Copenhagen - thứ hai, 07/12/2009 – Hôm nay tất cả dân cư thế giới nhìn về thủ đô Đan Mạch, thành phố Copenhagen với Cuộc Họp Thượng Đỉnh Thế Giới về Khí Hậu lần thứ 15 (COP 15) đã được khai mạc trọng thể trong khu triển lãm quốc tế.
Cuộc Họp Thượng Đỉnh của 192 quốc gia muốn gióng một tiếng chuông thật to để bảo vệ trái địa cầu. Đây là cuộc họp lớn nhất và nhiều nguyên thủ quốc gia cùng với các đại biểu tham dự đông nhất t ừtrước tới nay. Chỉ riêng các đại biểu đã lên đến con số 15.000 người. Thủ tướng Đan Mạch, ông Lars Lokke Rasmussen cho biết nước Đan Mạch sẽ tiếp đón 110 nguyên thủ quốc gia đến Copenhagen.
Thủ đô Đan Mạch, Copenhagen, một thành phố nhỏ trong Âu Châu, chỉ có vọn vẹn 518.574 dân cư, tuy nhiên là một thủ phủ quan trọng trong vùng Bắc Âu, nay được thế giới hướng về với một tia sáng hy vọng để cứu nguy trái đất.
Giới hay chơi chữ đã sửa đổi lại một mẫu tự trong danh gọi Copenhagen (theo nghĩa tiếng Đan là hải cảng của thương gia) thay vì chữ C thành chữ H = „Hopenhagen“ để nói lên niềm hy vọng lớn lao vfao cuộc họp COP 15. Điều này có thể liên quan đến một đánh giá của đại học Leicester (Anh quốc) về đời sống người Đan Mạch tại thủ đô Copenhagen là những dân cư hạnh phúc nhất trên địa cầu.
Thế giới ngày càng lo âu về biến đổi môi trường do khí hậu gây ra vì trái đất ngày càng „nóng“ lên. 14 cuộc họp đã qua người dân chỉ thấy các nhà nguyên thủ nói miệng chứ không hành động như qua 2 nghị quyết quan trọng tại Rio de Janeiro (Ba Tây) vào năm 1982 và tại Kyoto (Nhật) năm 1997. Từ kỳ họp thứ COP 15 này tất cả cư dân địa cầu trông chờ một kết quả cụ thể mà mọi quốc gia phải chung sức tải giảm khí độc là nguyên do chính làm cho trái đất gia tăng nhiệt độ.
Việt Nam chúng ta cũng có những đại biểu đến tham dự. Không biết có nguyên thủ Nguyễn Minh Triết đại diện cho csVN tại Copenhagen? Chỉ lo ngại bác Triết tuyên bố lung tung giống như khi thăm Cuba thì trái địa cầu chúng ta sẽ „nổ tung“ từng mảnh vụn (Cuba thức thì Việt Nam ngủ - Việt Nam gác thì Cuba nghỉ). Theo dòng tư tưởng lớn của bác Triết chúng ta có thể thêm vào câu trên vài chữ cho ý nghĩa phong phú để 2 tên nghèo đói nhất thế giới hiện nay thay nhau CANH GIỮ KHÔNG KHÍ cho thế giới: Cuba nín thì Việt Nam thở - Việt Nam xuống tấn thì Cuba xì...
Chưa cần Bác Triết vung đao chém không khí thì hôm nay một tin tức được báo chí đứng bên „lề phải“ đưa tin rất trang trọng: „Nông dân Phan Thị Ánh dự hội nghị Copenhagen“.
Bà Ánh tường thuật về kiến thức môi trường với báo Tuổi Trẻ: “Tôi là một nông dân mà gia đình đã nhiều đời làm muối. Cũng đôi lần tôi có nghe tivi nói về biến đổi khí hậu toàn cầu. Rồi bà con hàng xóm cũng nói ra nói vào, người nghe được ở đâu nói gì thì nói thế đó chứ thật ra cũng không biết chính xác là gì. Chỉ có một điều mà tôi chắc chắn là khí hậu những năm gần đây quá thất thường".
