DẪN
Là người ai ai cũng mong đón nhận được niềm vui.
Có người tìm niềm vui nơi những thú vui giải trí. Có người tìm niềm vui nơi những phát minh khám phá. Có người tìm niềm vui khi thống trị, hành hạ người khác…
Phụng vụ lời Chúa Chúa nhật III mùa Vọng năm C sẽ hướng người tín hữu tìm niềm vui đích thực trong Chúa.
I. CHÚA THỨC TỈNH
Tiếp xúc và nghe lời giảng dạy của thánh Gio-an Tẩy Giả, dân chúng đủ mọi thành phần túa đến với thánh nhân xin được làm phép rửa và hỏi ngài: “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10).
Câu hỏi của họ cho thấy đã có một sự đột biến trong tâm linh. Trước đây, nhiều người đã sống vị kỷ không quan tâm gì đến người nghèo, những binh lính ngông cuồng hà hiếp dân lành, những người thu thuế vẽ chuyện đòi hỏi người khác quá đáng… Nay, thái độ của họ đã khác hẳn. Họ nỗ lực tử tế qua việc xin được lãnh nhận phép rửa và xin được chỉ dạy để tìm về một cuộc sống có ý nghĩa.
Ngày nay, thế giới không ngừng tiến triển; cuộc sống con người xem ra văn minh hơn xưa. Thế nhưng, trong thế giới văn mình đầy đủ tiện ích không ít người vẫn còn sống trong ích kỷ. Khoảng cách người giàu và người nghèo như càng xa hơn. Cũng trong những thế giới văn minh thì không ít người có quyền đã lạm dụng quyền lực để đàn áp những người thấp cổ bé miệng. Bất chấp nỗi thống khổ của người nghèo, họ bao che cho nhau tham nhũng và dùng mọi thủ đoạn mánh khóe để bòn rút của cải vật chất cho riêng mình,
Khi xưa, Thiên Chúa đã dùng cuộc đời khổ hạnh và những lời giảng dạy đanh thép của thánh Gio-an Tẩy Giả để thức tỉnh lương tâm con người, giúp họ tìm về nẻo chính đường ngay. Chắc chắn những lời giảng dạy Chúa thánh Gio-an Tẩy Giả sẽ vượt thời gian thức tỉnh con người mọi thời đại.
Lời Chúa sẽ mang lại niềm vui cho những ai được thức tỉnh để dấn thân bằng cuộc sống bác ái yêu thương, bằng sự chu toàn đúng mức những bổn phận được trao phó
II. CHÚA ĐỔI ĐỜI
Vấn nạn “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10) của đám đông dân chúng đã được thánh Gio-an Tẩy Giả giải mã:
- Mọi người “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có gì ăn thì cũng làm như vậy” (Lc 3, 11)
- Người thu thuế: “Đừng đòi hỏi những gì quá mức ấn định cho các anh” (Lc 3, 13).
- Binh lính: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình” (Lc 3, 14).
Rõ ràng thánh Gio-an Tẩy Giả không có ý bảo người ta phải bỏ việc đang làm nhưng ngài dạy họ phải làm việc thật tốt đúng với bổn phận đã được lãnh nhận, không những họ phải trở thành người biết yêu thương mà còn phải trở nên những người đáng mến và dễ thương.
Thiên Chúa đã dùng lời của thánh Gio-an Tẩy Giả để ban ơn đổi mới cho nhân loại. Người đổi mới chứ không hủy bỏ những trật tự đã ban cho con người trong trần gian. Thiên Chúa đã muốn con người tìm được niềm vui và hạnh phúc trong chính môi trường sống hòa nhã đáng yêu và dấn thân phục vụ, làm việc bác ái từ thiện giúp đỡ người nghèo.
Niềm vui Thiên Chúa ban chỉ dành cho những ai đón nhận được ơn đổi đời. Từ một người hẹp hòi ích kỷ trở thành người quảng đại dấn thân biết chia sẻ biết sống bác ái yêu thương chan hòa với mọi người được mọi người quý mến. Từ là người lạm dụng quyền hành hà hiếp bạo lực trở nên dễ mến đáng yêu được mọi người kính trọng. Từ là người cơ hội, tham lam thủ đoạn chiếm đoạt của cải người khác khiến họ phải oán giận thậm chi nguyền rủa trở thành người biết sống công bằng.
Ơn sám hối và niềm vui được biến đổi sẽ là khởi đầu để người ta đón nhận ơn cứu độ.
