Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Thứ 4, Mùa Phục Sinh - Năm A
Sau những thăng trầm ly loạn kể từ 1975, năm 2000 tôi gặp lại người bạn chí thân của tôi thời trung học Chủng viện Truyền Giáo Lâm Bích do Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận sáng lập, nay đã làm Linh mục : Lm Phanxico Xavie T.H.H. Tôi hỏi Cha : “Cuộc đời Linh Mục có vất vả lắm không ?” Cha trả lời : “Có, thật vất vả, nếu nghĩ tới mấy từ “mục tử tốt lành”. Chỉ có Chúa Giêsu mới nói được câu ấy. Mình không hề dám nói như vậy đâu, nhưng đó là lý tưởng mà cả đời mình nhắm tới”.
Tôi về khoe với anh em tôi - những anh em đã làm linh mục cũng như đã lập gia đình trong gia đình Lâm Bích - câu nói của Cha H. Và anh em tôi có dịp chia sẻ cho nhau một chút hãnh diện về những linh mục xuất thân từ Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích, hãnh diện về tôn chỉ mục đích của Đức Hồng Y Phanxicô Xavie đề ra, hãnh diện về đường hướng đào tạo của Ban Giám Đốc Chủng Viện, hãnh diện về đời sống linh mục của anh em Lâm Bích... vì chỉ có 200 chủng sinh được đào tạo trong thời gian 1970-1975, mà đã hơn 60 chủng sinh lãnh nhận tác vụ Linh Mục, và đang làm việc khắp năm châu bốn biển. Ấy vậy mới có câu hát : “Anh em con đi, đi khắp năm châu, với tinh thần Lâm Bích”. Vâng, tinh thần Lâm Bích là Truyền Giáo ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào. Vì thế, anh em tôi cũng dẹp bỏ mọi mặc cảm về danh xưng “tu muộn”, về thời gian đào tạo, về trình độ học vấn, về những sự thua kém khác dưới cái nhìn của những anh em chính qui từ tiểu chủng viện, để chỉ nhắm tới ý hướng “mục tử tốt lành” cho việc truyền giáo mang lại kết quả.
Tin Mừng hôm nay, Chúa nói “Ta là mục tử tốt lành”, “Ta là cửa chuồng chiên”… Vâng, Chúa Giêsu nên mẫu gương “mục tử tốt lành” cho các linh mục. Và để nên mẫu gương ấy, Ngài cũng đã vất vả biết chừng nào, dẫu Ngài là Ngôi Con Thiên Chúa làm người. Thế thì, huống chi là những con người được trao tác vụ Linh Mục, không vất vả làm sao được. Không tự dưng mà một con người có thể “tốt”, và có thể “lành” trong cuộc đời, vì ai cũng được mẹ “mang thai trong tội” từ cái tội bẩm sinh của tổ tông. Còn Chúa Giêsu thì hoàn toàn như chúng ta - ngoại trừ tội lỗi. Cái tốt, cái lành của Thiên Chúa đã là bản chất nội tại nơi Chúa Giêsu ; còn cái tốt lành của một linh mục là phải liên lỉ loại trừ những nghiêng chiều mang tính bản chất của con người ra khỏi cuộc sống mình -làm sao không vất vả được!
Một cuộc đấu tranh liên lỉ nếu có ý hướng trở nên mục tử tốt lành.
Mà phải đấu tranh liên lỉ, vì phải trở nên mục tử tốt lành.
Là giáo dân, nếu hiểu được điều trăn trở nơi các linh mục là nên giống Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành, chắc chắn phải rất thông cảm, yêu mến các linh mục của mình, và luôn cầu nguyện cho các Ngài để các Ngài có đủ lòng yêu mến sứ vụ thánh thiêng, và đủ sức chiến đấu trước mọi lôi cuốn nghiêng chiều về một đời sống tha hóa.
Điều đáng tiếc trong Giáo dân là việc cầu nguyện cho các Linh Mục thì ít, mà đòi các linh mục cầu nguyện cho mình thì nhiều; lo cho các linh mục đầy đủ phần vật chất để tranh thủ sự ưu ái cho mình thì nhiều, mà giúp các Ngài nên thánh thiện, nên tốt lành thì ít.
