VINH - Theo quan niệm của Kinh Thánh, núi là biểu tượng của Chúa, là nơi Thiên Chúa hiện diện. Trải dài hơn 360 năm kể từ ngày hạt giống đức tin được gieo vào đây, theo tương truyền như thế, giáo xứ Đăng Cao đang từng bước theo mẹ Maria tiến lên Núi Thánh.
Xem hình ảnh
Vùng đất cổ kính niềm tin
Không một chút chần chừ nghi ngại, tuy không biết rõ vào thời Thừa sai nào, nhưng ông Trùm giáo họ Đăng Cao, năm nay vào độ lục tuần, trả lời khi tôi hỏi: vào năm 1647 nơi đây đã có người theo đạo. Tôi nói: “Nếu như thế là liền sau thời nhà truyền giáo Đắc Lộ”. Ong nói ngay: “Đúng, các cố nói như thế!”.
Thời điểm mà vùng đất Đăng Cao này được đón nhận hạt giống Tin Mừng có đúng như ông Trùm nói không thì chưa thể xác định được. Nhưng rõ ràng nơi đây đã có một truyền thống đức tin mạnh mẽ, nhất là lòng sùng kính Đức Maria.
Không biết từ lúc nào nơi đây đã có một sự tôn kính Đức Mẹ núi Camêlô hay Đức Mẹ Núi Cát Minh. Các linh mục cao niên trong giáo phận kể rằng, trước đây, mỗi ngày lễ Đức Mẹ Camêlô, thì Hội Con Đức Mẹ Camêlô hay Hội Ao Đức Bà Camêlô trong giáo phận và cả ngoài giáo phận, nhất là vùng Thanh Hóa, hành hương về đây rất đông. Hẳn là phải có một truyền thống nào đó, nên sau khi ngôi thánh đường được hoàn thành và cung hiến vào năm 2007, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã đặt nơi đây làm Đền Thánh Đức Mẹ Camêlô.
Lễ hội Đức Mẹ Camêlô năm 2009
Trong những năm gần đây, mỗi lần ngày lễ Đức Mẹ Núi Camêlô về là nhiều người gần xa, nhất là những người đã từng vào Hội Ao Đức Bà trước đây, hành hương về Đền Thánh Đức Mẹ Camêlô tại giáo họ trị sở của giáo xứ Đăng Cao, thậm chí nhiều người còn về đây từ chiều hôm trước (15.7). Hai năm trở lại đây, các tín hữu về Đền Thánh này từ chiều hôm trước càng đông hơn, do buổi chiều hôm đó có lễ kỷ niệm Cung hiến Đền Thánh và tối đến thường có diễn nguyện thánh ca hay rước kiệu Đức Mẹ. Năm nay, sau Thánh lễ chiều vào lúc 17giờ, tối đến, vào lúc 20giờ, có nghi thức cung nghinh tượng Đức Mẹ Núi Camêlô từ họ Kim Loan về Đền Thánh, dài gần 2 km. Và khi về Đền Thánh thì có phần dâng hoa kính Đức Mẹ.
Riêng phụng vụ ngày chính lễ 16.07.2009, được diễn ra vào lúc 7giờ. Toàn bộ giáo xứ Đăng Cao với ba họ (Đăng Cao, Kim Loan và Đông Yên) với 1208 tín hữu, trong khi đó số người phải lo công tác ngày lễ đã mất nhiều, thế nhưng do có các đoàn thể từ xứ mẹ Phú Vinh và một số nơi khác về nên đoàn rước với trang phục đủ sắc màu vẫn nối đuôi nhau.