Để bồi bổ thêm ý tưởng sâu rộng nữ đồng chí Ánh lập luận:
"Trước đây, cứ đến ba tháng hè là đúng ba tháng trời nắng ráo, không một ngày mưa, còn giờ thì mưa nắng thất thường quá. Có hôm trời nắng ráo 37-38°C, mấy chị em trên đồng muối chúng tôi mồ hôi ướt cả áo rồi bỗng nhiên trời chuyển mưa, vậy là coi như mất trắng.“
Và bà Ánh tìm kết luận cho việc nghèo đói xảy ra từ việc thay đổi khí hậu bằng cách ngửa tay xin viện trợ:
„Hai vợ chồng phải chạy vạy khắp nơi để tìm việc mong kiếm thêm chút thu nhập, nhiều lúc chồng tôi phải vào tận Đà Nẵng, Huế để làm phụ hồ mới đủ nuôi ba đứa con ăn học. Ở quê tôi, nhiều gia đình buộc phải cho con nghỉ học vì thu nhập từ ruộng muối bây giờ quá thấp do thiên tai liên miên. Chồng tôi hay nói đùa: vợ chồng mình có bốn bàn tay, chỉ cần một trong số đó dừng lại là đói cả nhà.
Tôi muốn mang tiếng nói của người dân quê tôi cũng là tiếng nói của người nông dân Việt Nam đến với hội nghị, hi vọng ở đó người ta có những giải pháp để giúp cuộc sống của chúng tôi ổn định hơn”.
Mèn đất ơi! csVN có lẽ đang manh nha muốn hưởng phúc lộc từ quỹ dự định 30 tỉ đô la giúp các nước nghèo làm giảm nhiệt trái đất. Điều này đã được điều nghiên đi vào quỹ đạo „xin tiền“ muôn thuở của đỉnh cao trí tuệ csVN. Chẳng lạ gì các chuyên viên tại COP 15 đã đưa danh sách 11 quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng thay đổi khí hậu, trong đó có Việt Nam nghèo đói.
Nông dân Phan Thị Ánh được giao thi hành cho phi vụ kiếm tiền một cách quang minh chính đại này.
Các câu hỏi đặt ra về thiệt hại từ ảnh hưởng môi trường hoặc tự csVN làm cho người dân nghèo và đói.
- Tại sao nông dân đói? Tại ông khí hậu! Tại ông sân Gôn? Tại nhà nước khoanh vùng dự án lấy hết đất canh tác của nông dân?
- Tại sao dòng sông Thị Vải chết? Tại ông Vedan, kết quả mới được sở Tài nguyên và Môi trường kết luận hôm 07/12/2009! (Khoảng 2.600 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản của 2 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu bị ảnh hưởng).
- Tại sao hơn 100 nạn nhân bị chết vì lũ? Tại 50 thủy điện tại quảng Nam! Tại nạn phá rừng hỗn loạn? Chỉ nhìn vào bài toán kinh tế do báo „lề phải“ đưa ra, có lẽ cả thế giới phải chào thua cách phát triển của csVN: Dự kiến năm 2015 khi 50 nhà máy thủy điện (tại Quảng Nam) đi vào hoạt động sẽ tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách của tỉnh Quảng Nam hằng năm khoảng 800 tỉ đồng. Trong lúc đó chỉ tính trong cơn bão lũ số 9 vừa qua, Quảng Nam bị thiệt hại giá trị hơn 4.000 tỉ đồng, trong đó riêng huyện Đại Lộc là 650 tỉ đồng. Ông Mai Anh Súy, phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, phản ứng gay gắt việc thủy điện A Vương xả lũ khiến cả huyện bị ngập nặng nề nhất trong 100 năm qua. Ông nói lúc đang mưa bão, lũ lên báo động 3, dân tình hoang mang. Đùng một cái thủy điện A Vương xả hơn 100 triệu m3 nước trong vài giờ lúc đêm khuya. Hàng vạn hộ dân trở tay không kịp, mất mát rất lớn. Ông Súy xót xa: “Lũ đã lớn còn xả nước thủy điện, lại chồng thêm lũ “nhân tạo” thì thiếu trách nhiệm quá. Quảng Nam đang đạt kỷ lục thế giới vì trong 1 tỉnh có đến 50 thủy điện. Người đọc không dám bình phẩm gì thêm nữa nếu không nói rằng đúng là bọn đại ác ôn đang giết hại dân lành!