Quả thật, đời sống các linh mục thật đáng thương vì họ phải là người nên “tốt lành trước tiên” bằng một đời sống kết hiệp cả đời với sự thương khó Chúa Giêsu, Thầy dạy các mục tử, Thầy Chí Thánh.
Vì thế việc cầu nguyện cho các linh mục trở nên khẩn thiết biết bao, nhất là vào thời điểm nầy, xã hội này- thời điểm xã hội mà người ta biết rõ rằng: “đánh kẻ chăn thì đoàn chiên tan tác”. Và nếu không cảnh giác, thì vô tình chúng ta lại tiếp tay cho những kẻ muốn “mục tử không còn tốt lành nữa” để không còn giá trị mục tử nữa và sẽ không có được kết quả mà Chúa Giêsu mục tử tốt lành mong muốn.
“Mục tử tốt lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”.
Người mục tử tốt lành hôm qua và hôm nay, vẫn mãi là người yêu thương đàn chiên vì phần lợi cho đàn chiên, không yêu thương đàn chiên vì phần lợi cho mình. Phải nói thế, vì giữa cái trào lưu vật chất nầy, sự cuốn hút của hưởng thụ không loại trừ bất cứ một ai. Không vin vào lý do cần có điều kiện phương tiện để làm việc và phục vụ để rồi lệ thuộc điều kiện đến nỗi khi không có đủ điều kiện thì không thể phục vụ tốt.
Điều kiện và phương tiện của mục tử tốt lành là lòng yêu mến đàn chiên-yêu mến đến say mê như một nghệ sĩ. Ai làm công tác nghệ thuật đều có thể có cái kinh nghiệm quí giá nầy là: lắng nghe tiếng lòng thổn thức trước khi thực hiện một tác phẩm, và nhìn tận mắt tiếng lòng ấy trải ra trên tác phẩm của mình. Nghệ thuật phát xuất từ tấm lòng và tấm lòng làm nên nghệ thuật.
Tôi vẫn luôn xác tín rằng Chúa Giêsu là một nghệ sĩ vĩ đại trong cuộc đời mục tử của Ngài. Một nghệ sĩ nên vĩ đại vì trong Ngài và thể hiện nơi Ngài những căn tính đặc biệt mà các nghệ sĩ khác có khi cả đời không đạt được. Căn tính ấy chính là Tình Yêu không chút vụ lợi. Một tình yêu cho đi không màng danh tiếng cho mình, nhưng cho danh Cha trên trời cả sáng. Một tình yêu không màng đáp trả cho mình, nhưng màng đến việc đáp trả cho Thiên Chúa, thu hồi về cho Chúa Cha những linh hồn quí giá. Càng yêu thương đàn chiên, và càng mất đi chính mình vì đàn chiên thì giá trị siêu nhiên của một mục tử càng tăng dần theo năm tháng, cho đến mãn đời, và cho đến muôn đời.
Những suy tư này không còn là mục thần học phải học của các linh mục nữa, mà hiện thời, đang là những khát khao rất thời sự của đàn chiên, của giáo dân ở khắp nơi, mà nhất là nơi các giáo xứ vùng quê Việt nam.
Có lần tôi đến thăm một giáo xứ miền núi nghèo lắm, GX. Triệu Phong ở Phan rang, giáo dân gốc GP Huế - Cha sở là một linh mục chủng viện Lâm Bích đã từng lăn lộn giữa đời nhiều năm trong nhiều cảnh sống trước khi làm linh mục- và được mấy ông già cho biết “Cha Vianey thương giáo dân lắm, cái gì cũng lo cho giáo xứ, giáo dân, còn Cha chẳng có gì cả. Cứ nhìn cái nhà của Cha thì biết”. Còn mấy Bà Mẹ Công Giáo thì nói : “Cha nhân đức lắm, đơn sơ, nghèo hèn, khiêm tốn lắm”. Các Huynh trưởng thiếu nhi dành phần hơn : “Cha thương thiếu nhi nhất, cha thích hát với chúng em bài hát này: Giáo xứ chúng em có gần 500 thiếu nhi. Chuyên chăm vâng lời và năng đi đến nhà thờ. Dự lễ rước lễ và viếng Chúa Giê-su Thánh Thể. Học hành chăm ngoan xứng danh thiếu nhi Triệu Phong”.
