SAIGÒN - Hôm nay 28.10.2010, Thánh Lễ An Táng Cha Phêrô Cao Văn Đạt được cử hành tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là Thánh Tử Đạo Việt Nam, Linh mục Gioan Đạt (+1798) được mừng kính trong ngày này.
Xem hình ảnh tang lễ
Thánh Gioan Ðạt sinh năm 1765 tại Thanh Hóa. Mồ côi cha từ nhỏ, cậu được nhận vào nhà Ðức Chúa Trời rất sớm để học hành kinh sách, giáo lý, triết lý và cuối cùng, tháng 3-1798, ngài được chịu chức linh mục. Cùng năm đó, có lệnh bắt đạo dưới đời Cảnh Thịnh. Ngày 25-8-1798, ngài bị bắt cùng với mấy thầy giảng và một số giáo dân. Thời gian trong ngục, ngài tỏ ra rất bình tĩnh. Càng gần ngày xử án, ngài càng vui mừng. Ngày 28-10-1798, ngài bị dẫn ra pháp trường Chợ Rạ, Thanh Hóa. Số giáo hữu đi theo từ biệt ngài rất đông. Tại nơi xử án, ngài không bị trói, và đang khi ngài cầu nguyện sốt sắng, lý hình đã chém lìa đầu ngài. Liền sau đó, giáo hữu được lãnh xác ngài về chôn cất.
Ðức Thánh Cha Lêô XIII đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước ngày 27-5-1900 và Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19-6-1988. (Châu-Kiên-Long).
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn sáng nay có rất nhiều những vành khăn sô tiễn biệt. Những vòng hoa thương tiếc trang trọng giữa lối đi từ cổng vào Nhà nguyện Đại Chủng Viện và sân lễ đài. Các thầy Đại Chủng Sinh, các thân nhân đeo khăn tang, nét mặt trầm tư tiếc thương. Mọi người về đây hiệp dâng thánh lễ và muốn dâng lên áng hương lòng để tưởng nhớ cha giáo đã về với Chúa.
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, hơn 400 linh mục, cùng đông đảo Chủng sinh tu sĩ nam nữ, thân nhân, giáo dân từ các giáo xứ đã đến hiệp dâng Thánh Lễ và tiễn đưa linh cửu cha Phêrô đến an nghĩ tại nghĩa trang Giáo xứ Trung chánh.
Cha Phêrô đã bước qua ngưỡng cửa sự chết để về với Thiên Chúa sau khi đã đi qua 73 năm tuổi đời, 44 năm linh mục.
Sau khi đoàn rước linh cửu từ nhà nguyện sang lễ đài, thầy Phó Tế đọc tiểu sử Cha Cố Phêrô Cao Văn Đạt.
- Sinh ngày 04 tháng 12 năm 1937, tại Bút đông (Trác bút, Châu giang, Duy tiên, Hà nam).
- Vào Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên (Hà nội) tháng 9 năm 1949.
- Từ 1952-1954, học Tiểu chủng Viện Piô XII (Hà nội)
- Từ 1959-1961, học Triết tại ĐCV Xuân Bích.
- Từ 1961-1962, dạy học tại Tiểu Chủng Viện Vũng Tàu
- 1962-1963, học Thần học năm I
- Chịu chức Linh mục ngày 19.4.1966, sau đó dạy học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
- Năm 1968, du học tại Đại học Salésien-Rôma, chuyên nghành Tâm lý giáo dục.
- Năm 1971, tốt nghiệp Cử nhân Tâm lý học.
- Năm 1973, lấy bằng Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục.
- Từ 1973-1974, tu nghiệp tại Hoa Kỳ.
- Ngày 05.7.1974, về Việt Nam, phục vụ tại Tiểu chủng Viện.
- Từ 1976-1991, giúp Giáo xứ Hàng Sanh và phục vụ tại ĐCV Thánh Giuse Sài gòn.
- Năm 1992, tu nghiệp tại Philippin.
- Từ 1976-2000 là Giáo sư ĐCV Thánh Giuse Sài gòn.
