CẦN GIỜ - Sau những ngày dài dùi mài kinh sử cũng như tất bật lo to toan cho các ngày đại lễ thì các nữ tử dòng Trinh Vương lại lên đường truyền giáo mùa hè. Như mọi năm, các soeurs toả ra tứ phương thiên hạ để góp “một chút gì gọi là” cho những vùng nghèo. Mảnh đất nghèo Cần Giờ như đã “bén duyên” với các nữ tu dòng Trinh Vương thì phải ? Các vị phụ trách của Hội Dòng luôn luôn dành tình cảm sâu sắc nhất cho vùng biển mặn Cần Giờ này.
Xem hình ảnh
Tất cả các nữ tu đến với vùng đất nghèo Cần Giờ này đều lạ lẫm và bỡ ngỡ vì đây là lần đầu tiên mình được đặt chân đến vùng đất biển mặn này. Những điều lạ lẫm và bỡ ngỡ hình như kéo dài từ ngày đặt chân cho đến ngày chia tay tạm biệt.
Có soeur bộc bạch: “Chúng con ở thành phố quen rồi, xuống vùng đất này quả thật là lạ ! Lạ từ cách sống của dân chúng cũng như những người có đạo …”. Không lạ sao được khi mà mảnh đất sát nách Sài Thành, chỉ cách Sài Thành có vài chục cây số mà văn hoá, tín ngưỡng ở đây hoàn toàn khác lạ. Phải nói là vùng đất dẫu trong bản đồ địa chính thuộc thành phố Saigòn đấy nhưng mà cuộc sống ở đây làm sao ấy. Đời sống kinh tế, văn hoá và về giáo dục ở đây như cách xa một trời một vực với thành phố. Cũng là vùng ven ấy nhưng hoàn toàn xa cách với các vùng như Củ Chi, Hóc Môn …
Các soers cũng chia sẻ cái nhìn ấn tượng nhất của các soeurs có lẽ là vùng đất ngập mặn An Thới Đông. An Thới Đông xem ra là gần thành phố hơn cả nhưng cuộc sống hay nói đúng hơn là mức sống ở đây quá thấp. Nguyên nhân đầu tiên có lẽ là vì học vấn và tính cần cù siêng năng …
Đời sống tôn giáo ở đây vẫn còn ở bề nổi vì lẽ đa phần là đạo theo. Phần đông họ biết Chúa nhờ sự giúp đỡ của các cha, các thầy và các soeurs. Các cha, các thầy và các soeurs ban đầu chia sẻ những người nghèo ấy bằng tình thương và lòng bác ái. Thế nhưng, tình thương và lòng bác ái ấy đôi khi lại gây lầm tưởng cho một số người rằng cứ theo đạo là có gạo. Chính vì lẽ ấy nên đời sống đức tin cần phải được chăm sóc một cách kỹ hơn …
Những ngày hè ở vùng truyền giáo qua đi thật mau. Mới đến đó rồi lại chia tay đó. Chỉ là thoáng qua như “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng ít ra “ngựa thành phố” cũng biết “hoa An Thới Đông - Cần Giờ” là gì ? “Hoa An Thới Đông - Cần Giờ” còn mong manh, mỏng dòn và non yếu nên cũng rất cần sự hiện diện, sự chia sẻ của “ngựa thành phố”.
Dẫu ngắn ngủi, vắn vỏi ấy nhưng sự hiện diện của các soeurs thật ý nghĩa và trân trọng. Sự hiện diện ấy nói lên sự cộng tác, chia sẻ sứ mạng truyền giáo với Giáo Hội nói chung và nói riêng với Dòng Chúa Cứu Thế nơi mảnh đất nghèo này. Sự hiện diện của các soeurs cũng chính là sự chung chia thiết thực nhất với người nghèo theo như đặc sủng và sứ mạng của Hội Dòng.
Chia tay với vùng truyền giáo nghèo nhưng hình ảnh của những giáo dân, của những tân tòng đơn sơ và mộc mạc còn ghi sâu mãi trong lòng các soeurs. Hình ảnh của những căn nhà lá rách nát, những nền đất ẩm ướt quanh năm ắt hẳn còn ở mãi với các soeurs.