Vào nhà xứ, một tấm ảnh Cha Thánh Vianey thật lớn đập vào mắt tôi. Ngài nói với tôi “Mẫu gương linh mục cho mình sống đời mục tử nhân lành của Chúa Giêsu đó, Hoàng à”.
Vâng, thật đáng mừng, vì lợi ích cho các linh hồn, còn có biết bao linh mục đã trải lòng yêu thương của mình ra để giáo dân được sống, được bình an, và mối dây tình thân của mục tử tốt lành với đàn chiên ngoan ngày càng thêm bền chặt.
Linh mục trở thành cửa công chính cho giáo dân tiến vào bên trong sự công chính của Thiên Chúa, trở thành cửa chuồng chiên, để qua các Ngài, giáo dân tiến vào bên trong sự hiệp nhất thánh thiện với Thiên Chúa và với nhau. Như Chúa Giê-su đã nói “Tôi là cửa cho chiên ra vào” . Chúa Giêsu mục tử tốt lành vì yêu thương các linh hồn, Ngài là Cửa chuồng chiên để qua Ngài chúng ta tiến thẳng vào tình yêu Thiên Chúa, vì: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Đây là sứ vụ của Chúa Giêsu Mục tử và cũng là sứ vụ của các Linh Mục.
Nhưng, thiết tưởng đây không phải là niềm kiêu hãnh vô bổ của các linh mục , nhưng là một vinh dự của thiên chức gắn liền với trách nhiệm vô cùng lớn lao là trở nên một Alter Christus, trở nên một cửa chuồng chiên mới thật an tâm cho giáo dân tiến vào với Thiên Chúa. Các ngài không chỉ tiếp nối vai trò trung gian cứu thế của Chúa Giêsu trên trần gian nầy, mà có thể nói, các ngài là trung gian thật của muôn ơn cứu chuộc khi chúng ta nhìn nhận Chúa Giêsu đang thật sự hoạt động trong các Ngài. Điều quan trọng và phải khấn xin là: xin cho các ngài đồng ý để cho Chúa Giêsu sống và làm việc trong các ngài bằng sự khiêm tốn từ bỏ hoàn toàn bản chất con người và mặc lấy thần tính của Chúa Giêsu trong cuộc đời. Thật đáng quí sứ vụ mục tử và cũng thật khó khăn vất vả, nếu không tiếp nhận nguồn ơn nhiệm mầu của Chúa.
Chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa, tạ ơn Giáo Hội đã dành thánh lễ Chúa Nhật 4 Phục sinh
để mọi người cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu Linh mục, cầu nguyện cho các linh mục,
để các linh mục nhớ lại sứ vụ cao cả của mình và bổn phận trở nên giống Chúa Giêsu Mục tử tốt lành,
để nhắc nhớ cho giáo dân bổn phận yêu mến các linh mục đúng cách là
-phải cảm thông với cuộc chiến đấu liên lỉ của các Ngài,
-phải thực sự hy sinh cầu nguyện cho các Ngài nên thánh,
-phải cộng tác với các Ngài cách tích cực, vô vụ lợi,
-và nhất là phải có trách nhiệm bảo vệ gìn giữ các Ngài thoát khỏi những mưu toan thế gian làm tục hóa thiên chức cao quí thánh thiện của Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành đã trao ban như quà tặng đặc biệt chỉ riêng cho những người Chúa muốn.
Nguyện xin Chúa Giêsu Linh Mục ban muôn hồng ân cho các linh mục của Chúa và của chúng con, để các Ngài trở nên hiện thân sống động của Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành, không chỉ khi cử hành hiến lễ tạ ơn mà cả trong đời sống thường ngày, mọi lúc và mọi nơi, và để qua các Ngài, chúng con tiến vào bên trong sự hiệp nhất thánh thiện với Thiên Chúa và với nhau. A men.
