Chúa Nhật 30 thường niên B (Mc 10, 46-52)
Rất nhiều người may mắn không bị mù loà, nhưng hầu như ai cũng có lúc bị mù quáng. Người mù quáng có thể thấy rõ những sai phạm của người khác nhưng mù tối về những lầm lỗi của mình, nên thiên hạ bảo: “việc người thì sáng, việc mình thì quáng."
Một điển hình của tình trạng mù quáng được Kinh Thánh ghi lại như sau:
Đa-vít là vị vua khôn ngoan, dũng cảm và đức độ; thế nhưng nhà vua cũng có lúc bị mù quáng nghiêm trọng. Dù đã có nhiều thê thiếp nhưng vua lại mê đắm bà Bát-sa-bê là vợ của Uria và sau đó lại mượn tay quân thù giết chết Uria ngoài mặt trận, để rồi chính thức cưới lấy bà Bát-sa-bê làm vợ.
Thế là cùng một lúc vua đã phạm hai tội ác tầy đình: tội ngoại tình và tội giết người. Ấy thế mà vua vẫn ung dung như không có gì xảy ra.
Sau đó, Thiên Chúa sai ngôn sứ Na-tan đến cảnh tỉnh nhà vua. Vị ngôn sứ tâu vua rằng: Trong thành kia, có một người giàu có đến cả ngàn dê cừu. Trong khi đó, bên cạnh nhà ông ta có một ông lão nghèo khó và cô độc, chỉ có một con chiên nhỏ làm bạn cho vui tuổi già. Ông lão thương con chiên đó như con gái của ông. Ông cho chiên ăn trên tay và cho ở trong nhà.
Thế rồi khi người giàu có khách, ông ta không chịu bắt chiên mình thiết tiệc; trái lại, cho tôi tớ qua nhà ông lão nghèo khổ bắt con chiên độc nhất của ông nầy làm thịt đãi khách.
Nghe đến đây, vua Đa-vít bừng bừng nổi giận. Vua muốn trừng trị tức khắc tên bất lương đó. Nhà vua phán: "Nó đáng chết vì tội ác nó đã phạm. Nó phải bồi thường gấp bốn thiệt hại mà nó đã gây ra."
Bấy giờ ngôn sứ Na-tan mới tỏ cho vua biết tên bất lương đó chính là nhà vua: vua đã có nhiều vợ con, thê thiếp lại đang tâm sát hại Uria và cướp lấy vợ ông ta!
Bấy giờ vua Đa-vít mới bừng sáng mắt, thấy rõ tội ác của mình nên đã ăn năn thống thiết. (II Samuel 11, 1-12,12)
Tuy bị mù loà là một thua thiệt lớn, nhưng không đáng sợ bằng mù quáng, vì người mù loà chẳng làm hại ai; còn người mù quáng có thể gây ra vô vàn điều tai hại cho mình và cho xã hội. Mặt khác, người mù quáng ít khi tự biết là mình mù quáng, vì thế việc chữa trị lại càng khó khăn hơn.
Đã mang lấy phận người, mấy ai không bị mù quáng? Nhưng điều quan trọng là mỗi người có nhận ra tình trạng mù quáng của mình và khao khát được Chúa Giê-su cứu chữa hay không?
Người mù trong Tin Mừng hôm nay (Mc 10, 46-52) có lòng khao khát thoát cảnh mù loà cách mãnh liệt. Khi nghe biết có Chúa Giê-su đi ngang qua, anh liền cất tiếng kêu to: "Lạy ông Giê-su, con vua Đa-vít, xin hãy thương xót tôi." Dù người qua kẻ lại quát mắng anh im đi nhưng không gì có thể dập tắt được ngọn lửa khao khát bừng lên mãnh liệt trong lòng, nên anh càng la to hơn: "Lạy ông Giê-su, con vua Đa-vít, xin hãy thương xót tôi!”
Thế rồi, khi được biết Chúa Giê-su cho vời mình đến, anh vui mừng đến độ vứt cả áo choàng, vứt cả bị gậy để đến với Chúa Giê-su. Chúa Giê-su hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mau mắn thưa ngay: "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy."
Cầu được ước thấy, ánh sáng đã bừng lên cho anh. Anh thấy được Đức Giê-su, thấy mọi người chung quanh, thấy thế giới rực rỡ muôn màu.
Muốn được chữa lành bệnh mù quáng, chúng ta phải có lòng khao khát mãnh liệt được sáng như anh mù Bartimê. Lòng khao khát đó sẽ thúc đẩy chúng ta đến với Đức Giê-su là Ánh Sáng đích thật và Ánh Sáng của Người sẽ xoá tan sự mù quáng đang vây phủ lòng trí chúng ta. Nhờ đó, chúng ta sẽ thoát khỏi nhiều sai lầm tai hại.
Lạy Chúa Giê-su là Ánh Sáng thế gian,
Người mù quáng sinh hoạt giữa đời cũng giống như tài xế chạy xe giữa đêm đen mà không có đèn chiếu sáng, chắc chắn sẽ gặp phải nhiều nguy hại xảy đến bất ngờ. Nguyện xin ánh sáng của Chúa soi dẫn cho chúng con thấy được nẻo chính đường ngay.
