Phái đoàn Giáo phận Đà Nẵng, trong đó có tôi, đã có mặt tại Sở Kiện tham dự lễ khai mạc Năm Thánh 2010. Hình ảnh ấn tượng nhất là biển người trẩy hội; khung cảnh ấn tượng nhất chính là những di tích mang đậm nét lịch sử tại Sở Kiện, và màu sắc ấn tượng nhất chính là màu đỏ. Thánh lễ hôm ấy đỏ một màu máu. Máu của hơn 100 ngàn anh hùng tử đạo. Máu của 117 vị đã được tôn phong lên hàng hiển thánh. Máu ngập tràn chảy suốt hơn 3 thế kỷ truyền giáo tại Việt Nam. Giòng máu anh hùng ấy cũng đang sôi sục nơi chúng ta, mỗi Kitô hữu hôm nay.
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn ngày 24/11 làm ngày khai mạc Năm Thánh, và chọn Sở Kiện làm nơi tổ chức lễ Khai Mạc, không phải chỉ mời gọi chúng ta cúi xuống đọc lại những trang sử hào hùng của Giáo Hội Việt Nam, mà còn ngẩng đầu hiên ngang theo gương các Vị Tử Đạo tiền bối, và hãnh diện viết tiếp trang sử chứng nhân cho đức tin theo cách thức của thời đại chúng ta hôm nay.
Khai mạc Năm Thánh theo tinh thần và gương sáng của các Vị Tử Đạo, Giáo Hội mời gọi chúng ta “xuất phát lại từ Chúa Kitô”, khởi đi từ Tin Mừng của Ngài, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu khi bước vào Thiên Niên Kỷ Thứ Ba. Tin Mừng ấy đã được viết bằng máu của chính Đức Kitô, đã được tiếp tục viết bằng máu của các Vị Tử Đạo của chúng ta, và sang trang với những nỗ lực sống và làm chứng cho đức tin của thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay soi sáng cho chúng ta về ý nghĩa và giá trị vĩnh cửu của những chứng nhân đức tin trong lịch sử, từ Cựu Ước sang Tân Ước, mà đỉnh cao là sứ vụ và con người của Chúa Giêsu Kitô. Con đường khổ nạn Ngài đã đi qua đã được các thế hệ chứng nhân và mỗi người chúng ta tiếp bước.
Không phải bất cứ người mẹ nào cũng có thể xử sự phi thường như người mẹ của 7 đứa con trang sách Macabê chúng ta vừa nghe. Chỉ có những người mẹ đong đầy đức tin vào Thiên Chúa Hằng Sống mới đủ sức làm như vậy. Bà như điên khùng đẩy các con trai yêu quí của bà lần lượt vào chỗ chết, nhưng thực ra, bà đã rất khôn ngoan và tỉnh táo để cố vấn cho con cái mình diệu pháp đạt được sự sống đời đời.
Lời của Thánh Tông đồ Phaolô trong thư Rôma là câu trả lời mạnh mẽ cho tất cả thái độ anh hùng phi thường của các thế hệ tử đạo. Ngài viết: “Nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được”, và chỗ khác Ngài nói: “Không có gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”. Vâng, không có gì! Không có gì, kể cả sự chết cũng không làm lay chuyển được đức tin của các Ngài.
Lời Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng Luca là một bảo đảm chắc chắn cho những ai trung thành đi theo Chúa Giêsu: “Ai muốn theo tôi, hãy bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo tôi”. Thánh giá hằng ngày của người tin Chúa chính là những gì làm cho họ trở thành con cái ngoan hiền của Thiên Chúa, tránh xa những gì thù nghịch cùng đức tin và luân lý của Đạo Chúa. Được chết vì Đạo như các Thánh Tử Đạo là một minh chứng cao nhất cho đức tin, nhưng sống với cây thánh giá hằng ngày của mình cũng là một cuộc tử đạo âm thầm liên lỉ trong suốt cuộc đời Kitô hữu.
