Chủ đề đã, đang và sẽ tiếp tục được nói đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như được bàn tán, truyền tai nhau trong rất nhiều cuộc chuyện trò, thăm hỏi, chính là trận lũ lịch sử và những thiệ hại do nó gây ra cho các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi vẫn thường được nhắc đến với một tên gọi rất thân thương: “Khúc ruột miền Trung”. Trận lũ khủng khiếp đã đi qua nhưng di chứng để lại thì vẫn còn quá rõ ràng. Và có lẽ đây là lúc thích hợp để chúng ta đặt lại vấn đề với mỹ từ đẹp đẽ đó.
Sẽ là rất thiếu sót nếu chúng ta xem xét thảm trạng đời sống vật chất và tinh thần của bà con vùng lũ mà bỏ qua một chuỗi chuỗi thiên tai đã tràn qua, đổ xuống khúc ruột miền Trung trong thời gian qua. Ta có thể bắt đầu từ đợt hạn hán tồi tệ, kéo dài hàng mấy tháng liền trên phạm vi toàn miền Bắc, mà trong đó “khúc ruột miền Trung” là nạn nhân chính.
Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ, trong đợt hạn hán đó, gần như toàn bộ diện tích lúa, rau màu của khu vực này đã gần như mất trắng do không có nước tưới. Những cánh đồng lúa mà đáng ra vào thời điểm tháng 7, tháng 8 đã nặng trĩu bông hạt, vậy mà ai đi qua miền Trung cũng chỉ thấy những khoảnh ruộng bạc thốp, nứt nẻ ngang dọc, trên đó leo lắt những cây lúa khô gầy còn nguyên dáng cây mạ mới cấy.
Bấy giờ cả miền Trung bị đặt vào tình trạng khô hạn ở mức báo động. Nhưng tia hy vọng lóe lên khi vào thời điểm cuối tháng 7, những cơn mưa nặng hạt đã xuất hiện. Những cây lúa “khát nước” lâu ngày đã uống nước như chẳng hề thấy no bụng. Nhưng cây mạ kia đã quá già, vừa có nước đã vội vàng làm đòng như sợ lỡ duyên, nên bao nhiêu cây mạ cấy xuống thì cũng chỉ có bấy nhiêu cây lúa trổ bông. Viễn tượng về một vụ hè thu ọp ẹp đã rõ ràng.
Những tưởng như thế đã “tận khổ”, ai dè lúa vừa ngậm sữa thì một cơn bão bất ngờ đổ ập vào. Trận bão mà theo các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, chỉ mạnh cấp 7, cấp 8 nhưng trên thực tế, nó mạnh hơn nhiều. Rất nhiều nhà cửa, công trình dân sự lẫn công cộng đã bị nó phá phách một cách tàn bạo. Dĩ nhiên những cánh đồng tội nghiệp kia cũng không được miễn trừ. Những trà lúa đang kỳ ngậm sữa đã bị ngâm nhiều ngày trong nước.
Cơn bão đi qua, nước rút dần và những cánh đồng lúa thê thảm bắt đầu lồi lên. Một vụ hè thu đã hoàn toàn mất trắng – Khúc ruột miền Trung thân thương đang đối diện với một cơn đói kéo dài.
Ấy vậy mà, ngay khi rất nhiều nơi, di chứng của trận bão vẫn còn hằn trên mái nhà bị bóc mái nhưng chưa có tiền mua tôn, mua ngói lợp lại, khi mùi mục thối của lúa bị nước ngâm lâu ngày vẫn còn sặc lên trên các cánh đồng thì trận lũ lịch sử lại vội vàng tràn tới, đúng hơn là liên tục tràn tới. Những mái nhà tranh đã xơ xác không còn đủ sức để gượng lên, những con trâu, con bò bị đói lâu ngày đành chấp nhận thí mạng cho dòng lũ, và dĩ nhiên là cả những con người, những khuôn mặt đang hằn sâu nỗi tang thương, giờ đây ngơ ngác để cho dòng lũ khắc sâu thêm nỗi bất hạnh.
Tại giáo xứ Tri Bản (xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), cho đến hôm nay người ta vẫn đang kể cho nhau nghe câu chuyện cảm động về cụ bà Lê thị Hường, 72 tuổi. Khi đợt I của trận lũ (từ ngày mồng 4 đến mồng 6 tháng 10; cũng là lúc tròn 60 ngày cụ ông về thế giới bên kia) tràn đến, nước dâng lên đến hơn nửa cột nhà, bà cụ một thân một mình trèo lên “chạn” (gác gỗ được bắc ngang qua các đường hoành). Bà ngồi đó, bên cạnh chiếc áo quan của mình mà chảy dài nước mắt. Trong đợt II của trận lũ, mặc dù bà được đem đi sơ tán nhưng căn nhà thì bị nhổ khỏi nền, nổi lềnh bềnh trên mặt nước lũ; người ta phải dùng dây chằng nó vào gốc cây, nếu không thì chẳng biết giờ này nó đã trôi dạt đến tận nơi nao.
