Cha Cottier thấy một con đường khó khăn trước mắt
ROME(Zenit org-Avvenire).- Nhà thần học gia Gia Ðình Giáo Hoàng nói muốn tái thiết, Iraq phải ghi nhớ đến những nền tảng mà Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã công bố để bảo đảm hòa bình.
Cha Georges Cottier dòng Đaminh, người Thụy sĩ cảnh cáo rằng những năm dưới chế độ độc tài tại Iraq đã để lại một di sản nghèo nàn và bất mãn. Dưới đây, cha phân tích những lo âu mà chiến tranh Iraq đã thức tỉnh dân chúng.
Những gì cấp bách trong việc tái thiết Iraq?
Cha Cottier: Chúng ta mới mừng 40 năm của thông điệp "Pacem in Terris." Đức Gioan XXIII đã vạch rõ bốn trụ cột hòa bình: tự do, công lý,chân lý và tình yêu. Tất cả là ở đó.
Trong việc xây dựng hòa bình, không được quên con người và sự tôn trọng những quyền con người: không những đến quyền của cá nhân mà còn đến những quyền của các chủng tộc. Ví dụ tại Iraq nói đến những quyền của dân thiểu số. Một sự kiến thiết sẽ rất khó; có lẽ đó là chiến tranh thật sự bắt đầu từ bây giờ.
Đáp ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng, hàng triệu người đã cầu nguyện cho hòa bình. Họ có được nhậm lời chăng?
Cha Cottier: Bởi Thiên Chúa? Tôi thiết nghĩ là như thế. Chúa nghe điều chúng ta nói, mặc dầu nói đến cách thức Chúa trả lời đó còn lại là chuyện khác. Chúng ta hy vọng đến những kết quả minh chứng được, những kết quả ngay tức khắc, nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng đó là cách hành động của Thiên Chúa.
Vậy tại sao lại phải cầu nguyện?
Cha Cottier: Hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện... bởi vì có một niềm tin mạnh mẽ rằng hòa bình hầu như vượt xa khả năng con người. Tất cả chúng ta sẵn sàng chống đối, thống trị, kích động sự hận thù.
Hòa bình là một ân huệ Chúa ban. Cho nên chúng ta phải cầu nguyện để Chúa sẽ biến đổi chúng ta thành những người xây dựng hòa bình. Bẳng cách này, Chúa trả lời cho những lời cầu xin của chúng ta.
Với chiến tranh, chúng ta đi vào một thảm kịch đã gây ra nhiều nạn nhân. Có lẽ chúng ta sắp thấy kết thúc, nhưng chúng ta phải nghĩ tới những người bị thương tích, những người chết, hoàn cảnh sức khỏe bất hạnh, những gia đình bị trừ tiệt.
Chắc chắn, tất cả những linh hồn này đã được Chúa viếng thăm. Đó là công việc vô hình của Chúa mà chúng ta không xác định được, nhưng đó là sự thật.
Bây giờ hòa bình phải được xây dựng ngay tại Iraq, thưa Cha?
Cha Cottier: Yêu chuộng hòa bình có nghĩa là xây dựng. Bây giờ Thiên Chúa phải điều khiển sự khôn ngoan của những người có trách nhiệm xây dựng--như được thấy đó là một cố gắng khó khăn.
Trước hết, bởi vì chúng ta thấy một xứ bị hoang tàn, nơi những nhu cầu trực tiếp không được thỏa mãn, và sự bất mãn do chế độ độc tài có thể bùng nổ cách hung bạo. Tất cả thứ đó khiến cho những nền tảng nhân bản hòa bình tại Iraq và trên khắp thế giới rất mong manh.
Hơn nữa, tôi không biết chiến thắng của "phương Tây Bắc Mỷ" có phải cũng là chiến thắng luân lý không? Mang đến hòa bình cũng có nghĩa là khiến người ta yêu chuộng mình, và tôi sợ rằng những khối lớn Hồi giáo, bị hạ nhục do sự thất bại quá nhanh chóng này, sẽ trở nên thù địch hơn đối với phương Tây. Và đối với nhiều người trong họ, phương Tây có nghĩa là Ktô giáo. Điều này làm chúng ta âu lo.
Vậy, người ta phải làm sao?
Cha Cottier: Chúng ta cần cầu nguyện để được sự khôn ngan, can đảm và quảng đại. Dĩ nhiên, những người tình nguyện, sự dấn thân sống liên đới, và đức bác ái là yêu tố quyết định. Bằng cách này chúng ta có thể giúp Liên hiệp quốc. Công việc Liên Hiệp Quốc là cần thiết, nhưng nó không thể làm hết mọi sự. Nó cần sự hợp tác của chúng ta.