- Về nhà cha ngày 25.10.2010 (nhằm ngày 18 tháng 9 năm Canh Dần).
- Hưởng thọ 73 tuổi, 44 năm Linh mục.
Đức Cha Phêrô, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài gòn chủ tế và giảng lễ.
- Kính thưa quý Đức Cha,
- Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ cùng tất cả quý ông bà anh chị em, cách riêng là quý thân bằng quyến thuộc của Cha giáo Phêrô Cao Văn Đạt.
Sáng hôm nay cộng đoàn chúng ta quy tụ ở đây, quây quần chung quanh bàn Thánh Chúa, chung quanh linh cữu của Cha giáo Phêrô với tất cả nỗi niềm thương tiếc. Đức Hồng Y Gioan Baotixita rất muốn có mặt ở đây để chủ sự thánh lễ này nhưng vì ngài phải chuẩn bị cuộc họp của các Giám mục trong giáo tỉnh Sàigòn sáng hôm nay nên ngài không thể đến được, nhưng ngài muốn hiệp thông với cộng đồng chúng ta ở đây. Chúng ta quy tụ ở đây không chỉ để tiễn biệt một người thân yêu mà còn là để dâng lời tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Cha giáo Phêrô. Có một trùng hợp ngẫu nhiên là hôm nay cũng là ngày kính nhớ một trong các vị thánh tử đạo Việt Nam lại mang tên là Thánh Đạt, sự trùng hợp đó khiến cho chúng ta tin tưởng dâng lời tạ ơn Chúa về cuộc sống, về sứ mạng mà Cha giáo Phêrô đã hoàn tất một cách tốt đẹp. Và xin Chúa dẫn đưa ngài vào mối hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa Ba Ngôi. Và thưa anh chị em, giờ đây tất cả chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những tội lỗi, thiếu sót còn lại trong đời sống của mình, xin Chúa tha thứ cho chúng ta xứng đáng cử hành thánh lễ.
- “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt”. Thưa anh chị em, đây là một lời Thánh kinh rất quen thuộc đối với tất cả chúng ta, và Chúa Giêsu đã công bố lời này trong bối cảnh cuộc thương khó gần kề. Chính vì thế mà lời này thường được hiểu và được áp dụng cho những cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Thế nhưng tôi nghĩ rằng, cần phải hiểu lời này trong một bối cảnh lớn hơn, cần phải hiểu lời này như hình ảnh áp dụng cho toàn bộ cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu, và mạnh hơn nữa, tôi dám nói rằng, hình ảnh này là hình ảnh diễn tả chính mầu nhiệm của Thiên Chúa là tình yêu. Hạt lúa Giêsu được Chúa Cha gieo vào lòng thế giới này và ngay từ giây phút đầu tiên nhập thể trong cung lòng thanh khiết của Mẹ Maria, hạt lúa Giêsu đã bắt đầu đi vào trong hành trình hủy mình ra không, chấp nhận thối rữa đi để có thể sinh nhiều bông hạt. Cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên đã thấu hiểu được điều này, cho nên họ hát lên trong thánh thi Philip rằng: Đức Giêsu Kitô phận là Thiên Chúa nhưng đã không đòi cho mình được ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đã chấp nhận hủy mình ra không. Mang lấy thân phận con người, vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá. Có nghĩa là mầu nhiệm hủy mình ra không, mầu nhiệm của hạt lúa chấp nhận được gieo vào lòng đất và thối rữa đi. Mầu nhiệm ấy không chỉ xuất hiện trên đồi Calvê, nhưng mầu nhiệm ấy đã bắt đầu từ ngày truyền tin cho Đức Maria, đã bắt đầu từ ngày giáng sinh, rồi trải dài qua cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu và đạt đến đỉnh cao trọn vẹn nơi đồi Calvê, nơi cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, và cũng từ đấy để hoa trái của ơn cứu độ được tuôn đổ phong phú trên tất cả nhân loại và từng người chúng ta.
