GIỚI TRẺ MIỀN BẮC HỌC HỎI VỀ CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II
(Tiếp theo, số 4)
17. Thưa cha, Công Đồng Vaticanô II có bao nhiêu kỳ họp? Nội dung sơ lược như thế nào ạ?
Công Đồng Vaticanô II có bốn kỳ họp.
- Kỳ họp thứ nhất (từ 11.10 đến 8.12.1962). Ngày 2.2.1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII chính thức khai mạc Công Đồng Vaticanô II với tự sắc Concilium. Các Nghị Phụ hiện diện nhiều nhất trong kỳ họp là 2449 vị. Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh những vấn đề quan trọng trong diễn văn khai mạc của mình:
+ Cởi mở với thế giới;
+ Thông cảm chứ không lên án tuyệt thông;
+ Xót thương hơn là khắt khe;
+ Nhận chân ra rằng, thế giới cũng rất nhạy cảm, không chấp nhận sai lầm;
+ Loan truyền Tin Mừng với niềm hy vọng hơn là với tâm trạng của “những ngôn sứ loan báo sự dữ”.
Trong kỳ họp này, người ta đã bàn về các lược đồ như “Phụng Vụ, nguồn Mạc Khải, chân lý, linh hứng, thánh truyền, phương tiện truyền thông xã hội, hiệp nhất các Kitô hữu, Giáo Hội,… Hầu hết đều bị bác bỏ vì chưa đạt yêu cầu. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng đã rút lại còn 20 lược đồ.
Trong thời gian này, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã qua đời. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (tức Đức Hồng Y Montini) lên kế vị.
- Kỳ họp thứ hai (từ 29.9 đến 4.12.1963)
Đức giáo Hoàng Phaolô VI đã mạnh dạn cải tổ lại các quy tắc của Công Đồng Vaticanô II để đem đến hiệu năng hơn. Ngài mạnh mẽ tuyên bố chỉnh đốn lại giáo triều Rôma vào ngày 21.9.1963, điều mà Đức Gioan XXIII không dám nghĩ tới.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tuyên bố và nhấn mạnh các vấn đề trong bài diễn văn khai mạc của mình:
+ Thánh Công Đồng phải đào sâu Giáo lý về chức Giám mục, về những nhiệm vụ và những liên lạc của chức vụ đó với Phêrô. Giáo lý cần trở nên thiết thực và thích ứng hơn.
+ Ngài nói đến những anh em bất hòa (chứ không phải “ly khai”) là những người được mời gọi để trở nên đồng tâm nhất trí với Giáo Hội”
+ Một điều táo bạo và chưa từng có từ trước đến nay là chính Đức Giáo Hoàng lên tiếng cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa và của những anh em bất hòa này vì những lỗi lầm của Giáo Hội Rôma trong việc chia rẽ Kitô giáo.
Các lược đồ được đề cập đến là: Giáo Hội, các Giám mục và sự điều khiển Giáo phận, vấn đề hiệp nhất, người Do Thái, tự do tôn giáo, giáo dân, Mạc Khải,…
Chúng ta thấy có sự thay đổi lớn về cách nhìn của công thức ban hành của Đức Giáo Hoàng. Trước kia: “Ta ra sắc lệnh, thiết lập và phê chuẩn… với sự chấp thuận của Thánh Công Đồng”. Nghĩa là Đức Giáo Hoàng công bố và Công Đồng chỉ có việc chấp nhận. Như thế “cộng đoàn tính” của các Giám mục vẫn còn là một vấn nạn. Nhưng nay đã khác, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã sử dụng một công thức khác: “Tất cả và từng điều được ban bố trong Hiến Chế… này đều được các Nghị Phụ Thánh Công Đồng chấp thuận. Và, dùng quyền Tông Đồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị Phụ khả kính… Chúng tôi phê chuẩn…”. Đây là một bước tiến rất lớn thể hiện tính cách cộng đoàn của các Giám mục.
+ Theo ý kiến của Đức Giáo Hoàng, tất cả các lược đồ của Công Đồng sẽ được bố cục lại dựa theo trục chính là Giáo Hội.
- Kỳ họp thứ ba (từ 14.9 đến 21.11.1964)
Kỳ họp được khai mạc bằng một thánh lễ đồng tế, là kết quả đầu tiên của việc canh tân phụng vụ (các bạn biết đó, trước Công Đồng, các linh mục dâng lễ một mình và quay lên chứ không quay xuống phía giáo dân như ta thấy bây giờ, và như thế, không có chuyện đồng tế). Đức Giáo Hoàng đã đề cao tính cách cộng đoàn tính của các Giám mục.