- Tại sao hồ Linh Quang (P. Văn Chương, Q. Đống Đa, Hà Nội) biến thành bãi rác khi đã được đầu tư hơn 100 tỉ đồng để cải tạo? Tại ông tham nhũng!
- Tại sao hai bên đường An Dương Vương (đoạn từ cầu Mỹ Thuận đến tiếp giáp đại lộ Đông Tây) thuộc ranh giới giữa quận Bình Tân và Q.8, Sàigòn "biến" thành… sông bùn lầy lội từ nhiều tháng qua. Tại vì các tham quan vô cảm, vô tâm!
- Tại sao có việc sai trái nghiêm trọng tại bãi rác Đa Phước (Sàigòn)? Tại các túi tham không đáy của các quan lên đến 9 triệu đô la! Có phải các quan đem kinh phí môi trường gửi ngân hàng lấy lãi?
- Tại sao Bản án “treo” suốt 15 năm về khu vực đầm Sen, đầm Hồng (nay thuộc tổ 19 - phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) không được giải quyết? Người dân lỡ tiền mua phải phần đất do chính quyền xã bán trái phép đã bấn lên khi TAND thành phố Hà Nội tuyên bản án số 757, tháng 9/1995 về vụ "vi phạm quản lý, sử dụng đất đai". Điểm chú ý quan trọng, sau hàng chục năm, do quá trình lấn chiếm, xáo trộn và buông lỏng trong quản lý… ngoài một phần nhỏ của hồ được giao làm dự án, đến nay diện tích đầm Hồng đã giảm gần một nửa. Tại vì các quan ở đây lắm quyền quá không ai dám đụng vào!
- Tại sao hồ Cầu Tình đang hấp hối? Hồ Cầu Tình, thuộc P. Gia Thụy, Q. Long Biên- Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng tới mức người ta có thể đi lại trên rác giữa lòng hồ như đi trên đất bằng! Dân chủ động lấn chiếm hồ, xả thải ra hồ như một điều hết sức tự nhiên… Tại vì chính quyền bất lực!
Các câu hỏi trên được trích ra và giải đáp từ các nhật báo của csVN trong vài ngày nóng bỏng vừa qua.
Kết thúc bài viết này được trích dẫn lời ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa nói về môi trường tại VN vào thứ hai, 07/12/2009 dịp họp cuối năm của HĐND TP.HCM:
„Về tình trạng ô nhiễm môi trường, tôi thấy năng lực quản lý không theo kịp tốc độ phát triển. Quản lý đất công và sử dụng đất công cũng còn nhiều bất cập. Để giải quyết, cần có sự phối hợp giữa Thành phố và các cơ quan Trung ương. Nguyên nhân chính là kỷ cương vẫn còn bị buông lỏng. Đất đai vẫn là "miếng bánh" béo bở nhất để tranh giành“.
Song song tại Hà Nội các cử tri Hà Nội còn nhiều bức xúc trước Kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố Hà Nội khóa XIII từ ngày 8 đến 11/12 được VOV đưa tin: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường… vẫn là những vấn đề bức xúc của cử tri. Ô nhiễm môi trường vẫn là chủ đề nóng ở nhiều địa phương trong thành phố. Cử tri nhiều quận, huyện nêu đích danh những địa chỉ đen gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở một số làng nghề, bệnh viện, bãi rác… ảnh hưởng xấu tới đời sống người dân.
Đáng tiếc bài báo không nêu đích danh kẻ gây ra ô nhiễm môi trường trên mặt báo!
Bauxite Tây Nguyên và 2 nhà máy điện nguyên tử sẽ là những „dự án vĩ đại“ nằm xa ngoài tầm tay của kẻ quyết định về kỹ thuật lẫn môi trường. Dân nghèo sẽ là những nạn nhân khốn cùng gánh chịu hậu quả trầm trọng sau này.