Thưa anh chị em, hôm nay Cha giáo Phêrô Cao Văn Đạt tham dự thánh lễ chung với cộng đoàn, chỉ mỗi một điều khác biệt, cộng đoàn đứng, cộng đoàn ngồi, còn ngài thì nằm bất động. Nhưng nhớ lại cách đây 44 năm về trước, cũng có một ngày trong một thánh lễ mà tất cả cộng đoàn thì đứng mà Cha Phêrô cũng nằm, nằm sấp mặt xuống đất, phủ phục trước bàn thờ. Đó là ngày ngài được phong chức Linh mục. Và hành trình của mầu nhiệm hạt lúa được gieo vào lòng đất mà chấp nhận thối rữa đi đã bắt đầu từ ngày hôm ấy, chứ không chỉ ngày hôm nay. Cha giáo Phêrô ý thức rằng, được Chúa gọi, được Chúa chọn làm Linh mục là chấp nhận sống quy luật của hạt lúa: gieo vào lòng đất và bị thối rữa đi. Ngài đã cố gắng sống quy luật ấy trong suốt đời Linh mục của mình. Một cách cụ thể, ngài sống quy luật đó trong nhiệm vụ của một Cha giáo Chủng viện. Cả cuộc đời của Cha Phêrô gắn với Tiểu Chủng viện, rồi Đại Chủng viện. Biết bao nhiêu học trò ngồi đây, bản thân tôi cũng là học trò.
Ai trong chúng ta cũng biết rằng Giáo hội ý thức tầm quan trọng của việc đào tạo linh mục. Cho nên, Giám hội luôn luôn chọn những linh mục ưu tú nhất và có phẩm chất cao quý nhất để trao cho trách nhiệm đào tạo linh mục. Bởi lẽ, đào tạo linh mục không chỉ cung cấp kiến thức chuyên ngành giống như ở các trường đại học, nhưng đào tạo linh mục là huấn luyện những con người trưởng thành về nhân bản, chín chắn trong hiểu biết, vững vàng trong đời sống thiêng liêng, và khôn ngoan trong lãnh đạo. Chính vì thế mà vai trò của nhà đào tạo rất quan trọng. Giáo hội luôn luôn chọn những linh mục ưu tú nhất và có phẩm chất cao quý để trao cho trách nhiệm lớn lao này. Và cũng vì thế, mang tên gọi là Cha giáo, mang tên gọi là nhà đào tạo linh mục là cả một tên gọi và danh hiệu hết sức cao quý. Nhưng thưa anh chị em, hàm ẩn trong danh hiệu và tên gọi cao quý đó là rất nhiều hy sinh từ bỏ. Hy sinh và từ bỏ vì cuộc sống rất đỗi âm thầm đến nổi lặng lẽ và buồn tẻ, nhất là khi kéo dài năm này qua năm khác. Hy sinh và buồn tẻ vì luôn luôn phải làm gương mẫu cho học trò, ý thức rằng việc đào tạo các linh mục tương lai không chỉ bằng lý thuyết suông mà bằng chính cuộc sống của nhà đào tạo, bằng chính gương mẫu của các Cha giáo, cho nên chấp nhận rất nhiều hy sinh từ bỏ âm thầm, và có khi người ở bên ngoài nhìn vào không thểthấy hết được
Cha giáo Phêrô Cao Văn Đạt đã cố gắng sống quy luật của hạt lúa gieo vào lòng đất chấp nhận thối rữa đi trong chức năng của một nhà giáo Chủng viện, chức năng của một nhà đào tạo linh mục, và cũng chính nhờ những hy sinh và từ bỏ âm thầm lặng lẽ ấy mà có bao nhiêu anh em linh mục đã được đào tạo để trở thành những linh mục tốt lành, phục vụ trong cánh đồng truyền giáo, phục vụ cho Hội thánh của Chúa.
