Nhiều lần tôi vẫn tự nghĩ không biết những lời bàn về quyền con người có phải là những vấn đề vẫn còn xa lạ và thậm chí là “xa xỉ” đối với những người Việt Nam chúng ta? Không biết có bao nhiêu người, ngay cả những đảng viên trong hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam, hiểu giá trị câu Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ (1776) được Hồ Chủ Tịch lấy lại trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của mình năm 1945: «Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc» ?
Tôi đặt câu hỏi và tôi nghi ngờ về khả năng nhận thức và quyết tâm thăng tiến những chân giá trị này nơi nhiều con người trong xã hội chúng ta hôm nay. Đây không phải là một lời kết án mà là ghi nhận thực tế, một thực tế đáng buồn cho hết mọi con người có tâm huyết đối với đất nước và đối với những thế hệ tương lai. Có phải vì miếng cơm manh áo, vì những quyền lợi, vì những thói ăn theo hay vì không hiểu biết hay được “định hướng” theo những “chủ trương” mà nhiều người mất cảm thức những giá trị của đời sống con người, những giá trị không được đo lường bởi sự đố kỵ, hận thù nhưng “quyền được sống”, “quyền tự do”, “quyền mưu cầu hạnh phúc”, đời sống tâm linh, lòng bao dung, tình người và những tính chất làm cho con người là người?
Ngày hôm nay, khi ở nhà hay khi ra đường chúng ta thường nghe những câu than vãn về sự sa sút đời sống đạo đức trong gia đình, trong trường học, trong đời sống xã hội: con cái tranh chấp tài sản gia đình với cha mẹ; người ta không còn biết cư xử một cách lịch thiệp với nhau bằng những lời xin lỗi, những lời cám ơn; chỉ vì một đôi vòng vàng hay một lời nói mà người ta có thể đâm chết đối phương…. Còn có vô vàn những điều ngược đời khác như kẻ gây tai nạn lại mắng chửi những nạn nhân của mình bằng những lời vô nhân. Nói một cách đại loại là: “vừa ăn cắp vừa hô trộm”. Người ta thay trắng đổi đen, biến không thành có, biến có thành không. Đây là những chuyện xảy ra trong đời sống xã hội thường ngày làm chúng ta đau lòng.
Một vấn đề khác nữa trong lãnh vực đời sống chính trị: người ta thường “lấy ác báo ác”, xúi giục kẻ khác đánh nhau để mình nắm quyền chỉ huy và kiếm lợi nhuận (“quần chúng nhân dân tự phát” là một hiện tượng !). Đây không phải là kiểu mẫu cho đời sống chính trị đúng nghĩa. Chúng ta sẽ không thể xây dựng một xã hội bền vững, ổn định và phát triển lâu dài dựa trên những sự kỳ thị, những sự phân biệt đối xử, những cách hành xử hoang dã đối với nhau.
Đời sống văn minh, sự phát triển bền vững của một quốc gia phụ thuộc vào đời sống nội tâm, tâm linh của những con người khát vọng đi tìm những gì là chân thật, những gì là tốt, những gì đẹp đẽ. Không có một xã hội văn minh nếu không có những con người văn minh, không có một xã hội công bằng nếu không có những con người công bằng, không có một xã hội dân chủ nếu không có những con người dân chủ. Những con người độc đoán xây dựng những xã hội độc đoán, những con người độc ác xây dựng những xã hội độc ác. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này trong lịch sử nhân loại với những nhân vật lịch sử. Hít-le là một trong những gương mặt tiêu biểu nói lên mặt tiêu cực này.
Quả thực, nếu chúng ta cho rằng đất nước của chúng ta văn minh, nhân đạo, hiền hòa, hiếu khách (không ít những băng rôn, bảng hiệu hô hào cho những giá trị trên)….thì trước tiên chúng ta cần phải trở thành những con người văn minh, nhân đạo, hiền hòa và hiếu khách. Việc đàn áp, bắt bớ những người vô tội, đối xử với họ một cách man rợ như trong những trường hợp ở Thái Hà (Hà Nội), Tam Tòa (Quảng Bình)…. đi ngược lại ý chí trên. Tất cả mọi con người có chút lương tri đều có thể nhận ra điều đó. Không có bất cứ một cơ sở xây dựng pháp luật của một nhà nước chân chính nào dựa trên những sự khủng bố tinh thần và thể chất. Chỉ có những con người mù quáng, quá khích, bạo lực, hung hãn mới hành động một cách điên dại!
