Những ngày qua, xãy ra sự việc Công an tỉnh Quảng Bình đã phá sập nhà tạm của giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Công an đã hành hung, đánh đập và bắt một số giáo dân bỏ vào xe bịt kín rồi chở đi, và còn lấy đi tài sản giáo xứ.
Từ ý tưởng của Đức Cha địa phận Vinh viếng thăm khi xãy ra cuộc đàn áp giáo dân Thái Hà tháng 9/2008, thư chia sẻ mới đây của Tỉnh Dòng CTT Việt Nam có viết: "Việc của Tam Tòa là việc của Thái Hà, việc địa phận Vinh cũng là việc của DCCT" là một sự hiệp thông cao qúy.
Tôi mong ước rằng: "Việc của Thái Hà, việc của Tam Toà, việc của DCCT, việc của địa phận Vinh, tất cả đều là việc của giáo dân Công giáo Việt Nam".
Tôi sống ở một giáo xứ, một nửa số lượng giáo dân là người làm nghề biển gốc Quãng Bình. Những ngày này, họ râm ran những tin không hay từ g/x Tam Toà và vô cùng bất bình trước cách cư xử của chính quyền Tỉnh Quảng Bình: chính quyền VN tỉnh Quãng Bình đối xử với người của mình còn tệ hơn là lính Trung Quốc xử với ngư dân Việt trên biển Đông
Gíáo dân Quảng Bình xứ tôi rất là chịu thương chịu khó, họ rất là quý trọng các đấng bản quyền và họ yêu quí ngôi Thánh đường như yêu chính ngôi nhà của mình.
Giáo dân Tam Toà cũng vậy:
- Họ có làm gì gây thắc mắc và mâu thuẩn với chính quyền đâu.
- Họ có phá rối an ninh, trật tự công cộng gì đâu? Chỉ là cầu nguyện trong khuôn viên của nhà thờ thôi mà.
- Họ đang thực hiện quyền tự do tín ngưỡng mà Hiến pháp nước CHXHCN VN cho phép người công dân VN thi hành.
Trong những năm chiến tranh, giáo dân Quảng Bình, những người nơi tuyến đầu tổ quốc, bỏ công, bỏ của, hứng chịu nhiều bom đạn, hy sinh cả tính mạng của mình để giữ gìn từng tất đất Quảng Bình thân yêu, đồng thời góp công rất lớn vào việc bảo vệ tổ quốc. Tôi nghĩ, với những tính cách và con người như thề, tại sao nhà nước VN lại vô tâm và vô tình như vậy. Hệ thống truyền thông cùa nhà nước nói sự việc này là "hàng trăm đối tượng quá khích, gây rối".
Suy nghĩ về mãnh đất giáo xứ Tam Toà đó, với mong muốn "Đem yêu thương vào nơi oán thù" của Đ.C. Cao Đình Thuyên.
Trong thời buổi mọi người trên thế giới xích lai gần nhau qua phương tiện truyền thông, qua những tổ chức thiện nguyện bác ái và qua mối bang giao Việt-Mỹ được hình thành từ những chữ vàng: "Bỏ lại quá khứ và cùng nhìn về tương lai"
Cái gọi là "di tích lịch sử" chỉ kéo dài sự hận thù với người Mỹ,hật vô bổ và vô ích, trong lúc đó nhu cầu của người công giáo Tam Toà rất cần một khuôn viên ngôi Thánh đường khang trang trong một TP Đồng Hới đang trên đà phát triển, thật vừa đẹp lòng giáo dân mà còn hoà hợp với nét văn hoá của con người Qũang Bình.
Giáo phận tôi, hàng ngũ Linh Mục, 2/3 là người gốc Vinh. Các Cha Vinh toát lên cái vẻ bình dân, gần gũi với giáo dân, chăm chút từng giờ kinh, công phu nơi những bài giảng của mình, nhưng cũng không kém phần nghiêm khắc, quyết liệt trong những sai pham và ù lì của giáo dân.
Cũng dễ hiểu thôi, bởi vì người Vinh vốn tính là nổi dậy và bất khuất truớc những bất công của xã hội, những gì đi ngược lại với công ích, công bằng và công lý.
Viết ra được những dòng này, tôi cảm thấy thật bình tâm và hạnh phúc, vì được hiệp thông cùng giáo dân xứ Tam Toà Quảng Binh. Và một phần nào đó, chia sẻ với người giáo dân Quảng Bình xứ tôi, cùng với hàng ngũ LM gốc Vinh của giáo phận tôi.