Cầu chúc Hội Dòng ngày càng phát triển và rộng mở tấm lòng, con tim, bàn tay ra với những người nghèo khó tất bạt, cách riêng những vùng truyền giáo nghèo.
Xem hình ảnh
Tất cả các nữ tu đến với vùng đất nghèo Cần Giờ này đều lạ lẫm và bỡ ngỡ vì đây là lần đầu tiên mình được đặt chân đến vùng đất biển mặn này. Những điều lạ lẫm và bỡ ngỡ hình như kéo dài từ ngày đặt chân cho đến ngày chia tay tạm biệt.
Có soeur bộc bạch: “Chúng con ở thành phố quen rồi, xuống vùng đất này quả thật là lạ ! Lạ từ cách sống của dân chúng cũng như những người có đạo …”. Không lạ sao được khi mà mảnh đất sát nách Sài Thành, chỉ cách Sài Thành có vài chục cây số mà văn hoá, tín ngưỡng ở đây hoàn toàn khác lạ. Phải nói là vùng đất dẫu trong bản đồ địa chính thuộc thành phố Saigòn đấy nhưng mà cuộc sống ở đây làm sao ấy. Đời sống kinh tế, văn hoá và về giáo dục ở đây như cách xa một trời một vực với thành phố. Cũng là vùng ven ấy nhưng hoàn toàn xa cách với các vùng như Củ Chi, Hóc Môn …
Các soers cũng chia sẻ cái nhìn ấn tượng nhất của các soeurs có lẽ là vùng đất ngập mặn An Thới Đông. An Thới Đông xem ra là gần thành phố hơn cả nhưng cuộc sống hay nói đúng hơn là mức sống ở đây quá thấp. Nguyên nhân đầu tiên có lẽ là vì học vấn và tính cần cù siêng năng …
Đời sống tôn giáo ở đây vẫn còn ở bề nổi vì lẽ đa phần là đạo theo. Phần đông họ biết Chúa nhờ sự giúp đỡ của các cha, các thầy và các soeurs. Các cha, các thầy và các soeurs ban đầu chia sẻ những người nghèo ấy bằng tình thương và lòng bác ái. Thế nhưng, tình thương và lòng bác ái ấy đôi khi lại gây lầm tưởng cho một số người rằng cứ theo đạo là có gạo. Chính vì lẽ ấy nên đời sống đức tin cần phải được chăm sóc một cách kỹ hơn …
Những ngày hè ở vùng truyền giáo qua đi thật mau. Mới đến đó rồi lại chia tay đó. Chỉ là thoáng qua như “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng ít ra “ngựa thành phố” cũng biết “hoa An Thới Đông - Cần Giờ” là gì ? “Hoa An Thới Đông - Cần Giờ” còn mong manh, mỏng dòn và non yếu nên cũng rất cần sự hiện diện, sự chia sẻ của “ngựa thành phố”.
Dẫu ngắn ngủi, vắn vỏi ấy nhưng sự hiện diện của các soeurs thật ý nghĩa và trân trọng. Sự hiện diện ấy nói lên sự cộng tác, chia sẻ sứ mạng truyền giáo với Giáo Hội nói chung và nói riêng với Dòng Chúa Cứu Thế nơi mảnh đất nghèo này. Sự hiện diện của các soeurs cũng chính là sự chung chia thiết thực nhất với người nghèo theo như đặc sủng và sứ mạng của Hội Dòng.
Chia tay với vùng truyền giáo nghèo nhưng hình ảnh của những giáo dân, của những tân tòng đơn sơ và mộc mạc còn ghi sâu mãi trong lòng các soeurs. Hình ảnh của những căn nhà lá rách nát, những nền đất ẩm ướt quanh năm ắt hẳn còn ở mãi với các soeurs.
Cầu chúc Hội Dòng ngày càng phát triển và rộng mở tấm lòng, con tim, bàn tay ra với những người nghèo khó tất bạt, cách riêng những vùng truyền giáo nghèo.