Vì thế, thưa anh chị em, khi chúng ta nhìn lại mầu nhiệm hủy mình ra không của Chúa Giêsu, mầu nhiệm của hạt lúa được gieo vào lòng đất và chấp nhận thối rữa đi trong tầm nhìn như vậy đó thì cái chết của Cha giáo Phêrô tưởng như bất ngờ mà lại không bất ngờ. Tưởng như bất ngờ bởi ai trong chúng ta nghe tin ngài ra đi cũng ngỡ ngàng. Bản thân tôi mới tuần trước cùng với ngài, cùng với Cha Giám đốc Đại Chủng viện đi về xứ Lạng Sơn, Xóm Mới làm lễ an táng cho Cha Giuse Thân Văn Tường, cũng là một Cha giáo sư lâu năm của Đại Chủng viện Thánh Giuse, Sàigòn. Trên đường về, ngồi chung xe, ngài kể cho tôi nhiều chuyện rất vui rất phấn khởi. Ngài kể là sắp đi ra Phan Thiết, mấy ngày ở với một Cha bạn, rồi sau đó sẽ đến Tòa Giám Mục để mừng lễ của Đức Cha Giuse rất thân thương, và ngài còn nói với tôi dự định là, có lẽ thời gian sắp tới có thể tập đi honda lại được, rất vui mừng, rất phấn khởi. Và vì thế khi nghe tin ngài qua đời, làm sao lại không ngỡ ngàng? Cái chết này quá đỗi bất ngờ. Nhưng đồng thời cái chết này không bất ngờ chút nào nếu hiểu cái chết ở đây là sống mầu nhiệm hủy mình ra không của Chúa Giêsu, sống quy luật của hạt lúa được gieo vào lòng đất và chấp nhận thối rữa đi thì có bất ngờ đâu, bởi vì Cha giáo Phêrô đã sống quy luật đó từ lâu rồi, suốt 44 năm đời linh mục của mình. Chính vì thế, chúng ta họp nhau đây xin tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta một linh mục tận tụy với ơn gọi, với sứ mạng, với nhiệm vụ của mình cho đến hơi thở cuối cùng. Xin tạ ơn Chúa vì những hồng ân Chúa ban cho Hội thánh qua sự góp phần của Cha giáo Phêrô, và xin Chúa cũng cho mỗi người chúng ta, cho bậc sống, cho ơn gọi, cho nhiệm vụ của mình được ý thức lại và sống sâu sắc hơn quy luật của hạt lúa được gieo vào lòng đất, chấp nhận thối rữa đi. Bởi vì có như thế thì chính ý nghĩa cuộc đời chúng ta sẽ nên phong phú hơn, và cũng hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào đời sống Hội thánh Chúa và góp phần xây dựng Nước Chúa trên trần gian này.
Cuối thánh lễ, Cha Giám Đốc Ernest dâng lời tri ân. Sau đó Cha Phó Giám đốc cử hành nghi thức tiễn biệt, mọi người tiễn đưa linh cửu cha Phêrô đến trước núi Đức Mẹ Nhà Truyền Thống, vì như lời Cha Giám Đốc: sinh thời ngài thường viếng núi Đức Mẹ và lần chuỗi Mân Côi. Cộng đoàn hòa vang bài ca “Xin Vâng” như gói trọn tâm tình xin vâng như Mẹ Maria của cha giáo Phêrô trong suốt hành trình phục vụ. Sau đó nhiều người ngậm ngùi tiễn đưa ngài đến an nghĩ tại nghĩa trang giáo xứ Trung chánh.
Nhìn đông đảo các linh mục môn sinh đến đồng tế thánh lễ an táng cha Phêrô, tôi thấy ấm lên tình thấy trò, nghĩa tri ân giữa khung cảnh chia ly mất mát. Cha Phêrô đã ra đi và bước vào thế giới của lòng mến. Mọi người ở lại trong thế giới của lòng tin. Người sống và kẻ chết vẫn gặp nhau trong mầu nhiệm hiệp thông Giáo hội.
Đức Giêsu là Đường (Ga 14,6), là Cửa (Ga10,9) dẫn đưa Cha Phêrô vào sự sống thật muôn đời và sự sống ấy cũng chính là Đức Giêsu vì “ Người là sự sống lại và là sự sống”, những ai tin vào Người thì “dù đã chết cũng sẽ được sống” ( Ga 11,25).Từ nay Cha Phêrô vĩnh viễn thuộc về Chúa, hiện hữu trong Chúa, hạnh phúc miên trường trong Chúa.
