Washington D.C. (CNA/EWTN News).- Wikileaks dự định phổ biến hơn 800 điện văn ngoại giao của Hoa kỳ liên quan đến Tòa thánh Vatican.
Theo sự phân tích sơ khởi của thông tấn xã CNA về các dữ kiện thì nhiều điện văn này, trải dài trong khoảng thời gian 9 năm, từ 2001 đến 2010, liên quan đến các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, có hơn 50 điện văn được cho là xuất xứ từ tòa đại sứ Hoa kỳ cạnh Tòa thánh, liên quan đến các vấn đề tình báo, và 5 điện tín khác về các vấn đề an ninh quốc gia.
Những điện văn khác đề cập đến nội bộ Vatican và mối liên lạc của Tòa thánh với các quốc gia khác.
Thông tấn xã CNA đã liên lạc với sứ quán Mỹ cạnh Tòa thánh hôm 2 tháng 12 bằng điện thoại nhưng không được phúc đáp.
Tòa thánh chưa chính thức phản ứng về các thông tin bị rò rỉ này, nhưng nhật báo L’Osservatore Romano của Vatican nhấn mạnh rằng việc tiết lộ các bức điện tín đó không làm thay đổi những liên hệ ngoại giao giữa Mỹ và Tòa thánh.
Bradley Manning, chuyên viên tình báo của quân đội Mỹ, là một trong những người bị tình nghi đã tiết lộ các điện tín của Bộ Ngoại giao.
Tuy vậy, cựu cố vấn An ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski đã nói lên quan ngại là trong số những lời bình phẩm về các nhà lãnh đạo trên thế giới, một số các tiết lộ hình như nhằm để phục vụ cho những lợi ích riêng tư nào đó.
Ông phát biểu với chương trình News Hours của PBS hôm 29 tháng 11: “Nên đặt câu hỏi xem phải chăng Wikileaks có bị lợi dụng bởi những phe phái muốn làm cho mối liên hệ của chúng ta với các chính phủ khác thêm phức tạp hoặc muốn làm thiệt hại cho một số chính quyền nào đó. Bởi vì một số trong những vấn đề được nhấn mạnh, tỏ ra rất bén nhọn.
Không nghi ngờ rằng nhiều điện văn là do “các nguồn tin tương đối không quan trọng” cung cấp, nhưng ông tự hỏi xem có chăng việc các cơ quan tình báo cũng mớm tin cho Wikileaks để lợi dụng một “cơ hội hiếm có” nhằm thực hiện “những mục tiêu rất đặc biệt.”
Tuy trang mạng của Wikileaks chỉ mới công bố mấy trăm mật điện, nhưng tờ nhật báo The Guardian tại Luân đôn đã tiết lộ nơi phát xuất, ngày, giờ và chủ đề của tất cả các điện tín bị rò rỉ này, tổng cộng lên đến trên 250 ngàn.
Trong số hơn 800 điện văn liên quan đến Vatican, xếp thẻ “VT”, có 715 phát xuất từ sứ quán Mỹ tại Tòa thánh.
Thông tấn xã CNA đã nghiên cứu các dữ kiện về những điện văn này, thấy có hơn 400 nói về nhân quyền (mang thẻ “PHUM”, 245 về các vấn đề tự do tôn giáo (mang thẻ “KIRF”), hơn 20 về các vấn đề tị nạn, 16 về “nạn buôn người”, hàng chục điện văn về kỹ thuật sinh học, hàng chục khác liên quan đến khủng bố.
Có 62 điện văn mang thẻ “IZ”, có nghĩa là Iraq. Một số được gửi đi trong những tháng trước khi quân Mỹ đổ bộ lên Iraq năm 2003.
Ngày 20 tháng 3 năm 2001 có một điện văn từ tòa đại sứ tại Vatican được xếp thẻ “PROP”. Theo ngữ vựng do báo The Guardian cung cấp, chữ viết tắt này có nghĩa “Propaganda and Psychological Operations (Hoạt động Tuyên truyền và Tâm lý chiến).
Các điện văn từ các quốc gia khác gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ cũng được mang thẻ liên hệ tới Vatican. Đó là những điện tín từ các tòa đại sứ và lãnh sự Mỹ tại các nước như Trung quốc, Israel, Iraq, Venezuela và Việt nam. Những điện văn này thường được xếp loại liên quan đến các đề tài tự do tôn giáo và nhân quyền.
Hai điện văn gửi từ tòa Lãnh sự Mỹ ở Saigon được gửi ngày 31 tháng giêng và 1 tháng 2 năm 2008. Đây là thời gian có sự xung đột lớn giữa người Công giáo và chính phủ cộng sản Việt nam về những đất đai của giáo hội bị tịch thu. Một điện tín khác gửi đi từ tòa đại sứ Mỹ ở Hànội vào đầu tháng 10 năm 2007.
Ngoài ra còn những điện tín khác gửi cho Bộ Ngoại giáo Mỹ liên quan đến Vatican xuất xứ từ toà lãnh sự Hoa kỳ tại Hồng Kông và các sứ quán Mỹ tại Đức, Pháp, Ý, Phi luật tân, Lebanon và Colombia.
Ký giả James Ball hiện đang làm về dự án Wikileaks đã cho nhật báo The Telegraph tại Anh biết là một số điện tín liên quan đến Tòa thánh sẽ được tiết lộ “trong mấy tuần lễ sắp tới đây.”