Trước sự hiện diện của 20 linh mục, đông đảo tu sĩ, chủng sinh và giáo dân, cha Phanxicô Võ Thanh Tâm, Tổng Đại diện giáo phận Vinh nói rằng: Đức Mẹ vì yêu chúng ta nên đã chuẩn bị và giúp đỡ cho chúng ta chống lại ba thù bằng một phương tiện hữu hiệu, đó là Ao Đức Bà. Cha Tổng Đại diện nhắc lại lời Đức Mẹ hứa thánh Simon Stock vào ngày 16.7.1251 trên núi Camêlô: “Ai mang áo này, Mẹ sẽ ban cho ơn sám hối trong giờ sau hết. Mẹ sẽ chăm sóc họ trên đường dương thế cho đến khi đạt tới hạnh phúc quê trời.” Rồi cha mời gọi cách thiết thực: “Như thế, những ai yêu mến Đức Mẹ thì phải nghe lời Đức Mẹ. Lời Đức Mẹ là mời gọi loài người hãy cải tà quy chính để trở nên hoàn thiện như Cha trên trời. Phải công chính và nhân từ như Thiên Chúa chốn trời cao”.
Nếu như thông điệp đó gửi tới mọi người hiện diện trong Thánh lễ, thì càng nhắm tới giáo xứ Đăng Cao hơn. Bởi hơn ai hết, cộng đoàn nơi đây đã chọn Đức Mẹ Camêlô làm Quan Thầy, được vinh dự sống bên cạnh trung tâm Đền Thánh kính Đức Mẹ trong giáo phận.
Đón nhận lời mời gọi đó để thay đổi cuộc sống, để nên giống Chúa, thì chẳng khác gì họ đang từng bước tiến về Núi Thánh, bởi như đã nói núi là biểu tượng của Thiên Chúa: “Chúa là núi đá cho con nương ẩn” (Tv 143,1). Núi còn là nơi Thiên Chúa tỏ mình ra (x. Xh 3, 1-20; 24, 3-8; 1V 19, 4-15…).
Hẳn là các tín hữu nơi đây sẽ tiếp tục có những bước dài để tiến về Núi Thánh, bởi họ luôn có Đức Mẹ đồng hành. Nhớ lại những ngày tháng gian nan thời xa xưa, khi họ đã từng chạy tìm sự nương ẩn nơi Đồn Tây, là vị trí xóm đạo Đăng Cao hiện nay, để tránh sự bách hại về niềm tin, thì nay trong thời hòa bình, không lẽ gì họ lại không thể hiện đời sống của người con cái Cha trên trời. Càng nên giống Cha trên trời, như cha Tổng Đại diện nói, là họ càng thể hiện lòng yêu mến Đức Mẹ, càng cùng Mẹ tiến gần về Núi Thánh.
Xem hình ảnh
Vùng đất cổ kính niềm tin
Không một chút chần chừ nghi ngại, tuy không biết rõ vào thời Thừa sai nào, nhưng ông Trùm giáo họ Đăng Cao, năm nay vào độ lục tuần, trả lời khi tôi hỏi: vào năm 1647 nơi đây đã có người theo đạo. Tôi nói: “Nếu như thế là liền sau thời nhà truyền giáo Đắc Lộ”. Ong nói ngay: “Đúng, các cố nói như thế!”.
Thời điểm mà vùng đất Đăng Cao này được đón nhận hạt giống Tin Mừng có đúng như ông Trùm nói không thì chưa thể xác định được. Nhưng rõ ràng nơi đây đã có một truyền thống đức tin mạnh mẽ, nhất là lòng sùng kính Đức Maria.
Không biết từ lúc nào nơi đây đã có một sự tôn kính Đức Mẹ núi Camêlô hay Đức Mẹ Núi Cát Minh. Các linh mục cao niên trong giáo phận kể rằng, trước đây, mỗi ngày lễ Đức Mẹ Camêlô, thì Hội Con Đức Mẹ Camêlô hay Hội Ao Đức Bà Camêlô trong giáo phận và cả ngoài giáo phận, nhất là vùng Thanh Hóa, hành hương về đây rất đông. Hẳn là phải có một truyền thống nào đó, nên sau khi ngôi thánh đường được hoàn thành và cung hiến vào năm 2007, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã đặt nơi đây làm Đền Thánh Đức Mẹ Camêlô.