Đói, nghèo tại VN do thiên tai khí hậu hay do nhân tai gây ra?
Cuộc Họp Thượng Đỉnh của 192 quốc gia muốn gióng một tiếng chuông thật to để bảo vệ trái địa cầu. Đây là cuộc họp lớn nhất và nhiều nguyên thủ quốc gia cùng với các đại biểu tham dự đông nhất t ừtrước tới nay. Chỉ riêng các đại biểu đã lên đến con số 15.000 người. Thủ tướng Đan Mạch, ông Lars Lokke Rasmussen cho biết nước Đan Mạch sẽ tiếp đón 110 nguyên thủ quốc gia đến Copenhagen.
Thủ đô Đan Mạch, Copenhagen, một thành phố nhỏ trong Âu Châu, chỉ có vọn vẹn 518.574 dân cư, tuy nhiên là một thủ phủ quan trọng trong vùng Bắc Âu, nay được thế giới hướng về với một tia sáng hy vọng để cứu nguy trái đất.
Giới hay chơi chữ đã sửa đổi lại một mẫu tự trong danh gọi Copenhagen (theo nghĩa tiếng Đan là hải cảng của thương gia) thay vì chữ C thành chữ H = „Hopenhagen“ để nói lên niềm hy vọng lớn lao vfao cuộc họp COP 15. Điều này có thể liên quan đến một đánh giá của đại học Leicester (Anh quốc) về đời sống người Đan Mạch tại thủ đô Copenhagen là những dân cư hạnh phúc nhất trên địa cầu.
Thế giới ngày càng lo âu về biến đổi môi trường do khí hậu gây ra vì trái đất ngày càng „nóng“ lên. 14 cuộc họp đã qua người dân chỉ thấy các nhà nguyên thủ nói miệng chứ không hành động như qua 2 nghị quyết quan trọng tại Rio de Janeiro (Ba Tây) vào năm 1982 và tại Kyoto (Nhật) năm 1997. Từ kỳ họp thứ COP 15 này tất cả cư dân địa cầu trông chờ một kết quả cụ thể mà mọi quốc gia phải chung sức tải giảm khí độc là nguyên do chính làm cho trái đất gia tăng nhiệt độ.
Việt Nam chúng ta cũng có những đại biểu đến tham dự. Không biết có nguyên thủ Nguyễn Minh Triết đại diện cho csVN tại Copenhagen? Chỉ lo ngại bác Triết tuyên bố lung tung giống như khi thăm Cuba thì trái địa cầu chúng ta sẽ „nổ tung“ từng mảnh vụn (Cuba thức thì Việt Nam ngủ - Việt Nam gác thì Cuba nghỉ). Theo dòng tư tưởng lớn của bác Triết chúng ta có thể thêm vào câu trên vài chữ cho ý nghĩa phong phú để 2 tên nghèo đói nhất thế giới hiện nay thay nhau CANH GIỮ KHÔNG KHÍ cho thế giới: Cuba nín thì Việt Nam thở - Việt Nam xuống tấn thì Cuba xì...
Chưa cần Bác Triết vung đao chém không khí thì hôm nay một tin tức được báo chí đứng bên „lề phải“ đưa tin rất trang trọng: „Nông dân Phan Thị Ánh dự hội nghị Copenhagen“.
Bà Ánh tường thuật về kiến thức môi trường với báo Tuổi Trẻ: “Tôi là một nông dân mà gia đình đã nhiều đời làm muối. Cũng đôi lần tôi có nghe tivi nói về biến đổi khí hậu toàn cầu. Rồi bà con hàng xóm cũng nói ra nói vào, người nghe được ở đâu nói gì thì nói thế đó chứ thật ra cũng không biết chính xác là gì. Chỉ có một điều mà tôi chắc chắn là khí hậu những năm gần đây quá thất thường".
