APIA, Samoa -- Có câu nạn ngữ rằng: “Nếu thực sự có vườn địa đàng thì chắc hẳn là sẽ tìm thấy ở một nơi nào đó trong 9 hải đảo thuộc đảo quốc Tây Samoa!”. Hầu hết các đảo này trước đây là những núi phun lửa, nhưng nay không còn hoạt động nữa, và một số đảo do san hô tạo thành nên không ở được, chỉ có 4 đảo là có dân cư ngụ, và phần đông dân chúng cư ngụ ở Upolu, hòn đảo lớn thứ nhì trong quần thể này. Samoa nằm ngay trên đường xích đạo nên thuộc khí hậu nhiệt đới, tuy vậy bốn bề là biển và đảo không lớn lắm, nên khí hậu không đến nỗi nóng gắt.

Xem hình ảnh

Samoa là đảo quốc giành được độc lập trước tiên ngay từ năm 1962, tiên khởi trong số các đảo ở Thái Bình Dương. Từ ngày đó đến nay đã có không biết bao nhiêu du khách người Âu châu và Hoa kỳ, nhất là các nhà truyền giáo, các lái buôn, các thủy thủ, và ngày cả các tay cướp biến đã ghé nơi này.

Dầu vậy, Samoa cho đến nay vẫn tự hào còn giữ được nền văn hóa Polynesia trăm năm của họ và đời sống dân quê đậm tình tự dân tộc thôn dã như xưa. Samoa nơi có cảnh sắc muôn mầu, hương thơm hoa lá, âm thanh rền vang của người dân bản xứ nói chuyện và nụ cười thân thiện chào đón khi bạn tới đây thăm nơi đây. Những bất ngờ và những thú vị hứng khởi luôn chờ đón bạn ở mỗi góc phố, mỗi nhóm người hay ngôi chợ bạn đi qua.

Tên “sa moa” có nghĩa là “những con gà thánh” là một thành ngữ người Polynesia dùng chỉ niềm tin của người Samoa, họ tin rằng tồ tiên của họ là “những con gà thánh của Lu”, vị thần duy nhất, con của Thượng Đế Tạo Dựng.

Dân số Samoa hiện nay là 180.000 người, dân nghèo, nên số người đi di dân ra khỏi đảo rất lớn, nguyên trong năm 2005 số người di dân sang New Zealand là 42.000 người.

Cũng cần lưu ý là có đảo quốc độc lập khác tên là American Samoa với dân số l khỏà 60.000 người (hay còn gọi là Tonga), vì thuộc Hoa Kỳ. Tuy dù là thuộc quyền Hoa Kỳ.

Thành phố Apia, thủ đô Samoa

Tầu vừa cập bến Apia đã thấy hiện ra trước mắt một phong cảnh tuyệt đẹp, các nhà cao tầng, các nhà thờ và các hàng quán và có các kiến trúc đặc sắc của người thổ dân địa phương. Có thể nói thành phố Apia là thành phố tân tiến, tiện nghi và đẹp nhất trong các thành phố ở Nam Thái Bình Dương.

Từ cảng Apia đi theo bờ biển sẽ gặp Nhà thờ TinLành thời danh lịch sử có tên Congregational Church, tiép đến là Nhà thờ Công giáo với hai tháp vuông cao mầu trằng như thuyết ở trên có tượng Chúa Giêsu Vua giang tay đón chào, đối diện nhà thờ là Nhà Quốc Hội cao và đẹp, tân kỳ, nhưng có một mái được kiến trúc tượng trưng như cái chòi của người Samoa mầu nâu sáng. Đi tiếp nữa là Hải đăng với chiếc đồng hồ lâu đời, và theo dọc bờ biển bạn sẽ gặp các kiến trúc tân kỳ, các hotels, và một tòa nhà khổng lồ đang được Trung quốc tài trợ để xây lên, bên cạnh là một hotel tân kỳ nhưng mang kiến trúc đặc sắc Samoa cổ truyền đang được hoàn thành.

Đi tiếp nữa sẽ là Bảo tàng viện Samoa nơi lưu trữ những kỉ vật và lịch sữ văn hóa Samoa. Và cuối cùng bạn sẽ thấy một ngôi mộ to lớn mầu trấng tinh, đó chính là mộ của vị Vua tù trưởng thời cuối cùng được chôn cất ở đây.

Không gian và nền tảng gia đình và xã hội Samoa

Chúng tôi thuê xe taxi đi từ Apia dọc theo bờ biển đi về hướng Tây, đi qua các làng mạc người của người Samoa, mỗi làng đều thấy có các nhà thờ lớn nhỏ là những cao điểm của mỗi làng, đồng thời bạn không thể không thấy trên đường có rất nhiều nhà lớn hơn các nhà bình thường mà chung quanh trống, không có tường, nhưng có nền nhà cao, sạch và thoáng. Đó là những nhà hội nghị chung của làng xã, có thể gọi là đình làng. Có làng có đến 2 hay 3 cái đình lớn cho dân chúng tụ họp. Ngoài ra các tộc cũng có những căn nhà họp chung cho gia tộc như vậy. Thường thì chỉ là căn nhà trống, hình vuông hay chữ nhật, nền cao, thoáng, và không có bàn ghế gì cả.

Đi quanh bờ biển đôi khi gặp những làng có những vườn trồng dừa, nhìn những cây dừa thân xõa ngang trên bãi cát không khác gì con đường nào đó ở bãi biển Vũng Tầu. Có khác một điều là ở đây, dân chúng sống thành bình, yên tịnh, không xô bồ, thoáng mát, từ nhà nọ đến nhà kia có khoảng trống, không chen chúc, chật chội như ở Việt Nam.