Hôm xưa Chúa đã từng mở mắt cho những kẻ mù loà được xem thấy thì nay xin Chúa xót thương giải thoát chúng con khỏi tình trạng mù quáng khiến chúng con sống trong mê muội, sai lầm. 30
Rất nhiều người may mắn không bị mù loà, nhưng hầu như ai cũng có lúc bị mù quáng. Người mù quáng có thể thấy rõ những sai phạm của người khác nhưng mù tối về những lầm lỗi của mình, nên thiên hạ bảo: “việc người thì sáng, việc mình thì quáng."
Một điển hình của tình trạng mù quáng được Kinh Thánh ghi lại như sau:
Đa-vít là vị vua khôn ngoan, dũng cảm và đức độ; thế nhưng nhà vua cũng có lúc bị mù quáng nghiêm trọng. Dù đã có nhiều thê thiếp nhưng vua lại mê đắm bà Bát-sa-bê là vợ của Uria và sau đó lại mượn tay quân thù giết chết Uria ngoài mặt trận, để rồi chính thức cưới lấy bà Bát-sa-bê làm vợ.
Thế là cùng một lúc vua đã phạm hai tội ác tầy đình: tội ngoại tình và tội giết người. Ấy thế mà vua vẫn ung dung như không có gì xảy ra.
Sau đó, Thiên Chúa sai ngôn sứ Na-tan đến cảnh tỉnh nhà vua. Vị ngôn sứ tâu vua rằng: Trong thành kia, có một người giàu có đến cả ngàn dê cừu. Trong khi đó, bên cạnh nhà ông ta có một ông lão nghèo khó và cô độc, chỉ có một con chiên nhỏ làm bạn cho vui tuổi già. Ông lão thương con chiên đó như con gái của ông. Ông cho chiên ăn trên tay và cho ở trong nhà.
Thế rồi khi người giàu có khách, ông ta không chịu bắt chiên mình thiết tiệc; trái lại, cho tôi tớ qua nhà ông lão nghèo khổ bắt con chiên độc nhất của ông nầy làm thịt đãi khách.
Nghe đến đây, vua Đa-vít bừng bừng nổi giận. Vua muốn trừng trị tức khắc tên bất lương đó. Nhà vua phán: "Nó đáng chết vì tội ác nó đã phạm. Nó phải bồi thường gấp bốn thiệt hại mà nó đã gây ra."
Bấy giờ ngôn sứ Na-tan mới tỏ cho vua biết tên bất lương đó chính là nhà vua: vua đã có nhiều vợ con, thê thiếp lại đang tâm sát hại Uria và cướp lấy vợ ông ta!
Bấy giờ vua Đa-vít mới bừng sáng mắt, thấy rõ tội ác của mình nên đã ăn năn thống thiết. (II Samuel 11, 1-12,12)
Tuy bị mù loà là một thua thiệt lớn, nhưng không đáng sợ bằng mù quáng, vì người mù loà chẳng làm hại ai; còn người mù quáng có thể gây ra vô vàn điều tai hại cho mình và cho xã hội. Mặt khác, người mù quáng ít khi tự biết là mình mù quáng, vì thế việc chữa trị lại càng khó khăn hơn.
Đã mang lấy phận người, mấy ai không bị mù quáng? Nhưng điều quan trọng là mỗi người có nhận ra tình trạng mù quáng của mình và khao khát được Chúa Giê-su cứu chữa hay không?
Người mù trong Tin Mừng hôm nay (Mc 10, 46-52) có lòng khao khát thoát cảnh mù loà cách mãnh liệt. Khi nghe biết có Chúa Giê-su đi ngang qua, anh liền cất tiếng kêu to: "Lạy ông Giê-su, con vua Đa-vít, xin hãy thương xót tôi." Dù người qua kẻ lại quát mắng anh im đi nhưng không gì có thể dập tắt được ngọn lửa khao khát bừng lên mãnh liệt trong lòng, nên anh càng la to hơn: "Lạy ông Giê-su, con vua Đa-vít, xin hãy thương xót tôi!”
Thế rồi, khi được biết Chúa Giê-su cho vời mình đến, anh vui mừng đến độ vứt cả áo choàng, vứt cả bị gậy để đến với Chúa Giê-su. Chúa Giê-su hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mau mắn thưa ngay: "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy."
Cầu được ước thấy, ánh sáng đã bừng lên cho anh. Anh thấy được Đức Giê-su, thấy mọi người chung quanh, thấy thế giới rực rỡ muôn màu.
Muốn được chữa lành bệnh mù quáng, chúng ta phải có lòng khao khát mãnh liệt được sáng như anh mù Bartimê. Lòng khao khát đó sẽ thúc đẩy chúng ta đến với Đức Giê-su là Ánh Sáng đích thật và Ánh Sáng của Người sẽ xoá tan sự mù quáng đang vây phủ lòng trí chúng ta. Nhờ đó, chúng ta sẽ thoát khỏi nhiều sai lầm tai hại.
Lạy Chúa Giê-su là Ánh Sáng thế gian,
Người mù quáng sinh hoạt giữa đời cũng giống như tài xế chạy xe giữa đêm đen mà không có đèn chiếu sáng, chắc chắn sẽ gặp phải nhiều nguy hại xảy đến bất ngờ. Nguyện xin ánh sáng của Chúa soi dẫn cho chúng con thấy được nẻo chính đường ngay.
Hôm xưa Chúa đã từng mở mắt cho những kẻ mù loà được xem thấy thì nay xin Chúa xót thương giải thoát chúng con khỏi tình trạng mù quáng khiến chúng con sống trong mê muội, sai lầm. 30