Để được chết vì đạo, các Vị Tử Đạo của chúng ta đã biết sống cho một lý tưởng siêu việt. Các Ngài không làm tổn thương đến truyền thống dân tộc, không chủ trương bất hiếu với mẹ cha, không làm tay sai cho ngoại quốc như các Ngài bị kết án. Thánh Carôlô Tân đã khẳng khái trả lời cho những người kết án Ngài là chống lại Triều đình: “Chúng tôi chỉ chuyên lo giảng đạo, khuyên người ta ăn ngay ở lành, dạy con cái thờ cha kính mẹ, kêu gọi thần dân vâng phục vua quan. Thế thì tôi đâu có đi ngược lại giáo huấn của mình mà chống lại nhà vua được.” Thánh Phaolô Khoan đối đáp càng mạnh mẽ hơn: “Chúng tôi không phạm tội ác, không chống lệnh vua, không lỗi luật nước. Chúng tôi chết chỉ vì là người Kitô hữu.”
Theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã chết và đã phục sinh, các Vị Tử đạo đã chết với một quả tim luôn vững niềm trông cậy và bác ái yêu thương. Các Ngài tin vào Thiên Chúa là Đấng Toàn Nẵng đã tạo dựng nên mình, thì Ngài cũng có thể tái tạo mình. Các Ngài dám chết vì hoàn toàn cậy trông vào Chúa, như Thánh Phaolô Tịnh trong đau đớn tột cùng vẫn một mực tuyên xưng: “Đức Kitô không chỉ nhìn tôi chiến đấu, mà chính Người đang chiến đấu và dành chiến thắng”. Các Ngài sẵn sàng chết trong tình yêu và vì tình yêu như Thánh Simon Hoà đã nói với đoàn con cái theo khóc tiễn đưa Ngài ra pháp trường: “Cha yêu thương và hằng săn sóc các con, nhưng cha phải yêu Chúa nhiêu hơn nữa. Chúa đã muốn cha chịu khổ hình, cha xin vâng ý Người cho trọn”. Các Ngài đã xác tín rằng Thiên Chúa đã yêu thương mình, ban Con Một cho mình, không tiếc gì với mình, thì giờ đây, các Ngài dùng cái chết để đáp trả lại lòng mến ân tình bao la đó. Chân phước Anrê Phú Yên của chúng ta, chàng trai 19 tuổi, đã lặp đi lặp lại như một điệp khúc: “Hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu, và lấy mạng sống đáp đền mạng sống”.
Sống như thế và chết như thế, nên máu của các Ngài đổ ra không chỉ để xây dựng nền móng cho Giáo Hội Việt Nam thuở ban đầu, mà gương sống bất hủ của các Ngài luôn soi sáng cho con đường của Giáo Hội Việt Nam suốt chặng đường lịch sử cho đến ngày hôm nay. Khó khăn bách hại tưởng chừng như đã qua, nhưng thực ra, con cái Chúa không bao giờ được phép sống yên hàn. “Vì ghét Thầy, họ sẽ ghét các con”. Thế gian ngày nay dù muốn cũng không dễ lấy đi mạng sống của chúng ta như cha ông chúng ta ngày trước, nhưng lại có trăm ngàn vạn cách để làm suy yếu và tìm cách huỷ diệt đức tin của chúng ta. Không chỉ có vua quan muốn loại trừ chúng ta, còn bao nhiêu thế lực đen tối của trần gian liên kết với nhau để tấn công Giáo Hội, để dụ dỗ, lôi kéo và làm hư hỏng con cái Chúa khắp nơi. Bí quyết bảo vệ đức tin cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất chính là vui lòng chấp nhận vác thánh giá cuộc đời theo chân Chúa Giêsu.
Thưa anh chị em, mỗi chúng ta đều có cây thánh giá của mình để vác. Chúa Giêsu trước cây Thánh Giá Cứu Độ của Ngài, cũng đã nhìn thấy thánh giá của những ai tin theo Ngài. Ngài đã đảm đang cây Thánh Giá Chúa Cha trao phó một cách anh hùng. Ngài mời gọi và nâng đỡ tất cả chúng ta vác thánh giá đời mình đi theo Ngài: “Ai muốn theo Ta, hãy vác thánh giá hằng ngày mà theo”. Vâng, thánh giá cuộc đời được kết dệt nên bằng thánh giá hằng ngày, thậm chí hằng giờ, từng phút giây. Thánh giá của mỗi Kitô hữu hôm nay là chiếc bóng đổ dài từ cây Thánh Giá của Đức Kitô trên đồi Gol-gô-tha, phủ bóng cứu độ mỗi ngày một xa trên địa cầu. Hãy yêu mến trân quý thánh giá của mình, và quan tâm đỡ nâng thánh giá của người bên cạnh.