III. CHÚA BAN ƠN CỨU ĐỘ
Được thánh Gio-an Tẩy Giả cử hành phép rửa và được lãnh nhận những lời thánh nhân chỉ dạy, dân chúng ngỡ rằng chính ngài là Đấng Mê-si-a muôn dân mong đợi “Biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a” (Lc 3, 15).
Trước tình trạng này, thánh Gio-an Tẩy Giả đã khiêm tốn hướng họ đến với Đấng Mê-si-a đích thực “Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3, 16).
Vậy là phép rửa của thánh Gio-an chính là giai đoạn chuẩn bị lòng người đón nhận phép rửa bằng lửa và Thánh Thần của Chúa Giê-su Cứu Thế. Niềm vui trọn vẹn là niềm vui trong Chúa “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa” (Pl 4, 4).
Lễ Giáng Sinh đang đến gần; khung cảnh đất trời như đổi thay nhộn nhịp rõ rệt: những ánh đèn rực rỡ sắc màu, những tiếng thánh ca làm lòng người rộn rã, những tấm thiệp, những món quà truyền đi khắp nơi… Tất cả những điều này sẽ tô điểm cho ngày lễ Giáng Sinh thêm rực rỡ, nhưng chưa thể là niềm vui trọn vẹn.
Niềm vui Giáng Sinh không chỉ dừng lại nơi sự đổi thay nhất thời đời mà sâu xa hơn là niềm vui được thức tỉnh, được biến đổi hưởng ơn cứu độ, được phục hồi quyền làm nghĩa tử của Thiên Chúa, được sống muôn đời.
KẾT
Mùa Vọng, Thiên Chúa dùng Hội Thánh ban cho người tín hữu niềm vui đích thực nhờ “tỉnh thức và cầu nguyện”.
Trong cô tịch và cầu nguyện kết hiệp với Chúa, họ sẽ đón nhận niềm vui trong nội tâm và diễn tả ra bên ngoài bằng cuộc sống biến đổi vượt qua những thói hư tật xấu, những ích kỷ, những lo âu trĩu nặng vật chất, những sợ sệt ngại ngùng, những mặc cảm do tội lỗi gây ra…
Nhờ ơn Chúa, người tín hữu hoán cải cuộc đời để lãnh nhận ơn cứu độ, lãnh nhận niềm vui bất tận trong Chúa.
Là người ai ai cũng mong đón nhận được niềm vui.
Có người tìm niềm vui nơi những thú vui giải trí. Có người tìm niềm vui nơi những phát minh khám phá. Có người tìm niềm vui khi thống trị, hành hạ người khác…
Phụng vụ lời Chúa Chúa nhật III mùa Vọng năm C sẽ hướng người tín hữu tìm niềm vui đích thực trong Chúa.
I. CHÚA THỨC TỈNH
Tiếp xúc và nghe lời giảng dạy của thánh Gio-an Tẩy Giả, dân chúng đủ mọi thành phần túa đến với thánh nhân xin được làm phép rửa và hỏi ngài: “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10).
Câu hỏi của họ cho thấy đã có một sự đột biến trong tâm linh. Trước đây, nhiều người đã sống vị kỷ không quan tâm gì đến người nghèo, những binh lính ngông cuồng hà hiếp dân lành, những người thu thuế vẽ chuyện đòi hỏi người khác quá đáng… Nay, thái độ của họ đã khác hẳn. Họ nỗ lực tử tế qua việc xin được lãnh nhận phép rửa và xin được chỉ dạy để tìm về một cuộc sống có ý nghĩa.
Ngày nay, thế giới không ngừng tiến triển; cuộc sống con người xem ra văn minh hơn xưa. Thế nhưng, trong thế giới văn mình đầy đủ tiện ích không ít người vẫn còn sống trong ích kỷ. Khoảng cách người giàu và người nghèo như càng xa hơn. Cũng trong những thế giới văn minh thì không ít người có quyền đã lạm dụng quyền lực để đàn áp những người thấp cổ bé miệng. Bất chấp nỗi thống khổ của người nghèo, họ bao che cho nhau tham nhũng và dùng mọi thủ đoạn mánh khóe để bòn rút của cải vật chất cho riêng mình,
Khi xưa, Thiên Chúa đã dùng cuộc đời khổ hạnh và những lời giảng dạy đanh thép của thánh Gio-an Tẩy Giả để thức tỉnh lương tâm con người, giúp họ tìm về nẻo chính đường ngay. Chắc chắn những lời giảng dạy Chúa thánh Gio-an Tẩy Giả sẽ vượt thời gian thức tỉnh con người mọi thời đại.
