Linh mục Phêrô Cao Văn Đạt sinh ngày 04 tháng 12 năm 1937, tại Hà nam được Chúa gọi về lúc 09gioOO ngày 25-10-2010. Lễ an táng tại Nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon vào thứ năm lúc 08giờ30 ngày 28-10-2010.

Ngài du học tại Roma, đậu tiến sĩ Tâm lý rồi qua Mỹ giúp xứ 8 tháng trước khi về Việt nam năm 1973. Với sự đồng ý của Đức Tổng Giam mục Phaolo Nguyễn Văn Bình, Cha Giám đốc Fx Nguyễn Hữu Tấn Tiểu Chủng viện Thánh Giuse Sai gòn mời ngài về dạy Tiểu Chủng viện, sau đó được bổ nhiệm dạy tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon từ năm 1975 đến nay và được mời đi dạy tại Đại Chủng viện Hà nội.

Cha Phêrô Cao Văn Đạt là người được tín nhiệm trong trọng trách nghi lễ. Hằng tháng, khi có buổi tĩnh tâm của các linh mục thuộc 5 Hạt ở Saigòn tại Nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Saigon, có thánh Lể Đồng tế gồm các linh mục cùng với Đức Tổng Giám mục Phaolo Nguyễn Văn Binh và Đức Cha phụ tá Aloisio Phạm Văn Nẫm, thì Cha Đạt luôn phụ trách phần Linh mục “giúp lễ”, khi ngài đi vắng, ngài nhờ tôi thay ngài. Ngài còn giúp Phụng vụ trong những ngày lễ lớn tại Nha thở chính toà một thời gian và được Toà Tổng Giám mục nhờ đi dâng Thánh lễ Giáng sinh cho tín hữu ngoại quốc tại Saigon.

Ngài được Đức Giám quản Nicola Huỳnh Văn Nghi đặt làm linh hướng Dòng Thừa sai bác ái Chúa Kytô vì rất am hiểu Dòng Mẹ Teresa Calcutta.

Tôi vẫn nhớ lời khuyên của ngài khi sách Phụng Vụ Bí tích của tôi in xong, nhà in vừa đóng được 100 quyển thì họ ngừng để lo thoát thân vì lúc đó là tháng ba năm 1975, tôi biếu Cha Đạt một quyển và nói chỉ có 100 quyển còn 1000 cuốn phải bỏ, ngài khuyên giữ lại vì rất cần thiết sau nầy. Sau ngày 30.4.1975, vì cuốn sách này là thuần tuý tôn giáo, không bị tịch thu và tỏ ra có ích cho chủng sinh và nhiểu người.

Trong thời gian ra hà Nội dậy đại chủng viện, ngài ra vừa dạy học vừa làm “cố vấn” cho Đức Hồng Y Phaolo G.Phạm Đình Tụng về Giáo luật, về Phụng vụ. Dậy học ở Hà nội nhưng ngài cho biết: khí hậu ngoài Bắc không hợp với sức khoẻ của mình nên mình ở Saigon.

Ngài thích tắm biển. Đi tắm biển với ngài ở Vũng tàu, ngài lên sau hết, chiều còn xuống tắm. Và rồi biển trở thành “bạn” thân của ngài: biển đã niếu kéo ngài để ngài về với Chúa.