Các Vị Tử đạo của chúng ta ngày xưa đã bị ép buộc bước qua cây Thánh Giá đặt nằm trên đất, như dấu hiệu của sự chối đạo, để được tha chết. Ngày nay, bước qua Thánh Giá tức là “bước qua Tin Mừng”, dẫm đạp lên Tin Mừng để được sống theo những đam mê bất chính của mình, để được “lời lãi cả thế gian” mà bất chấp việc thiệt mất linh hồn. Chúng ta có thể đã hữu ý hay vô tình làm điều đó.
Vác thánh giá theo Chúa Giêsu hôm nay, chính là việc “vác lấy Tin Mừng”, “ôm trọn Tin Mừng”, yêu mến và sống theo Tin Mừng. Mỗi Kitô hữu chúng ta phải là những hạt giống âm thầm chịu nát tan đi trong lòng đất cuộc đời như hạt lúa mì, để hoa trái của Tin Mừng sinh sôi nẩy nở.
Thưa anh chị em, Chúa Giêsu trong Thánh Thể vẫn tiếp tục chịu khổ nạn. Giáo Hội, Thân Thể Mầu Nhiệm của Ngài vẫn tiếp tục hành trình trong gian nan thử thách. Nhưng đó là con đường dẫn đến Nước Trời. Con đường đã thấm máu Đức Kitô, các Vị Tử Đạo và trải bằng những hy sinh cũng như niềm hy vọng cậy trông của chúng ta hôm nay. Các Vị Tử Đạo Việt Nam đã chọn lựa bước theo con đường này, đã đạt đến đích và đang chờ đợi chúng ta.
Năm Thánh đã bắt đầu. Mùa Hồng Ân đã đến trên quê hương và Giáo Hội Việt Nam. Cùng nhau xác định ơn gọi và sứ mệnh của Giáo Hội và của mỗi chúng ta, để cùng hân hoan sống Năm Thánh trong tinh thần: Giáo Hội Mầu Nhiệm - Hiệp Thông - và Sứ Vụ. Amen.
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn ngày 24/11 làm ngày khai mạc Năm Thánh, và chọn Sở Kiện làm nơi tổ chức lễ Khai Mạc, không phải chỉ mời gọi chúng ta cúi xuống đọc lại những trang sử hào hùng của Giáo Hội Việt Nam, mà còn ngẩng đầu hiên ngang theo gương các Vị Tử Đạo tiền bối, và hãnh diện viết tiếp trang sử chứng nhân cho đức tin theo cách thức của thời đại chúng ta hôm nay.
Khai mạc Năm Thánh theo tinh thần và gương sáng của các Vị Tử Đạo, Giáo Hội mời gọi chúng ta “xuất phát lại từ Chúa Kitô”, khởi đi từ Tin Mừng của Ngài, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu khi bước vào Thiên Niên Kỷ Thứ Ba. Tin Mừng ấy đã được viết bằng máu của chính Đức Kitô, đã được tiếp tục viết bằng máu của các Vị Tử Đạo của chúng ta, và sang trang với những nỗ lực sống và làm chứng cho đức tin của thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay soi sáng cho chúng ta về ý nghĩa và giá trị vĩnh cửu của những chứng nhân đức tin trong lịch sử, từ Cựu Ước sang Tân Ước, mà đỉnh cao là sứ vụ và con người của Chúa Giêsu Kitô. Con đường khổ nạn Ngài đã đi qua đã được các thế hệ chứng nhân và mỗi người chúng ta tiếp bước.