Để bồi bổ thêm ý tưởng sâu rộng nữ đồng chí Ánh lập luận:
"Trước đây, cứ đến ba tháng hè là đúng ba tháng trời nắng ráo, không một ngày mưa, còn giờ thì mưa nắng thất thường quá. Có hôm trời nắng ráo 37-38°C, mấy chị em trên đồng muối chúng tôi mồ hôi ướt cả áo rồi bỗng nhiên trời chuyển mưa, vậy là coi như mất trắng.“
Và bà Ánh tìm kết luận cho việc nghèo đói xảy ra từ việc thay đổi khí hậu bằng cách ngửa tay xin viện trợ:
„Hai vợ chồng phải chạy vạy khắp nơi để tìm việc mong kiếm thêm chút thu nhập, nhiều lúc chồng tôi phải vào tận Đà Nẵng, Huế để làm phụ hồ mới đủ nuôi ba đứa con ăn học. Ở quê tôi, nhiều gia đình buộc phải cho con nghỉ học vì thu nhập từ ruộng muối bây giờ quá thấp do thiên tai liên miên. Chồng tôi hay nói đùa: vợ chồng mình có bốn bàn tay, chỉ cần một trong số đó dừng lại là đói cả nhà.
Tôi muốn mang tiếng nói của người dân quê tôi cũng là tiếng nói của người nông dân Việt Nam đến với hội nghị, hi vọng ở đó người ta có những giải pháp để giúp cuộc sống của chúng tôi ổn định hơn”.
Mèn đất ơi! csVN có lẽ đang manh nha muốn hưởng phúc lộc từ quỹ dự định 30 tỉ đô la giúp các nước nghèo làm giảm nhiệt trái đất. Điều này đã được điều nghiên đi vào quỹ đạo „xin tiền“ muôn thuở của đỉnh cao trí tuệ csVN. Chẳng lạ gì các chuyên viên tại COP 15 đã đưa danh sách 11 quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng thay đổi khí hậu, trong đó có Việt Nam nghèo đói.
Nông dân Phan Thị Ánh được giao thi hành cho phi vụ kiếm tiền một cách quang minh chính đại này.
Các câu hỏi đặt ra về thiệt hại từ ảnh hưởng môi trường hoặc tự csVN làm cho người dân nghèo và đói.
- Tại sao nông dân đói? Tại ông khí hậu! Tại ông sân Gôn? Tại nhà nước khoanh vùng dự án lấy hết đất canh tác của nông dân?
- Tại sao dòng sông Thị Vải chết? Tại ông Vedan, kết quả mới được sở Tài nguyên và Môi trường kết luận hôm 07/12/2009! (Khoảng 2.600 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản của 2 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu bị ảnh hưởng).
- Tại sao hơn 100 nạn nhân bị chết vì lũ? Tại 50 thủy điện tại quảng Nam! Tại nạn phá rừng hỗn loạn? Chỉ nhìn vào bài toán kinh tế do báo „lề phải“ đưa ra, có lẽ cả thế giới phải chào thua cách phát triển của csVN: Dự kiến năm 2015 khi 50 nhà máy thủy điện (tại Quảng Nam) đi vào hoạt động sẽ tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách của tỉnh Quảng Nam hằng năm khoảng 800 tỉ đồng. Trong lúc đó chỉ tính trong cơn bão lũ số 9 vừa qua, Quảng Nam bị thiệt hại giá trị hơn 4.000 tỉ đồng, trong đó riêng huyện Đại Lộc là 650 tỉ đồng. Ông Mai Anh Súy, phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, phản ứng gay gắt việc thủy điện A Vương xả lũ khiến cả huyện bị ngập nặng nề nhất trong 100 năm qua. Ông nói lúc đang mưa bão, lũ lên báo động 3, dân tình hoang mang. Đùng một cái thủy điện A Vương xả hơn 100 triệu m3 nước trong vài giờ lúc đêm khuya. Hàng vạn hộ dân trở tay không kịp, mất mát rất lớn. Ông Súy xót xa: “Lũ đã lớn còn xả nước thủy điện, lại chồng thêm lũ “nhân tạo” thì thiếu trách nhiệm quá. Quảng Nam đang đạt kỷ lục thế giới vì trong 1 tỉnh có đến 50 thủy điện. Người đọc không dám bình phẩm gì thêm nữa nếu không nói rằng đúng là bọn đại ác ôn đang giết hại dân lành!