Và như thế, một túp lều tranh, một con gà, con lợn, hũ muối, giàn mướp… nếu ta nghe qua hoặc trực tiếp nhìn thấy thì xem ra giá trị kinh tế chẳng đáng là bao, nhưng nếu ta nhìn kỹ thì đó là tất cả những gì mà rất nhiều những người dân – những người nơi khúc ruột miền trung có thể có. Điều đó cũng đồng nghĩa, khi cơn lũ tràn đến, nhẫn tâm cuốn trôi những thứ đó đi thì họ chẳng còn gì. Hay như người dân Bùi Ngõa (thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên) vốn phải bán rơm chạy gạo trong mùa giáp hạt, giờ thì một cọng rơm cũng chẳng có.
Trong tình huống này, nếu nói họ “chẳng có gì để mất” hay “ chẳng còn gì để mất” cũng đều đúng cả.
Ấy vậy mà những chuyến hàng cứu trợ của nhà nước cứ dùng chiến dịch túc tắc, từ từ. 3kg gạo và 4 gói mỳ tôm cho mỗi gia đình trong suốt 20 ngày qua, thử hỏi họ sống cách nào. Họ đi vay, đi mượn ư? Vay ở đâu, mượn chỗ nào khi nhà bên cạnh, làng bên cạnh cũng đang chung số kiếp. Ở nơi nào đó, chỉ với 35 người thợ mỏ bị kẹt, vậy mà cả đất nước, thậm chí đích thân tổng thống đến hiện trường chỉ đạo cứu vớt; khi những người thợ mỏ được đưa lên thì cả đất nước ăn mừng. Ấy vậy mà, ngay khi hàng trăm ngàn người dân đang cận kề sinh tử, thì các đồng chí lại bận bịu với lễ hội, tiệc tùng tiêu tốn hàng trăm, hàng tỉ đô la.
Phải chẳng, vì ruột rỗng – ruột chẳng còn gì – chẳng có gì nữa thì người ta vứt bỏ? Đó là chưa kể đến một phần nguyên nhân của đợt lũ khủng khiếp vừa qua là do các việc xây dựng các hồ thủy điện, các công trình giao thông một cách tràn lan, thiếu khoa học như chính lời ông Trần Thanh Đàm….đã thừa nhận.
Xét cho cùng, cái làm cho người ta “chẳng còn gì để mất, chẳng có gì để mất” một phần cũng vì có những người đã coi anh em, đồng bào của mình như một thứ chẳng ra gì.
Sẽ là rất thiếu sót nếu chúng ta xem xét thảm trạng đời sống vật chất và tinh thần của bà con vùng lũ mà bỏ qua một chuỗi chuỗi thiên tai đã tràn qua, đổ xuống khúc ruột miền Trung trong thời gian qua. Ta có thể bắt đầu từ đợt hạn hán tồi tệ, kéo dài hàng mấy tháng liền trên phạm vi toàn miền Bắc, mà trong đó “khúc ruột miền Trung” là nạn nhân chính.
Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ, trong đợt hạn hán đó, gần như toàn bộ diện tích lúa, rau màu của khu vực này đã gần như mất trắng do không có nước tưới. Những cánh đồng lúa mà đáng ra vào thời điểm tháng 7, tháng 8 đã nặng trĩu bông hạt, vậy mà ai đi qua miền Trung cũng chỉ thấy những khoảnh ruộng bạc thốp, nứt nẻ ngang dọc, trên đó leo lắt những cây lúa khô gầy còn nguyên dáng cây mạ mới cấy.
Bấy giờ cả miền Trung bị đặt vào tình trạng khô hạn ở mức báo động. Nhưng tia hy vọng lóe lên khi vào thời điểm cuối tháng 7, những cơn mưa nặng hạt đã xuất hiện. Những cây lúa “khát nước” lâu ngày đã uống nước như chẳng hề thấy no bụng. Nhưng cây mạ kia đã quá già, vừa có nước đã vội vàng làm đòng như sợ lỡ duyên, nên bao nhiêu cây mạ cấy xuống thì cũng chỉ có bấy nhiêu cây lúa trổ bông. Viễn tượng về một vụ hè thu ọp ẹp đã rõ ràng.
Những tưởng như thế đã “tận khổ”, ai dè lúa vừa ngậm sữa thì một cơn bão bất ngờ đổ ập vào. Trận bão mà theo các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, chỉ mạnh cấp 7, cấp 8 nhưng trên thực tế, nó mạnh hơn nhiều. Rất nhiều nhà cửa, công trình dân sự lẫn công cộng đã bị nó phá phách một cách tàn bạo. Dĩ nhiên những cánh đồng tội nghiệp kia cũng không được miễn trừ. Những trà lúa đang kỳ ngậm sữa đã bị ngâm nhiều ngày trong nước.
