Một nhóm quan chức quốc phòng Việt Nam thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hoa Kỳ, hiện đang đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng.
Trong khi đó, hai tàu chiến khác của Mỹ cũng chuẩn bị cập bến Tiên Sa trong chuyến thăm 4 ngày nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt.
Các hoạt động trao đổi dồn dập gần đây cho thấy một sự ấm lên nhanh chóng trong quan hệ quân sự giữa hai nước cựu thù.
Giới thông tấn nước ngoài cho hay vào Chủ nhật 08/08, nhóm quan chức và sỹ quan cao cấp của Việt Nam được chở bằng trực thăng ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington.
Chiến hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử này tới Biển Đông sau khi đã tham gia tập trận với hải quân Nam Hàn ở Biển Nhật Bản.
Được tin các quan chức và sỹ quan Việt Nam sẽ tận mắt quan sát các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đồng thời tìm hiểu hoạt động của tàu.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington đóng tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, có thể chở trên 70 chiến đấu cơ, hơn 5.000 thủy thủ và phi công, cùng 1,5 triệu kg bom đạn.
Đây là lần thứ hai các sỹ quan Việt Nam thăm quan tàu sân bay của Mỹ đậu ở ngoài khơi Việt Nam.
Lần trước là vào tháng Tư 2009, khi hàng chục sỹ quan cao cấp của Việt Nam "được đón tiếp nồng nhiệt" khi tới thăm chiến hạm USS John Stennis, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam Việt Nam chừng 290 hải lý.
Mới đây, hồi đầu tháng Bảy, quan chức ngoại giao Việt Nam cũng thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, bang Virginia.
Trao đổi quốc phòng
Trong khi đó, cũng có tin hai tàu chiến khác của Mỹ là USS John S. McCain và USS Avenger sẽ vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, từ 10/08-14/08 trong chuyến thăm hữu nghị chính thức.
Như thông lệ các chuyến thăm của tàu chiến, thủy thủ đoàn hai tàu sẽ có các hoạt động thăm viếng xã giao, tham gia dự án cộng đồng, thi đấu thể thao và thăm quan thành phố.
Các chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam ngày càng nhiều và được xem như một hình thức xây dựng lòng tin giữa hai bên.
Lầu Năm góc nay coi Việt Nam như một quốc gia có khả năng trở thành đối tác chiến lược của mình ở châu Á, giống Indonesia và Malaysia.
Việc hai nước từng đối đầu nhau trong một cuộc chiến lâu dài và đẫm máu nay xích lại gần nhau được bình luận là cho thấy kế hoạch quay trở lại giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á của Hoa Kỳ, trong khi Việt Nam ngày càng quan ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc.
Mới đây Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại Diễn đàn an ninh khu vực ở Hà Nội rằng giải quyết các xung đột ở Biển Đông một cách hòa bình là "quyền lợi quốc gia" và "ưu tiên ngoại giao" của Mỹ.
Sự tham gia của Hoa Kỳ không làm cho Trung Quốc hài lòng. Bắc Kinh luôn nhấn mạnh vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết giữa Trung Quốc và từng nước liên quan.
Tuy nhiên, không khí tại các khu vực tranh chấp đang nóng lên từng ngày.
Mới đây, Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), cùng một số lô dầu khí gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Việt Nam nói "việc làm trên của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam".
Ngay lập tức, Trung Quốc phản pháo bằng cách lặp lại tuyên bố rằng nước này "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và các vùng biển phụ cận".
Người phát ngôn Khương Du nói Trung Quốc "cực lực phản đối bất kỳ lời nói hay hành động nào vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào về các chuyến thăm của tàu Mỹ tới Đà Nẵng.
(Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100808_us_ships.shtml)
Trong khi đó, hai tàu chiến khác của Mỹ cũng chuẩn bị cập bến Tiên Sa trong chuyến thăm 4 ngày nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt.
Các hoạt động trao đổi dồn dập gần đây cho thấy một sự ấm lên nhanh chóng trong quan hệ quân sự giữa hai nước cựu thù.
Giới thông tấn nước ngoài cho hay vào Chủ nhật 08/08, nhóm quan chức và sỹ quan cao cấp của Việt Nam được chở bằng trực thăng ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington.
Chiến hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử này tới Biển Đông sau khi đã tham gia tập trận với hải quân Nam Hàn ở Biển Nhật Bản.
Được tin các quan chức và sỹ quan Việt Nam sẽ tận mắt quan sát các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đồng thời tìm hiểu hoạt động của tàu.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington đóng tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, có thể chở trên 70 chiến đấu cơ, hơn 5.000 thủy thủ và phi công, cùng 1,5 triệu kg bom đạn.
Đây là lần thứ hai các sỹ quan Việt Nam thăm quan tàu sân bay của Mỹ đậu ở ngoài khơi Việt Nam.
Lần trước là vào tháng Tư 2009, khi hàng chục sỹ quan cao cấp của Việt Nam "được đón tiếp nồng nhiệt" khi tới thăm chiến hạm USS John Stennis, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam Việt Nam chừng 290 hải lý.
Mới đây, hồi đầu tháng Bảy, quan chức ngoại giao Việt Nam cũng thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, bang Virginia.
Trao đổi quốc phòng
Trong khi đó, cũng có tin hai tàu chiến khác của Mỹ là USS John S. McCain và USS Avenger sẽ vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, từ 10/08-14/08 trong chuyến thăm hữu nghị chính thức.
Như thông lệ các chuyến thăm của tàu chiến, thủy thủ đoàn hai tàu sẽ có các hoạt động thăm viếng xã giao, tham gia dự án cộng đồng, thi đấu thể thao và thăm quan thành phố.
Các chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam ngày càng nhiều và được xem như một hình thức xây dựng lòng tin giữa hai bên.
Lầu Năm góc nay coi Việt Nam như một quốc gia có khả năng trở thành đối tác chiến lược của mình ở châu Á, giống Indonesia và Malaysia.
Việc hai nước từng đối đầu nhau trong một cuộc chiến lâu dài và đẫm máu nay xích lại gần nhau được bình luận là cho thấy kế hoạch quay trở lại giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á của Hoa Kỳ, trong khi Việt Nam ngày càng quan ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc.
Mới đây Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại Diễn đàn an ninh khu vực ở Hà Nội rằng giải quyết các xung đột ở Biển Đông một cách hòa bình là "quyền lợi quốc gia" và "ưu tiên ngoại giao" của Mỹ.
Sự tham gia của Hoa Kỳ không làm cho Trung Quốc hài lòng. Bắc Kinh luôn nhấn mạnh vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết giữa Trung Quốc và từng nước liên quan.
Tuy nhiên, không khí tại các khu vực tranh chấp đang nóng lên từng ngày.
Mới đây, Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), cùng một số lô dầu khí gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Việt Nam nói "việc làm trên của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam".
Ngay lập tức, Trung Quốc phản pháo bằng cách lặp lại tuyên bố rằng nước này "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và các vùng biển phụ cận".
Người phát ngôn Khương Du nói Trung Quốc "cực lực phản đối bất kỳ lời nói hay hành động nào vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào về các chuyến thăm của tàu Mỹ tới Đà Nẵng.
(Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100808_us_ships.shtml)