"Xây Xẩm Sau Khi Sắm": Các Thần học gia đang mệt trí về lối tiêu thụ-mua sắm bừa bãi hiện nay.
ROME, Ý ngày 18 tháng Năm 2010. theo bản tin của Thông Tấn Xã Công giáo (Zenith.org) " Hãy Mua Sắm hàng cho tới khi bạn xỉu mới thôi! Shop till you drop" đã làm cho các Thần học gia hiện đang họp Hội nghị Quốc Tế tại Rôma mệt trí khi nghiên cứu về lối tiêu thụ-mua sắm bừa bãi hiện nay -vì không theo một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Các chuyên gia đã gọi thế giới Tây Phương của thế kỷ 21 là một "xã hội nặng về tiêu thụ" và các học giả từ mọi ngành khoa học đang nghiên cứu về hiện tượng cũng như các hậu quả kèm theo của cái xã hội chỉ biết tiêu thụ-mua sắm này.
Dario Viganò, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Mục Vụ Đấng Cứu Chuộc Con Người (Redemptor Hominis) thuộc Giáo Hoàng Học Viện Lateran-Rôma đã giới thiệu những suy tư nêu trên trong bài nghiên cứu phát biểu trong ngày 05 tháng Năm 2010 mang tựa đề "Tôi mua sắm-tiêu thụ, bởi vậy Tôi hiện hữu? Một Nhận thức về Xã Hội-Thần Học- và Giáo dục học" (Chú thích của Dominic David Trần: Rene Descartes đã nêu ý tưởng Je pense, donc, Je suis- Tôi tư duy tức là Tôi hiện hữu.)
Chủ đề chính của Hội nghị này lấy từ quyển sách của Zygmunt Bauman xuất bản năm 2008, chỉ thêm vào một dấu chấm hỏi (?) và tập trung những suy tư và phản ảnh sâu sắc về đề tài sự tiêu thụ, mua sắm hàng hóa, và đề mục tối hậu là "Thực tế Sinh tồn của Con người trong hiện tại."
Massimiliano Padula, giáo sư về môn Thông Tin Định Chế tại Giáo Hoàng Học Viện Lateran đã trình bày về đề tài; " Chủ nghĩa Tiêu thụ và Phương tiện truyền thông
trong Thế giới Kỹ thuật Số." Giáo sư Padula nói rằng " Không còn những giới hạn rõ ràng giữa chủ nghĩa Tiêu thụ và sự tiêu thụ nữa-(thói quen mua sắm hàng hóa). Học giả này thận trọng lưu ý hội nghị là; " Tính Cá nhân riêng lẻ và Tính Xã Hội hoá đã mất đi sức mạnh đặc thù vốn có để được trộn lẫn vào trong một Tính Đồng nhất về Văn hóa-Xã hội hiện đang tăng lên một cách rõ nét tại Tây phương, nơi mà xã hội Tây phương tự áp đặt lên chính nó cái tính đồng nhất cá nhân tập thể vào một mô hình thuần nhất về văn hoá xã hội chỉ biết tiêu thụ-mua sắm, sau đó Tây phương đem áp đặt cái mô hình này lên khắp toàn cầu và hòa vào trong mọi khía cạnh của cuộc sống hôm nay."