Sau những thăng trầm ly loạn kể từ 1975, năm 2000 tôi gặp lại người bạn chí thân của tôi thời trung học Chủng viện Truyền Giáo Lâm Bích do Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận sáng lập, nay đã làm Linh mục : Lm Phanxico Xavie T.H.H. Tôi hỏi Cha : “Cuộc đời Linh Mục có vất vả lắm không ?” Cha trả lời : “Có, thật vất vả, nếu nghĩ tới mấy từ “mục tử tốt lành”. Chỉ có Chúa Giêsu mới nói được câu ấy. Mình không hề dám nói như vậy đâu, nhưng đó là lý tưởng mà cả đời mình nhắm tới”.
Tôi về khoe với anh em tôi - những anh em đã làm linh mục cũng như đã lập gia đình trong gia đình Lâm Bích - câu nói của Cha H. Và anh em tôi có dịp chia sẻ cho nhau một chút hãnh diện về những linh mục xuất thân từ Chủng Viện Truyền Giáo Lâm Bích, hãnh diện về tôn chỉ mục đích của Đức Hồng Y Phanxicô Xavie đề ra, hãnh diện về đường hướng đào tạo của Ban Giám Đốc Chủng Viện, hãnh diện về đời sống linh mục của anh em Lâm Bích... vì chỉ có 200 chủng sinh được đào tạo trong thời gian 1970-1975, mà đã hơn 60 chủng sinh lãnh nhận tác vụ Linh Mục, và đang làm việc khắp năm châu bốn biển. Ấy vậy mới có câu hát : “Anh em con đi, đi khắp năm châu, với tinh thần Lâm Bích”. Vâng, tinh thần Lâm Bích là Truyền Giáo ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào. Vì thế, anh em tôi cũng dẹp bỏ mọi mặc cảm về danh xưng “tu muộn”, về thời gian đào tạo, về trình độ học vấn, về những sự thua kém khác dưới cái nhìn của những anh em chính qui từ tiểu chủng viện, để chỉ nhắm tới ý hướng “mục tử tốt lành” cho việc truyền giáo mang lại kết quả.
Tin Mừng hôm nay, Chúa nói “Ta là mục tử tốt lành”, “Ta là cửa chuồng chiên”… Vâng, Chúa Giêsu nên mẫu gương “mục tử tốt lành” cho các linh mục. Và để nên mẫu gương ấy, Ngài cũng đã vất vả biết chừng nào, dẫu Ngài là Ngôi Con Thiên Chúa làm người. Thế thì, huống chi là những con người được trao tác vụ Linh Mục, không vất vả làm sao được. Không tự dưng mà một con người có thể “tốt”, và có thể “lành” trong cuộc đời, vì ai cũng được mẹ “mang thai trong tội” từ cái tội bẩm sinh của tổ tông. Còn Chúa Giêsu thì hoàn toàn như chúng ta - ngoại trừ tội lỗi. Cái tốt, cái lành của Thiên Chúa đã là bản chất nội tại nơi Chúa Giêsu ; còn cái tốt lành của một linh mục là phải liên lỉ loại trừ những nghiêng chiều mang tính bản chất của con người ra khỏi cuộc sống mình -làm sao không vất vả được!
Một cuộc đấu tranh liên lỉ nếu có ý hướng trở nên mục tử tốt lành.
Mà phải đấu tranh liên lỉ, vì phải trở nên mục tử tốt lành.
Là giáo dân, nếu hiểu được điều trăn trở nơi các linh mục là nên giống Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành, chắc chắn phải rất thông cảm, yêu mến các linh mục của mình, và luôn cầu nguyện cho các Ngài để các Ngài có đủ lòng yêu mến sứ vụ thánh thiêng, và đủ sức chiến đấu trước mọi lôi cuốn nghiêng chiều về một đời sống tha hóa.
Điều đáng tiếc trong Giáo dân là việc cầu nguyện cho các Linh Mục thì ít, mà đòi các linh mục cầu nguyện cho mình thì nhiều; lo cho các linh mục đầy đủ phần vật chất để tranh thủ sự ưu ái cho mình thì nhiều, mà giúp các Ngài nên thánh thiện, nên tốt lành thì ít.
