Chúa nhật 3 mùa vọng, Chúa nhật hồng, lễ phục màu hồng, nến hồng, hoa hồng trên bàn thờ sáng rực, là niềm vui đang rộn lên với màu hồng duyên dáng của những thiếu nữ Sion đón chờ Tân Lang đến.
Kìa, tiếng tiên tri Sophonia hân hoan mời gọi: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on, hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy nức lòng phấn khởi”. (Soph 3,14).
Và Thánh Phaolô cũng phấn khởi reo lên:
“Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!. (Phil 4, 4)
Và Ngài thêm một chi tiết quan trọng
“Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Phil 4, 5)
Cả hai ý tưởng ấy kết dính sâu sắc với lời khuyên của Thánh Gioan trong bài phúc âm (Lc 3, 10-18), tiếp theo đoạn Tin Mừng theo thánh Luca về việc Thánh Gioan hô lớn: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".(Lc 3,4-6)
Lời kêu gọi nầy đã làm động lòng nhiều người, đã đặt vào trong tâm tưởng nhiều người một ý hướng mới: ý hướng trở nên công chính để đón Chúa đến. Ý hướng ấy thôi thúc họ một sự đổi đời cụ thể trong cách sống của một con người mới, vì thế họ hỏi: “Chúng tôi phải làm gì?”
Thánh Gioan trả lời
Với mọi người: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." (Luca 3, 11)
Với quan chức thu thế: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." (Luca 3, 13)
Và với binh sĩ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng cáo gian ai, hãy bằng lòng với số lương của mình." (Luca 3, 14)
Tin mừng đã lột tả và bổ sung cho lời tiên tri Sophonia “Reo vui lên hỡi thiếu nữ Sion”.
Vui lên, vì đã nhận ra giá trị thấp kém trong lối sống cũ, nếu không nói là không có giá trị gì.
Vui lên, vì tâm trí tấm lòng đang khát khao một cuộc đổi đời có ý nghĩa hơn cho một cuộc sống mới: cuộc sống công chính.
Vui lên, vì thực hiện cuộc sống mới “hiền hòa, rộng rãi” theo tinh thần lời khuyên của Thánh Gioan.
Vui lên, vì nếu thay đổi được cách sống mới như thế, thì có được niềm xác tín chắc chắn sẽ gặp được ơn cứu độ, chắc chắn sẽ gặp được Đấng đến sau Thánh Gioan, nhưng cao trọng hơn Thánh Gioan.
Câu hỏi “Chúng tôi phải làm gì?” cho thấy một nhìn nhận rằng những gì chúng tôi đã làm trước đây, theo ý thích, theo bản năng, theo lề thói của chúng tôi, là chưa đúng, chưa tốt, chưa xứng đáng để đón nhận ơn cứu độ. Và cũng qua đó, cho thấy một khát khao thiện hảo, một khát khao công chính, để đón Chúa đến, để có niềm vui tuyệt hảo.
Câu hỏi ấy, thiết nghĩ cũng hàm chứa: nếu chúng tôi đã làm điều chúng tôi “thích làm”, và chúng tôi đã chẳng tìm được niềm vui nào chính đáng và lâu bền, thì bây giờ chúng tôi muốn biết việc “phải làm” cho Thiên Chúa vui thích mà ban tặng cho chúng tôi niềm vui bền vững.
“Chúng tôi phải làm gì?” Cũng là câu hỏi của mỗi chúng ta hôm nay, ở mọi nơi, trong mọi lúc. Và cũng phải được xuất phát từ lòng khát khao nên công chính.
Không có lòng khát khao nên công chính, cũng có nghĩa là không muốn tìm nguồn vui đích thực, hay vẫn còn mơ màng một loại hạnh phúc ảo, nguồn vui ảo trên trần gian nầy.
Thật đáng quí thay lòng khát khao nên công chính.
Và còn đáng quí hơn, khi bạn và tôi biết khiêm tốn xin được tư vấn nơi những con người của Thiên Chúa sai đến, nơi Lời của Thiên Chúa, nơi Tin Mừng gói trọn tình thương của Thiên Chúa thi thố cho trần gian.