Học giả Chiara Palazzini cũng của Giáo Hoàng Học Viện Lateran nói rằng trong cái "thực tế chỉ biết tiêu thụ-mua sắm" này cuối cùng rồi chúng ta sẽ phải đối diện bởi một " kiểu sống có vấn nạn sai lầm ở cả hai mặt; ở mặt này tác động tai hại của việc mua sắm được nhồi nhét mỗi ngày mỗi tăng lên thế nhưng chẳng có ai muốn nghe nói về cái thòng lòng mua sắm này cứ từ từ xiết vào cổ; ở mặt kia thì cái thòng lọng mua sắm này cứ mỗi ngày dẫn đưa người tiêu thụ xa rời suy tư về các tác động sai hại của việc mua sắm. "
Nữ học giả Chiara nêu rất rõ về phương cách mà con người đeo đuổi những ý nghĩa nào trong cuộc sống sẽ trở nên quen thuộc và giống như họ suy tư nhất. Con người đặt niềm tin vào những vật dụng được tiêu thụ là một thất bại nặng nề; (phụ đề của Dominic David Trần: ví dụ các loại hàng hiệu, đời xe, mode áo tóc quần son phấn v...v) giáo sư Chiara khẳng định kết qủa là con người tiêu thụ cá nhân tự tìm thấy họ được đồng hóa với chính hàng hóa được tiêu thụ, được trở thành chính món hàng mà họ đã chọn và mua sắm ấy (phụ đề: họ là quần jean x; họ là nước hoa y, họ là giày cao gót như nữ diễn viên z hay xe hơi t chẳng hạn.)
Sergio Belardinelli, điều phối viên "Dự Án Văn Hoá" của Hội Đồng Giám Mục Ý, đã kêu gọi nên giáo dục lại người tiêu thụ; thế nhưng ông cũng thừa nhận rằng không có một giải pháp kỳ diệu nào cho vấn đề này. Ông cũng khuyến nghị rằng nên gây dựng nhận thức " hàng hóa tiêu dùng và niềm vui sử dụng hàng hóa đó là hai điều không như nhau " như triết gia Platon đã kiên trì nói rằng vật mua không mang lại sự hài lòng thật sự như ta đã muốn." Học giả Belardinelli cổ động cho cách giáo dục con người nên suy tư về giá trị của sự vật nhất nhất là những món hàng nào có giá cả cao hơn gía trị thị trường. (phụ đề của Dominic: đây là các cặp phạm trù triết học về gía cả-gía trị, niềm vui vật chất hữu hình- khoái lạc tinh thần vô hình.)
Về liên quan giữa sử dụng và lãng phí; Francis Vincent Anthony là giáo sư Thần học tại Viện Đại Học Giáo Hoàng Salesian đã giải thích là động từ tiêu thụ, mua sắm, "có nghĩa là tiêu dùng và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên vật chất, điều đó bắt nguồn từ một tầm nhìn thực tế, điều này có nghĩa là, của một cách hiểu biết về con người phàm nhân và Thiên Chúa." (Chú thích của Dominic David Trần: Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, Đấng tạo ra mọi sự và tạo ra con nguời, Đấng chẳng hề tiêu dùng, sử dụng hay lãng phí điều chi- Ngược lại con người là vật thụ tạo, con người tiêu dùng và lãng phí biết bao sự vật hoặc tài nguyên do Thiên Chúa đã sáng tạo nên.)
Giáo sư Anthony nói rằng; " đằng sau cái thói quen hiện nay của chúng ta- sử dụng và vứt vào sọt rác- là có một bản chất tự nhiên mang tính vị lợi và vô cùng máy móc." Cái cá tính này thu nhỏ thành cách sử dụng và tiêu thụ vô ý bởi con người." Để vượt qua cái tầm nhìn chỉ tập trung thái qúa vào con người phàm nhân và thiết lập lại một quan hệ lý tưởng giữa các vũ trụ- tiểu vũ trụ con người thụ tạo nhỏ bé và Đại Vũ Trụ Đại Thái Cực là Thiên Chúa và là Đấng Tạo Hóa- thì bước thứ 1 phải là giải quyết cho xong vấn nạn về chủ nghĩa tiêu thụ của xã hội nặng về hưởng thụ hiện nay."
Giáo sư Anthony khẳng định, " Sự tiêu thụ-mua sắm không xấu- những gì xấu xa chính là sự lãng phí và làm cạn kiện các nguồn tài nguyên mà không có một chút quan tâm nào đến ý thức về luân lý đạo đức và sự cùng tồn tại chung trong thế giới con người."