Từ ý tưởng của Đức Cha địa phận Vinh viếng thăm khi xãy ra cuộc đàn áp giáo dân Thái Hà tháng 9/2008, thư chia sẻ mới đây của Tỉnh Dòng CTT Việt Nam có viết: "Việc của Tam Tòa là việc của Thái Hà, việc địa phận Vinh cũng là việc của DCCT" là một sự hiệp thông cao qúy.
Tôi mong ước rằng: "Việc của Thái Hà, việc của Tam Toà, việc của DCCT, việc của địa phận Vinh, tất cả đều là việc của giáo dân Công giáo Việt Nam".
Tôi sống ở một giáo xứ, một nửa số lượng giáo dân là người làm nghề biển gốc Quãng Bình. Những ngày này, họ râm ran những tin không hay từ g/x Tam Toà và vô cùng bất bình trước cách cư xử của chính quyền Tỉnh Quảng Bình: chính quyền VN tỉnh Quãng Bình đối xử với người của mình còn tệ hơn là lính Trung Quốc xử với ngư dân Việt trên biển Đông
Gíáo dân Quảng Bình xứ tôi rất là chịu thương chịu khó, họ rất là quý trọng các đấng bản quyền và họ yêu quí ngôi Thánh đường như yêu chính ngôi nhà của mình.
Giáo dân Tam Toà cũng vậy:
- Họ có làm gì gây thắc mắc và mâu thuẩn với chính quyền đâu.
- Họ có phá rối an ninh, trật tự công cộng gì đâu? Chỉ là cầu nguyện trong khuôn viên của nhà thờ thôi mà.
- Họ đang thực hiện quyền tự do tín ngưỡng mà Hiến pháp nước CHXHCN VN cho phép người công dân VN thi hành.
Trong những năm chiến tranh, giáo dân Quảng Bình, những người nơi tuyến đầu tổ quốc, bỏ công, bỏ của, hứng chịu nhiều bom đạn, hy sinh cả tính mạng của mình để giữ gìn từng tất đất Quảng Bình thân yêu, đồng thời góp công rất lớn vào việc bảo vệ tổ quốc. Tôi nghĩ, với những tính cách và con người như thề, tại sao nhà nước VN lại vô tâm và vô tình như vậy. Hệ thống truyền thông cùa nhà nước nói sự việc này là "hàng trăm đối tượng quá khích, gây rối".
Suy nghĩ về mãnh đất giáo xứ Tam Toà đó, với mong muốn "Đem yêu thương vào nơi oán thù" của Đ.C. Cao Đình Thuyên.
Trong thời buổi mọi người trên thế giới xích lai gần nhau qua phương tiện truyền thông, qua những tổ chức thiện nguyện bác ái và qua mối bang giao Việt-Mỹ được hình thành từ những chữ vàng: "Bỏ lại quá khứ và cùng nhìn về tương lai"
Cái gọi là "di tích lịch sử" chỉ kéo dài sự hận thù với người Mỹ,hật vô bổ và vô ích, trong lúc đó nhu cầu của người công giáo Tam Toà rất cần một khuôn viên ngôi Thánh đường khang trang trong một TP Đồng Hới đang trên đà phát triển, thật vừa đẹp lòng giáo dân mà còn hoà hợp với nét văn hoá của con người Qũang Bình.
Giáo phận tôi, hàng ngũ Linh Mục, 2/3 là người gốc Vinh. Các Cha Vinh toát lên cái vẻ bình dân, gần gũi với giáo dân, chăm chút từng giờ kinh, công phu nơi những bài giảng của mình, nhưng cũng không kém phần nghiêm khắc, quyết liệt trong những sai pham và ù lì của giáo dân.
Cũng dễ hiểu thôi, bởi vì người Vinh vốn tính là nổi dậy và bất khuất truớc những bất công của xã hội, những gì đi ngược lại với công ích, công bằng và công lý.
Viết ra được những dòng này, tôi cảm thấy thật bình tâm và hạnh phúc, vì được hiệp thông cùng giáo dân xứ Tam Toà Quảng Binh. Và một phần nào đó, chia sẻ với người giáo dân Quảng Bình xứ tôi, cùng với hàng ngũ LM gốc Vinh của giáo phận tôi.