số), ngài vẫn tới thăm cô gái hàng ngày, tìm đủ mọi cách để cô cảm thấy cô không cô đơn, nhựng Giáo Hội luôn đồng hành với cô. Bởi thế quan tâm hàng đầu của Giáo Hội không phải là nghĩ đến vạ tuyệt thông mà là phúc lợi của cô gái và hai thai nhi của cô, tìm cách cứu vớt cả ba mạng sống ấy. Sau khi cô gái được chuyển tới bệnh viện Recife, Giáo Hội địa phương đã tìm đủ mọi phương tiện luật pháp để tránh việc phá thai.
Tuyên ngôn cũng không đồng ý với nhận định của Đức Cha Fisichella rằng “quyết định này khá khó… đối với chính luật luân lý”. Giáo Hội luôn dạy rằng luật luân lý hết sức rõ ràng: không bao giờ được phép khai trừ sự sống của người vô tội để cứu một mạng sống khác. Trên thực tế, dù có những bác sĩ minh nhiên tuyên bố mình thực hành và tiếp tục thực hành các vụ phá thai, nhưng cũng có nhiều bác sĩ cương quyết nhất định không phá thai, như lời chứng của một cựu bác sĩ Công Giáo, từng phục vụ ngành sản khoa gần 50 năm, cựu trưởng sản khoa tại bệnh viện Andarai [Rio de Janeiro], nơi ông đỡ đẻ 4,524 hài nhi, nhiều em do các bà mẹ vị thành niên.
Việc công bố vạ tuyệt thông chỉ xẩy ra sau khi không còn cách nào khác để ngăn chặn việc phá thai, một việc hết sứ gây chấn động trong dư luận quần chúng, mà nếu Giáo Hội im lặng không lên tiếng, thì lương tâm Công Giáo sẽ cho đó là một đồng lõa với tội ác. Cho nên, theo tuyên ngôn, rất tiếc Đức Cha Fisichella “đã không có được những dữ kiện hay tín liệu cần thiết để lên tiếng về vụ việc này, (và đã lên tiếng) trong sự mù tịt các sự kiện”. Bản lên tiếng của ngài vì thế vô tình là một lời bào chữa cho nạn phá thai, vô tình làm cho các bác sĩ phá thai trong vụ này “hãnh diện” thêm.
Bản tuyên ngôn còn cho rằng Đức Cha Fisichella không bận tâm đến cả việc phải bàn thảo hay hỏi ý kiến anh em của mình trong hàng ngũ giám mục Ba Tây. Ngài tin tưởng báo chí thế tục hơn chính những người hữu trách trong giáo hội địa phương.
Chính vì những phản ứng ấy, những vị hữu trách tại Vatican đã lên tiếng. Trước nhất là đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với hàng giám mục hoàn cầu, nghĩa là “bề trên” của cả Đức Cha Fisichella lẫn Đức Cha Sobrinho. Trong một cuộc phỏng vấn bởi nhật báo Ý La Stampa, Đức Hồng Y cho rằng: “Đây là một trường hợp đáng buồn, nhưng vấn đề thực ra là hai thai nhi ấy là hai con người thơ ngây vô tội, chúng cũng có quyền sống, không ai tước bỏ được. Sự sống phải luôn được bảo vệ. Tấn công chống lại Giáo Hội Ba Tây là không biện minh được”.
Đức Hồng Y Re có ý nói tới các lời chỉ trích của Tổng Thống Ba Tây, Luiz Lula, và của bộ trưởng y tế Jose Gomes Temporao, cả hai đều phò phá thai, chống lại việc Đức Cha Sobrinho công bố vạ tuyệt thông đối với bà mẹ cô gái và các bác sĩ giúp cô phá thai, một vạ họ đương nhiên lãnh lấy. Hội Đồng Giám Mục Ba Tây cũng ra một thông báo ủng hộ việc làm Đức Cha Sobrinho. Bản thông báo này viết rằng: “Trung thành với Phúc Âm, Giáo Hội luôn đặt mình vào vị trí phò sự sống, trong việc dứt khoát lên án mọi bạo hành chống lại phẩm giá nhân vị… Đứng trước tính phức tạp của vụ này, chúng tôi rất buồn khi thấy nó đã không được đối diện với một thái độ bình thản, yên tĩnh và đủ thì giờ cần thiết mà tình thế đòi buộc. Mặt khác, chúng tôi không đồng ý với việc loại trừ mạng sống của những con người nhân bản không thể tự bảo vệ được chính mình”
Giáo huấn vẫn không thay đổi
Sau cùng, tiếng nói có thẩm quyền đã được gióng lên. Theo tin Zenit ngày 12 tháng Bẩy, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ban hành một bài minh xác về vụ này, cũng được đăng trên tờ L’Osservatore Romano, ngày 11 tháng Bẩy, để trả lời “một số thư gửi tới Tòa Thánh, mà một số do nhiều nhân vật nổi danh trong sinh hoạt chính trị và giáo hội, liên quan đến tình trạng mù mờ tạo nên tại nhiều quốc gia, nhất là tại Châu Mỹ La Tinh”.
Thánh Bộ nhấn mạnh rằng: “giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến việc phá thai chưa bao giờ thay đổi và cũng không thể nào thay đổi”. Giáo huấn ấy đã được nói rõ tại các số 2270-2273 trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo.
Dù không trực tiếp bàn rộng tới vụ việc xẩy ra tại Recife chung quanh việc công bố vạ tuyệt thông, nhưng bài minh xác của Thánh Bộ Đức Tin có nhắc sơ qua tới hai việc: bài báo của Đức Cha Fisichella đã bị thao túng, khai thác và cô gái tại Recife thực sự được chăm sóc thỏa đáng về phương diện mục vụ.
Khi đề cập tới những hoàn cảnh khó khăn và phức tạp, bài minh xác này nhắc lại giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II, theo đó, dù là trong những hoàn cảnh bi đát và đau lòng thí dụ để bảo vệ một số giá trị quan trọng như sức khỏe bà mẹ hay tiêu chuẩn sống của các thành viên khác trong gia đình, chứ không phải vì những lý do vị kỷ, hay ngay trong trường hợp sợ đứa trẻ ra đời sẽ bất bình thường, thì các lý do ấy vẫn không bao giờ có thể biện minh được việc cố ý giết một con người thơ ngây vô tội ("Evangelium Vitae," số 58)."
Bài minh xác cũng đề cập tới “những chữa trị y khoa đặc biệt nhằm duy trì sức khỏe của người mẹ và cho rằng cần phân biệt hai trường hợp khác nhau: thứ nhất là việc chữa trị hay can thiệp ấy trực tiếp gây ra cái chết cho bào thai, việc mà người ta quen gọi là ‘phá thai chữa bệnh’ ('therapeutic abortion'); việc này không bao giờ được phép, vì nó gián tiếp giết chết một mạng người vô tội; thứ hai, có những can thiệp hay chữa trị tự nó không có tính phá thai dù thai nhi vẫn chết do hậu quả phụ thuộc (collateral). Khỏi nói, ai cũng rõ: trường hợp phá thai của cô gái 9 tuổi người Ba Tây trên đây thuộc trường hợp thứ nhất. Các bác sĩ cố tình giết thai nhi để ‘cứu’ mạng sống người mẹ, một mạng sống chưa thực sự lâm nguy và còn có nhiều cách khác để cứu.