Quả thật, đời sống các linh mục thật đáng thương vì họ phải là người nên “tốt lành trước tiên” bằng một đời sống kết hiệp cả đời với sự thương khó Chúa Giêsu, Thầy dạy các mục tử, Thầy Chí Thánh.
Vì thế việc cầu nguyện cho các linh mục trở nên khẩn thiết biết bao, nhất là vào thời điểm nầy, xã hội này- thời điểm xã hội mà người ta biết rõ rằng: “đánh kẻ chăn thì đoàn chiên tan tác”. Và nếu không cảnh giác, thì vô tình chúng ta lại tiếp tay cho những kẻ muốn “mục tử không còn tốt lành nữa” để không còn giá trị mục tử nữa và sẽ không có được kết quả mà Chúa Giêsu mục tử tốt lành mong muốn.
“Mục tử tốt lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”.
Người mục tử tốt lành hôm qua và hôm nay, vẫn mãi là người yêu thương đàn chiên vì phần lợi cho đàn chiên, không yêu thương đàn chiên vì phần lợi cho mình. Phải nói thế, vì giữa cái trào lưu vật chất nầy, sự cuốn hút của hưởng thụ không loại trừ bất cứ một ai. Không vin vào lý do cần có điều kiện phương tiện để làm việc và phục vụ để rồi lệ thuộc điều kiện đến nỗi khi không có đủ điều kiện thì không thể phục vụ tốt.
Điều kiện và phương tiện của mục tử tốt lành là lòng yêu mến đàn chiên-yêu mến đến say mê như một nghệ sĩ. Ai làm công tác nghệ thuật đều có thể có cái kinh nghiệm quí giá nầy là: lắng nghe tiếng lòng thổn thức trước khi thực hiện một tác phẩm, và nhìn tận mắt tiếng lòng ấy trải ra trên tác phẩm của mình. Nghệ thuật phát xuất từ tấm lòng và tấm lòng làm nên nghệ thuật.
Tôi vẫn luôn xác tín rằng Chúa Giêsu là một nghệ sĩ vĩ đại trong cuộc đời mục tử của Ngài. Một nghệ sĩ nên vĩ đại vì trong Ngài và thể hiện nơi Ngài những căn tính đặc biệt mà các nghệ sĩ khác có khi cả đời không đạt được. Căn tính ấy chính là Tình Yêu không chút vụ lợi. Một tình yêu cho đi không màng danh tiếng cho mình, nhưng cho danh Cha trên trời cả sáng. Một tình yêu không màng đáp trả cho mình, nhưng màng đến việc đáp trả cho Thiên Chúa, thu hồi về cho Chúa Cha những linh hồn quí giá. Càng yêu thương đàn chiên, và càng mất đi chính mình vì đàn chiên thì giá trị siêu nhiên của một mục tử càng tăng dần theo năm tháng, cho đến mãn đời, và cho đến muôn đời.
Những suy tư này không còn là mục thần học phải học của các linh mục nữa, mà hiện thời, đang là những khát khao rất thời sự của đàn chiên, của giáo dân ở khắp nơi, mà nhất là nơi các giáo xứ vùng quê Việt nam.
Có lần tôi đến thăm một giáo xứ miền núi nghèo lắm, GX. Triệu Phong ở Phan rang, giáo dân gốc GP Huế - Cha sở là một linh mục chủng viện Lâm Bích đã từng lăn lộn giữa đời nhiều năm trong nhiều cảnh sống trước khi làm linh mục- và được mấy ông già cho biết “Cha Vianey thương giáo dân lắm, cái gì cũng lo cho giáo xứ, giáo dân, còn Cha chẳng có gì cả. Cứ nhìn cái nhà của Cha thì biết”. Còn mấy Bà Mẹ Công Giáo thì nói : “Cha nhân đức lắm, đơn sơ, nghèo hèn, khiêm tốn lắm”. Các Huynh trưởng thiếu nhi dành phần hơn : “Cha thương thiếu nhi nhất, cha thích hát với chúng em bài hát này: Giáo xứ chúng em có gần 500 thiếu nhi. Chuyên chăm vâng lời và năng đi đến nhà thờ. Dự lễ rước lễ và viếng Chúa Giê-su Thánh Thể. Học hành chăm ngoan xứng danh thiếu nhi Triệu Phong”.