Không phải bất cứ người mẹ nào cũng có thể xử sự phi thường như người mẹ của 7 đứa con trang sách Macabê chúng ta vừa nghe. Chỉ có những người mẹ đong đầy đức tin vào Thiên Chúa Hằng Sống mới đủ sức làm như vậy. Bà như điên khùng đẩy các con trai yêu quí của bà lần lượt vào chỗ chết, nhưng thực ra, bà đã rất khôn ngoan và tỉnh táo để cố vấn cho con cái mình diệu pháp đạt được sự sống đời đời.
Lời của Thánh Tông đồ Phaolô trong thư Rôma là câu trả lời mạnh mẽ cho tất cả thái độ anh hùng phi thường của các thế hệ tử đạo. Ngài viết: “Nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta được”, và chỗ khác Ngài nói: “Không có gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”. Vâng, không có gì! Không có gì, kể cả sự chết cũng không làm lay chuyển được đức tin của các Ngài.
Lời Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng Luca là một bảo đảm chắc chắn cho những ai trung thành đi theo Chúa Giêsu: “Ai muốn theo tôi, hãy bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo tôi”. Thánh giá hằng ngày của người tin Chúa chính là những gì làm cho họ trở thành con cái ngoan hiền của Thiên Chúa, tránh xa những gì thù nghịch cùng đức tin và luân lý của Đạo Chúa. Được chết vì Đạo như các Thánh Tử Đạo là một minh chứng cao nhất cho đức tin, nhưng sống với cây thánh giá hằng ngày của mình cũng là một cuộc tử đạo âm thầm liên lỉ trong suốt cuộc đời Kitô hữu.
Để được chết vì đạo, các Vị Tử Đạo của chúng ta đã biết sống cho một lý tưởng siêu việt. Các Ngài không làm tổn thương đến truyền thống dân tộc, không chủ trương bất hiếu với mẹ cha, không làm tay sai cho ngoại quốc như các Ngài bị kết án. Thánh Carôlô Tân đã khẳng khái trả lời cho những người kết án Ngài là chống lại Triều đình: “Chúng tôi chỉ chuyên lo giảng đạo, khuyên người ta ăn ngay ở lành, dạy con cái thờ cha kính mẹ, kêu gọi thần dân vâng phục vua quan. Thế thì tôi đâu có đi ngược lại giáo huấn của mình mà chống lại nhà vua được.” Thánh Phaolô Khoan đối đáp càng mạnh mẽ hơn: “Chúng tôi không phạm tội ác, không chống lệnh vua, không lỗi luật nước. Chúng tôi chết chỉ vì là người Kitô hữu.”
Theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã chết và đã phục sinh, các Vị Tử đạo đã chết với một quả tim luôn vững niềm trông cậy và bác ái yêu thương. Các Ngài tin vào Thiên Chúa là Đấng Toàn Nẵng đã tạo dựng nên mình, thì Ngài cũng có thể tái tạo mình. Các Ngài dám chết vì hoàn toàn cậy trông vào Chúa, như Thánh Phaolô Tịnh trong đau đớn tột cùng vẫn một mực tuyên xưng: “Đức Kitô không chỉ nhìn tôi chiến đấu, mà chính Người đang chiến đấu và dành chiến thắng”. Các Ngài sẵn sàng chết trong tình yêu và vì tình yêu như Thánh Simon Hoà đã nói với đoàn con cái theo khóc tiễn đưa Ngài ra pháp trường: “Cha yêu thương và hằng săn sóc các con, nhưng cha phải yêu Chúa nhiêu hơn nữa. Chúa đã muốn cha chịu khổ hình, cha xin vâng ý Người cho trọn”. Các Ngài đã xác tín rằng Thiên Chúa đã yêu thương mình, ban Con Một cho mình, không tiếc gì với mình, thì giờ đây, các Ngài dùng cái chết để đáp trả lại lòng mến ân tình bao la đó. Chân phước Anrê Phú Yên của chúng ta, chàng trai 19 tuổi, đã lặp đi lặp lại như một điệp khúc: “Hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu, và lấy mạng sống đáp đền mạng sống”.