Cha nói Chúa không vắng mặt, nhưng nhiều người cảm thấy sự thinh lặng của Chúa như một gánh nặng?
Cha Cottier: Sự thinh lặng của Chúa là gì? Chúa luôn luôn thinh lặng. Chúa nói trong nơi sâu thẵm của tâm hồn. Chúa linh hứng chúng ta qua Chúa Thánh Thần--chúng ta hãy nghĩ tới nhiều người trong những ngày này đã cầu nguyện và kêu xin Chúa.
Do đó, tôi không muốn nói rằng Chúa vắng mặt. Chúa đã thinh lặng bởi vì chúng ta quá ồn ào. Chiến tranh là sự náo động, một sự bùng nổ ồn ào. Làm sao chúng ta có thể nghe được Chúa khi chúng ta ở dưới bom đạn?
Chúa để nhân loại tư do kinh nghiệm sự dữ. Đó là một cách thức gián tiếp Chúa nói với chúng ta. Chỉ cần đọc những sách lịch sử Cựu Ước, dân Israel luôn luôn kinh nghiệm đến tai họa, lưu đày.
Trong mọi sự, điều quan hệ là sự xét lương tâm, là câu hỏi: Chúng ta đã làm gì? Có phải chính chúng ta đã gây nên sự dữ này?" Và đó là bước thứ nhất tới sự cải thiện.
Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục nhấn mạnh nhu cầu giáo dục cho hòa bình phải không, thưa Cha?
Cha Cottier: Có sự ưa thích hay cảm giác về hòa bình thì chưa đủ. Phải có một phương diện chính trị, một khoa học thật sự hòa bình. Giáo hội không ngừng nói rằng cảnh nghèo phía Nam hành tinh là một trong những nguyên nhân gây nên xung đột.
Một phần nhân loại chịu thiếu công lý. Và công lý bao hàm những cơ chế và luật pháp là những thứ không thể ứng khẩu.
Đó cũng là lý do Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tầm quan trọng của Liên Hiệp Quốc, một cơ chế vẫn còn rất bất toàn, chắc chắn là như thế nhưng nó là thực thể thứ nhất có uy quyền đối với các vấn đề cho sự điều hòa quốc tế.
Cho nên việc giáo dục, một việc dẫn tới một sự yêu chuộng hòa bình. Và nó bắt đầu với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ là những người phải được dạy đến cái đẹp của hòa bình.
ROME(Zenit org-Avvenire).- Nhà thần học gia Gia Ðình Giáo Hoàng nói muốn tái thiết, Iraq phải ghi nhớ đến những nền tảng mà Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã công bố để bảo đảm hòa bình.
Cha Georges Cottier dòng Đaminh, người Thụy sĩ cảnh cáo rằng những năm dưới chế độ độc tài tại Iraq đã để lại một di sản nghèo nàn và bất mãn. Dưới đây, cha phân tích những lo âu mà chiến tranh Iraq đã thức tỉnh dân chúng.
Những gì cấp bách trong việc tái thiết Iraq?
Cha Cottier: Chúng ta mới mừng 40 năm của thông điệp "Pacem in Terris." Đức Gioan XXIII đã vạch rõ bốn trụ cột hòa bình: tự do, công lý,chân lý và tình yêu. Tất cả là ở đó.
Trong việc xây dựng hòa bình, không được quên con người và sự tôn trọng những quyền con người: không những đến quyền của cá nhân mà còn đến những quyền của các chủng tộc. Ví dụ tại Iraq nói đến những quyền của dân thiểu số. Một sự kiến thiết sẽ rất khó; có lẽ đó là chiến tranh thật sự bắt đầu từ bây giờ.
Đáp ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng, hàng triệu người đã cầu nguyện cho hòa bình. Họ có được nhậm lời chăng?
Cha Cottier: Bởi Thiên Chúa? Tôi thiết nghĩ là như thế. Chúa nghe điều chúng ta nói, mặc dầu nói đến cách thức Chúa trả lời đó còn lại là chuyện khác. Chúng ta hy vọng đến những kết quả minh chứng được, những kết quả ngay tức khắc, nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng đó là cách hành động của Thiên Chúa.
Vậy tại sao lại phải cầu nguyện?
Cha Cottier: Hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện... bởi vì có một niềm tin mạnh mẽ rằng hòa bình hầu như vượt xa khả năng con người. Tất cả chúng ta sẵn sàng chống đối, thống trị, kích động sự hận thù.
Hòa bình là một ân huệ Chúa ban. Cho nên chúng ta phải cầu nguyện để Chúa sẽ biến đổi chúng ta thành những người xây dựng hòa bình. Bẳng cách này, Chúa trả lời cho những lời cầu xin của chúng ta.