Vào nhà xứ, một tấm ảnh Cha Thánh Vianey thật lớn đập vào mắt tôi. Ngài nói với tôi “Mẫu gương linh mục cho mình sống đời mục tử nhân lành của Chúa Giêsu đó, Hoàng à”.
Vâng, thật đáng mừng, vì lợi ích cho các linh hồn, còn có biết bao linh mục đã trải lòng yêu thương của mình ra để giáo dân được sống, được bình an, và mối dây tình thân của mục tử tốt lành với đàn chiên ngoan ngày càng thêm bền chặt.
Linh mục trở thành cửa công chính cho giáo dân tiến vào bên trong sự công chính của Thiên Chúa, trở thành cửa chuồng chiên, để qua các Ngài, giáo dân tiến vào bên trong sự hiệp nhất thánh thiện với Thiên Chúa và với nhau. Như Chúa Giê-su đã nói “Tôi là cửa cho chiên ra vào” . Chúa Giêsu mục tử tốt lành vì yêu thương các linh hồn, Ngài là Cửa chuồng chiên để qua Ngài chúng ta tiến thẳng vào tình yêu Thiên Chúa, vì: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Đây là sứ vụ của Chúa Giêsu Mục tử và cũng là sứ vụ của các Linh Mục.
Nhưng, thiết tưởng đây không phải là niềm kiêu hãnh vô bổ của các linh mục , nhưng là một vinh dự của thiên chức gắn liền với trách nhiệm vô cùng lớn lao là trở nên một Alter Christus, trở nên một cửa chuồng chiên mới thật an tâm cho giáo dân tiến vào với Thiên Chúa. Các ngài không chỉ tiếp nối vai trò trung gian cứu thế của Chúa Giêsu trên trần gian nầy, mà có thể nói, các ngài là trung gian thật của muôn ơn cứu chuộc khi chúng ta nhìn nhận Chúa Giêsu đang thật sự hoạt động trong các Ngài. Điều quan trọng và phải khấn xin là: xin cho các ngài đồng ý để cho Chúa Giêsu sống và làm việc trong các ngài bằng sự khiêm tốn từ bỏ hoàn toàn bản chất con người và mặc lấy thần tính của Chúa Giêsu trong cuộc đời. Thật đáng quí sứ vụ mục tử và cũng thật khó khăn vất vả, nếu không tiếp nhận nguồn ơn nhiệm mầu của Chúa.
Chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa, tạ ơn Giáo Hội đã dành thánh lễ Chúa Nhật 4 Phục sinh
để mọi người cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu Linh mục, cầu nguyện cho các linh mục,
để các linh mục nhớ lại sứ vụ cao cả của mình và bổn phận trở nên giống Chúa Giêsu Mục tử tốt lành,
để nhắc nhớ cho giáo dân bổn phận yêu mến các linh mục đúng cách là
-phải cảm thông với cuộc chiến đấu liên lỉ của các Ngài,
-phải thực sự hy sinh cầu nguyện cho các Ngài nên thánh,
-phải cộng tác với các Ngài cách tích cực, vô vụ lợi,
-và nhất là phải có trách nhiệm bảo vệ gìn giữ các Ngài thoát khỏi những mưu toan thế gian làm tục hóa thiên chức cao quí thánh thiện của Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành đã trao ban như quà tặng đặc biệt chỉ riêng cho những người Chúa muốn.
Nguyện xin Chúa Giêsu Linh Mục ban muôn hồng ân cho các linh mục của Chúa và của chúng con, để các Ngài trở nên hiện thân sống động của Chúa Giêsu Mục Tử Tốt Lành, không chỉ khi cử hành hiến lễ tạ ơn mà cả trong đời sống thường ngày, mọi lúc và mọi nơi, và để qua các Ngài, chúng con tiến vào bên trong sự hiệp nhất thánh thiện với Thiên Chúa và với nhau. A men.