Về nan đề; "Tôi tiêu thụ- tôi mua sắm bởi vậy-Tôi hiện hữu?" giáo sư Anthony đã đáp lời bằng sự đoan chắc: " Phải, tiêu thụ-mua sắm nếu là điều không thể thiếu được cho cuộc sống, thế nhưng gía trị đáng sống của con người nên qui hướng về niềm hoan lạc viên mãn được mang khuôn dấu của nhu cầu cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân con người đưọc chi phối về mặt đạo đức, và có cả việc hy sinh cuộc sống con người cá nhân cho một lợi ích chung và có ý nghĩa thiện hảo.
Quảng diễn về Ngữ nguyên học của chữ tiêu thụ-mua sắm (consume) -bắt nguồn từ chữ Latinh "cum" (nghĩa là với) và "sumere" (nghĩa là lấy, sử dụng, tiêu dùng hoàn toàn), giáo sư Anthony nói rằng nghĩa rộng nhất của từ này là " một hành động lấy đi một điều khác, tiêu mất một cái khác". Trong mối liên kết này, giáo sư Anthony đề nghị, tiêu thụ-tiêu dùng-mua sắm có nghĩa là hy sinh-là mất đi một cái khác của chính ta, hay mất đi điều gì thuộc về người khác (sacrum facere); nghĩa là một hành động hy sinh.
Để kết luận, giáo sư Anthony phát biểu; " Từ nhận thức của Thiên Chúa giáo, Bí Tích Thánh Thể đã thể hiện thật hùng hồn rằng; Sự Tiêu dùng thần thánh đi liền với sự Hy sinh thánh thiêng ấy phải được làm chứng trong cuộc sống con người."
(Cảm nghiệm khiên tốn của Dominic David Trần: Xin phép đưọc rút ra một ít suy diễn từ những nhận định trên đây: điều gì xảy ra cho Giáo Hội Công Giáo và Ơn Gọi nếu các thế hệ trẻ suốt ngày mang ipod nghe nhạc, tay bấm text, mắt muĩ, quấn áo giày dép, cách ăn nói chỉ theo Paris Hilton hay diễn viên điện ảnh nào đó. Điều gì xảy ra khi việc khai thác rừng, dầu khí, bauxit, thủy điện phí phạm như hiện nay? Điều gì đã xảy ra khi thẻ tín dụng mua hàng làm tăng nợ cá nhân hàng tháng, vượt qua mức thu nhập thực tế của cá nhân, đặc biệt nợ mua nhà tại Hoa Kỳ chẳng hạn? Điều gì là thực tế khi mà gía trị bề ngoài của nhà ở, xe, job, áo quần, vé đi du lịch nước ngoài thay cho giá trị chân thực cần có nơi con người: sự chân thành-hướng thiện-đạo đức. Người ta cứ nói vật chất không mang lại hạnh phúc, nhà đẹp nhưng người không ăn ở đẹp, giường đẹp không mang lại giấc ngủ ngon, món ăn đắt tiền không chắc đã ngon miệng? Dẫu đã được nghe Thiên Chúa phán dạy chính Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống là Hạnh Phúc Tối Cao, là niềm hoan lạc viên mãn, là Cùng đích trọn vẹn của kiếp người mà sao chúng ta vẫn lao vào cái nạn Xây Xẩm Sau Khi Sắm.