Tôi đặt câu hỏi và tôi nghi ngờ về khả năng nhận thức và quyết tâm thăng tiến những chân giá trị này nơi nhiều con người trong xã hội chúng ta hôm nay. Đây không phải là một lời kết án mà là ghi nhận thực tế, một thực tế đáng buồn cho hết mọi con người có tâm huyết đối với đất nước và đối với những thế hệ tương lai. Có phải vì miếng cơm manh áo, vì những quyền lợi, vì những thói ăn theo hay vì không hiểu biết hay được “định hướng” theo những “chủ trương” mà nhiều người mất cảm thức những giá trị của đời sống con người, những giá trị không được đo lường bởi sự đố kỵ, hận thù nhưng “quyền được sống”, “quyền tự do”, “quyền mưu cầu hạnh phúc”, đời sống tâm linh, lòng bao dung, tình người và những tính chất làm cho con người là người?
Ngày hôm nay, khi ở nhà hay khi ra đường chúng ta thường nghe những câu than vãn về sự sa sút đời sống đạo đức trong gia đình, trong trường học, trong đời sống xã hội: con cái tranh chấp tài sản gia đình với cha mẹ; người ta không còn biết cư xử một cách lịch thiệp với nhau bằng những lời xin lỗi, những lời cám ơn; chỉ vì một đôi vòng vàng hay một lời nói mà người ta có thể đâm chết đối phương…. Còn có vô vàn những điều ngược đời khác như kẻ gây tai nạn lại mắng chửi những nạn nhân của mình bằng những lời vô nhân. Nói một cách đại loại là: “vừa ăn cắp vừa hô trộm”. Người ta thay trắng đổi đen, biến không thành có, biến có thành không. Đây là những chuyện xảy ra trong đời sống xã hội thường ngày làm chúng ta đau lòng.
Một vấn đề khác nữa trong lãnh vực đời sống chính trị: người ta thường “lấy ác báo ác”, xúi giục kẻ khác đánh nhau để mình nắm quyền chỉ huy và kiếm lợi nhuận (“quần chúng nhân dân tự phát” là một hiện tượng !). Đây không phải là kiểu mẫu cho đời sống chính trị đúng nghĩa. Chúng ta sẽ không thể xây dựng một xã hội bền vững, ổn định và phát triển lâu dài dựa trên những sự kỳ thị, những sự phân biệt đối xử, những cách hành xử hoang dã đối với nhau.
Đời sống văn minh, sự phát triển bền vững của một quốc gia phụ thuộc vào đời sống nội tâm, tâm linh của những con người khát vọng đi tìm những gì là chân thật, những gì là tốt, những gì đẹp đẽ. Không có một xã hội văn minh nếu không có những con người văn minh, không có một xã hội công bằng nếu không có những con người công bằng, không có một xã hội dân chủ nếu không có những con người dân chủ. Những con người độc đoán xây dựng những xã hội độc đoán, những con người độc ác xây dựng những xã hội độc ác. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này trong lịch sử nhân loại với những nhân vật lịch sử. Hít-le là một trong những gương mặt tiêu biểu nói lên mặt tiêu cực này.
Quả thực, nếu chúng ta cho rằng đất nước của chúng ta văn minh, nhân đạo, hiền hòa, hiếu khách (không ít những băng rôn, bảng hiệu hô hào cho những giá trị trên)….thì trước tiên chúng ta cần phải trở thành những con người văn minh, nhân đạo, hiền hòa và hiếu khách. Việc đàn áp, bắt bớ những người vô tội, đối xử với họ một cách man rợ như trong những trường hợp ở Thái Hà (Hà Nội), Tam Tòa (Quảng Bình)…. đi ngược lại ý chí trên. Tất cả mọi con người có chút lương tri đều có thể nhận ra điều đó. Không có bất cứ một cơ sở xây dựng pháp luật của một nhà nước chân chính nào dựa trên những sự khủng bố tinh thần và thể chất. Chỉ có những con người mù quáng, quá khích, bạo lực, hung hãn mới hành động một cách điên dại!