Và còn đáng quí hơn nữa, khi biết thực hiện đúng như lời khuyên dạy của Thiên Chúa qua những tư vấn.
Chính khi thực hiện đời sống công bằng, bác ái Kitô giáo, là lúc chúng ta tìm được niềm vui không bao giờ mất, tìm được hạnh phúc thật, và được hiểu là, tìm được ơn cứu độ, gặp được Thiên Chúa, được Thiên Chúa ngự đến.
Chia cho nhau cái ăn, cái mặc…Đừng bất công, đừng tham lam của người… không còn là giáo lý quá mới mẻ với chúng ta, nhưng có thể vẫn còn là một mớ giáo lý, nếu chúng ta chưa thực tâm muốn đổi đời.
Lời Thánh Gioan kêu gọi hôm nay, trong chúa nhật hồng nầy, gợi lên cho chúng ta một viễn tượng an vui rất gần, rất thực, mà có thể chúng ta tưởng rất xa, rất mơ màng.
Bình an, hạnh phúc, niềm vui không ở đâu xa, nhưng đang ở trong tầm tay ta, đang rất gần: hãy làm điều Thiên Chúa vui thích.
Lạy Chúa,
Xin cho chúng con ơn khát khao hoàn thiện, và hoàn thiện chính mình để hoàn thiện gia đình, xóm làng, xã hội và thế giới
Xin cho chúng con ơn khát khao sống công bằng, và sống công bằng, để sự công bằng của chúng con cải tạo bao bất công xã hội.
Xin cho chúng con ơn khát khao yêu thương, và sống yêu thương, để tình yêu của chúng con chuyển hóa bao lòng chai dạ đá, chuyển hóa những trái tim khô khan, cộc cằn, độc địa.
Xin cho chúng con hân hoan làm việc chúng con phải làm là “làm điều Thiên Chúa vui thích” thay cho cách sống cũ là đã “làm điều chúng con vui thích”.
Và cuối cùng, xin cho chúng con nhận ra ý Chúa nhờ việc kết hiệp và tỏ bày với Chúa những ước muốn chân thành, như thánh Phaolô dạy: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện”. (Phil 4,6).
Kìa, tiếng tiên tri Sophonia hân hoan mời gọi: “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on, hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi! Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy nức lòng phấn khởi”. (Soph 3,14).
Và Thánh Phaolô cũng phấn khởi reo lên:
“Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em!. (Phil 4, 4)
Và Ngài thêm một chi tiết quan trọng
“Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Phil 4, 5)
Cả hai ý tưởng ấy kết dính sâu sắc với lời khuyên của Thánh Gioan trong bài phúc âm (Lc 3, 10-18), tiếp theo đoạn Tin Mừng theo thánh Luca về việc Thánh Gioan hô lớn: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".(Lc 3,4-6)
Lời kêu gọi nầy đã làm động lòng nhiều người, đã đặt vào trong tâm tưởng nhiều người một ý hướng mới: ý hướng trở nên công chính để đón Chúa đến. Ý hướng ấy thôi thúc họ một sự đổi đời cụ thể trong cách sống của một con người mới, vì thế họ hỏi: “Chúng tôi phải làm gì?”
Thánh Gioan trả lời
Với mọi người: "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." (Luca 3, 11)
Với quan chức thu thế: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." (Luca 3, 13)
Và với binh sĩ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng cáo gian ai, hãy bằng lòng với số lương của mình." (Luca 3, 14)
Tin mừng đã lột tả và bổ sung cho lời tiên tri Sophonia “Reo vui lên hỡi thiếu nữ Sion”.
Vui lên, vì đã nhận ra giá trị thấp kém trong lối sống cũ, nếu không nói là không có giá trị gì.
Vui lên, vì tâm trí tấm lòng đang khát khao một cuộc đổi đời có ý nghĩa hơn cho một cuộc sống mới: cuộc sống công chính.
Vui lên, vì thực hiện cuộc sống mới “hiền hòa, rộng rãi” theo tinh thần lời khuyên của Thánh Gioan.