Sống như thế và chết như thế, nên máu của các Ngài đổ ra không chỉ để xây dựng nền móng cho Giáo Hội Việt Nam thuở ban đầu, mà gương sống bất hủ của các Ngài luôn soi sáng cho con đường của Giáo Hội Việt Nam suốt chặng đường lịch sử cho đến ngày hôm nay. Khó khăn bách hại tưởng chừng như đã qua, nhưng thực ra, con cái Chúa không bao giờ được phép sống yên hàn. “Vì ghét Thầy, họ sẽ ghét các con”. Thế gian ngày nay dù muốn cũng không dễ lấy đi mạng sống của chúng ta như cha ông chúng ta ngày trước, nhưng lại có trăm ngàn vạn cách để làm suy yếu và tìm cách huỷ diệt đức tin của chúng ta. Không chỉ có vua quan muốn loại trừ chúng ta, còn bao nhiêu thế lực đen tối của trần gian liên kết với nhau để tấn công Giáo Hội, để dụ dỗ, lôi kéo và làm hư hỏng con cái Chúa khắp nơi. Bí quyết bảo vệ đức tin cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất chính là vui lòng chấp nhận vác thánh giá cuộc đời theo chân Chúa Giêsu.
Thưa anh chị em, mỗi chúng ta đều có cây thánh giá của mình để vác. Chúa Giêsu trước cây Thánh Giá Cứu Độ của Ngài, cũng đã nhìn thấy thánh giá của những ai tin theo Ngài. Ngài đã đảm đang cây Thánh Giá Chúa Cha trao phó một cách anh hùng. Ngài mời gọi và nâng đỡ tất cả chúng ta vác thánh giá đời mình đi theo Ngài: “Ai muốn theo Ta, hãy vác thánh giá hằng ngày mà theo”. Vâng, thánh giá cuộc đời được kết dệt nên bằng thánh giá hằng ngày, thậm chí hằng giờ, từng phút giây. Thánh giá của mỗi Kitô hữu hôm nay là chiếc bóng đổ dài từ cây Thánh Giá của Đức Kitô trên đồi Gol-gô-tha, phủ bóng cứu độ mỗi ngày một xa trên địa cầu. Hãy yêu mến trân quý thánh giá của mình, và quan tâm đỡ nâng thánh giá của người bên cạnh.
Các Vị Tử đạo của chúng ta ngày xưa đã bị ép buộc bước qua cây Thánh Giá đặt nằm trên đất, như dấu hiệu của sự chối đạo, để được tha chết. Ngày nay, bước qua Thánh Giá tức là “bước qua Tin Mừng”, dẫm đạp lên Tin Mừng để được sống theo những đam mê bất chính của mình, để được “lời lãi cả thế gian” mà bất chấp việc thiệt mất linh hồn. Chúng ta có thể đã hữu ý hay vô tình làm điều đó.
Vác thánh giá theo Chúa Giêsu hôm nay, chính là việc “vác lấy Tin Mừng”, “ôm trọn Tin Mừng”, yêu mến và sống theo Tin Mừng. Mỗi Kitô hữu chúng ta phải là những hạt giống âm thầm chịu nát tan đi trong lòng đất cuộc đời như hạt lúa mì, để hoa trái của Tin Mừng sinh sôi nẩy nở.
Thưa anh chị em, Chúa Giêsu trong Thánh Thể vẫn tiếp tục chịu khổ nạn. Giáo Hội, Thân Thể Mầu Nhiệm của Ngài vẫn tiếp tục hành trình trong gian nan thử thách. Nhưng đó là con đường dẫn đến Nước Trời. Con đường đã thấm máu Đức Kitô, các Vị Tử Đạo và trải bằng những hy sinh cũng như niềm hy vọng cậy trông của chúng ta hôm nay. Các Vị Tử Đạo Việt Nam đã chọn lựa bước theo con đường này, đã đạt đến đích và đang chờ đợi chúng ta.
Năm Thánh đã bắt đầu. Mùa Hồng Ân đã đến trên quê hương và Giáo Hội Việt Nam. Cùng nhau xác định ơn gọi và sứ mệnh của Giáo Hội và của mỗi chúng ta, để cùng hân hoan sống Năm Thánh trong tinh thần: Giáo Hội Mầu Nhiệm - Hiệp Thông - và Sứ Vụ. Amen.