Theo sự phân tích sơ khởi của thông tấn xã CNA về các dữ kiện thì nhiều điện văn này, trải dài trong khoảng thời gian 9 năm, từ 2001 đến 2010, liên quan đến các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, có hơn 50 điện văn được cho là xuất xứ từ tòa đại sứ Hoa kỳ cạnh Tòa thánh, liên quan đến các vấn đề tình báo, và 5 điện tín khác về các vấn đề an ninh quốc gia.
Những điện văn khác đề cập đến nội bộ Vatican và mối liên lạc của Tòa thánh với các quốc gia khác.
Thông tấn xã CNA đã liên lạc với sứ quán Mỹ cạnh Tòa thánh hôm 2 tháng 12 bằng điện thoại nhưng không được phúc đáp.
Tòa thánh chưa chính thức phản ứng về các thông tin bị rò rỉ này, nhưng nhật báo L’Osservatore Romano của Vatican nhấn mạnh rằng việc tiết lộ các bức điện tín đó không làm thay đổi những liên hệ ngoại giao giữa Mỹ và Tòa thánh.
Bradley Manning, chuyên viên tình báo của quân đội Mỹ, là một trong những người bị tình nghi đã tiết lộ các điện tín của Bộ Ngoại giao.
Tuy vậy, cựu cố vấn An ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski đã nói lên quan ngại là trong số những lời bình phẩm về các nhà lãnh đạo trên thế giới, một số các tiết lộ hình như nhằm để phục vụ cho những lợi ích riêng tư nào đó.
Ông phát biểu với chương trình News Hours của PBS hôm 29 tháng 11: “Nên đặt câu hỏi xem phải chăng Wikileaks có bị lợi dụng bởi những phe phái muốn làm cho mối liên hệ của chúng ta với các chính phủ khác thêm phức tạp hoặc muốn làm thiệt hại cho một số chính quyền nào đó. Bởi vì một số trong những vấn đề được nhấn mạnh, tỏ ra rất bén nhọn.
Không nghi ngờ rằng nhiều điện văn là do “các nguồn tin tương đối không quan trọng” cung cấp, nhưng ông tự hỏi xem có chăng việc các cơ quan tình báo cũng mớm tin cho Wikileaks để lợi dụng một “cơ hội hiếm có” nhằm thực hiện “những mục tiêu rất đặc biệt.”
Tuy trang mạng của Wikileaks chỉ mới công bố mấy trăm mật điện, nhưng tờ nhật báo The Guardian tại Luân đôn đã tiết lộ nơi phát xuất, ngày, giờ và chủ đề của tất cả các điện tín bị rò rỉ này, tổng cộng lên đến trên 250 ngàn.
Trong số hơn 800 điện văn liên quan đến Vatican, xếp thẻ “VT”, có 715 phát xuất từ sứ quán Mỹ tại Tòa thánh.
Thông tấn xã CNA đã nghiên cứu các dữ kiện về những điện văn này, thấy có hơn 400 nói về nhân quyền (mang thẻ “PHUM”, 245 về các vấn đề tự do tôn giáo (mang thẻ “KIRF”), hơn 20 về các vấn đề tị nạn, 16 về “nạn buôn người”, hàng chục điện văn về kỹ thuật sinh học, hàng chục khác liên quan đến khủng bố.
Có 62 điện văn mang thẻ “IZ”, có nghĩa là Iraq. Một số được gửi đi trong những tháng trước khi quân Mỹ đổ bộ lên Iraq năm 2003.
Ngày 20 tháng 3 năm 2001 có một điện văn từ tòa đại sứ tại Vatican được xếp thẻ “PROP”. Theo ngữ vựng do báo The Guardian cung cấp, chữ viết tắt này có nghĩa “Propaganda and Psychological Operations (Hoạt động Tuyên truyền và Tâm lý chiến).
Các điện văn từ các quốc gia khác gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ cũng được mang thẻ liên hệ tới Vatican. Đó là những điện tín từ các tòa đại sứ và lãnh sự Mỹ tại các nước như Trung quốc, Israel, Iraq, Venezuela và Việt nam. Những điện văn này thường được xếp loại liên quan đến các đề tài tự do tôn giáo và nhân quyền.
Hai điện văn gửi từ tòa Lãnh sự Mỹ ở Saigon được gửi ngày 31 tháng giêng và 1 tháng 2 năm 2008. Đây là thời gian có sự xung đột lớn giữa người Công giáo và chính phủ cộng sản Việt nam về những đất đai của giáo hội bị tịch thu. Một điện tín khác gửi đi từ tòa đại sứ Mỹ ở Hànội vào đầu tháng 10 năm 2007.
Ngoài ra còn những điện tín khác gửi cho Bộ Ngoại giáo Mỹ liên quan đến Vatican xuất xứ từ toà lãnh sự Hoa kỳ tại Hồng Kông và các sứ quán Mỹ tại Đức, Pháp, Ý, Phi luật tân, Lebanon và Colombia.
Ký giả James Ball hiện đang làm về dự án Wikileaks đã cho nhật báo The Telegraph tại Anh biết là một số điện tín liên quan đến Tòa thánh sẽ được tiết lộ “trong mấy tuần lễ sắp tới đây.”