Xem hình ảnh tang lễ
Thánh Gioan Ðạt sinh năm 1765 tại Thanh Hóa. Mồ côi cha từ nhỏ, cậu được nhận vào nhà Ðức Chúa Trời rất sớm để học hành kinh sách, giáo lý, triết lý và cuối cùng, tháng 3-1798, ngài được chịu chức linh mục. Cùng năm đó, có lệnh bắt đạo dưới đời Cảnh Thịnh. Ngày 25-8-1798, ngài bị bắt cùng với mấy thầy giảng và một số giáo dân. Thời gian trong ngục, ngài tỏ ra rất bình tĩnh. Càng gần ngày xử án, ngài càng vui mừng. Ngày 28-10-1798, ngài bị dẫn ra pháp trường Chợ Rạ, Thanh Hóa. Số giáo hữu đi theo từ biệt ngài rất đông. Tại nơi xử án, ngài không bị trói, và đang khi ngài cầu nguyện sốt sắng, lý hình đã chém lìa đầu ngài. Liền sau đó, giáo hữu được lãnh xác ngài về chôn cất.
Ðức Thánh Cha Lêô XIII đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước ngày 27-5-1900 và Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19-6-1988. (Châu-Kiên-Long).
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn sáng nay có rất nhiều những vành khăn sô tiễn biệt. Những vòng hoa thương tiếc trang trọng giữa lối đi từ cổng vào Nhà nguyện Đại Chủng Viện và sân lễ đài. Các thầy Đại Chủng Sinh, các thân nhân đeo khăn tang, nét mặt trầm tư tiếc thương. Mọi người về đây hiệp dâng thánh lễ và muốn dâng lên áng hương lòng để tưởng nhớ cha giáo đã về với Chúa.
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, hơn 400 linh mục, cùng đông đảo Chủng sinh tu sĩ nam nữ, thân nhân, giáo dân từ các giáo xứ đã đến hiệp dâng Thánh Lễ và tiễn đưa linh cửu cha Phêrô đến an nghĩ tại nghĩa trang Giáo xứ Trung chánh.
Cha Phêrô đã bước qua ngưỡng cửa sự chết để về với Thiên Chúa sau khi đã đi qua 73 năm tuổi đời, 44 năm linh mục.
Sau khi đoàn rước linh cửu từ nhà nguyện sang lễ đài, thầy Phó Tế đọc tiểu sử Cha Cố Phêrô Cao Văn Đạt.
- Sinh ngày 04 tháng 12 năm 1937, tại Bút đông (Trác bút, Châu giang, Duy tiên, Hà nam).
- Vào Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên (Hà nội) tháng 9 năm 1949.
- Từ 1952-1954, học Tiểu chủng Viện Piô XII (Hà nội)
- Từ 1959-1961, học Triết tại ĐCV Xuân Bích.
- Từ 1961-1962, dạy học tại Tiểu Chủng Viện Vũng Tàu
- 1962-1963, học Thần học năm I
- Chịu chức Linh mục ngày 19.4.1966, sau đó dạy học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
- Năm 1968, du học tại Đại học Salésien-Rôma, chuyên nghành Tâm lý giáo dục.
- Năm 1971, tốt nghiệp Cử nhân Tâm lý học.
- Năm 1973, lấy bằng Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục.
- Từ 1973-1974, tu nghiệp tại Hoa Kỳ.
- Ngày 05.7.1974, về Việt Nam, phục vụ tại Tiểu chủng Viện.
- Từ 1976-1991, giúp Giáo xứ Hàng Sanh và phục vụ tại ĐCV Thánh Giuse Sài gòn.
- Năm 1992, tu nghiệp tại Philippin.
- Từ 1976-2000 là Giáo sư ĐCV Thánh Giuse Sài gòn.
- Về nhà cha ngày 25.10.2010 (nhằm ngày 18 tháng 9 năm Canh Dần).
- Hưởng thọ 73 tuổi, 44 năm Linh mục.