Lời Chúa sẽ mang lại niềm vui cho những ai được thức tỉnh để dấn thân bằng cuộc sống bác ái yêu thương, bằng sự chu toàn đúng mức những bổn phận được trao phó
II. CHÚA ĐỔI ĐỜI
Vấn nạn “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10) của đám đông dân chúng đã được thánh Gio-an Tẩy Giả giải mã:
- Mọi người “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có gì ăn thì cũng làm như vậy” (Lc 3, 11)
- Người thu thuế: “Đừng đòi hỏi những gì quá mức ấn định cho các anh” (Lc 3, 13).
- Binh lính: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình” (Lc 3, 14).
Rõ ràng thánh Gio-an Tẩy Giả không có ý bảo người ta phải bỏ việc đang làm nhưng ngài dạy họ phải làm việc thật tốt đúng với bổn phận đã được lãnh nhận, không những họ phải trở thành người biết yêu thương mà còn phải trở nên những người đáng mến và dễ thương.
Thiên Chúa đã dùng lời của thánh Gio-an Tẩy Giả để ban ơn đổi mới cho nhân loại. Người đổi mới chứ không hủy bỏ những trật tự đã ban cho con người trong trần gian. Thiên Chúa đã muốn con người tìm được niềm vui và hạnh phúc trong chính môi trường sống hòa nhã đáng yêu và dấn thân phục vụ, làm việc bác ái từ thiện giúp đỡ người nghèo.
Niềm vui Thiên Chúa ban chỉ dành cho những ai đón nhận được ơn đổi đời. Từ một người hẹp hòi ích kỷ trở thành người quảng đại dấn thân biết chia sẻ biết sống bác ái yêu thương chan hòa với mọi người được mọi người quý mến. Từ là người lạm dụng quyền hành hà hiếp bạo lực trở nên dễ mến đáng yêu được mọi người kính trọng. Từ là người cơ hội, tham lam thủ đoạn chiếm đoạt của cải người khác khiến họ phải oán giận thậm chi nguyền rủa trở thành người biết sống công bằng.
Ơn sám hối và niềm vui được biến đổi sẽ là khởi đầu để người ta đón nhận ơn cứu độ.
III. CHÚA BAN ƠN CỨU ĐỘ
Được thánh Gio-an Tẩy Giả cử hành phép rửa và được lãnh nhận những lời thánh nhân chỉ dạy, dân chúng ngỡ rằng chính ngài là Đấng Mê-si-a muôn dân mong đợi “Biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a” (Lc 3, 15).
Trước tình trạng này, thánh Gio-an Tẩy Giả đã khiêm tốn hướng họ đến với Đấng Mê-si-a đích thực “Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3, 16).
Vậy là phép rửa của thánh Gio-an chính là giai đoạn chuẩn bị lòng người đón nhận phép rửa bằng lửa và Thánh Thần của Chúa Giê-su Cứu Thế. Niềm vui trọn vẹn là niềm vui trong Chúa “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa” (Pl 4, 4).
Lễ Giáng Sinh đang đến gần; khung cảnh đất trời như đổi thay nhộn nhịp rõ rệt: những ánh đèn rực rỡ sắc màu, những tiếng thánh ca làm lòng người rộn rã, những tấm thiệp, những món quà truyền đi khắp nơi… Tất cả những điều này sẽ tô điểm cho ngày lễ Giáng Sinh thêm rực rỡ, nhưng chưa thể là niềm vui trọn vẹn.
Niềm vui Giáng Sinh không chỉ dừng lại nơi sự đổi thay nhất thời đời mà sâu xa hơn là niềm vui được thức tỉnh, được biến đổi hưởng ơn cứu độ, được phục hồi quyền làm nghĩa tử của Thiên Chúa, được sống muôn đời.
KẾT
Mùa Vọng, Thiên Chúa dùng Hội Thánh ban cho người tín hữu niềm vui đích thực nhờ “tỉnh thức và cầu nguyện”.
Trong cô tịch và cầu nguyện kết hiệp với Chúa, họ sẽ đón nhận niềm vui trong nội tâm và diễn tả ra bên ngoài bằng cuộc sống biến đổi vượt qua những thói hư tật xấu, những ích kỷ, những lo âu trĩu nặng vật chất, những sợ sệt ngại ngùng, những mặc cảm do tội lỗi gây ra…
Nhờ ơn Chúa, người tín hữu hoán cải cuộc đời để lãnh nhận ơn cứu độ, lãnh nhận niềm vui bất tận trong Chúa.