- Tại sao hồ Linh Quang (P. Văn Chương, Q. Đống Đa, Hà Nội) biến thành bãi rác khi đã được đầu tư hơn 100 tỉ đồng để cải tạo? Tại ông tham nhũng!
- Tại sao hai bên đường An Dương Vương (đoạn từ cầu Mỹ Thuận đến tiếp giáp đại lộ Đông Tây) thuộc ranh giới giữa quận Bình Tân và Q.8, Sàigòn "biến" thành… sông bùn lầy lội từ nhiều tháng qua. Tại vì các tham quan vô cảm, vô tâm!
- Tại sao có việc sai trái nghiêm trọng tại bãi rác Đa Phước (Sàigòn)? Tại các túi tham không đáy của các quan lên đến 9 triệu đô la! Có phải các quan đem kinh phí môi trường gửi ngân hàng lấy lãi?
- Tại sao Bản án “treo” suốt 15 năm về khu vực đầm Sen, đầm Hồng (nay thuộc tổ 19 - phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) không được giải quyết? Người dân lỡ tiền mua phải phần đất do chính quyền xã bán trái phép đã bấn lên khi TAND thành phố Hà Nội tuyên bản án số 757, tháng 9/1995 về vụ "vi phạm quản lý, sử dụng đất đai". Điểm chú ý quan trọng, sau hàng chục năm, do quá trình lấn chiếm, xáo trộn và buông lỏng trong quản lý… ngoài một phần nhỏ của hồ được giao làm dự án, đến nay diện tích đầm Hồng đã giảm gần một nửa. Tại vì các quan ở đây lắm quyền quá không ai dám đụng vào!
- Tại sao hồ Cầu Tình đang hấp hối? Hồ Cầu Tình, thuộc P. Gia Thụy, Q. Long Biên- Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng tới mức người ta có thể đi lại trên rác giữa lòng hồ như đi trên đất bằng! Dân chủ động lấn chiếm hồ, xả thải ra hồ như một điều hết sức tự nhiên… Tại vì chính quyền bất lực!
Các câu hỏi trên được trích ra và giải đáp từ các nhật báo của csVN trong vài ngày nóng bỏng vừa qua.
Kết thúc bài viết này được trích dẫn lời ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa nói về môi trường tại VN vào thứ hai, 07/12/2009 dịp họp cuối năm của HĐND TP.HCM:
„Về tình trạng ô nhiễm môi trường, tôi thấy năng lực quản lý không theo kịp tốc độ phát triển. Quản lý đất công và sử dụng đất công cũng còn nhiều bất cập. Để giải quyết, cần có sự phối hợp giữa Thành phố và các cơ quan Trung ương. Nguyên nhân chính là kỷ cương vẫn còn bị buông lỏng. Đất đai vẫn là "miếng bánh" béo bở nhất để tranh giành“.
Song song tại Hà Nội các cử tri Hà Nội còn nhiều bức xúc trước Kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố Hà Nội khóa XIII từ ngày 8 đến 11/12 được VOV đưa tin: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường… vẫn là những vấn đề bức xúc của cử tri. Ô nhiễm môi trường vẫn là chủ đề nóng ở nhiều địa phương trong thành phố. Cử tri nhiều quận, huyện nêu đích danh những địa chỉ đen gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở một số làng nghề, bệnh viện, bãi rác… ảnh hưởng xấu tới đời sống người dân.
Đáng tiếc bài báo không nêu đích danh kẻ gây ra ô nhiễm môi trường trên mặt báo!
Bauxite Tây Nguyên và 2 nhà máy điện nguyên tử sẽ là những „dự án vĩ đại“ nằm xa ngoài tầm tay của kẻ quyết định về kỹ thuật lẫn môi trường. Dân nghèo sẽ là những nạn nhân khốn cùng gánh chịu hậu quả trầm trọng sau này.
Đói, nghèo tại VN do thiên tai khí hậu hay do nhân tai gây ra?