Với chiến tranh, chúng ta đi vào một thảm kịch đã gây ra nhiều nạn nhân. Có lẽ chúng ta sắp thấy kết thúc, nhưng chúng ta phải nghĩ tới những người bị thương tích, những người chết, hoàn cảnh sức khỏe bất hạnh, những gia đình bị trừ tiệt.
Chắc chắn, tất cả những linh hồn này đã được Chúa viếng thăm. Đó là công việc vô hình của Chúa mà chúng ta không xác định được, nhưng đó là sự thật.
Bây giờ hòa bình phải được xây dựng ngay tại Iraq, thưa Cha?
Cha Cottier: Yêu chuộng hòa bình có nghĩa là xây dựng. Bây giờ Thiên Chúa phải điều khiển sự khôn ngoan của những người có trách nhiệm xây dựng--như được thấy đó là một cố gắng khó khăn.
Trước hết, bởi vì chúng ta thấy một xứ bị hoang tàn, nơi những nhu cầu trực tiếp không được thỏa mãn, và sự bất mãn do chế độ độc tài có thể bùng nổ cách hung bạo. Tất cả thứ đó khiến cho những nền tảng nhân bản hòa bình tại Iraq và trên khắp thế giới rất mong manh.
Hơn nữa, tôi không biết chiến thắng của "phương Tây Bắc Mỷ" có phải cũng là chiến thắng luân lý không? Mang đến hòa bình cũng có nghĩa là khiến người ta yêu chuộng mình, và tôi sợ rằng những khối lớn Hồi giáo, bị hạ nhục do sự thất bại quá nhanh chóng này, sẽ trở nên thù địch hơn đối với phương Tây. Và đối với nhiều người trong họ, phương Tây có nghĩa là Ktô giáo. Điều này làm chúng ta âu lo.
Vậy, người ta phải làm sao?
Cha Cottier: Chúng ta cần cầu nguyện để được sự khôn ngan, can đảm và quảng đại. Dĩ nhiên, những người tình nguyện, sự dấn thân sống liên đới, và đức bác ái là yêu tố quyết định. Bằng cách này chúng ta có thể giúp Liên hiệp quốc. Công việc Liên Hiệp Quốc là cần thiết, nhưng nó không thể làm hết mọi sự. Nó cần sự hợp tác của chúng ta.
Cha nói Chúa không vắng mặt, nhưng nhiều người cảm thấy sự thinh lặng của Chúa như một gánh nặng?
Cha Cottier: Sự thinh lặng của Chúa là gì? Chúa luôn luôn thinh lặng. Chúa nói trong nơi sâu thẵm của tâm hồn. Chúa linh hứng chúng ta qua Chúa Thánh Thần--chúng ta hãy nghĩ tới nhiều người trong những ngày này đã cầu nguyện và kêu xin Chúa.
Do đó, tôi không muốn nói rằng Chúa vắng mặt. Chúa đã thinh lặng bởi vì chúng ta quá ồn ào. Chiến tranh là sự náo động, một sự bùng nổ ồn ào. Làm sao chúng ta có thể nghe được Chúa khi chúng ta ở dưới bom đạn?
Chúa để nhân loại tư do kinh nghiệm sự dữ. Đó là một cách thức gián tiếp Chúa nói với chúng ta. Chỉ cần đọc những sách lịch sử Cựu Ước, dân Israel luôn luôn kinh nghiệm đến tai họa, lưu đày.
Trong mọi sự, điều quan hệ là sự xét lương tâm, là câu hỏi: Chúng ta đã làm gì? Có phải chính chúng ta đã gây nên sự dữ này?" Và đó là bước thứ nhất tới sự cải thiện.
Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục nhấn mạnh nhu cầu giáo dục cho hòa bình phải không, thưa Cha?
Cha Cottier: Có sự ưa thích hay cảm giác về hòa bình thì chưa đủ. Phải có một phương diện chính trị, một khoa học thật sự hòa bình. Giáo hội không ngừng nói rằng cảnh nghèo phía Nam hành tinh là một trong những nguyên nhân gây nên xung đột.
Một phần nhân loại chịu thiếu công lý. Và công lý bao hàm những cơ chế và luật pháp là những thứ không thể ứng khẩu.
Đó cũng là lý do Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tầm quan trọng của Liên Hiệp Quốc, một cơ chế vẫn còn rất bất toàn, chắc chắn là như thế nhưng nó là thực thể thứ nhất có uy quyền đối với các vấn đề cho sự điều hòa quốc tế.
Cho nên việc giáo dục, một việc dẫn tới một sự yêu chuộng hòa bình. Và nó bắt đầu với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ là những người phải được dạy đến cái đẹp của hòa bình.