Thiên Văn Đài Vatican thảo luận ý nghiã thần học về đời sống ngoài vũ trụ
Vatican City, 10/11/09 /.-Thiên Văn Đài Vatican và Học Viện Giáo Hoàng về Khoa Học đã kết thúc hội nghị kéo dài 1 tuần thảo luận về căn nguyên sự sống và việc khả dĩ có đời sống ở bên ngoài trái đất. Hội nghị bắt đầu từ ngày 6 đến 10 tháng 11 năm 2009.
LM. Jose Funes, Giám Đốc Thiên Văn Đài Vatican tuyên bố. “Những vấn nạn này mang nhiều ý nghiã về phương diện triết học cũng như thần học”
Kết thúc hội nghị bốn khoa học gia đã có cuộc họp báo tại văn phòng báo chí Tòa Thánh. Các vị này là: LM. Jose Funes S.J., Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican. Jonathan Lunine, Giáo sư Vật Lý Học đại học Tor Vergata ở Roma. Chris Impey, Giáo Sư Thiên Văn Học, Đại Học Arizona và Đài Thiên Văn Steward ở Tucson, Hoa Kỳ. Athena Coustenis, Giáo sư tại "Observatoire de Paris-Meudon, LESIA/CNRS,Pháp.
LM. Funes đã trả lời câu hỏi: Tại sao Tòa Thánh Vatican lại quan tâm đến Sinh học không gian (astrobiology)? Ngài cho biết vần đề sinh học không gian đã được Tòa Thánh thảo luận từ năm 2005. Ngài nói “Đây là vấn đề mới và những vấn nạn như nguyên do sự sống và liệu có đời sống ở nơi nào đó ngoại không gian hay không là một vấn đề rất hấp dẫn đáng đưọc nghiên cứu và những vấn đề đó có nhiều ý nghiã về phương diện triết học cũng như thần học”
Giáo sư Lunine thì nói về những lãnh vực của sinh học không gian. Giáo sư định nghiã sinh học không gian là nghiên cứu sự sống trong mối liên hệ toàn thể vũ trụ Những chủ đề chính trong lãnh vực này như (1) Nguồn gốc sự sống và thời tiền thể chất. (2) Tiến hóa đời sống trên trái đất và viễn tượng tương lai sự sống trên trái đất và ngoài vũ trụ.
Giáo sư Chris Impey nói về ý nghiã cuộc gặp gỡ đời sống thông minh. Ông nói: Nếu sinh học không phải là độc quyền trên trái đất và nếu đời sống ở đâu đó có cấu tạo về phương diện hóa học khác với chúng ta, và nếu chúng ta gặp được các loài thông minh này thì chúng ta sẽ thấy chính hình ảnh của chúng ta có một ý nghiã thật sâu sắc”
Giáo Sư Athena Coustenis của Pháp nói về việc tìm hiểu các hành tinh ngoài không gian, đặc biệt chú ý tới sao Thổ (Saturn)
Vatican City, 10/11/09 /.-Thiên Văn Đài Vatican và Học Viện Giáo Hoàng về Khoa Học đã kết thúc hội nghị kéo dài 1 tuần thảo luận về căn nguyên sự sống và việc khả dĩ có đời sống ở bên ngoài trái đất. Hội nghị bắt đầu từ ngày 6 đến 10 tháng 11 năm 2009.
LM. Jose Funes, Giám Đốc Thiên Văn Đài Vatican tuyên bố. “Những vấn nạn này mang nhiều ý nghiã về phương diện triết học cũng như thần học”
Kết thúc hội nghị bốn khoa học gia đã có cuộc họp báo tại văn phòng báo chí Tòa Thánh. Các vị này là: LM. Jose Funes S.J., Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican. Jonathan Lunine, Giáo sư Vật Lý Học đại học Tor Vergata ở Roma. Chris Impey, Giáo Sư Thiên Văn Học, Đại Học Arizona và Đài Thiên Văn Steward ở Tucson, Hoa Kỳ. Athena Coustenis, Giáo sư tại "Observatoire de Paris-Meudon, LESIA/CNRS,Pháp.
LM. Funes đã trả lời câu hỏi: Tại sao Tòa Thánh Vatican lại quan tâm đến Sinh học không gian (astrobiology)? Ngài cho biết vần đề sinh học không gian đã được Tòa Thánh thảo luận từ năm 2005. Ngài nói “Đây là vấn đề mới và những vấn nạn như nguyên do sự sống và liệu có đời sống ở nơi nào đó ngoại không gian hay không là một vấn đề rất hấp dẫn đáng đưọc nghiên cứu và những vấn đề đó có nhiều ý nghiã về phương diện triết học cũng như thần học”
Giáo sư Lunine thì nói về những lãnh vực của sinh học không gian. Giáo sư định nghiã sinh học không gian là nghiên cứu sự sống trong mối liên hệ toàn thể vũ trụ Những chủ đề chính trong lãnh vực này như (1) Nguồn gốc sự sống và thời tiền thể chất. (2) Tiến hóa đời sống trên trái đất và viễn tượng tương lai sự sống trên trái đất và ngoài vũ trụ.
Giáo sư Chris Impey nói về ý nghiã cuộc gặp gỡ đời sống thông minh. Ông nói: Nếu sinh học không phải là độc quyền trên trái đất và nếu đời sống ở đâu đó có cấu tạo về phương diện hóa học khác với chúng ta, và nếu chúng ta gặp được các loài thông minh này thì chúng ta sẽ thấy chính hình ảnh của chúng ta có một ý nghiã thật sâu sắc”
Giáo Sư Athena Coustenis của Pháp nói về việc tìm hiểu các hành tinh ngoài không gian, đặc biệt chú ý tới sao Thổ (Saturn)