Lạy Chúa, Chúa là Chân Lý huyền nhiệm nhất mà con ngưòi dù tiêu thụ -dù có lãng phí cũng không bao giờ cạn kiệt, mãi mãi không bao giờ mất đi: trong hình bánh nhỏ là Thánh Thể Chúa, Chúa nuôi sống chúng con đến muôn đời-Lòng Chúa Thương Xót là vô biên, là đại dương cao vời bao la đã nhấn chìm và xóa sạch mọi tội lỗi của người phàm nhân tội lỗi chúng con. Xin soi sáng cho chúng con biết tiêu dùng của cải vật chất thế gian sinh lợi nhiều nhất như Chúa đã phán dạy. )
ROME, Ý ngày 18 tháng Năm 2010. theo bản tin của Thông Tấn Xã Công giáo (Zenith.org) " Hãy Mua Sắm hàng cho tới khi bạn xỉu mới thôi! Shop till you drop" đã làm cho các Thần học gia hiện đang họp Hội nghị Quốc Tế tại Rôma mệt trí khi nghiên cứu về lối tiêu thụ-mua sắm bừa bãi hiện nay -vì không theo một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Các chuyên gia đã gọi thế giới Tây Phương của thế kỷ 21 là một "xã hội nặng về tiêu thụ" và các học giả từ mọi ngành khoa học đang nghiên cứu về hiện tượng cũng như các hậu quả kèm theo của cái xã hội chỉ biết tiêu thụ-mua sắm này.
Dario Viganò, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Mục Vụ Đấng Cứu Chuộc Con Người (Redemptor Hominis) thuộc Giáo Hoàng Học Viện Lateran-Rôma đã giới thiệu những suy tư nêu trên trong bài nghiên cứu phát biểu trong ngày 05 tháng Năm 2010 mang tựa đề "Tôi mua sắm-tiêu thụ, bởi vậy Tôi hiện hữu? Một Nhận thức về Xã Hội-Thần Học- và Giáo dục học" (Chú thích của Dominic David Trần: Rene Descartes đã nêu ý tưởng Je pense, donc, Je suis- Tôi tư duy tức là Tôi hiện hữu.)
Chủ đề chính của Hội nghị này lấy từ quyển sách của Zygmunt Bauman xuất bản năm 2008, chỉ thêm vào một dấu chấm hỏi (?) và tập trung những suy tư và phản ảnh sâu sắc về đề tài sự tiêu thụ, mua sắm hàng hóa, và đề mục tối hậu là "Thực tế Sinh tồn của Con người trong hiện tại."
Massimiliano Padula, giáo sư về môn Thông Tin Định Chế tại Giáo Hoàng Học Viện Lateran đã trình bày về đề tài; " Chủ nghĩa Tiêu thụ và Phương tiện truyền thông
trong Thế giới Kỹ thuật Số." Giáo sư Padula nói rằng " Không còn những giới hạn rõ ràng giữa chủ nghĩa Tiêu thụ và sự tiêu thụ nữa-(thói quen mua sắm hàng hóa). Học giả này thận trọng lưu ý hội nghị là; " Tính Cá nhân riêng lẻ và Tính Xã Hội hoá đã mất đi sức mạnh đặc thù vốn có để được trộn lẫn vào trong một Tính Đồng nhất về Văn hóa-Xã hội hiện đang tăng lên một cách rõ nét tại Tây phương, nơi mà xã hội Tây phương tự áp đặt lên chính nó cái tính đồng nhất cá nhân tập thể vào một mô hình thuần nhất về văn hoá xã hội chỉ biết tiêu thụ-mua sắm, sau đó Tây phương đem áp đặt cái mô hình này lên khắp toàn cầu và hòa vào trong mọi khía cạnh của cuộc sống hôm nay."