Đi chừng 25 cây số khỏi Apia là gặp thác nước đầu tiên. Thác nước hiện nằm ngày trong khu đất riêng của một gia đình. Vào trong thấy có 3 gia đình sống trong 3 nhà khác nhau, và có một nhà chung gia tộc. Có một nhà xây, còn hai nhà chòi kia lợp mái cọ, có nền cao bằng gỗ như nhà người Thượng, nhưng không cao lắm và nhà cũng không rộng là bao nhiêu.

Qua sân nhà gặp ngay bầy gà đang kiếm mồi, vài con chó nằm ngủ trưa mơ màng, một bầy heo con đang theo mẹ kiếm ăn ũn ĩn. Trong cái khung cảnh nghèo đơn sơ thế mà sân cỏ vẫn tươi xanh, hàng rào là những đóa hoa thắm tưới vươn lên mầu rực rỡ từ những cây cảnh thiên nhiên nhiệt đới.

Về phía bên hông khu nhà là một vách đá thiên nhiên cao ngút cả 200 bột, từ đó nghe tiếng nước xối xả reo vang, nhìn lên tầng mây xanh theo tiếng nước kêu là một suối nước đang tuôn trào những dòng nước trắng xóa chảy xuống một hồ nhỏ nước trong suốt. Thiên nhiên nhiệm mầu, nguồn nước reo vui, nhưng cảnh sắc thật tĩnh mịch và thành tịnh… Những phút lắng đọng tâm hồn bên dòng suối mát là những giây phút yên lành trong sáng của tâm hồn tìm về nguồn cội: bình an và giây phút thanh thoát cõi trần.

Ở gần đây cách 5 cây số nữa cũng còn có 2 thác nước khác to hơn và đẹp hơn...

Các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng có vết tích những nơi cự ngụ của dân Polynesia từ 1000 năm trước Công nguyên, và vào đầu kỉ nguyên Thiên Chúa giáo thì dân chúng cũng từ từ di tản sang các đảo Cook, Society, Fiji hay Hawaii. Vì lý do này mà người ta gọi Samoa là nôi sinh cùa văn minh Polynesia.

Với truyền thuyết các truyện cổ tích được kể lại bằng miệng và một nền văn hóa truyền thống, người Samoa vẫn còn duy trì một số những tục lệ gọi là “Fa’ a Samoa" (theo đường lối Samoa). Mỗi biến cố liên quan tới con người hay thần linh đều có một câu truyện kể. Xã hội Somoa là xã hội sống chung cộng đồng. Địa vị và sự góp phần của mỗi cá nhân vào nhóm là chìa khóa chính yếu cho sự sinh tồn và là yếu tố để hiểu gia đình và xã hội người Samoa. Tư hữu cá nhân và sự tích lũy của cải riêng cho mình là trái với chương trình của Tagaloa, tên Vị Thần Sáng Tạo.

Tình hình tôn giáo ở Samoa

Có sự tương đồng giữa niềm tin Thượng đế tạo dựng của Thiên Chúa giáo và truyền thuyết người Samoa và lời tiên tri của Nafanua, vị nữ thần chiến tranh thời danh Samoa rằng: "một tôn giáo mới sẽ nảy sinh tại các đảo", nên người Samoa hoàn toàn dễ dàng chấp nhận sứ điệp của Ktiô giáo.

Qua các xung đột với người da trắng, người dân bản xứ nghiệm ra rằng Thiên Chúa của người da trắng có sức mạnh và đại lượng hơn các vị thần linh người Samoa. Do vậy việc gia nhập Kitô giáo của người Samoa không gặp khó khăn khi truyền giáo cho họ.

Tin Mừng Kitô giáo được rao giảng và chấp nhận cách phổ quát đến với toàn dân Samoa trên các đảo. Hiện nay Thiên Chúa giáo là một phần không thể thiếu trong cuộc chính của người Samoa.

Cùng với đức tin, người Samoa cũng coi trọng nền giáo dục Tây Âu cho con cháu họ. Các trường học được dân chúng địa phương hứng khởi ghi tên cho con cái theo học.

Ảnh hưởng của Tây phương cũng làm thay đổi phần nào tục lệ của người Samoa. Nhà truyền giáo Tin Lành, mục sư John Williams, hơn 100 năm trước khi đến đây truyền giáo sau một thời gian có viết bài tường thuật rằng: “Ở đây, các tù trưởng bộ lạc có 6, 7 hay 10 vợ là thường, nhưng dần dần, các tù trưởng thế giá chỉ giữ lại 3 vợ mà thôi”.

Trẻ em người Samoa được dậy rằng: "Con đường để có được quyền lực là con đường phục vụ”. Do vậy việc cha mẹ người Samoa ra sức ép con cái làm việc trong gia đình, làm việc cho làng xóm và dấn thân cho nhà thờ. Đôi khi các em phải làm việc không ngưng nghỉ, nên giới trẻ không còn giờ nghỉ ngơi.

Trong vài này qua, tuy thời gian ghé thăm thành phố Apia và quốc gia Tây Somoa không được lâu, nhưng nó vẫn còn ghi đậm những kỉ niệm không phai mờ trong chuyến thăm viếng đặc biệt này. Apia là thành phố có phong cảnh đẹp, có các sông rộng, các thác nước đẹp như mơ, một mầu xanh tươi và nhiều loại hoa cảnh đủ mầu khoe sắc, phía sau là những dẫy núi cao, có những làng mạc thấp thoáng giữa rừng già nhiệt đới hoang dã. Chính do cảnh đẹp này mà nhà văn Robert Louis Stevenson đã sống những năm cuối cùng và chết ở đây. Ông gọi Samoa là Thiên đàng địa giới.