Đức Cha Phêrô, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài gòn chủ tế và giảng lễ.
- Kính thưa quý Đức Cha,
- Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ cùng tất cả quý ông bà anh chị em, cách riêng là quý thân bằng quyến thuộc của Cha giáo Phêrô Cao Văn Đạt.
Sáng hôm nay cộng đoàn chúng ta quy tụ ở đây, quây quần chung quanh bàn Thánh Chúa, chung quanh linh cữu của Cha giáo Phêrô với tất cả nỗi niềm thương tiếc. Đức Hồng Y Gioan Baotixita rất muốn có mặt ở đây để chủ sự thánh lễ này nhưng vì ngài phải chuẩn bị cuộc họp của các Giám mục trong giáo tỉnh Sàigòn sáng hôm nay nên ngài không thể đến được, nhưng ngài muốn hiệp thông với cộng đồng chúng ta ở đây. Chúng ta quy tụ ở đây không chỉ để tiễn biệt một người thân yêu mà còn là để dâng lời tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Cha giáo Phêrô. Có một trùng hợp ngẫu nhiên là hôm nay cũng là ngày kính nhớ một trong các vị thánh tử đạo Việt Nam lại mang tên là Thánh Đạt, sự trùng hợp đó khiến cho chúng ta tin tưởng dâng lời tạ ơn Chúa về cuộc sống, về sứ mạng mà Cha giáo Phêrô đã hoàn tất một cách tốt đẹp. Và xin Chúa dẫn đưa ngài vào mối hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa Ba Ngôi. Và thưa anh chị em, giờ đây tất cả chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những tội lỗi, thiếu sót còn lại trong đời sống của mình, xin Chúa tha thứ cho chúng ta xứng đáng cử hành thánh lễ.
- “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt”. Thưa anh chị em, đây là một lời Thánh kinh rất quen thuộc đối với tất cả chúng ta, và Chúa Giêsu đã công bố lời này trong bối cảnh cuộc thương khó gần kề. Chính vì thế mà lời này thường được hiểu và được áp dụng cho những cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Thế nhưng tôi nghĩ rằng, cần phải hiểu lời này trong một bối cảnh lớn hơn, cần phải hiểu lời này như hình ảnh áp dụng cho toàn bộ cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu, và mạnh hơn nữa, tôi dám nói rằng, hình ảnh này là hình ảnh diễn tả chính mầu nhiệm của Thiên Chúa là tình yêu. Hạt lúa Giêsu được Chúa Cha gieo vào lòng thế giới này và ngay từ giây phút đầu tiên nhập thể trong cung lòng thanh khiết của Mẹ Maria, hạt lúa Giêsu đã bắt đầu đi vào trong hành trình hủy mình ra không, chấp nhận thối rữa đi để có thể sinh nhiều bông hạt. Cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên đã thấu hiểu được điều này, cho nên họ hát lên trong thánh thi Philip rằng: Đức Giêsu Kitô phận là Thiên Chúa nhưng đã không đòi cho mình được ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đã chấp nhận hủy mình ra không. Mang lấy thân phận con người, vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá. Có nghĩa là mầu nhiệm hủy mình ra không, mầu nhiệm của hạt lúa chấp nhận được gieo vào lòng đất và thối rữa đi. Mầu nhiệm ấy không chỉ xuất hiện trên đồi Calvê, nhưng mầu nhiệm ấy đã bắt đầu từ ngày truyền tin cho Đức Maria, đã bắt đầu từ ngày giáng sinh, rồi trải dài qua cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu và đạt đến đỉnh cao trọn vẹn nơi đồi Calvê, nơi cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, và cũng từ đấy để hoa trái của ơn cứu độ được tuôn đổ phong phú trên tất cả nhân loại và từng người chúng ta.