Cơn bão đi qua, nước rút dần và những cánh đồng lúa thê thảm bắt đầu lồi lên. Một vụ hè thu đã hoàn toàn mất trắng – Khúc ruột miền Trung thân thương đang đối diện với một cơn đói kéo dài.
Ấy vậy mà, ngay khi rất nhiều nơi, di chứng của trận bão vẫn còn hằn trên mái nhà bị bóc mái nhưng chưa có tiền mua tôn, mua ngói lợp lại, khi mùi mục thối của lúa bị nước ngâm lâu ngày vẫn còn sặc lên trên các cánh đồng thì trận lũ lịch sử lại vội vàng tràn tới, đúng hơn là liên tục tràn tới. Những mái nhà tranh đã xơ xác không còn đủ sức để gượng lên, những con trâu, con bò bị đói lâu ngày đành chấp nhận thí mạng cho dòng lũ, và dĩ nhiên là cả những con người, những khuôn mặt đang hằn sâu nỗi tang thương, giờ đây ngơ ngác để cho dòng lũ khắc sâu thêm nỗi bất hạnh.
Tại giáo xứ Tri Bản (xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), cho đến hôm nay người ta vẫn đang kể cho nhau nghe câu chuyện cảm động về cụ bà Lê thị Hường, 72 tuổi. Khi đợt I của trận lũ (từ ngày mồng 4 đến mồng 6 tháng 10; cũng là lúc tròn 60 ngày cụ ông về thế giới bên kia) tràn đến, nước dâng lên đến hơn nửa cột nhà, bà cụ một thân một mình trèo lên “chạn” (gác gỗ được bắc ngang qua các đường hoành). Bà ngồi đó, bên cạnh chiếc áo quan của mình mà chảy dài nước mắt. Trong đợt II của trận lũ, mặc dù bà được đem đi sơ tán nhưng căn nhà thì bị nhổ khỏi nền, nổi lềnh bềnh trên mặt nước lũ; người ta phải dùng dây chằng nó vào gốc cây, nếu không thì chẳng biết giờ này nó đã trôi dạt đến tận nơi nao.
Và như thế, một túp lều tranh, một con gà, con lợn, hũ muối, giàn mướp… nếu ta nghe qua hoặc trực tiếp nhìn thấy thì xem ra giá trị kinh tế chẳng đáng là bao, nhưng nếu ta nhìn kỹ thì đó là tất cả những gì mà rất nhiều những người dân – những người nơi khúc ruột miền trung có thể có. Điều đó cũng đồng nghĩa, khi cơn lũ tràn đến, nhẫn tâm cuốn trôi những thứ đó đi thì họ chẳng còn gì. Hay như người dân Bùi Ngõa (thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên) vốn phải bán rơm chạy gạo trong mùa giáp hạt, giờ thì một cọng rơm cũng chẳng có.
Trong tình huống này, nếu nói họ “chẳng có gì để mất” hay “ chẳng còn gì để mất” cũng đều đúng cả.
Ấy vậy mà những chuyến hàng cứu trợ của nhà nước cứ dùng chiến dịch túc tắc, từ từ. 3kg gạo và 4 gói mỳ tôm cho mỗi gia đình trong suốt 20 ngày qua, thử hỏi họ sống cách nào. Họ đi vay, đi mượn ư? Vay ở đâu, mượn chỗ nào khi nhà bên cạnh, làng bên cạnh cũng đang chung số kiếp. Ở nơi nào đó, chỉ với 35 người thợ mỏ bị kẹt, vậy mà cả đất nước, thậm chí đích thân tổng thống đến hiện trường chỉ đạo cứu vớt; khi những người thợ mỏ được đưa lên thì cả đất nước ăn mừng. Ấy vậy mà, ngay khi hàng trăm ngàn người dân đang cận kề sinh tử, thì các đồng chí lại bận bịu với lễ hội, tiệc tùng tiêu tốn hàng trăm, hàng tỉ đô la.
Phải chẳng, vì ruột rỗng – ruột chẳng còn gì – chẳng có gì nữa thì người ta vứt bỏ? Đó là chưa kể đến một phần nguyên nhân của đợt lũ khủng khiếp vừa qua là do các việc xây dựng các hồ thủy điện, các công trình giao thông một cách tràn lan, thiếu khoa học như chính lời ông Trần Thanh Đàm….đã thừa nhận.
Xét cho cùng, cái làm cho người ta “chẳng còn gì để mất, chẳng có gì để mất” một phần cũng vì có những người đã coi anh em, đồng bào của mình như một thứ chẳng ra gì.