Người ta bàn nhiều về Giáo Hội, nhiệm vụ mục vụ của các Giám mục, tự do tôn giáo, Mạc Khải, Tông đồ giáo dân (lần đầu tiên Công Đồng Vaticanô II đề cập đến vấn đề này), Linh mục, các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, mục vụ của Giáo Hội trong thế giới ngày nay (đây cũng là vấn đề quan trọng nhất của kỳ họp thứ ba này và được thế giới hồi hộp theo dõi), truyền giáo (do Đức Giáo Hoàng giới thiệu nhưng do quá giản lược nên đã bị các Nghị Phụ thẳng tay bác bỏ! Qua đó cho các bạn và tôi thấy tính nghiêm minh và dân chủ của Công Đồng như thế nào), Dòng tu, Chủng Viện, giáo dục Kitô giáo, các Bí tích, hiệp nhất,…
- Kỳ họp thứ tư (từ 14.9 đến 8.12.1965)
Trong bài diễn văn khai mạc kỳ họp này, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI loan báo quyết định thành lập Thượng Hội Đồng Giám mục, gây ngạc nhiên cho mọi người. Đây quả là một bước tiến lớn trên con đường canh tân Giáo Hội.
Người ta đã bàn về các vấn đề như Tự do tôn giáo, Giáo Hội trong thế giới ngày nay (hay còn gọi là Hiến chế mục vụ), truyền giáo, chức vụ và đời sống Linh mục, đào tạo Linh mục, Giám mục, Dòng tu, giáo dục Kitô giáo, các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Mạc Khải, Tông đồ giáo dân,…
Ngày 28.10.1965, khóa VII được khai mạc. Trong dịp này, Đức Giáo Hoàng đã cử hành thánh lễ đồng tế cùng với 24 Nghị Phụ (trong đó có Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình) và chính thức công bố 5 văn kiện đã được chấp thuận.
Những ngày cuối của Công Đồng được đánh dấu bằng những sự kiện mang ý nghĩa hiệp nhất đáng nhớ. Chẳng hạn, tại Vương cung Thánh đường thánh Phaolô, cùng với các quan sát viên ngoài Công Giáo, Đức Giáo Hoàng đã dự một lễ nghi cầu cho hiệp nhất. Một sự kiện khác cũng đáng chú ý, đó là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở Rôma và Đức Thượng Phụ Athenagoras ở Istanbul đã cùng một lúc xóa bỏ án tuyệt thông lẫn nhau vào ngày 7.12.1965 (mà các bạn biết rồi, vì lên án tuyệt thông lẫn nhau nên đã gây ra sự ly khai vào năm 1054). Chính những bước đi xa như thế này đã đem lại cho Công Đồng Vaticanô II luồng sinh lực mới, niềm vui mới, kết quả lớn và giá trị bậc nhất!
(còn tiếp)
(Tiếp theo, số 4)
17. Thưa cha, Công Đồng Vaticanô II có bao nhiêu kỳ họp? Nội dung sơ lược như thế nào ạ?
Công Đồng Vaticanô II có bốn kỳ họp.
- Kỳ họp thứ nhất (từ 11.10 đến 8.12.1962). Ngày 2.2.1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII chính thức khai mạc Công Đồng Vaticanô II với tự sắc Concilium. Các Nghị Phụ hiện diện nhiều nhất trong kỳ họp là 2449 vị. Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh những vấn đề quan trọng trong diễn văn khai mạc của mình:
+ Cởi mở với thế giới;
+ Thông cảm chứ không lên án tuyệt thông;
+ Xót thương hơn là khắt khe;
+ Nhận chân ra rằng, thế giới cũng rất nhạy cảm, không chấp nhận sai lầm;
+ Loan truyền Tin Mừng với niềm hy vọng hơn là với tâm trạng của “những ngôn sứ loan báo sự dữ”.
Trong kỳ họp này, người ta đã bàn về các lược đồ như “Phụng Vụ, nguồn Mạc Khải, chân lý, linh hứng, thánh truyền, phương tiện truyền thông xã hội, hiệp nhất các Kitô hữu, Giáo Hội,… Hầu hết đều bị bác bỏ vì chưa đạt yêu cầu. Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng đã rút lại còn 20 lược đồ.
Trong thời gian này, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã qua đời. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (tức Đức Hồng Y Montini) lên kế vị.
- Kỳ họp thứ hai (từ 29.9 đến 4.12.1963)
Đức giáo Hoàng Phaolô VI đã mạnh dạn cải tổ lại các quy tắc của Công Đồng Vaticanô II để đem đến hiệu năng hơn. Ngài mạnh mẽ tuyên bố chỉnh đốn lại giáo triều Rôma vào ngày 21.9.1963, điều mà Đức Gioan XXIII không dám nghĩ tới.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã tuyên bố và nhấn mạnh các vấn đề trong bài diễn văn khai mạc của mình:
+ Thánh Công Đồng phải đào sâu Giáo lý về chức Giám mục, về những nhiệm vụ và những liên lạc của chức vụ đó với Phêrô. Giáo lý cần trở nên thiết thực và thích ứng hơn.