Học giả Chiara Palazzini cũng của Giáo Hoàng Học Viện Lateran nói rằng trong cái "thực tế chỉ biết tiêu thụ-mua sắm" này cuối cùng rồi chúng ta sẽ phải đối diện bởi một " kiểu sống có vấn nạn sai lầm ở cả hai mặt; ở mặt này tác động tai hại của việc mua sắm được nhồi nhét mỗi ngày mỗi tăng lên thế nhưng chẳng có ai muốn nghe nói về cái thòng lòng mua sắm này cứ từ từ xiết vào cổ; ở mặt kia thì cái thòng lọng mua sắm này cứ mỗi ngày dẫn đưa người tiêu thụ xa rời suy tư về các tác động sai hại của việc mua sắm. "
Nữ học giả Chiara nêu rất rõ về phương cách mà con người đeo đuổi những ý nghĩa nào trong cuộc sống sẽ trở nên quen thuộc và giống như họ suy tư nhất. Con người đặt niềm tin vào những vật dụng được tiêu thụ là một thất bại nặng nề; (phụ đề của Dominic David Trần: ví dụ các loại hàng hiệu, đời xe, mode áo tóc quần son phấn v...v) giáo sư Chiara khẳng định kết qủa là con người tiêu thụ cá nhân tự tìm thấy họ được đồng hóa với chính hàng hóa được tiêu thụ, được trở thành chính món hàng mà họ đã chọn và mua sắm ấy (phụ đề: họ là quần jean x; họ là nước hoa y, họ là giày cao gót như nữ diễn viên z hay xe hơi t chẳng hạn.)
Sergio Belardinelli, điều phối viên "Dự Án Văn Hoá" của Hội Đồng Giám Mục Ý, đã kêu gọi nên giáo dục lại người tiêu thụ; thế nhưng ông cũng thừa nhận rằng không có một giải pháp kỳ diệu nào cho vấn đề này. Ông cũng khuyến nghị rằng nên gây dựng nhận thức " hàng hóa tiêu dùng và niềm vui sử dụng hàng hóa đó là hai điều không như nhau " như triết gia Platon đã kiên trì nói rằng vật mua không mang lại sự hài lòng thật sự như ta đã muốn." Học giả Belardinelli cổ động cho cách giáo dục con người nên suy tư về giá trị của sự vật nhất nhất là những món hàng nào có giá cả cao hơn gía trị thị trường. (phụ đề của Dominic: đây là các cặp phạm trù triết học về gía cả-gía trị, niềm vui vật chất hữu hình- khoái lạc tinh thần vô hình.)
Về liên quan giữa sử dụng và lãng phí; Francis Vincent Anthony là giáo sư Thần học tại Viện Đại Học Giáo Hoàng Salesian đã giải thích là động từ tiêu thụ, mua sắm, "có nghĩa là tiêu dùng và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên vật chất, điều đó bắt nguồn từ một tầm nhìn thực tế, điều này có nghĩa là, của một cách hiểu biết về con người phàm nhân và Thiên Chúa." (Chú thích của Dominic David Trần: Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, Đấng tạo ra mọi sự và tạo ra con nguời, Đấng chẳng hề tiêu dùng, sử dụng hay lãng phí điều chi- Ngược lại con người là vật thụ tạo, con người tiêu dùng và lãng phí biết bao sự vật hoặc tài nguyên do Thiên Chúa đã sáng tạo nên.)
Giáo sư Anthony nói rằng; " đằng sau cái thói quen hiện nay của chúng ta- sử dụng và vứt vào sọt rác- là có một bản chất tự nhiên mang tính vị lợi và vô cùng máy móc." Cái cá tính này thu nhỏ thành cách sử dụng và tiêu thụ vô ý bởi con người." Để vượt qua cái tầm nhìn chỉ tập trung thái qúa vào con người phàm nhân và thiết lập lại một quan hệ lý tưởng giữa các vũ trụ- tiểu vũ trụ con người thụ tạo nhỏ bé và Đại Vũ Trụ Đại Thái Cực là Thiên Chúa và là Đấng Tạo Hóa- thì bước thứ 1 phải là giải quyết cho xong vấn nạn về chủ nghĩa tiêu thụ của xã hội nặng về hưởng thụ hiện nay."
Giáo sư Anthony khẳng định, " Sự tiêu thụ-mua sắm không xấu- những gì xấu xa chính là sự lãng phí và làm cạn kiện các nguồn tài nguyên mà không có một chút quan tâm nào đến ý thức về luân lý đạo đức và sự cùng tồn tại chung trong thế giới con người."