Lễ hội Đức Mẹ Camêlô năm 2009
Trong những năm gần đây, mỗi lần ngày lễ Đức Mẹ Núi Camêlô về là nhiều người gần xa, nhất là những người đã từng vào Hội Ao Đức Bà trước đây, hành hương về Đền Thánh Đức Mẹ Camêlô tại giáo họ trị sở của giáo xứ Đăng Cao, thậm chí nhiều người còn về đây từ chiều hôm trước (15.7). Hai năm trở lại đây, các tín hữu về Đền Thánh này từ chiều hôm trước càng đông hơn, do buổi chiều hôm đó có lễ kỷ niệm Cung hiến Đền Thánh và tối đến thường có diễn nguyện thánh ca hay rước kiệu Đức Mẹ. Năm nay, sau Thánh lễ chiều vào lúc 17giờ, tối đến, vào lúc 20giờ, có nghi thức cung nghinh tượng Đức Mẹ Núi Camêlô từ họ Kim Loan về Đền Thánh, dài gần 2 km. Và khi về Đền Thánh thì có phần dâng hoa kính Đức Mẹ.
Riêng phụng vụ ngày chính lễ 16.07.2009, được diễn ra vào lúc 7giờ. Toàn bộ giáo xứ Đăng Cao với ba họ (Đăng Cao, Kim Loan và Đông Yên) với 1208 tín hữu, trong khi đó số người phải lo công tác ngày lễ đã mất nhiều, thế nhưng do có các đoàn thể từ xứ mẹ Phú Vinh và một số nơi khác về nên đoàn rước với trang phục đủ sắc màu vẫn nối đuôi nhau.
Trước sự hiện diện của 20 linh mục, đông đảo tu sĩ, chủng sinh và giáo dân, cha Phanxicô Võ Thanh Tâm, Tổng Đại diện giáo phận Vinh nói rằng: Đức Mẹ vì yêu chúng ta nên đã chuẩn bị và giúp đỡ cho chúng ta chống lại ba thù bằng một phương tiện hữu hiệu, đó là Ao Đức Bà. Cha Tổng Đại diện nhắc lại lời Đức Mẹ hứa thánh Simon Stock vào ngày 16.7.1251 trên núi Camêlô: “Ai mang áo này, Mẹ sẽ ban cho ơn sám hối trong giờ sau hết. Mẹ sẽ chăm sóc họ trên đường dương thế cho đến khi đạt tới hạnh phúc quê trời.” Rồi cha mời gọi cách thiết thực: “Như thế, những ai yêu mến Đức Mẹ thì phải nghe lời Đức Mẹ. Lời Đức Mẹ là mời gọi loài người hãy cải tà quy chính để trở nên hoàn thiện như Cha trên trời. Phải công chính và nhân từ như Thiên Chúa chốn trời cao”.
Nếu như thông điệp đó gửi tới mọi người hiện diện trong Thánh lễ, thì càng nhắm tới giáo xứ Đăng Cao hơn. Bởi hơn ai hết, cộng đoàn nơi đây đã chọn Đức Mẹ Camêlô làm Quan Thầy, được vinh dự sống bên cạnh trung tâm Đền Thánh kính Đức Mẹ trong giáo phận.
Đón nhận lời mời gọi đó để thay đổi cuộc sống, để nên giống Chúa, thì chẳng khác gì họ đang từng bước tiến về Núi Thánh, bởi như đã nói núi là biểu tượng của Thiên Chúa: “Chúa là núi đá cho con nương ẩn” (Tv 143,1). Núi còn là nơi Thiên Chúa tỏ mình ra (x. Xh 3, 1-20; 24, 3-8; 1V 19, 4-15…).
Hẳn là các tín hữu nơi đây sẽ tiếp tục có những bước dài để tiến về Núi Thánh, bởi họ luôn có Đức Mẹ đồng hành. Nhớ lại những ngày tháng gian nan thời xa xưa, khi họ đã từng chạy tìm sự nương ẩn nơi Đồn Tây, là vị trí xóm đạo Đăng Cao hiện nay, để tránh sự bách hại về niềm tin, thì nay trong thời hòa bình, không lẽ gì họ lại không thể hiện đời sống của người con cái Cha trên trời. Càng nên giống Cha trên trời, như cha Tổng Đại diện nói, là họ càng thể hiện lòng yêu mến Đức Mẹ, càng cùng Mẹ tiến gần về Núi Thánh.