+ Ngài nói đến những anh em bất hòa (chứ không phải “ly khai”) là những người được mời gọi để trở nên đồng tâm nhất trí với Giáo Hội”
+ Một điều táo bạo và chưa từng có từ trước đến nay là chính Đức Giáo Hoàng lên tiếng cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa và của những anh em bất hòa này vì những lỗi lầm của Giáo Hội Rôma trong việc chia rẽ Kitô giáo.
Các lược đồ được đề cập đến là: Giáo Hội, các Giám mục và sự điều khiển Giáo phận, vấn đề hiệp nhất, người Do Thái, tự do tôn giáo, giáo dân, Mạc Khải,…
Chúng ta thấy có sự thay đổi lớn về cách nhìn của công thức ban hành của Đức Giáo Hoàng. Trước kia: “Ta ra sắc lệnh, thiết lập và phê chuẩn… với sự chấp thuận của Thánh Công Đồng”. Nghĩa là Đức Giáo Hoàng công bố và Công Đồng chỉ có việc chấp nhận. Như thế “cộng đoàn tính” của các Giám mục vẫn còn là một vấn nạn. Nhưng nay đã khác, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã sử dụng một công thức khác: “Tất cả và từng điều được ban bố trong Hiến Chế… này đều được các Nghị Phụ Thánh Công Đồng chấp thuận. Và, dùng quyền Tông Đồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị Phụ khả kính… Chúng tôi phê chuẩn…”. Đây là một bước tiến rất lớn thể hiện tính cách cộng đoàn của các Giám mục.
+ Theo ý kiến của Đức Giáo Hoàng, tất cả các lược đồ của Công Đồng sẽ được bố cục lại dựa theo trục chính là Giáo Hội.
- Kỳ họp thứ ba (từ 14.9 đến 21.11.1964)
Kỳ họp được khai mạc bằng một thánh lễ đồng tế, là kết quả đầu tiên của việc canh tân phụng vụ (các bạn biết đó, trước Công Đồng, các linh mục dâng lễ một mình và quay lên chứ không quay xuống phía giáo dân như ta thấy bây giờ, và như thế, không có chuyện đồng tế). Đức Giáo Hoàng đã đề cao tính cách cộng đoàn tính của các Giám mục.
Người ta bàn nhiều về Giáo Hội, nhiệm vụ mục vụ của các Giám mục, tự do tôn giáo, Mạc Khải, Tông đồ giáo dân (lần đầu tiên Công Đồng Vaticanô II đề cập đến vấn đề này), Linh mục, các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, mục vụ của Giáo Hội trong thế giới ngày nay (đây cũng là vấn đề quan trọng nhất của kỳ họp thứ ba này và được thế giới hồi hộp theo dõi), truyền giáo (do Đức Giáo Hoàng giới thiệu nhưng do quá giản lược nên đã bị các Nghị Phụ thẳng tay bác bỏ! Qua đó cho các bạn và tôi thấy tính nghiêm minh và dân chủ của Công Đồng như thế nào), Dòng tu, Chủng Viện, giáo dục Kitô giáo, các Bí tích, hiệp nhất,…
- Kỳ họp thứ tư (từ 14.9 đến 8.12.1965)
Trong bài diễn văn khai mạc kỳ họp này, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI loan báo quyết định thành lập Thượng Hội Đồng Giám mục, gây ngạc nhiên cho mọi người. Đây quả là một bước tiến lớn trên con đường canh tân Giáo Hội.
Người ta đã bàn về các vấn đề như Tự do tôn giáo, Giáo Hội trong thế giới ngày nay (hay còn gọi là Hiến chế mục vụ), truyền giáo, chức vụ và đời sống Linh mục, đào tạo Linh mục, Giám mục, Dòng tu, giáo dục Kitô giáo, các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Mạc Khải, Tông đồ giáo dân,…
Ngày 28.10.1965, khóa VII được khai mạc. Trong dịp này, Đức Giáo Hoàng đã cử hành thánh lễ đồng tế cùng với 24 Nghị Phụ (trong đó có Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình) và chính thức công bố 5 văn kiện đã được chấp thuận.
Những ngày cuối của Công Đồng được đánh dấu bằng những sự kiện mang ý nghĩa hiệp nhất đáng nhớ. Chẳng hạn, tại Vương cung Thánh đường thánh Phaolô, cùng với các quan sát viên ngoài Công Giáo, Đức Giáo Hoàng đã dự một lễ nghi cầu cho hiệp nhất. Một sự kiện khác cũng đáng chú ý, đó là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở Rôma và Đức Thượng Phụ Athenagoras ở Istanbul đã cùng một lúc xóa bỏ án tuyệt thông lẫn nhau vào ngày 7.12.1965 (mà các bạn biết rồi, vì lên án tuyệt thông lẫn nhau nên đã gây ra sự ly khai vào năm 1054). Chính những bước đi xa như thế này đã đem lại cho Công Đồng Vaticanô II luồng sinh lực mới, niềm vui mới, kết quả lớn và giá trị bậc nhất!
(còn tiếp)