Vui lên, vì nếu thay đổi được cách sống mới như thế, thì có được niềm xác tín chắc chắn sẽ gặp được ơn cứu độ, chắc chắn sẽ gặp được Đấng đến sau Thánh Gioan, nhưng cao trọng hơn Thánh Gioan.
Câu hỏi “Chúng tôi phải làm gì?” cho thấy một nhìn nhận rằng những gì chúng tôi đã làm trước đây, theo ý thích, theo bản năng, theo lề thói của chúng tôi, là chưa đúng, chưa tốt, chưa xứng đáng để đón nhận ơn cứu độ. Và cũng qua đó, cho thấy một khát khao thiện hảo, một khát khao công chính, để đón Chúa đến, để có niềm vui tuyệt hảo.
Câu hỏi ấy, thiết nghĩ cũng hàm chứa: nếu chúng tôi đã làm điều chúng tôi “thích làm”, và chúng tôi đã chẳng tìm được niềm vui nào chính đáng và lâu bền, thì bây giờ chúng tôi muốn biết việc “phải làm” cho Thiên Chúa vui thích mà ban tặng cho chúng tôi niềm vui bền vững.
“Chúng tôi phải làm gì?” Cũng là câu hỏi của mỗi chúng ta hôm nay, ở mọi nơi, trong mọi lúc. Và cũng phải được xuất phát từ lòng khát khao nên công chính.
Không có lòng khát khao nên công chính, cũng có nghĩa là không muốn tìm nguồn vui đích thực, hay vẫn còn mơ màng một loại hạnh phúc ảo, nguồn vui ảo trên trần gian nầy.
Thật đáng quí thay lòng khát khao nên công chính.
Và còn đáng quí hơn, khi bạn và tôi biết khiêm tốn xin được tư vấn nơi những con người của Thiên Chúa sai đến, nơi Lời của Thiên Chúa, nơi Tin Mừng gói trọn tình thương của Thiên Chúa thi thố cho trần gian.
Và còn đáng quí hơn nữa, khi biết thực hiện đúng như lời khuyên dạy của Thiên Chúa qua những tư vấn.
Chính khi thực hiện đời sống công bằng, bác ái Kitô giáo, là lúc chúng ta tìm được niềm vui không bao giờ mất, tìm được hạnh phúc thật, và được hiểu là, tìm được ơn cứu độ, gặp được Thiên Chúa, được Thiên Chúa ngự đến.
Chia cho nhau cái ăn, cái mặc…Đừng bất công, đừng tham lam của người… không còn là giáo lý quá mới mẻ với chúng ta, nhưng có thể vẫn còn là một mớ giáo lý, nếu chúng ta chưa thực tâm muốn đổi đời.
Lời Thánh Gioan kêu gọi hôm nay, trong chúa nhật hồng nầy, gợi lên cho chúng ta một viễn tượng an vui rất gần, rất thực, mà có thể chúng ta tưởng rất xa, rất mơ màng.
Bình an, hạnh phúc, niềm vui không ở đâu xa, nhưng đang ở trong tầm tay ta, đang rất gần: hãy làm điều Thiên Chúa vui thích.
Lạy Chúa,
Xin cho chúng con ơn khát khao hoàn thiện, và hoàn thiện chính mình để hoàn thiện gia đình, xóm làng, xã hội và thế giới
Xin cho chúng con ơn khát khao sống công bằng, và sống công bằng, để sự công bằng của chúng con cải tạo bao bất công xã hội.
Xin cho chúng con ơn khát khao yêu thương, và sống yêu thương, để tình yêu của chúng con chuyển hóa bao lòng chai dạ đá, chuyển hóa những trái tim khô khan, cộc cằn, độc địa.
Xin cho chúng con hân hoan làm việc chúng con phải làm là “làm điều Thiên Chúa vui thích” thay cho cách sống cũ là đã “làm điều chúng con vui thích”.
Và cuối cùng, xin cho chúng con nhận ra ý Chúa nhờ việc kết hiệp và tỏ bày với Chúa những ước muốn chân thành, như thánh Phaolô dạy: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện”. (Phil 4,6).