Về nan đề; "Tôi tiêu thụ- tôi mua sắm bởi vậy-Tôi hiện hữu?" giáo sư Anthony đã đáp lời bằng sự đoan chắc: " Phải, tiêu thụ-mua sắm nếu là điều không thể thiếu được cho cuộc sống, thế nhưng gía trị đáng sống của con người nên qui hướng về niềm hoan lạc viên mãn được mang khuôn dấu của nhu cầu cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân con người đưọc chi phối về mặt đạo đức, và có cả việc hy sinh cuộc sống con người cá nhân cho một lợi ích chung và có ý nghĩa thiện hảo.
Quảng diễn về Ngữ nguyên học của chữ tiêu thụ-mua sắm (consume) -bắt nguồn từ chữ Latinh "cum" (nghĩa là với) và "sumere" (nghĩa là lấy, sử dụng, tiêu dùng hoàn toàn), giáo sư Anthony nói rằng nghĩa rộng nhất của từ này là " một hành động lấy đi một điều khác, tiêu mất một cái khác". Trong mối liên kết này, giáo sư Anthony đề nghị, tiêu thụ-tiêu dùng-mua sắm có nghĩa là hy sinh-là mất đi một cái khác của chính ta, hay mất đi điều gì thuộc về người khác (sacrum facere); nghĩa là một hành động hy sinh.
Để kết luận, giáo sư Anthony phát biểu; " Từ nhận thức của Thiên Chúa giáo, Bí Tích Thánh Thể đã thể hiện thật hùng hồn rằng; Sự Tiêu dùng thần thánh đi liền với sự Hy sinh thánh thiêng ấy phải được làm chứng trong cuộc sống con người."
(Cảm nghiệm khiên tốn của Dominic David Trần: Xin phép đưọc rút ra một ít suy diễn từ những nhận định trên đây: điều gì xảy ra cho Giáo Hội Công Giáo và Ơn Gọi nếu các thế hệ trẻ suốt ngày mang ipod nghe nhạc, tay bấm text, mắt muĩ, quấn áo giày dép, cách ăn nói chỉ theo Paris Hilton hay diễn viên điện ảnh nào đó. Điều gì xảy ra khi việc khai thác rừng, dầu khí, bauxit, thủy điện phí phạm như hiện nay? Điều gì đã xảy ra khi thẻ tín dụng mua hàng làm tăng nợ cá nhân hàng tháng, vượt qua mức thu nhập thực tế của cá nhân, đặc biệt nợ mua nhà tại Hoa Kỳ chẳng hạn? Điều gì là thực tế khi mà gía trị bề ngoài của nhà ở, xe, job, áo quần, vé đi du lịch nước ngoài thay cho giá trị chân thực cần có nơi con người: sự chân thành-hướng thiện-đạo đức. Người ta cứ nói vật chất không mang lại hạnh phúc, nhà đẹp nhưng người không ăn ở đẹp, giường đẹp không mang lại giấc ngủ ngon, món ăn đắt tiền không chắc đã ngon miệng? Dẫu đã được nghe Thiên Chúa phán dạy chính Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống là Hạnh Phúc Tối Cao, là niềm hoan lạc viên mãn, là Cùng đích trọn vẹn của kiếp người mà sao chúng ta vẫn lao vào cái nạn Xây Xẩm Sau Khi Sắm.
Lạy Chúa, Chúa là Chân Lý huyền nhiệm nhất mà con ngưòi dù tiêu thụ -dù có lãng phí cũng không bao giờ cạn kiệt, mãi mãi không bao giờ mất đi: trong hình bánh nhỏ là Thánh Thể Chúa, Chúa nuôi sống chúng con đến muôn đời-Lòng Chúa Thương Xót là vô biên, là đại dương cao vời bao la đã nhấn chìm và xóa sạch mọi tội lỗi của người phàm nhân tội lỗi chúng con. Xin soi sáng cho chúng con biết tiêu dùng của cải vật chất thế gian sinh lợi nhiều nhất như Chúa đã phán dạy. )