Thưa anh chị em, hôm nay Cha giáo Phêrô Cao Văn Đạt tham dự thánh lễ chung với cộng đoàn, chỉ mỗi một điều khác biệt, cộng đoàn đứng, cộng đoàn ngồi, còn ngài thì nằm bất động. Nhưng nhớ lại cách đây 44 năm về trước, cũng có một ngày trong một thánh lễ mà tất cả cộng đoàn thì đứng mà Cha Phêrô cũng nằm, nằm sấp mặt xuống đất, phủ phục trước bàn thờ. Đó là ngày ngài được phong chức Linh mục. Và hành trình của mầu nhiệm hạt lúa được gieo vào lòng đất mà chấp nhận thối rữa đi đã bắt đầu từ ngày hôm ấy, chứ không chỉ ngày hôm nay. Cha giáo Phêrô ý thức rằng, được Chúa gọi, được Chúa chọn làm Linh mục là chấp nhận sống quy luật của hạt lúa: gieo vào lòng đất và bị thối rữa đi. Ngài đã cố gắng sống quy luật ấy trong suốt đời Linh mục của mình. Một cách cụ thể, ngài sống quy luật đó trong nhiệm vụ của một Cha giáo Chủng viện. Cả cuộc đời của Cha Phêrô gắn với Tiểu Chủng viện, rồi Đại Chủng viện. Biết bao nhiêu học trò ngồi đây, bản thân tôi cũng là học trò.
Ai trong chúng ta cũng biết rằng Giáo hội ý thức tầm quan trọng của việc đào tạo linh mục. Cho nên, Giám hội luôn luôn chọn những linh mục ưu tú nhất và có phẩm chất cao quý nhất để trao cho trách nhiệm đào tạo linh mục. Bởi lẽ, đào tạo linh mục không chỉ cung cấp kiến thức chuyên ngành giống như ở các trường đại học, nhưng đào tạo linh mục là huấn luyện những con người trưởng thành về nhân bản, chín chắn trong hiểu biết, vững vàng trong đời sống thiêng liêng, và khôn ngoan trong lãnh đạo. Chính vì thế mà vai trò của nhà đào tạo rất quan trọng. Giáo hội luôn luôn chọn những linh mục ưu tú nhất và có phẩm chất cao quý để trao cho trách nhiệm lớn lao này. Và cũng vì thế, mang tên gọi là Cha giáo, mang tên gọi là nhà đào tạo linh mục là cả một tên gọi và danh hiệu hết sức cao quý. Nhưng thưa anh chị em, hàm ẩn trong danh hiệu và tên gọi cao quý đó là rất nhiều hy sinh từ bỏ. Hy sinh và từ bỏ vì cuộc sống rất đỗi âm thầm đến nổi lặng lẽ và buồn tẻ, nhất là khi kéo dài năm này qua năm khác. Hy sinh và buồn tẻ vì luôn luôn phải làm gương mẫu cho học trò, ý thức rằng việc đào tạo các linh mục tương lai không chỉ bằng lý thuyết suông mà bằng chính cuộc sống của nhà đào tạo, bằng chính gương mẫu của các Cha giáo, cho nên chấp nhận rất nhiều hy sinh từ bỏ âm thầm, và có khi người ở bên ngoài nhìn vào không thểthấy hết được
Cha giáo Phêrô Cao Văn Đạt đã cố gắng sống quy luật của hạt lúa gieo vào lòng đất chấp nhận thối rữa đi trong chức năng của một nhà giáo Chủng viện, chức năng của một nhà đào tạo linh mục, và cũng chính nhờ những hy sinh và từ bỏ âm thầm lặng lẽ ấy mà có bao nhiêu anh em linh mục đã được đào tạo để trở thành những linh mục tốt lành, phục vụ trong cánh đồng truyền giáo, phục vụ cho Hội thánh của Chúa.
Vì thế, thưa anh chị em, khi chúng ta nhìn lại mầu nhiệm hủy mình ra không của Chúa Giêsu, mầu nhiệm của hạt lúa được gieo vào lòng đất và chấp nhận thối rữa đi trong tầm nhìn như vậy đó thì cái chết của Cha giáo Phêrô tưởng như bất ngờ mà lại không bất ngờ. Tưởng như bất ngờ bởi ai trong chúng ta nghe tin ngài ra đi cũng ngỡ ngàng. Bản thân tôi mới tuần trước cùng với ngài, cùng với Cha Giám đốc Đại Chủng viện đi về xứ Lạng Sơn, Xóm Mới làm lễ an táng cho Cha Giuse Thân Văn Tường, cũng là một Cha giáo sư lâu năm của Đại Chủng viện Thánh Giuse, Sàigòn. Trên đường về, ngồi chung xe, ngài kể cho tôi nhiều chuyện rất vui rất phấn khởi. Ngài kể là sắp đi ra Phan Thiết, mấy ngày ở với một Cha bạn, rồi sau đó sẽ đến Tòa Giám Mục để mừng lễ của Đức Cha Giuse rất thân thương, và ngài còn nói với tôi dự định là, có lẽ thời gian sắp tới có thể tập đi honda lại được, rất vui mừng, rất phấn khởi. Và vì thế khi nghe tin ngài qua đời, làm sao lại không ngỡ ngàng? Cái chết này quá đỗi bất ngờ. Nhưng đồng thời cái chết này không bất ngờ chút nào nếu hiểu cái chết ở đây là sống mầu nhiệm hủy mình ra không của Chúa Giêsu, sống quy luật của hạt lúa được gieo vào lòng đất và chấp nhận thối rữa đi thì có bất ngờ đâu, bởi vì Cha giáo Phêrô đã sống quy luật đó từ lâu rồi, suốt 44 năm đời linh mục của mình. Chính vì thế, chúng ta họp nhau đây xin tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta một linh mục tận tụy với ơn gọi, với sứ mạng, với nhiệm vụ của mình cho đến hơi thở cuối cùng. Xin tạ ơn Chúa vì những hồng ân Chúa ban cho Hội thánh qua sự góp phần của Cha giáo Phêrô, và xin Chúa cũng cho mỗi người chúng ta, cho bậc sống, cho ơn gọi, cho nhiệm vụ của mình được ý thức lại và sống sâu sắc hơn quy luật của hạt lúa được gieo vào lòng đất, chấp nhận thối rữa đi. Bởi vì có như thế thì chính ý nghĩa cuộc đời chúng ta sẽ nên phong phú hơn, và cũng hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào đời sống Hội thánh Chúa và góp phần xây dựng Nước Chúa trên trần gian này.
Cuối thánh lễ, Cha Giám Đốc Ernest dâng lời tri ân. Sau đó Cha Phó Giám đốc cử hành nghi thức tiễn biệt, mọi người tiễn đưa linh cửu cha Phêrô đến trước núi Đức Mẹ Nhà Truyền Thống, vì như lời Cha Giám Đốc: sinh thời ngài thường viếng núi Đức Mẹ và lần chuỗi Mân Côi. Cộng đoàn hòa vang bài ca “Xin Vâng” như gói trọn tâm tình xin vâng như Mẹ Maria của cha giáo Phêrô trong suốt hành trình phục vụ. Sau đó nhiều người ngậm ngùi tiễn đưa ngài đến an nghĩ tại nghĩa trang giáo xứ Trung chánh.
Nhìn đông đảo các linh mục môn sinh đến đồng tế thánh lễ an táng cha Phêrô, tôi thấy ấm lên tình thấy trò, nghĩa tri ân giữa khung cảnh chia ly mất mát. Cha Phêrô đã ra đi và bước vào thế giới của lòng mến. Mọi người ở lại trong thế giới của lòng tin. Người sống và kẻ chết vẫn gặp nhau trong mầu nhiệm hiệp thông Giáo hội.
Đức Giêsu là Đường (Ga 14,6), là Cửa (Ga10,9) dẫn đưa Cha Phêrô vào sự sống thật muôn đời và sự sống ấy cũng chính là Đức Giêsu vì “ Người là sự sống lại và là sự sống”, những ai tin vào Người thì “dù đã chết cũng sẽ được sống” ( Ga 11,25).Từ nay Cha Phêrô vĩnh viễn thuộc về Chúa, hiện hữu trong Chúa, hạnh phúc miên trường trong Chúa.